CÁC GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XUẤT
HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1 - PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ ĐẦU TƯ TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ CÔNG NGHIỆP SẢN
XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG NÓI RIÊNG:
3.1.1 - Phương hướng phát triển nền sản xuất côg nghiệp nói
chung và công nghiệp hành tiêu dùng nói riêng:
3.1.1.1 - Phương hướng và mục tiêu chung về công nghiệp:
Công nghiệp trên địa bàn Hà Nội có vị trí trọng yếu trong cơ cấu kinh tế của
thủ đo và trong sự phát triển kinh tế xã hội của cả ước. Cơ cấu kinh tế của xã hội
được xác định là “ công nghiệp - thương mại - Du lịch - Dịch vụ - nông nghiệp”
với vị thế đó “công nghiệp hà nội phải phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả kinh tế
lớn trên cơ sở cải tiến cơ cáu sản xuất với phương trâm ưu tiên những ngành đòi
hỏi kỹ thuạat tiên tiến, lao động lành nghề, chứa đựng hàm lượng chất xám cao và
kết hợp những ngành nghề truỳen thống, từng bước sử dụng công nghệ tiên tiến và
thu hút nhiều lao động, đáp ứng nhu cầu thị trường, thay thế dần hàng nhập khẩu
mà trong nước sản xuất được tăng cường sản xuất mặt hành xuất khẩu đảm bảo vệ
môi trường sinh thái...phát triển nhưng một số ngành có lợi thế hình thành một số
ngành mũi nhọ trong các lĩnh vực như công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm, cơ kim khí, dệt da may, điện, điện tử...”phát triển công nghiệp hàng tiêu
dùng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời hướng mạnh về xuất khẩu ưu
tiên phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả cao”(Dự bào quy
hoạch tổng thể, kinh tế hà nội 2010)
Từ phương hướng phát triển công nghiệp nói chung trong quá trình phát triển
CN SXHTD cần nắm vững các quan điểm mang tính định hương sau:
- CNSXHTD phải phát triển với tốc độ nhanh và có hiệu quả cao.
- Ưu tiên phát triển các ngành nghề đòi hỏi công nghệ và chất xám cao.
- Kết hợp những ngành nghề truyền thống, từng bước sử dụng công nghệ
tiến tiến và thu hút nhiều lao động.
Thực hiện chiến lược phát triển CNSXHTD hướng về xuất khẩ đống thời
thay thế dần hàng nhập khẩu.
- Phát triển CNSX HTD trên cơ sở huy động tiền năng của các thành phần
kinh tế, hợp tác và liên doanh với trong và ngoài nước.
Thực hiện theo định hướng nói trên Hà Nội phần đấu nhằm các mục tiêu
sau:
- Đưa tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 22,5 năm 1999 lên 39 - 40% vào
năm 2003 và 45 - 50% vào năm 2010.
- Đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 17%.
- Thu hút khoảng 35% lao động xã hội và đóng góp ngày càng nhiều vào
tổng thể kinh tế Hà Nội năm 2010)
Để đạt được phương hướng và mục tiêu trên cầu thực hiện những nhiệm vụ
cơ bản dưới đây:
3.1.1.2 - Đổi mới cơ cấu nội bộ ngành và tăng tốc độ phát triển các ngành công
nghiệp then chốt trọng yếu:
Để phần đấu thựchiện được các mục tiêu phát triển công nghiệp nói trên Hà
Nội cần phải tập trung trí tuệ sức ngườ, sức của tập trung các nguồn lực trong nước
phát huy thế và lực, cơ hội và thuận lợi để đổi mới và tăng tốc một số ngành công
nghiệp mũi nhọn then chốt như:
- Cơ kim khí và đồ điện.
- Dệt da, may.
- Chế biến lương thực, thực phẩm.
- Điện, điện tử.
Theo dự báo tỷ trọng của các ngành ngày càng một tăng từ 63% năm 1998
lên 70% năm 2003 và 81% năm 2010. Đồng thời tỷ trọng của công nghiệp xuất
khẩu, công nghiệp phục vụ dịch vụ cũng tăng lên.
