Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NHNO PTNT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.34 KB, 15 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NHNO PTNT HÀ NỘI
I - Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội.
1. Một số nét về NHNo&PTNT Hà Nội.
1. 1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội :
+ NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 21 ngày 27/6/1988 của
Thống đốc NHNN. Cùng thời gian này, chi nhánh NHNo Hà Nội được thành lập, nhận bàn
giao từ NHCT bốn quận nội thành và 12 chi nhánh ngân hàng huyện là : Đông Anh, Thanh
Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ,
Sơn Tây, Ba Vì.
+ Năm 1991, NHNo Hà Nội bàn giao 6 chi nhánh ngân hàng huyện ( Hoài Đức, Đan
Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì ) về NHNo Hà Tây và bàn giao chi nhánh
ngân hàng huyện Mê Linh về NHNo Vĩnh Phú
+ Năm 1994, NHNo Hà Nội thành lập thêm chi nhánh chợ Hôm, sau này là NHNo
quận Hai Bà Trưng.
+ Năm 1995, NHNo Hà Nội bàn giao 5 ngân hàng huyện ( Đông Anh, Thanh Trì, Từ
Liêm, Gia Lâm, Sóc Sơn ) về Trung tâm điều hành. Cũng trong năm này, NHNo Hà Nội
thành lập thêm 2 chi nhánh : NHNo Đồng Xuân - sau này là NHNo quận Hoàn Kiếm và
NHNo Thanh Xuân.
+ Năm 1996, NHNo Hà Nội thành lập thêm 2 chi nhánh : NHNo Tây Hồ và NHNo
Giảng Võ - sau này là NHNo quận Ba Đình.
+ Năm 1997, NHNo Hà Nội thành lập thêm chi nhánh NHNo Cầu Giấy.
+ Năm 1999, NHNo Hà Nội thành lập thêm 2 chi nhánh : NHNo quận Đống Đa và
NHNo Tam Trinh.
+ Năm 2002, NHNo Hà Nội thành lập thêm 2 chi nhánh : NHNo Tràng Tiền và NHNo
Chương Dương.
Đến nay, NHNo&PTNT Hà Nội có 10 chi nhánh, 25 phòng giao dịch và 10 quĩ tiết
kiệm. Dự kiến đến cuối năm 2003, NHNo&PTNT Hà Nội có 13 chi nhánh và khoảng 35 ÷
40 phòng giao dịch. Với qui mô hoạt động như trên, NHNo&PTNT Hà Nội được xếp là chi
nhánh NHNo&PTNT cấp I loại I.
1. 2. Các nghiệp vụ chủ yếu Ngân hàng N
o


& PTNT Hà Nội đang thực hiện là :
 Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của tất cả các tổ chức kinh tế, tài chính
và tiền gửi của dân cư với các hình thức :
+ Không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. . .
+ Phát hành kỳ phiếu với nhiều thời hạn khác nhau sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về
mở tài khoản cho mọi cá nhân, thành phần và tổ chức kinh tế. . .
 Cho vay vốn bằng đồng Việt nam, ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, doanh
nghiệp và dân cư để sản xuất, kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực : công nghiệp, nông
nghiệp, thương nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và dịch vụ. . .
+ Thực hiện cho vay vốn với các dự án lớn của Chính phủ, Tổng công ty 90, 91. . . và
cho vay ủy thác thông qua các công ty tài chính.
+ Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu ( và mở L/C thanh toán xuất nhập khẩu)
+ Cho vay đời sống tiêu dùng : mua nhà mới, sửa chữa cải tạo nâng cấp nhà cửa,
phương tiện sinh hoạt, ôtô, xe máy, tivi, máy giặt. . .
+ Cho vay cầm cố các chứng chỉ có giá.
+ Cho vay tất cả các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đa ngành nghề mà luật
pháp không cấm kinh doanh.
 Dịch vụ ngân hàng :
+ Thực hiện thanh toán, chuyển tiền nhanh trong nước qua mạng điện tử và thanh toán
quốc tế trực tiếp trên mạng SWIFT.
+ Chiết khấu chứng từ có giá.
+ Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
+ Thực hiện các dịch vụ đại lý cho các tổ chức kinh tế xã hội.
1. 3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội :
Tại trụ sở chính ( số 77 Lạc Trung ) có các phòng nghiệp vụ sau :
+ Phòng Kế toán - Ngân quĩ + Phòng Kiểm soát
+ Phòng Kinh doanh + Phòng Tổ chức cán bộ
+ Phòng Kế hoạch + Phòng Marketing
+ Phòng Thanh toán quốc tế + Phòng Vi tính
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng N

