Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG SINH VIÊN k3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.96 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
KHOA VĂN HOÁ

TIỂU LUẬN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN


THÀNH VIÊN TỔ


MỤC LỤC


I.Ý thức pháp luật :
1.Khái niệm ý thức pháp luật :
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin thì ý thức xã hội là mặt
tinh thần của đời sống xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Ý thức xã hội gồm nhiều hình thái khác nhau như ý thức chính trị, ý thức
đao đức, ý thức tôn giáo, ý thức pháp luật…Các hình thái ý thức xã hội
này có tính độc lập tương đối và tác động qua lại lẫn nhau
Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội cụ thể tồn tại trong xã
hội có giai cấp và phản ánh đời sống pháp luật xã hội.
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm,
quan niệm hình thành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người
đối với pháp luật; thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp
pháp trong hành vi xử sự của các chủ thể .
2.Phân loại ý thức pháp luật :
-Căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhận thức pháp luật, ý thúc pháp luật
được chia thành ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật lí
luận.
+ Ý thức pháp luật thông thường : Là những tri thức , những quan


niệm của con người về pháp luật được hình thành một cách trực tiếp
trong hoat động thực tiễn hang ngày , chưa được hệ thống hoá, khái quát
hoá. Ý thức pháp luật thông thường phản ánh sinh động , trực tiếp nhiều
mặt của đời sống pháp luật và thường xuyên chi phối cuộc sống của con
người. Đó là tiền đề quan trọng cho sự hình thành các lý luận , lý thuyết
về pháp luật cũng như hành vi của con người theo pháp luật.
+ Ý thức pháp luật lý luận : Là những tư tưởng , quan điểm được hệ
thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết pháp lý. Ý thức pháp luật
lý luận phản ánh mối quan hệ bên trong , bản chất của pháp luật. Đây là
tiền đề quan trọng trong việc xây dựng pháp luật và thưc hiện pháp luật
của các cơ quan chuyên môn về luật.
-Căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật, ý thức pháp luật được chia
thành ý thức pháp luật xã hội, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật
của cá nhân.
+ Ý thức pháp luật xã hội : Là ý thức của bộ phận tiên tiến đại diện
cho xã hội chứa đựng những tư tưởng , quan điểm khoa học về những


vấn đề cơ bản nhất của pháp luật. Vì nó tiên bộ và có cơ sở khoa học nên
ý thức pháp luật xã hội được chính thức hoá trong toàn xã hội.
+ Ý thức pháp luật nhóm : Phản ánh những quan điểm , tư tưởng, tình
cảm của một nhóm xã hội nhất định về pháp luật. Ý thức pháp luật nhóm
có phạm vi tác động hẹp hơn so với ý thức pháp luật xã hội.
+ Ý thức pháp luật cá nhân : Phản ánh những quan điểm , tư tưởng ,
tâm lý , tình cảm, thái độ của mỗi người đối với pháp luật. Trình độ ý
thức pháp luật cá nhân thường thấp hơn ý thức pháp luật xã hội.Vì vậy
phải không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật để đưa ý thức
pháp luật cá nhân lên ngang tầm ý thức pháp luật xã hội.
3.Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật như
toà án viện kiểm soát, công an, cơ quan hành chính.
- Tăng cường pháp chế XHCN trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý xã hội thông qua các hình
thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp, các hoạt động giám sát, phản biện xã
hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật của nhà nước.
- Kết hơp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, nâng cao trình độ văn
hoá của nhân dân. Kết hợp giáo dục pháp luật với xử lý vi phạm pháp
luật.
II.Vận dụng
1.Thực tr ạng về ý thức pháp luật của sinh vi ên khoa văn hoá hiện nay .
Nước ta đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh thế giới có
những biến động sâu sắc, xu thế toàn cầu hóa tác động đến tất cả các quốc gia đem
lại nhiều thuận lợi đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với mọi mặt
của đời sống xã hội. Đặc biệt, khi nước ta thực hiện quá trình chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa từ đó đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp bách, trong đó
có yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đồng
thời từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Sinh viên, thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với


sự phát triển kinh tế xã hội , là đối tượng tiếp cận và chịu ảnh hưởng lớn nhất đối
với sự biến động của cơ chế thị trường và xu thế hội nhập của đất nước. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước
nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên.Bộ phận sinh viên là
những người trong độ tuổi từ 18 – 25, họ thuộc lứa tuổi đang hình thành và phát
triển nhân cách dễ bị chi phối nên sự hiểu biết pháp luật vẫn còn hạn chế bởi
những yếu tố tác động bên ngoài. Đa phần không hiểu về những quyền và nghĩa vụ
của bản thân cũng như người khác, không hiểu hết nội dung các quy định của pháp