Sau đây là phương hướng phát triển một số ngành then chốt:
a - Nhóm ngành cơ khí và đồ điện:
Trong nhóm ngànhnày thế mạnh của Hà Nội là cơ khí chế tạo cả cơ khí nặng
và cơ khí chính xác, cần tập trong củng cố và phát triển để trong thời gian không
dài Hà Nội trở thành một trung tâm công nghiệp cơ khí laị gián tiếp tạo ra máy
móc, thiết bị phụ tùng...cung cấp cho CNSX HTD và xuất khẩu. Đến lượt nó, việc
xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị máy móc và vật tư mà nước ta chưa
sản xuất hoặc sản xuất còn thiếu phục vụ cho phát triển CNSX HTD trên địa bàn.
Ngoài công nghiệp cơ khí, ngành cơ khí đồ điện với một tỷ trọng không nhỏ sản
xuất ra nhiều mặt hàng công nghiệp tiêu dùng rất cần thiết cho nhu cầu trong nước
và xuất khẩu như: sản xuất xe đạp hoàn chỉnh, lắp ráp xe máy, sản xuất quạt điện
các loại, thiết bị điện, máy lạnh dân dụng phát triển ngành lắp ráp ôtô xe máy từng
bước sản xuất các linh kiện chi tiết.
Theo dự báo ngành cơ kim khí và đồ kim khí tỷ trọng tăng từ 23% năm 1998
lên 30,3% năm 2010 nhịp độ tăng bình quân vào năm 1999 - 2003 là 17,8%.
Để làm được những việc đó ngành công nghiệp Hà Nội phải đổi mới công
nghệ, đầu tư chiều sâu, mở rộng liên kết với nước ngoài kết hợp qui hoạch lại các
xí nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa tạo thị trường đầu ra hướng mạh vào
xuất khẩu.
b- Nhóm ngành dệt da may: Đây là nhóm ngành mà Hà Nội có khả năng mở
rộng và phát triển nhanh, là ngàng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp
phần làm tăng gia tốc và tăng giá trị cho ngành công nghiệp. Hướng phát triển của
ngành này là:
- Phấn đấu gia tăng giá trị so với năm 1998 khoảng 3 - 3,5 lần vào năm 2003
và 5 - 5,5 lần vào năm 2010 so với năm 2003.
- Phương hướng phát triển chủ yếu là tăng dệt kim, vải màn tuyn vải bạt các
loại, khăn mặt, đẩy mạnh dệt thảm, thêu ren và sản xuất đồ da và giả da.
- Tăng sản xuất hàng may sẵn, gia công may cho nước ngoài muốn đạt được
như vậy ngoài việc phải thay đổi kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đối với các dây
chuyền sản phẩm, cần phải phát triển thiết bị vi tính để thiết kế mẫu vf nâng cao
chất lượng sản phẩm.
c - Nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm:
Công nghiệp thực phẩm đã đang và sẽ có vị trí quan trọng. Hiện nay ngành
công nghiệp này đóng góp 15% tổng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp và thu
hút gần nửa vạn lao động, đã sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao chiếm
lĩnh thị trường như Halida, rượu vang, bánh kẹo, sản phẩm đồ hộp, mì ăn liền ...với
chủng loại phong phú chất lượng cao mẫu mã và bao bì đẹp. Phát triển và hiện đại
hoá công nghệ bảo quan và chế biến thực phẩmtruyền thống hướng tới phát triển
công nghệ tinh chế để xuất khẩu, giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng sơ chế hoặc hàng
chế biến theo truyền thống. Phấn đấu đạtnhịp đọ tăng trưởng trung bình hàng năm
17% Hà Nội có thể là trung tâm chế biến thịt sữa mà nguyên liệu từ các vệ tinh của
nó là Mộc Châu, Ba vì, Xuân mai...
d - Nhóm ngành công nghiệp điện tử: Vị trí của ngành công nghiệp này ngày
càng tăng ảnh hưởng mạnh tới việc hiện đại hoá toàn ngành công nghiệp Hà Nội.
Hiện nay Hà Nội còn có 18 đơn vị lắp ráp và sản xuất sản phẩm điện tử.