o
&PTNT Hà Nội.
Theo định hướng hoạt động kinh doanh được NHNo&PTNT Việt Nam xác định là : "
Kiên trì thực hiện đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ; triệt
để đi theo cơ chế thị trường ; thực hiện cung cầu vốn trên từng địa bàn với lãi suát thực
dương, đảm bảo đủ chi phí cho hoạt động và có lãi, từng bước cải thiện đời sống của cán
bộ công nhân viên ". Dưới sự chỉ đạo tập trung, kiên quyết của các cấp lãnh đạo, các mặt
hoạt động của NHNo&PTNT Hà Nội đã có bước tiến vượt bậc.
2. 1. Về công tác huy động vốn :
Với phương thức đa dạng hoá và sử dụng các biện pháp thích hợp đã làm cho nguồn
vốn của chi nhánh ngày một tăng trưởng, đáp ứng đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh
của chi nhánh. Dưới đây là kết quả huy động vốn trong 3 năm gần đây nhất của chi nhánh :

Bảng 1 : Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội :
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TG tiết kiệm 358 10, 7 640 15 964 15, 7
TG kỳ phiếu 930 27, 8 1141 26, 8 2054 33, 5
TG của các TCKT 622 18, 6 761 17, 9 898 14, 7
TG kho bạc 322 9, 6 161 3. 9 156 2, 5
TG, TVcủa các TCTD
1112 33, 3 1552 36. 4 2057 33, 6
Tổng nguồn vốn 3344 100 4257 100 6125 100
(Nguồn vốn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh )
Biểu đồ 1: Mức tăng trưởng nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội
Nhìn một cách tổng quát ta thấy : nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng liên
tục và tương đối ổn định. Năm 2001 nguồn vốn huy động tăng so năm 2000 là 913 tỷ đồng
tương ứng với 27, 3%. Năm 2002 nguồn vốn huy động tăng so năm 2001 là 1868 tỷ đồng
tương ứng với 43, 9%. Có được kết quả này là do ngân hàng đã chú trọng việc đề ra chiến