luật để biết được rằng mình được làm gì, không được làm gì, phải làm như thế nào;
không biết về những điều luật, bộ luật có ảnh hưởng trực tiếp đến mình như luật
dân sự, luật hình sự, luật lao động…Theo số liệu tổng hợp được của các cơ quan tư
ph áp thì tỉ lệ sinh viên vi phạm pháp luật chiếm 56% các vụ việc vi phạm pháp
luật. Bởi vậy việc nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên là rất cần thiết và góp
phần tác động to lớn đến việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và sự phát triển
của đất nước.
Quảng Ninh cũng là một trong những trung tâm văn hóa lớn của cả nước, là nơi
hội tụ nhiều trường cao đẳng, đại học và có nhiều sinh viên từ các tỉnh khác đến
học tập và sinh sống. Tuy nhiên, trước sự mở rộng hội nhập của đất nước nói
chung và thành phố nói riêng đã tác động rất nhiều đến lối sống, suy nghĩ của sinh
viên ở Quảng Ninh. Sinh viên khoa văn hoá nói riêng và sinh viên trường Đại học
Hạ Long nói chung vẫn còn những tình trạng vi phạm pháp luật, lối sống buông
thả, thực dụng, hưởng thụ đã xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ trong sinh
viên.Theo thống kê cho biết, sinh viên khoa văn hoá hiện nay có khoảng 170 sinh
viên , qua khảo sát cho thấy có 26,4% số người được hỏi nói rằng chưa hiểu biết rõ
pháp luật và 73,6% ý thức pháp luật còn ở mức kém dẫn đến những hiện tượng như
vi phạm an toàn giao thông, lô đề, cờ bạc, sử dụng chất cấm, chất gây nghiện, bạo
lực học đường, đạo đức và lối sống xuống cấp…trong thời gian qua . Tất cả mọi sự
việc đều có nguyên nhân gây ra, vậy trước tình hình vi phạm pháp luật đáng báo
động trong sinh viên như vậy thì đâu là nguyên nhân gây nên. Đó là do sự buông
lỏng quản lý, thiếu sự giáo dục, uốn nắn của gia đình, nhà trường từ nhỏ của 1 bộ
phận sinh viên, cộng thêm sự thiếu hiểu biết còn chưa chính xác về pháp luật nên
những sinh viên đó rất dễ có hành vi cư xử trái pháp luật. Bên cạnh sự nuông
chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến các bạn hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống
ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, luôn đòi hỏi được phục vụ, được
hưởng thụ. Nhiều trường hợp sinh viên trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình
hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn
diện, đánh bạc, hút chích... Khi sống xa nhà, sinh vi ên có xu hướng muốn kiếm
tiền. Đó có thể là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, gia đình không chu cấp đủ cho

việc ăn học. Do đó, một số sinh viên đã phải tự bươn chải kiếm sống nên bị kẻ xấu


lợi dụng, rồi sa vào con đường phạm tội từ lúc nào không hay. Chúng ta dễ nhận
thấy khoảng cách giữa những người giàu (tập trung tại các đô thị lớn) và những
nông dân nghèo tại các vùng quê đang ngày một lớn hơn. Có sinh viên tại các vùng
quê nghèo đã lên đây học tập nhưng mục đích chính lại là tìm kiếm việc làm, tìm
kiếm cơ hội để đổi đời.
Do đó, việc nhanh chóng nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường
cao đẳng và đại học ở Quảng Ninh giúp cho các em có tri thức cần thiết và hành
trang vững bước vào cuộc sống để xây dựng một thành phố lành mạnh, trật tự, kỷ
cương, góp phần xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một yêu
cầu cần thiết trong tình hình hiện nay. Công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên có
vai trò đặc biệt quan trọng , giúp cho sinh viên nắm vững những nguyên lý chung
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và quan điểm của
Đảng về nhà nước và pháp luật; còn để giúp cho sinh viên nắm được các kiến thức
cơ bản về nhà nước và pháp luật, vai trò của nhà nước và pháp luật trong lịch sử,
các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và lợi ích của công dân.
1.1 Tệ nạn xã hội
a) Cờ bạc :
Cờ bạc là một trong những loại hình tệ nạn xã hội rất nguy hiểm , thế nhưng trào
lưu sinh viên đánh bài bạc tối ngày tại phòng trọ hay thậm chí là kí túc xá đã và
đang gióng lên hồi chuông báo động nơi giới trí thức trẻ - những chủ nhân tương
lai của đất nước . Với một số bạn trẻ, câu khẩu ngôn “Chưa cờ bạc, chưa gắn mác
sinh viên” đã khiến họ lầm đường lạc lối vào con đường đỏ đen trở thành “bác
thằng bần” lúc nào không hay. Không cần phải lựa chọn đủ “chân”, đủ “cạ” hay
lựa chọn thời gian, địa điểm sát phạt cụ thể, những người ham mê bài bạc vẫn có
thể ngồi nhà, một mình đánh bạc chỉ cần có máy tính hay smartphone có kết nối
Internet. Trên mạng bây giờ có các trang đánh bạc trực tuyến với nhiều lời mời gọi