Nhìn chung các cơ sở lắp ráp riêng lẻ thiếu các cơ sở lòng cốt. Tuy nhiên cũng đã
xuất hiện nhữg tièn đồ cho phát triển mạnh ở giai đoạn tới, như liên doanh Hanel -
Orion (làm bóng hình chân không) và liên doanh với Daewoo sản xuất bóng hình.
Trong tương lai Hà Nội sẽ là một trong những nơi đi đầu phát triển công
nghiệp điện tử, nhanh chóng mở rộng qui mô sản xuất các mặt hàng điện tử dân
dụng, từng bước phát triển các mặt hành điện tử phục vụ sản xuất (cả sản xuất thiết
bị linh kiện và lắp ráp) trên cơ sở xây dựng một vài xí nghiệp nòng cốt và hợp tác
với các tập đoàn tiên tiến. Phần đấu tăng tỷ trọng 11.15 (năm 19980 lên 15,7%).
Năm 2010 trong cơ cấu ngành công nghiệp và tăng nhịp độ 21,7% nằm
ngoài các nhóm ngành gắn trực tiếp với CNSX HTD then chốt trọng yếu nói trên.
Một số ngành sau đây cũng vẫn được coi trọng như:
- Sản xuất vật liệu xây dựng nhất là vật liệu xây dựng cao cấp và đò trang trí nội
thất ngày càng có nhu cầu hơn. Theo dự báo đếnnăm 2010 chỉ riêng Hà Nội đã cần
khoảng một tỷ viên gạch nung, hơn 10 triệu m
2
kính hơn 20 triệu viên gạch men, 150
triệu viên gạch lát, 8 - 9 vạn bô sứ vệ sinh...
(Qui hoạch tổng thể kinh tế Hà Nội năm 2010)
- Phát triển mạnh sứ vệ sinh, gạch men các loại, gạch lát kính chất lượng
cao, bông sợi thuỷ tinh, đá ốp lát Granito, gạch và ngói nung.
- Phát triển công nghiệp sản xuất sản phẩm hoá chất có chất lượng cao,
không gây ô nhiễm và theo các hướng chủ yếu sau: sản phẩm cao su, Pin, Que hàn,
sơn, bột giặt, thuốc đánh răng mỹ phẩm đồ nhựa.. phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng
bình quân khoảng 11 -15% năm và ngành khoảng 60 - 70% một số sản phẩm có
truyền thống để xuất khẩu.
- Công nghiệp chế biến gỗ, giấy được sắp xếp lại, hướng sản phẩm và công
nghệ cần được thay đổi.
Khả năng cung cấp gỗ của các tỉnh miền băca cho Hà Nội sẽ giảm dần và ở
mức độ hạn chế. Vì thế công nghiệp chế biến gỗ phẩm cấp thấp chế biến đồ gỗ dân
dụng hợp thị hiếu của nhân dân thành phố phù hợp với xu thế chung của thế giới
và phát triển ở mức độ nhất định sản xuất gỗ xuất khẩu. Hiện nay năng lực chế
biến gỗ của Hà Nội càn tới 45 - 50 vạn m
3
/năm. Trong khi những năm tới các tỉnh
miền bắc chỉ có thể cung cấp cho Hà Nội khoảng 20 - 25 vạn m
3
mỗi năm hướng
dẫn về phương hướng thay đổi công nghệ. Hiện đại hoá trang thiết bị dùng, sử
dụng đồ nhôm sắt thép, nhựa thay đồ gỗ.
Đối với công nghiệp sản xuất giấy tập trung làm giấy vệ sinh, giấy lau
miệng, giấy bao bì (nhất là loại cao cấp) giấy lẻ và đóng các loại vở học sinh...phục
vụ nhu cầu tiêu dùng của Hà Nội.
Thực hiện phương hướng đổi mới cơ cấu và tăng tốc độ phát triển CNSX
HTD nói trên bằng cách: Đầu tư phát triển theo chiều sâu, mở rộng liên doanh với
tư bản trong nước và tư bản nước ngoài, tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp, hình
thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, chuyển dần hình thức gia công sang hình thức
mua nguyên liệu bán thành phẩm thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, chát lượng cao
mẫu mã đẹp giá thành hạ, ngăn chặn hàng ngoại nhập lậu tăng khả năng cạnh tranh
và tăng kim ngạch xuất khẩu, thay thế dần nhập khẩu hàng tiêu dùng.