lược nguồn vốn và sử dụng vốn thích hợp ngay từ đầu mỗi năm. Cụ thể : đã thực hiện có
hiệu quả các biện pháp sau ;
+ Làm tốt công tác thanh toán vốn cho khách hàng, mọi nhu cầu chuyển tiền của khách
hàng được đáp ứng nhanh chóng, an toàn và chính xác trong thời gian rất ngắn. Đồng thời
thường xuyên thay đổi phong cách phục vụ khách hàng nên số lượng doanh nghiệp giao
dịch về nguồn vốn ngày càng tăng, nhờ vậy mà nguồn vốn cũng ổn định và tăng trưởng.
+ Làm tốt công tác và mở rộng diện thu tiền mặt tại chỗ không thu phí cho các doanh
nghiệp, các hộ kinh doanh có thu tiền mặt lớn.
+ Mở rộng địa bàn hoạt động tiền gửi đối với các trường học, bệnh viện, các cơ quan
hành chính sự nghiệp và các khu vực tập tung dân cư, các khu trung tâm thương mại lớn …
vừa thu hút tiền gửi dân cư vừa làm dịch vụ chuyển tiền.
2. 2 : Về công tác đầu tư tín dụng :
Với ý thức gắn liền công tác huy động vón, tăng cường mở rộng tín dụng cả về số
lượng lẫn chất lượng để nâng cao hiệu quả kinh doanh, chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội
đã thực hiện một bước nhảy vọt về tăng trưởng tín dụng. Các hình thức tín dụng được đa
dạng hoá. Dưới đây là kết quả đầu tư tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Bảng 2 : Tình hình đầu tư tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dư nợ ngắn hạn 1143 88, 1 1143 72, 7 1186 59, 2
Dư nợ trung dài hạn 154 11, 9 429 27, 3 817 40, 8
Tổng dư nợ 1297 100 1572 100 2003 100
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh )
Biểu đồ 2 : Mức tăng trưởng dư nợ của NHNo&PTNT Hà Nội.
Từ biểu đồ trên ta thấy : dư nợ tín dụng tăng trưởng đều đặn qua các năm. Để đạt được
kết quả này, ban lãnh đạo chi nhánh đã xây dựng cho mình đường đi đúng đắn, từng bước
dổi mới nhận thức, phong cách làm việc của cán bộ ngân hàng, chủ động đi tìm khách hàng
thay cho việc thụ động ngồi chờ khách hàng tìm đến như trước đây. Công tác thảm định
tính khả thi của dự án và thẩm tra tình hình tài chính được phối hợp chặt chẽ giữa các

phòng ban có liên quan đã góp phần rút ngắn thời gian thẩm định dự án đầu tư, phục vụ
khách hàng kịp thời, mở rộng tăng trưởng tín dụng, tăng niềm tin của khách hàng đối với
chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh đã cải tiến qui trình giao dịch, thực hiện tốt chính sách
khách hàng. Chính vì vậy, số lượng khách hàng của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội được
tăng lên hàng năm.
2. 3. Về công tác dịch vụ ngân hàng :
Nhằm đáp ứng yêu cầu các hoạt động của một ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế thị
trường, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng được mở rộng với các loại hình
như : dịch vụ chuyển tiền mặt, dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, dịch vụ
thanh toán thẻ, dịch vụ bảo lãnh …
Dịch vụ thanh toán quốc tế :
Năm 2002, NHNo&PTNT Hà Nội đã tích cực cung ứng ngoại tệ cho khách hàng nên
phần lớn các nhu câu về ngoại tệ trong năm đều được đáp ứng tương đối kịp thời và đầy
đủ, không để xảy ra tình trạng thanh toán chậm mà ngược lại NHNo&PTNT Hà Nội còn
được nhiều ngân hàng nước ngoài tín nhiệm vì đã làm tốt công tác thanh toán quốc tế và
nhờ vậy một số doanh nghiệp kể cả một số Tổng công ty 90 – 91 đã thực hiện thanh toán
với nước ngoài qua NHNo&PTNT Hà Nội. Nhờ vậy, phí dịch vụ thanh toán quốc tế thu
được 189 ngàn USD.
Nghiệp vụ bảo lãnh :
Bảo lãnh là một nghiệp vụ mới của chi nhánh, các hình thức bảo lãnh vẫn còn nghèo
làn, tập trung chủ yếu vào 2 loại hình : bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy
nhiên, doanh số bảo lãnh vẫn tăng dều qua các năm ( đạt 259405 triệu đồng năm 2000,
343712 triệu đồng năm 2001, 644804 triệu đồng năm 2002 ).
II – Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Hà Nội.
NHNo&PTNT Hà Nội bắt đầu tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh từ năm 1997, khi hệ
thống NHNo&PTNT Hà Nội bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn hoạt động với sự
nghiệp đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Với mục tiêu
đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và yêu cầu đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng,
chi nhánh đã cho ra đời và phát triển một “ chất xúc tác “ cho nền kinh tế, một loại hình
dịch vụ của ngân hàng hiện đại.