hấp dẫn. Có thể kể đến những cái tên “khét tiếng”, là địa chỉ yêu thích của nhiều
bạn trẻ muốn “chơi ảo, kiếm tiền thật” như: gameken.us, betgame777.com,
gamedangianviet.com… hay tại các diễn đàn như VN-zoom.com…


Ban đầu, chỉ là chơi bài ăn tiền (1 ngàn, 2 ngàn…), phạt tiền uống nước, quẹt nhọ
nồi… nhưng sau dần tăng lên mức độ đó chính là chơi cờ bạc vào ban đêm ở
những tụ điểm với những ván bài lên đến hàng trăm, triệu đồng. Khi kết thúc cuộc
chơi, những sinh viên thắng cờ bạc thì sẽ hả hê ăn nhậu, say sưa và tiếp tục tiêu
tiền, xem vận đỏ của mình vào mấy trò cờ bạc khác như: cá cược, cá độ, lô, đề…
Và những ai cháy túi thì họ phải toan tính sao để “hợp thức hóa” các khoản tiền
cần xin từ gia đình và dần dần lâm vào cảnh nợ nần, túng quẫn, gây tổn hại về mặt
đạo đức lối sống dễ dẫn đến những tệ nạn khác như trộm cắp tài sản, cướp của, gây
mất trật tự an toàn xã hộ. Do vậy mà tỉ lệ sinh viên phải thi lại , học lại không phải
là con số nhỏ ,cờ bạc đã “cuốn phăng” biết bao tiền bạc, dự định, hoài bão, tương
lai tươi sáng... của rất nhiều sinh viên.
Một trong những yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi sai lệch chính là nhu cầu hưởng
thụ. Khi tham gia tệ nạn cờ bạc đa phần sinh viên đều có nhu cầu ăn thua hưởng
lợi . Mặt khác tuổi trẻ tính quyết định bản thân còn hạn chế, do đó dễ bị lôi kéo vào
nhu càu hưởng thụ ăn chơi. Ngoài ra còn do ưa mạo hiểm, phiêu lưu, muốn thể
hiện bản thân trước bạn bè. Một số sinh viên xuống cấp về lối sống đạo đức, thích
ăn chơi, đua đòi, sống buông thả. Sự nhạy cảm với những gì được gọi là mới lạ
khác biệt, không ngại đua đòi bằng cách thể hiện bản thân mình cho “hợp thời đại”,
“đổi mới tư duy”, lao vào con đường hưởng thụ, chơi bời, trác tang. Bên cạnh đó
theo ý kiến của các cán bộ cảnh sát điều tra và theo nhiều nhà nghiên cứu thì do
nhận thức pháp luật còn hạn chế nên sinh viên không ý thức được mối nguy hiểm
và hậu quả của hành động vi phạm phạm tội của mình mà chỉ hành động theo bản
năng, cảm tính; có một số người khi bị bắt mới nhận thức được hành vi của mình
phạm tội nghiêm trọng. Và một nguyên nhân cực kì quan trọng là sinh viên thiếu ý
thức rèn luyện, không chủ động phòng tránh những nguy cơ tấn công sự lôi kéo

của bạn bè trước tệ nạn cờ bạc. Với việc tiếp xúc với môi trường không lành mạnh
cùng đời sống xa gia đình thiếu sự quan tâm của cha mẹ đã tạo điều kiện cho các tệ
nạn cờ bạc ăn sâu vào sinh viên. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa trong nhà
trường còn thiếu các chương trình cụ thể, thiết thực, chưa thực sự có sự định hướng
chiều sâu cho học sinh có ý thức pháp luật dẫn đến thiếu sót việc nhắc nhở, quan
tâm đến hành vi, lối sống của sinh viên. Chính vì vậy mà hơn ai hết những trí thức
trẻ, chủ nhân của tương lai hãy là những người phải sáng suốt, biết nhìn nhận thấu
đáo tới sự nguy hiểm của các loại hình cờ bạc để từ bỏ nó càng sớm càng tốt…




×