3.1.1.3 - Tổ chức hợp lý và đổi mới công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng theo
lãnh thổ.
Hà Nội là một trung tâm công nghiệp lớn cần phát triển mạnh.
Hà Nội là một trung tâm công nghiệp lớn, cần phát triển thành những khu
tập trung, hạn chế bố trí rải rác và đơn lẻ, dãn bớt độ tập trung công nghiệp ở nội
thành để không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và đặc trưng lịch sử - văn hoá,
sạch đẹp thủ đô. Bên cạnh việc tổ chức sắp sếp lại, nâng cấp đầu tư chiều sâu các
khu công nghiệp hiện có, phải nhanh chóng hình thành các khu chế xuất, các khu
công nghiệp tập chung kỹ nghệ cao. Theo hướng trên việc tổ chức sắp xếp lại và
đổi mới được chia thành hai loại: khu công nghiệp cũ và khu công nghiệp mới.
a - Đối với các khu công nghiệp tập chung hiện có.
Hà Nội hiện nay có 9 khu công nghiệp tập trung, phần lớn được hình thành
từ năm 1960. Đó là các khu công nghiệp: Minh Khai - Vĩnh Tuy - Thượng Đình,
Đông Anh, Cầu Diễn - Nghĩa đô, Gia Lâm - Yên Viên, Trương Định - Đuôi Cá,
Văn Điển - Pháp Vân, Chèm, Cầu Bươu. Nhìn chung các khu công nghiệp này
phần lớn kỹ thuật thuộc loại cũ. Cơ sở hạ tầng xuống cấp, sử dụng nhiều lao động,
hiệu quả kinh tế không cao, phân tán, thiếu gắn bó với nhau về công nghệ, lại xen
lẫn với các khu dân cư tập trung, việc xử lý chất thải không tốt nên đã ảnh hưởng
rất lớn đến môi trường sinh thái.
Hướng đổi mới và phát triển các khu công nghiệp nói trên thì nay đến năm
2010 là: chủ yếu đầu tư chiều sau từng bước thay đổi thiết bị và công nghệ nhằm
hoàn thiện việc đổi mới thiết bị hiện đại, giảm lực lượng lao động còn hơn 4 vạn
người góp phần làm cho các giờ cao điểm bớt căng thẳng trong giao thông đi lại.
- Các khu tập trung công nghiệp còn nhiều đất xây dựng như: Cầu diễn -
Nghĩa Đô, Chèm, Đông Anh, Cầu Bươu cần tiếp tục bổ xung thên xí nghiệp cùng
tính chất sản xuất hoặc các xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình
sản xuất hoặc các xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất
nhàm tận dụng hết phế thải, tạo điều kiện cho việc đầu tư chống ô nhiễm môi
trường.
- Cần tập trung đầu tư khác phục sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng (Cấp, thoát
nước, cấp điện...) và đầu tư chốnh ô nhiễm môi trường làm mất cân bằng sinh thái.
Các khu công nghiệp tập trung hiện có sau khi sắp xếp lại, đổi mới, nâng cấp
từ nay đến năm 2010, giá trị csản lượng theo dự báo quy hoạch sẽ đạt được qua
bảng số liệu sau:
Bảng 12. Dự báo giá trị sản lượng công nghiệp trong đó có CNSX HTD của
các khu công nghiệp tập trung cũ đến năm 2010.
Theo giá 1989
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Các khu công nghiệp
Giá trị sản lượng
Đến năm 2003 Đến năm 2010
1. Minh khai - Vĩnh tuy 312 1.250
2. Thượng đình 335 1.340
3. Đông anh 73 290
4. Trương Định - Đuôi cá 83 330
5. Văn điển - Pháp Vân 105 40
6. Cầu Diễn - Nghĩa đô 34 140
7. Gia lâm - Yên Viên 85 340
8. Chèm 15 30
9. Cầu Bươu 12 50
Nguồn dự báo tổng thể kinh tế Hà Nội năm 2010 - 2020
b - Sớm hình thành và đưa vào hoạt động các khu tập trung công nghiệp mới
trong đó có CNSX HTD.