Tuổi đời mới được 15 năm trưởng thành và phát triển nhưng vị thế của ngân hàng
không phải là nhỏ. Chi nhánh thực thi nghiệp vụ bảo lãnh trước hết phục vụ khách hàng
truyền thống, làm đa dạng hoá các loại sản phẩm ngân hàng. Hoạt động trên địa bàn Hà
Nội – trung tâm thương mại lớn của cả nước – với vị thế của mình, nhu cầu về dịch vụ bảo
lãnh của khách hàng tại NHNo&PTNT Hà Nội ngày càng tăng.
Hoạt động bảo lãnh ở NHNo&PTNT Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất dịnh.
Song nó vãn chưa thực sự trở thàh một công cụ linh hoạt, chưa khai thác được hết tièm
năng, thế mạnh của NHNo&PTNT Hà Nội cũng như trong việc đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Sau đây là thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Hà Nội :
1. Tình hình thực hiện qui trình bảo lãnh tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội.
Cho đến nay, chi nhánh vẫn chưa xây dựng được qui trình riêng cho mình mà tuân thủ
theo qui trình bảo lãnh chung của NHNo&PTNT Việt Nam, thể hiện rõ trong quyết định số
09/HĐQT ngày 18/1/2001 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam về hướng dẫn thực hiện
qui chế bảo lãnh.
2. Kết quả hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Bảng 3 : Kết quả bảo lãnh tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
Số tiền Số tiền ±% Số tiền ±%
Doanh số
bảo lãnh
259405 343712 +32, 5% 644804 +87, 6%
(Nguồn : Báo cáo của phòng kinh doanh )
Biểu đồ 3 : Mức tăng trưởng doanh số bảo lãnh tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Từ biểu đồ trên ta thấy : doanh số bảo lãnh của chi nhánh liên tục tăng trưởng qua các
năm. Năm 2001 tăng so năm 2000 là 84307 triệu đồng tương ứng 32, 5%. Năm 2002 tăng
so năm 2001 là 301092 triệu dồng tương ứng 87, 6%. Để đạt được kết quả tăng trưởng
nhảy vọt này, năm vừa qua ngân hàng đã thực hiện đơn giản hoá thủ tục bảo lãnh và sau
khi có quyết định số 838/NHNo-05 ngày 28/4/2000 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt
Nam về việc uỷ quyền cho các giám đốc các chi nhánh thành viên ký bảo lãnh dự thầu,

doanh số bảo lãnh tăng lên rất nhiều. Mặt khác, mức tăng trưởng này cũng là điều tát yếu,
nó phản dúng thực trạng nền kinh tế đang chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Hơn nữa, trong những năm vừa qua, ngân hàng đã không ngừng mở rộng cung ứng
dịch vụ với chất lượng tốt hơn, thực hiện đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh. Trước đây,
hoạt động bảo lãnh chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức : bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, đến nay loại hình bảo lãnh đã phong phú hơn, bổ sung thêm một số
loại hình bảo lãnh như : bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh vay vốn
trong và ngoài nước. Việc bổ sung thêm loại hình bảo lãnh dể đáp ứng nhu cầu da dạng của
khách hàng và tăng cạnh tranh cùng các ngân hàng có tiếng trên dịa bàn.
Qua phân tích trên, phần nào ta tháy được tình hình hoạt động bảo lãnh chung của
NHNo&PTNT Hà Nội. Tuy nhiên, muốn nhìn nhận được rõ ràng hơn, cụ thể hơn về việc
thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng này dể từ đó có được nhận định đúng về
những khó khăn, tồn tại trong nghiệp vụ bảo lãnh ; dồng thời dưa ra các giải pháp phù hợp,
có tính khả thi, ta cần đi sâu xem xét, phân tích những mặt sau đây :
+ Việc thực hiện các loại bảo lãnh :
Bảng 4 : Tình hình thực hiện các loại bảo lãnh tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Đơn vị : triệu đồng
Loại bảo lãnh 2000 2001 2002
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Bảo lãnh dự thầu XDCB 171726 66,
2
207258 60,
3
403002 62,
5
Bảo lãnh thực hiện hợp dồng 76524 29,
5
117549 37,
2

204403 31,
7
Bảo lãnh vay vốn trong và 10766 4, 14132 4, 26050 4,
ngoài nước 15 08 04
Bảo lãnh bảo hiểm 389 0,
15
1100 0,
32
1289 0, 2
Bảo lãnh thanh toán - - 1817 0,
53
7175 1,
11
Bảo lãnh hoàn thanh toán - - 1856 0,
57
4191 0,
65
Tổng số 259405 100 343712 100 644804 100
(Nguồn : Báo cáo của phòng kinh doanh )
+ Về bảo lãnh dự thầu :
Đây là loại hình bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn nhất – có thể nói là chủ yếu – trong tổng
doanh số bảo lãnh ( 66, 2% năm 2000, 60, 3% năm 2001, 62, 5% năm 2002 ) bao gồm rất
nhiều món bảo lãnh ( chiếm khoảng 55% tổng số món bảo lãnh phát sinh hàng năm ). Điều
này là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ trong giai đoạn này, nhà nước đang tích cực đầu tư xây
dựng cơ bản, có nhiều dự án được thực hiện. Các doanh nghiệp muốn tham gia vào các dự
án này đều phảI đăng ký dự thầu và chủ đầu tư thường yêu cầu họ phải có bảo lãnh dự thầu
của một ngân hàng có uy tín. Mặt khác, với thế mạnh uy tín lớn cùng với việc tạo chính
sách thông thoáng ( cụ thể : quyết định số 838/NHNo-05 ngày 28/4/2000 của Tổng giám
đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc uỷ quyền cho giám đốc các chi nhánh thành viên ký
bảo lãnh dự thầu ), thu hút khách hàng đến yêu cầu NHNo&PTNT Hà Nội phát hành bảo

lãnh dự thầu cho họ.
Trong hoạt động bảo lãnh dự thầu thì tỷ lệ trúng thầu của các đơn vị được NHNo&PTNT
Hà Nội bảo lãnh rất cao và tập trung ở nhiều công trình có vốn đầu tư lớn.
+ Về bảo lãnh thực hiện hợp dồng :
Đây là loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn thứ hai ( sau bảo lãnh dự thầu ) trong tổng
doanh số bảo lãnh ( 29, 5% năm2000, 37, 2% năm 2001, 31, 7% năm 2002 ), bao gồm
nhiều món bảo lãnh với giá trị lớn. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng rộng rãi cả
trong lĩnh vực thương mại và lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, bảo
lãnh thực hiện hợp đồng rất được ưa chuộng. Còn trong bảo lãnh xây dựng, loại hình bảo
lãnh này nhằm ràng buộc nhà thi công thực hiện đúng cam kết đã ký với chủ đầu tư, nó
thường là giai đoạn bảo lãnh tiếp theo cho nhà thầu dã trúng thầu. Những bảo lãnh này có
giá trị rất lớn.
+ Về bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước :
Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài ( thông qua mở L/C trả chậm ) : trước đây, các
doanh nghiệp khi vay vốn nước ngoài thông qua bảo lãnh chỉ phảI ký quĩ 10%- 30% giá trị
lô hàng nhập. Sau khi lô hàng về, bán ra, nộp tièn vào ngân hàng giảI ngân từng đợt cho
đến hết theo giá trị của lô hàng. Do đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xin bảo lãnh
mua hàng trả chậm một cách tràn lan, không kể đó là hàng tiêu ding hay vật tư sản xuất. Từ
khi có qui dịnh chặt chẽ vvề bảo lãnh mở L/C trả chậm, các trường hợp nhập hàng trả
chậm doanh nghiệp phảI ký quĩ 80% và số vay nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoàI
của ngân hàng mở L/C thì số lượng bảo lãnh mở L/C đã giảm đI trong toàn hệ thống.

×