Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO PTNT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.53 KB, 19 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO PTNT HÀ NỘI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NHNO&PTNT HÀ NỘI.
3.1.1. Một số thuận lợi và khó khăn .
a. Thuận lợi:
Cùng với toàn ngành, NHNo&PTNT Hà Nội bước vào kế hoạch năm 2001-
2005, và năm đầu của thế kỷ 21 với những thuận lợi cơ bản:
 Nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và vững chắc, một số doanh
nghiệp đã dần khẳng định mình trong cơ chế thị trường, một số ngành hàng,
mặt đã tìm được chỗ đứng trong nước và trên thị trường thế giới. Một số chính
sách kinh tế Nhà Nước và ngành thông thoáng hơn đã có tác dụng tích cực thúc
đẩy các thành phần kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
ngân hàng.
 NHNo&PTNT Hà Nội được NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam.
Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm hỗ trợ về nhiều
mặt, được sự hỗ trợ tích cực của ban ngành TW và Hà Nội, sự cộng tác tích
cực trên nguyên tắc cùng có lợi ở mọi thành phần kinh tế.
 Sự đoàn kết thống nhất từ ban chấp hành Đảng uỷ, ban giám đóc và sự
nhận thức đầy đủ kịp thời tình hình chính trị, kinh tế xã hội của cả nước cũng
như của Thủ đô Hà Nội, được những thành tích kinh oanh trong nhiều năm
qua cổ vũ động viên luôn tạo thành sức mạnh tổng hợp để vượt qua những khó
khăn trở ngại trong hoạt động kinh doanh năm 2001 và những năm tiếp theo.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, giai đoạn 2001-2005
NHNo&PTNT Hà Nội cũng sẽ gặp phải những khó khăn không nhỏ, cụ thể là:
 Nợ tồn đọng của một số doanh nghiệp Nhà Nước từ những năm 1993-
1994 dồn lại đến nay chưa giải quyết được thực sự là gánh nặng cho năm 2001
và một số năm sau này đối với NHNo&PTNT Hà Nội. Một số doanh nghiệp
NHà Nước vẫn chưa thực sự tìm được chỗ đứng trong cơ chế thị trường, sản
xuất kinh doanh vẫn bấp bênh, nhất kà các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp,


không có mặt hàng chủ chốt.
 Tỷ giá ngoại tệ không ngừng tăng nhanh không những tạo điều kiện bất
lợi cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu mà còn là trở
ngại không nhỏ trong việc khai thác và cung ứng ngoại tệ thanh toán với nước
ngoài.
 Sự cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội
ngày càng tăng, trở nên khốc liệt hơn, một số ngân hàng nhất là các ngân hàng
cổ phần, các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh thiếu lành mạnh như nâng lãi
suất thu hút vốn nội tệ có khi cao hơn lãi suất cơ bản do Thống đốc NHNH
Việt Nam quy định nhưng lại hạ lãi suất tín dụng thấp hơn mặt bằng lãi suất
chung đã gây khó khăn không đáng có cho các ngân hàng thực hiện nghiêm
các quy chế tiền tệ tín dụng của Thống đốc NHNN Việt Nam mà thực chất
làm rối loạn không đáng có về hoạt động tín dụng ngân hàng.
 Cơ sở vật chất và kỹ thuật của NHNo&PTNT Hà Nội còn thấp kém so
với nhu cầu hiện đại hoá và hội nhập của ngân hàng trong khu vực và trên thế
giới trong tương lai.
Nắm bắt được những khó khăn cũng như thuận lợi, NHNo &PTNT Hà
Nội đã cụ thể hoá chiến lược hoạt động kinh doanh của mình như sau:
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà
Nội trong năm 2002.
 Nguồn vốn tăng trưởng 20-23% so với năm 2001, chú trọng hu động vốn
ngoại tệ USD trung và dài hạn.
 Dư nợ tín dụng tăng 20%, tập trung đầu tư trung và dài hạn cho các dự
án sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu và các mặt hàng thay thế hàng
nhập khẩu, nâng dư nợ trung dài hạn chiếm 40% tổng dư nợ.
 Nợ quá hạn dưới 3%.
 Lợi nhuận tăng 20% so với năm 2001.
 Tiếp tục phát triển đổi mới, hiện đại công nghệ thông tin ngân hàng.
3.1.3. Kế hoạch huy động vốn 2002.
Thực hiện định hướng của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát

triển nông thôn Việt Nam về huy động vốn và sử dụng vốn giai đoạn 2001-2005.
Tập trung huy động vốn tại các thành phố lớn và chuyển tải về nông thôn từng
bước thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn xoá dần ranh giới
giữa thành thị và nông thôn. Trong năm 2002 NHNo&PTNT Hà nội phải đẩy
mạnh hơn nữa tạo vốn cùng với việc mở rộng đầu tư tín dụng.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội xây dựng kế hoạch
huy động vốn mở rộng màng lưới mở thêm nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng
nhằm hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh năm 2002, khẳng định nâng cao vị thế
uy tín của mình nói riêng, góp phần ổn định vầ phát triển vững chắc Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005.
Để đạt được mục tiêu của Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Hà Nội cụ thể hoá kế hoạch huy động vốn trong năm 2002 và
giai đoạn 2001-2005.
a) Mục tiêu:
Đến hết năm 2002 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
huy động đạt 6000 tỷ VND, tăng 1744 tỷ VND so với năm 2001, tăng 41% so với
năm 2001.
Kế hoạch huy động vốn năm 2002.
Đơn vị: tỷ VND.
Nội dung
Thực
hiện
2001
Tỷ
trọng
Kế
hoạch
2002
Tỷ

trọng
Chênh
lệch
2002/200
1
+ Tổng nguồn vốn 4256 100 6000 100 + 1744
- BằngVND 3900 91,0 5200 86,7 + 1300
- Bằng ngoại tệ
(quy đổi)
356 9,0 800 13,3 +444
+ Huy động từ dân cư 1781 42,0 2800 46,7 + 1019
- Tiền gửi không kỳ hạn 39 0,9 150 2,5 +111
- Tiền gửi 3 tháng 110 2,7 200 3,3 + 90
- Tiền gửi 6 tháng 200 4,8 350 5,8 + 150
- Tiền gửi 12 tháng 1432 33,6 2100 35,0 + 668
- trong đó: TG kỳ phiếu 1141 26,8 1700 28,3 +559
TG tiết kiệm 291 6,2 400 6,7 +9
+ Tiền gửi kho bạc 161 3,8 500 8,3 +339
+ Tiền gửi TCKT 761 17,9 1000 16,7 +239
+ Tiền gửi các TCTD 1453 34,1 1500 25,0 +47
+ Tiền gửi khác 100 2,2 300 3,3 +200
b) Định hướng huy động vốn năm 2002.
Định hướng:
Năm 2002 nguồn vốn đạt 6000 tỷ VND với kết cấu như sau:
 Tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng từ 349 tỷ VND năm 2001 lên 700 tỷ
VND năm 2002 tăng 200% so với năm 2001.
 Tiền gửi tiết kiệm 12 tháng từ 291 tỷ VND năm 2001 lên 400 tỷ VND
năm 2002 tăng 1375 so với năm 2001.
 Tiền gửi kỳ phiếu từ 1141 tỷ VND năm 2001 lên 1700 tỷ VND năm 2002
tăng 149% so với năm 2001( trong đó tổ chuức tín dụng mua 868 tỷ VND năm

2001).
 Tiền gửi kho bạc từ 161 tỷ VND năm 2001 lên 500 tỷ VND năm 2002
tăng 310% so với năm 2001.
 Tiền gửi tổ chức kinh tế từ 761 tỷ VND năm 2001 lên 1000 tỷ đồng năm
2002 tăng 131% so với năm 2001.
 Tiền gửi khác từ 100 tỷ VND năm 2001 lên 300 VND tỷ năm 2002 tăng
300% so với năm 2001.
Phân bổ chỉ tiêu huy động vốn đối với các NHNo&PTNT Quận
Đơn vị: tỷ VND (quy đổi VND).
Ngân hàng
Nguồn vốn
Thực
hiện
Xây
dựng
2002
Thực hiện đến Dự kiến giao kế hoạch
2002
Tổng
số
Nội tệ
VND
Ngoại
tệ
VND
Tổng
số
Nội tệ
VND
Ngoại

tệ
VND
Trung tâm 2297 2363 2262 101 2918 2475 443
Cầu giấy 309 420 392 345 47 450 400 50
Đống Đa 332 500 403 367 36 550 510 40
Thanh xuân 187 320 160 129 31 320 280 40
Ba Đình 372 356 277 247 30 450 415 35
Hai Bà Trưng 6 10 8 6 2 12 10 2
Tam Trinh 305 460 301 177 124 500 360 140
Hoàn Kiếm 193 270 226 218 8 400 390 10
Tổng cộng 4257 5705 4478 4072 406 6100 5300 800
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NHNO&PTNT HÀ NỘI.
Để thực hiện các mục tiêu và định hướng về công tác huy động vốn năm
2002 nói riêng cũng như giai đoạn 2001-2005 nói chung, NHNo&PTNT Hà Nội
cần áp dụng đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:
3.2.1. Mở rộng màng lưới kinh doanh.
Đối với hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội, giải pháp này
phải thực sự được coi là giải trọng tâm, cấp bách hàng đầu. Thực tế khi mở rộng
màng lưới kinh doanh đã tạo điều kiện giúp công tác huy động vốn của
NHNo&PTNT Hà Nội đạt được những kết quả. Do đó, trong những năm tiếp theo,
để giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm được khách hàng mới, ngân hàng cần
phải xây dựng kế hoạch kinh mở rộng màng lưới kinh doanh.
Kết quả khảo sát cho thấy, NHNo&PTNT Hà Nội đã và đang triển khai mạng lưới
hoạt động kinh doanh của mình như sau.
Năm 2001, NHNo&PTNT Hà Nội đã có 01 ngân hàng cấp I, 07 ngân hàng
Quận, 01 ngân hàng khu vực cùng với 20 phòng giao dịch.
Dự kiến năm 2002 sẽ khai trương Ngân hàng khu vực Chương Dương, 02
chi nhánh cấp II loại 5 và mở thêm 15 phòng giao dịch. Phấn đấu đến hết năm
2002 toàn chi nhánh sẽ có 35 phòng giao dịch.

Thiết nghĩ để thực hiện tốt kế hoạch mở rộng mạng lưới kinh doanh như
trên, các ngân hàng Quận và Khu vực phải tự mình nỗ lực rất nhiều:
 Đối với Trung tâm, đây là ngân hàng cấp1 cần phải tập trung vào các khu
phố cổ đông dân cư, các trường đại học, bệnh viện, các đơn vị hành chính sự
nghiệp và một số khu chung cư khác như: Khu tập thể Hồ Việt Xô, Đầm trấu.
 Đối với ngân hàng cấp Quận:
 Ngân hàng Nông nghiệp Cầu Giấy cần tập trung vào các trường đại học,
khu văn công Mai dịch, các bệnh viện, các khu đô thị mới như: Trung Yên, Yên
Hoà, Nhân Chính, Dịch Vọng...
 Ngân hàng Nông nghiệp Thanh Xuân nên tập trung vào các trường đại
học, bệnh viện, khu Định Công, Linh Đàm và các khu chung cư mới.
 Ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa nên tập trung vào bệnh viện, khu tập
thể đông dân cư, các đơn vị hành chính sự nghiệp về mở các tài khoản giao
dịch.
 Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hồ nên tập trung vào các dơn vị hành chính
sự nghiệp, đường Lạc Long Quân, Phú Thượng, và các địa điểm giáp với
huyện Từ Liêm...
 Ngân hàng Nông nghiệp Ba Đình nên tập trung vào các trường đại
họcnhư: đại học Văn Hoá, Mỹ Thuật, hay một số bệnh viện...
 Ngân hàng Nông nghiệp Hai Bà Trưng nên tập trung vào các khu đền ,
Vĩnh Tuy, các trường đại học: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa,
Đại học Xây dựng; các bệnh viện: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Bạch
Mai; các đơn vị hành chính sự nghiệp.
 Ngân hàng Nông nghiệp Hoàn Kiếm nên tập trung vào các Siêu thị , Chợ
Long Biên.
 Đối với ngân hàng khu vực: Ngân hàng Khu vực Tam Trinh nên mở rộng
Lĩnh Nam, Vĩnh Tuy...

3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động và đối tượng khách hàng.
Ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ dưới hình thức cung cấp các dịch vụ

cho khách hàng. Việc mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy
tín trên thị trường là hết sức cần thiết và quan trọng. NHNo&PTNT Hà Nội hoạt
động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Đây là địa bàn hoạt động mang tính cạnh tranh

×