Trong một số năm trước mắt, Hà Nội tập trung và thúc đảy sự hình thành các
khu công nghiệp “Sài đồng, Đông Anh, Sóc sơn - Nội bài, Bắc và Nam cầu Thăng
Long...Những nơi đây đã xây dựng xong từng phần, cần sớm đưa vào hoạt động
phát huy hiệu quả nhanh”.
Thứ nhất: Khu chế xuất Sóc Sơn - Nội Bài.
Sóc Sơn nằm ở Bắc sân bay quốc tế Nội Bài dù Hà Nội không có cảng biển,
nhưng lại có sân bay quốc tế Nội Bài. Theo kinh nghiệm của các chu chế xuất
Shanon (Cộng hoà Ailen), khu chế xuất Penang (Malaixia) cho thấy vẫn có thể
thành công khi chỉ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu và khu chế xuất bằng
đường hàng không trong những năm tới, theo dự báo sân bay Nội Bài ngoài việc
đón nhận 5 - 7 triệu hành khách, còn phải vận tải khoảng 8 vạn tấn hàng hoá vào
năm 2003. Khu vực này đất đai thuộc loại đất nông nghiệp không màu mỡ, có mặt
bằng và địa chất công trình khá tốt, gần nguồn năng lượng dồi dào và ổn định, gần
mạng lưới thông tin liên lạc và gần đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài. Khu
vực này còn có Hồ Đông quan có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài.
Trong tương lai theo quy hoạch tổng thể, thì khu chế xuất này cũng có thể
hình thành một đo thị cỡ thành phố mang tên Nội Bài có qui mô khoảng 10 -15 vạn
dân.
Những yếu tố thuận lợi nói trên, cùng với nguyện vọng của các nhà đầu tư
nước ngoài, khu chế xuất Sóc Sơn - Nội Bài đã được khẳng định và tập đoàn
Renông (Malayxia) dự kiến đầu tư vào khu vực này.
Khu Sóc Sơn - Nội Bài trong tương lai gần sẽ là một khu công nghiệp lớn
với hàng trăm nhà máy, tạo được một lượng lao động lớn và làm tăng khối lượng
hàng hoá qua sân bay. Khu vực này sẽ sản xuất các loại sản phẩm như điện tử, sản
phẩm máy vi tính (các mạch IC lắp ráp bằng điều khiển, các mạch IC khác), các
loại điện thoại, máy trả lời, lắp ráp máy tình, các thiết bị nghe nhìn (sản xuất trở, tụ
và biến áp); sản phẩm quang học (gọng kính nhựa, kim loại, kính dâm các loại); đồ
chơi các loại; đồng hồ.
Để có thể tiến hành xây dựng kho công nghiệp Sóc Sơn - Nội Bài theo dự
báo trong thời gian trước mắt, phải tập trung kết cấu hạ tầng về cấp điện, theo kinh
nghiệm của những khu chế xuất tương tự thì nhu cầu cho nó theo tiêu chuẩn tạm
tính là 275 kW/ha, nhu cầu là 28MW ở giai đoạn đầu và khi hoàn thành toàn bộ sẽ
là 120MW.
- Về cấp nước, dự kiến sẽ sử dụng nguồn nước ngầm (theo kết quả thăm dò
1 giếng ở khu vực này cho trữ lượng 1,5 triệu lít/ngày tức 1500m
3
/ngày) và trữ
lượngcó thể cung cấp cho trước mắt và lâu dài, chắc chắn phải có một nhà máy
nước sẽ đến từng hộ tiêu dùng theo đường ống.
- Về giao thông, tuyến đường phục vụ cho khu vực này là tuyến đường nội
thị trấn Sóc Sơn với quốc lộ II. Trong tương lai, đường cao tốc Hà Nội - Bắc Thăng
Long có thể tiếp nối thị trấn Sóc Sơn qua quốc lộ 3 lên Thái Nguyên và về ga Đông
Anh - Hà Nội theo đường sắt ra cảng hải Phòng, hoặc theo đường sắt sang Trung
Quốc, Mông cổ, Triều Tiên, Liên bang Nga và các nước Châu âu.
Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp này cho phép làm tăng nhanh
giá trị sản lượng CNSX HTD và tăng xuất khẩu, góp phần làm thay đổi bộm ặt Hà
Nội theo hướng hiện đậi. Có thể hình dung khu chế xuất Sóc Sơn - Nội Bài qua
biểu đồ mặt bằng (trang 108)
Thứ hai: Khu công nghiệp Sài Đồng
Sài Đồng là khu công nghiệp mới thuộc địa phận huyện Gia Lâm bám sát
hai bên đường quốc lộ 5 và tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng gần sát sân bay
Gia Lâm, cách Hà Nội 8 km về phía Đông, cách Hải Phòng 92km, thuận tiện cả 2
đường sắt và đường bộ ra cảng Hải Phòng, Khu công nghiệp Sài Đồng - Gia Lâm
có nguồn lao động dồi dào nămg gần nguồn năng lượng và ở khu có mạng lưới
thông tin liên lạc viễn thông phát triển; gần các viện nghiên cứu và các trường đại
học, thuận lợi cho việc cấp nước và thải nước ra sông hồng.
Khu công nghiệp Sài Đồng với vị thế thuận lợi cho phép gọi vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngoài. Sản phẩm của khu công nghiệp này có thể tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu có khả năng tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, đào tạo lực lượng
lao động lành nghề và đi đầu trong việc xây dựng nghệ thuật quản lý tiên tiến cho
Hà Nội và cả nước.
Công ty DEAWOO (Nam Triều Tiên) đầu tư sản xuất đèn hình (đèn ti vi
màu và đen trắng) đi theo đó là sản xuất vỏ nhựa, xốp trần, bao bì, cáp thông tin.
Ngoài ra nó có thể phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến kim loại, chế
tạo máy móc công nghiệp thực phẩm và đồ uống, khu công nghiệp này dự kiến có
mặt bằng với tổng diện tích là 350ha.
Cho đến nay một bộ phận đã xây dựng hoàn thành, bước dầu đã đưa vào sử
dụng, sản phẩm của nó sẽ có mặt ngày càng nhiều đem lại sự gia tăng giá trị sản
lượng CNSX HTD và giá trị kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ 1999 đến năm
2003 và 2010 trên đại bàn Hà Nội.
Công ty TNHH đèn hình Orion - Hanel với tổng số vốn đầu tư 178 triệu
USD, sản phẩm và nguyên liệu sản xuất: đèn hình màu 1,6 triệu chiếc (năm, đèn
hình đơn sắc 0,6 triệu chiếc/năm dùng cho ti vi và màn hình máy vi tính. Nưm
1998 đã sản xuất và bán 189.492 chiếc đèn hình với số tiền hơn 7 triệu USD, trong
đó 80% sản phẩm xuất khẩu sang các nước Âu, Mỹ, Đức, Singapore, Thái
Lan...Công ty TNHH điện tử DEAWOO - hanel năm 1999 cho ra thị trường
317.000 ti vi màu, 68.000 tủ lạnh, 50 máy giặt, 2676 linh kiện điện tử vvới tổng số
tiền hơn 75 triệu USD.
Thứ ba: Khu công nghiệp Đông Anh
Khu công nghiệp Đông Anh năm trên địa bàn huyện Đông Anh, là khu công
nghiệp tập trung đã có trong những năm 60 - 70.
Đây là khu vực có mặt bằng diện tích khoảng 200ha, có điều kiện giao thông
thuận lợi, nằm trên quốc lộ 5 gần đường sắt đi Hải Phòng và ra cảng Cái lân
(Quảng Ninh). Trong tương lai có thể nâng cấp đường 18 thành đường cao tốc tạo
điều kiện thuận lợi cho khu vực này nối với cảng Cái Lân có thể tạo ra mối quan hệ
hợp tác sản xuất với khu công nghiệp Gò Đầm - Phổ Yên (Bắc Thái). Nhìn chung
đây là khu vực rất thích hợp, thuận lợi về giao thông, điện nước để phân bố ngành
công nghiệp nặng và công trình kỹ thuật lớn.
Hiện nay khu vực này đang tập trung chủ yếu là công nghiệp cơ khí như cơ
khí sửa chữa và đại tu ô tô, chế tạo thiết bị, cơ khí tiêu dùng và đồ điện, xí nghiệp
lắp ráp ô tôcủa công ty Mê Kông. Trong tương lai sẽ thu hút nhiều ngành công
nghiệp: cơ khí.
3.1.2: Định hướng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với công nghiệp thành
phố nói chung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng:
3.2.2.1. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp.
Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VIII, dự báo nhu cầu vốn đầu tư cả nước
trong kế hoạch 5 năm (1999 - 2003) là “để đảm bảo tốc độ GDP tăng 9 - 10 %/năm
thì vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm tới phải đạt 41 - 42 tỷ USD (tính theo mặt
bằng giá 1998) trong đó vốn trong nước chiếm 10%, về cơ cấu vốn đầu tư trong
nước thì vốn đầu tư ngân sách chiếm 25% vốn tín dụng nhà nước chiếm 14%, vốn
doanh nghiệp chiếm 28% vốn của dân chiếm 33% trong đó định hướng đầu tư cho
ngành công nghiệp 43% chiếm tỷ lệ cao nhất so với tất cả các ngành.
(Nguồn văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII trang 224 - 230)
Theo định hướng chung của cả nước Hà Nội định hướng nhu cầu và cơ cấu
vốn đầu tư trong giai đoạn 1999 - 2003 dự báo là: Để thực hiện các muc trên phát
triển kinh tế xã hội trong 5 năm tới tốc độ tăng GDP bình quân 15%/năm, GDP
bình quân trên đầu người là 11%/năm đạt khoảng 1.100USD vào năm 2003 và tốc
độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 17%/năm. Dự kiến nhu cầu và cơ cấu vốn của
Hà Nội là: “phải huy động được từ 137.000 đến 138.000 tỷ đồng VNĐ kể cả vốn
đầu tư ngắn hạn vốn đầu tư trung dài hạn. Trong đó dự kiến nguồn huy động trong
nước từ 50.000 53.000 tỷ VNĐ.
(Nguồn báo cáo số 61/BC - UB -UBND Thành phố Hà Nội 9 -10 - 95)
3.1.2.2. Các nguồn vốn cần tập trung khai thác và dưa vào sử dụng để phát triển
công nghiệp:
a- Nguồn vốn trong dân cư: Đây là nguồn vốn rất lớn tiềm ẩn nhà nước và
ngành ngân hàng của Hà Nội cần có chính sách và biện pháp đồng bộ với nhiều
hình thức đa dạng gắn liền với lợi ích kinh tế để huy động và đưa vào sử dụng
nhằm phát triển công nghiệp trong đó có CNSX HTD. Cách huy động vốn trong
dân là tạo mọi điều kiện thuận lợi vềpháp lý, chính sách cơ chế...phát huy cao độ
kinh tế nhiều thành phần để người dân tự đầu tư.
b - Nguồn vốn từ các doanh nghiệp nhà nước:
Đúng là nguồn vốn tự tích luỹ tái đầu tư tập trung phần lớn ở khu vực kinh
tế quốc doanh và vốn của nhà nước bỏ vào công ty cổ phần hoặc liên doanh nước
ngoài.
Hướng huy động và sử dụng nguồn vốn này trong giai đoạn tới là “các
doanh nghiệp chủ động tím kiếm và tự khai thác là chính thành phố chỉ tạo mọi
điều kiện về chính sách, cơ chế...chứ không cấp vốn từ nguồn ngân sách cho các
nhu cầu đầu tư tại các doanh nghiệp.
(nguồn báo cáo số 61 của UBNHTPHN 10 - 95)
c - Nguồn huy động và sử dụng nước ngoài gồm nguồn viện tự phát triển
(ODA) và nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI):