Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Chính sách lạm phát mục tiêu có làm giảm lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.4 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG MINH TÚ

TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT MỤC TIÊU LÊN LẠM
PHÁT THỰC TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG MINH TÚ

CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU CÓ LÀM
GIẢM LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ?

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. VŨ VIỆT QUẢNG

TP. Hồ Chí Minh – 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
TS.Vũ Việt Quảng. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lương Minh Tú


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC VIẾT TẮT
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài:..................................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi:............................................................................... 2
1.3. Phương pháp:............................................................................................................ 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 4
1.5. Kết cấu nghiên cứu;.................................................................................................. 4
II. Tổng quan các nghiên cứu trước đây:............................................................................ 5
2.1. Nguồn gốc của lạm phát mục tiêu:............................................................................ 5
2.2. Định nghĩa................................................................................................................ 5
2.3. Điều kiện áp dụng Lạm phát mục tiêu:..................................................................... 6
2.4. Các tranh luận chủ yếu:............................................................................................. 8
2.4.1.


Các quan điểm đồng tình:...................................................................................... 9

2.4.2.

Các quan điểm không đồng tình:......................................................................... 11

2.5. Ưu nhược điểm của lạm phát mục tiêu................................................................... 12
2.6. Lạm phát mục tiêu hay là mức giá mục tiêu:.......................................................... 13
2.7. Kết quả các bài nghiên cứu trước đây:.................................................................... 15
III. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................... 21


3.1. Phương pháp:............................................................................................................. 21
3.2. Dữ liệu:...................................................................................................................... 22
3.3. Mô hình:.................................................................................................................... 22
IV. Nội dung và kết quả nghiên cứu:................................................................................ 26
4.1. Kỳ vọng biến:............................................................................................................ 26
4.2. Thống kê mô tả:......................................................................................................... 27
4.3. Kết quả hồi quy:........................................................................................................ 34
4.4. Phân tích tác động của chính sách lạm phát mục tiêu tác động lên lạm phát thực tế và
tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2013:.................................................. 40
4.5. Kết luận về kết quả nghiên cứu:................................................................................. 49
V. Hạn chế và một số đề nghị:.......................................................................................... 51
5.1. Hạn chế bài nghiên cứu:.......................................................................................... 51
5.2. Tại sao Việt Nam nên áp dụng lạm phát mục tiêu:.................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Sự khác nhau về lựa chọn mức lạm phát

Bảng 2: Lạm phát mục tiêu trung bình
Bảng 3: Tổng quan các vùng trong bài nghiên cứu
Bảng 4: Lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất thực trước khủng hoảng
Bảng 5: Lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất thực trước khủng hoảng
Bảng 6: So sánh IF, GDP, IR trước và sau khủng hoảng:


DANH MỤC VIẾT TẮT
CSTT: Chính sách tiền tệ.
NHNN: Ngân hàng Nhà nước.
NHTM: Ngân hàng thương mại
LPMT: lạm phát mục tiêu
ECB: ngân hàng châu Âu.
GDP: tổng sản phẩm quốc nội.
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế.
TCTD: tổ chức tín dụng
NSNN: ngân sách nhà nước


1
Tóm tắt đề tài
Trong vài thập kỷ qua, nhiều nước đã quay sang lạm phát mục tiêu như là một sự
lựa chọn chính sách để ổn định nền kinh tế của họ. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng
lạm phát mục tiêu đã làm giảm lạm phát ở những quốc gia mà không ảnh hưởng đáng kể
đến GDP. Nghiên cứu này tìm cách cải thiện kết quả này bằng cách xác định tác động của
thời gian trên các quyết định chính sách lạm phát mục tiêu cũng như tác động của nó đến
các khu vực cụ thể của thế giới. Bài nghiên cứu tập trung vào các nước phát triển và đang
phát triển trên sáu khu vực. Tác giả nhận thấy sự thay đổi đáng kể trong khu vực các nước
trong mẫu có những thay đổi trong lạm phát sau khi chuyển sang chính sách lạm phát
mục tiêu. Hơn nữa, mặc dù tác động của lạm phát mục tiêu đối với tăng trưởng kinh tế là

yếu, có một sự gia tăng đáng kể về mặt thống kê GDP thực tế giữa các nước tại các khu
vực nhất định, cụ thể là, châu Âu, châu Á, và các nước Trung và Bắc Phi.


2
I. Giới thiệu:
1.1.

Lý do chọn đề tài:

Trong vài thập kỷ qua, nhiều nước đã quay sang lạm phát mục tiêu như là một sự
lựa chọn chính sách để ổn định nền kinh tế của họ. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng
lạm phát mục tiêu đã làm giảm lạm phát ở những quốc gia mà không ảnh hưởng đáng kể
bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này tìm cách cải thiện kết quả này bằng cách
xác định tác động của thời gian trên các quyết định chính sách cũng như tác động của nó
như là liên quan đến các khu vực cụ thể của thế giới.
Từ đó đưa ra chính sách cụ thể để có thể áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu
không chỉ áp dụng cho một nước riêng biệt mà sử dụng trong những khu vực cũng như
trên toàn thế giới.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi:

Nghiên cứu sẽ tập trung vào các vấn đề chính sau:
Xác định liệu rằng chính sách lạm phát mục tiêu có ảnh hưởng đến lạm phát thực
tế, cụ thể so sánh chuỗi thời gian trước và sau khi áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu;
đồng thời xem xét tác động yếu tố thời gian đến lạm phát thực tế.
Xác định liệu rằng chính sách lạm phát mục tiêu có ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế, cụ thể so sánh chuỗi thời gian trước và sau khi áp dụng chính sách lạm phát mục
tiêu đối với tăng trưởng kinh tế; đồng thời xem xét tác động yếu tố thời gian trong giai

đoạn áp dụng lạm phát mục tiêu ảnh hưởng như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế.
Bằng cách phân chia các khu vực trên thê giới, tác giả xem xét liệu rằng giữa các
khu vực khác nhau thì có sự khác biệt của tác động lạm phát mục tiêu đến lạm phát thực
tế và tăng trưởng kinh tế hay không khi áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu giữa các
khu vực đó.
Chính sách lạm phát mục tiêu có bị tác động bởi cuộc khủng hoảng thế giới hay
không (đánh giá trong 02 cuộc khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng tiền tệ năm 1997 và


3
khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008)? Trước và sau khi khủng hoảng, giữa các nước
áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu khác nhau thì có khác nhau (lạm phát, tốc độ tăng
trưởng kinh tế).
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản của lạm phát mục tiêu, kinh nghiệm áp
dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của các nước và thực tiễn Việt Nam
đưa ra câu trả lời về việc có nên áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu
ở Việt Nam hay không.
Để làm rõ các nội dung trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
Khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là gì?
So sánh khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu với các khuôn khổ chính
sách tiền tệ truyền thống (lợi thế/bất lợi).
Tại sao nhiều nước lại lựa chọn khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu?
Xu hướng ngày càng nhiều nước chọn lạm phát mục tiêu?
Các nước áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu như thế nào?
Bài học kinh nghiệm.
Các điều kiện tiên quyết để áp dụng thành công khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm
phát mục tiêu là gì?
Có nên áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam hay
không?
1.3.


Phương pháp:

Phân tích định tính:
So sánh, đánh giá sự khác biệt giữa lạm phát thực tế và tốc độ tăng trưởng gdp ở
các nước khi áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.
So sánh mối liên hệ giữa các vùng để tìm sự khác biệt.
Phân tích định lượng:
Nội dung này được thể hiện cụ thể tại phần 3.


4
1.4.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ tập trung vào lạm phát thực, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất thực
của 23 nước trên thế giới từ năm 2000 đến năm 2013.
Trên cơ sở đi sâu phân tích tác động của việc áp dụng chính sách lạm phát mục
tiêu đến các nước đang phát triển, từ đó đề ra những đề xuất đối với Việt Nam.
1.5.

Kết cấu nghiên cứu;

Ngoài lời mở đầu, tài liệu tham khảo và danh mục các bảng, đồ thị, bài nghiên cứu
gồm 5 phần:
(i)

Giới thiệu chung;


(ii)

Tóm tắt các bài nghiên cứu trước kia;

(iii)

Phương pháp và dữ liệu;

(iv)

Nội dung và kết quả nghiên cứu;

(v)

Những hạn chế của bài nghiên cứu và kiến nghị.


5

II. Tổng quan các nghiên cứu trước đây:
2.1.

Nguồn gốc của lạm phát mục tiêu:

Về lạm phát mục tiêu (sau đây viết tắt là LPMT), từ khi được áp dụng lần đầu
tiên tại New Zealand vào tháng 4 năm 1990, đã được nhiều nhà nghiên cứu khác nhau
tranh luận và nhiều lý thuyết khác nhau được đưa ra. Đây là một khái niệm không mới,
nó đã xuất hiện từ nhiều năm trước. Tuy nhiên điều đó không làm cho nó kém hấp dẫn
đối với các nhà nghiên cứu mà trái lại, nó lại là một đề tài được các nhà khoa học
nghiên cứu, tranh luận, đặt biệt là trong những giai đoạn lạm phát ở mức cao.

Sau đó một năm, Canada cũng đã áp dụng chính sách này vào 26/02/1991, họ đã
thực thi một chính sách lạm phát mục tiêu rất linh hoạt và hết sức thành công cho đến
tận ngày nay. Từ đó, Israel cũng chấp nhận chính sách này vào tháng 12/1991, nước
Anh (10/1992), Thuỵ Điển và Phần Lan (1993), Mexico (1994), ... Đặc biệt, vào ngày
01/01/1999, Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB ra đời, cũng là thời điểm đưa ra
quyết định áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu, và ECB trở thành ngân hàng TW lớn
nhất áp dụng chính sách này.
2.2.

Định nghĩa

Theo Ngân hàng Trung ương Châu âu ECB, lạm phát mục tiêu là một chiến lược
chính sách tiền tệ nhằm duy trì việc ổn định giá cả bằng cách tập trung vào độ lệch dự
báo lạm phát từ một mức lạm phát đã được công bố.
Bernanke cho rằng “ LPMT là một khuôn khổ của chính sách tiền tệ được biểu
thị bằng cách công bố rộng rãi con số mục tiêu của tỷ lệ lạm phát hay một khung mục
tiêu dựa trên một hoặc nhiều dự báo”.
Svensson thì cho rằng “LPMT là một chiến lược chính sách tiền tệ mà đặc trưng
là việc công bố một con số LPMT, thực hiện chính sách tiền tệ nhằm chủ yếu vào dự


6

báo lạm phát và được gọi là dự báo mục tiêu, với một độ minh bạch và trách nhiệm
cao”. Trước và sau các bài nghiên cứu của Bernanke và Mishkin, có nhiều ý kiến đưa
ra về vấn đề này, nhưng các ý kiến đó điều có những điểm tương đồng, đó là:
- LPMT là một trong những khuôn khổ chính sách tiền tệ mà theo đó, Ngân

hàng Trung ương (NHTW) hoặc Chính phủ thông báo một số mục tiêu trung hạn về
lạm phát và NHTW cam kết đạt được những mục tiêu này.

- LPMT được tính toán kĩ lưỡng về mọi mặt, dựa trên cân đối với tốc độ tăng

trưởng nữa và được Quốc hội thông qua. Đó là chỉ số lạm phát mà chính phủ muốn
hướng đến nhất để vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa có thể kiểm soát
được lạm phát.
2.3.

Điều kiện áp dụng Lạm phát mục tiêu:

LPMT bao gồm năm thành tố: (theo Mishkin năm 2000)
(1) Công bố rộng rãi về những mục tiêu lạm phát trong trung hạn bằng những

con số cụ thể;
(2) Cam kết bằng thể chế (tức là cam kết của các cơ quan chức năng có quyền

lực) về việc coi bình ổn giá cả là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ, còn các mục
tiêu khác xếp sau về thứ tự quan trọng;
(3) Có chiến lược tập trung thông tin, trong đó nhiều biến số (không chỉ là các

số liệu về cung ứng tiền hoặc tỉ giá) được xem xét để quyết định sử dụng các công cụ
chính sách;
(4) Tăng cường tính minh bạch của chính sách tiền tệ thông qua đối thoại với

công chúng, với thị trường về các kế hoạch, mục tiêu và quyết định của các cơ quan
quản lý tiền tệ.


7

(5) Tăng cường trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương trong việc hướng tới


các mục tiêu lạm phát.
Svenssion đề nghị những bước để đi theo hướng nâng cao sự minh bạch, trách
nhiệm và chất lượng của ngân hàng:
- Sự mở rộng biên độ LPMT, từ 0-2% đến 0-3%.
- Sự kéo dài kì hạn mà nhờ đó chính sách phản ứng lại áp lực lạm phát một cách

trực tiếp, từ 6-12 tháng kéo dài thành từ 12-24 tháng. Điều này có nghĩa là nhận định
lạm phát mục tiêu trung hạn, sự điều chỉnh mức giá ngắn hạn thì được chấp nhận mà
không có sự phản ứng chính sách.
Theo IMF (International Monetary Fund (2005, chapt. 4) và Batini và Laxton
(2007)) các điều kiện tiên quyết bao gồm: Sự độc lập của NHTW; sự phát triển cơ sở
hạ tầng trong dự báo; mô hình và dữ liệu có giá trị; một nền kinh tế không quá nhạy
cảm với giá cả hàng hóa và tỷ giá và tối thiểu hiện tượng đô la hóa; và một hệ thống tài
chính lành mạnh với các ngân hàng mạnh và thị trường vốn phát triển tốt.
Tuy nhiên bằng chứng cho thấy không có nước nào theo LPMT có hết tất cả
điều kiện trước khi áp dụng. Đặc biệt các nước mới nổi không nhất thiết phải có các
điều kiện này để thực hiện thành công LPMT. Thay vào đó, các nước mới này nên tập
trung vào kế hoạch và chính sách hướng vào mục tiêu trong và sau khi thực hiện
LPMT để tối đa hóa lợi ích của nó.
Ông thấy rằng, tuy không cần thiết thực hiện đầy đủ các điều kiện nhưng có
những yếu tố cần thiết để giúp cho việc thực hiện lạm phát mục tiêu dễ dàng thành
công hơn. Đó là:
i)

Cố định mục tiêu chính sách tiền tệ;

ii)

Không có sự thống trị tài khóa;



8

iii)

Độc lập của NHTW;

iv)

Thống nhất về mục tiêu lạm phát trong nước;

v)

Một số hiểu biết cơ bản các cơ chế truyền dẫn, và khả năng tác động đến

lãi suất ngắn hạn;
vi)

Khả năng hoạt động tốt của thị trường tài chính.

Ông cho rằng, những điều kiện trên được xem là những điều kiện chi phối sự
thành công của LPMT. “Không có một lộ trình nào là hiệu quả nhất để hướng tới vệc
đạt được LPMT. Sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng bắt buộc phải đạt được toàn bộ tất cả điều
kiện đó trước khi thực hiện chính sách LPMT. Như kinh nghiệm các nước cho thấy, rất
nhiều nước thành công LPMT không có một số điều kiện, và các nhà điều hành thực
hiện chính sách để dần đạt được trong quá trình thực hiện. Cũng sẽ là sai lầm nếu cho
rằng những điều kiện đó là tự động tới. NHTW phải đề ra quy trình và cố gắng thực
hiện cùng với chính phủ để có thể đạt được những điều kiện thực sự của nước đó”.
Alina Carare, Mark Stone, Andrea Schaechter và Mark Zelmer

(Establishing Initial Conditions in Support of Inflation targeting?) đề cập đến 4 nhóm
điều kiện như sau:
- NHTW phải có sự độc lập tương đối để theo đuổi việc thực hiện lạm phát mục

tiêu; NHTW có trách nhiệm giải trình đối với mục tiêu này.
- Lạm phát mục tiêu là mục tiêu cao nhất của chính sách tiền tệ.
- Thị trường tài chính phải phát triển và ổn định để có thể thực hiện khuôn khổ

lạm phát mục tiêu.
- Phải có các công cụ thích hợp để thực hiện lạm phát mục tiêu

2.4.

Các tranh luận chủ yếu:

Hai hướng tiếp cận chính trong các bài nghiên cứu của các nhà kinh tế:


9

Thứ nhất, đó là đo lường sự ảnh hưởng của LPMT đến lạm phát, đến sự biến
động lạm phát, và các biến khác trong nền kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỉ giá...
Thứ hai, là tập trung vào hoạt động của NHTW và sự khác biệt về chính sách
giữa nhóm các nước theo LPMT và nhóm không theo LPMT, mà đặt biệt là so sánh các
nền kinh tế mới nổi theo LPMT và các nền kinh tế mới nổi khác.
2.4.1. Các quan điểm đồng tình:
Đa số các nhà nghiên cứu ủng hộ LPMT và với việc áp dụng kinh nghiệm thực
tế từ các nước để phân tích và chứng minh quan điểm của mình. Lars E.O. Svensson
cho rằng đến năm 2010 thì LPMT được áp dụng với đa số các nước mới nổi, các nước
đang phát triển hơn là các nước phát triển. Nổi lên ở nhóm ủng hộ này là các bài

nghiên cứu của Johnson, Mishkin , Schimidt- Hebbel , Rose, De Mello and Moccero...
- Trong bài nghiên cứu vào năm 2002 Johnson tiến hành nghiên cứu dựa trên sự

so sánh giữa 5 nước theo LPMT là Australia, Canada, New Zealand, Thụy Điển, Anh
và 6 nước công nghiệp không theo LPMT. Ông đã tìm ra rằng những thông báo về
LPMT làm giảm một cách cụ thể lạm phát kỳ vọng (kiểm soát tác động của chu kỳ
kinh doanh, lạm phát trong quá khứ và những tác động hỗn hợp). Ở các nước mới nổi
có mức độ giảm lạm phát mạnh khi áp dụng LPMT với khi không áp dụng LPMT. Còn
ở các nước công nghiệp phát triển thì sự khác biệt này không nhiều.
- Mishkin trong bài nghiên cứu của mình năm 2004 (“Can inflation targeting

work in emerging market countries ?”), ông đã tiến hành tìm hiểu các vấn đề trong thị
trường các nước mới nổi trong việc thực hiện LPMT. Bắt đầu từ việc đưa ra lý do tại
sao các nền kinh tế mới nổi khác với các nền kinh tế tiên tiến và sau đó thảo luận về lý
do tại sao sự phát triển mạnh tài khóa, tài chính, định chế tiền tệ là rất quan trọng đối
với thành công của LPMT trong thị trường các nước mới nổi. Sau đó, tác giả đã dẫn ra
2 trường hợp điển hình áp dụng thành công LPMT là Chile và Brazil để làm rõ thêm


10

cho nhận định của mình. Sau đó chú trọng đặt biệt vào các vấn đề phức tạp của các
ngân hàng trung ương ở các nước mới nổi cam kết thực hiện LPMT. Đó là cách giải
quyết sự dao động của tỉ giá hối đoái. Tiếp đó, ông chỉ ra vai trò của IMF trong việc
thúc đẩy sự thành công LPMT ở các nước mới nổi. Và cuối cùng ông đã kết luận rằng
LPMT là công cụ hiệu quả giúp cho các nước mới nổi quản lí chính sách tiền tệ. Tuy
nhiên, để đảm bảo rằng LPMT đưa ra kết quả kinh tế vĩ mô tốt hơn thì các nền kinh tế
mới nổi sẽ được lợi bằng cách tập trung vào phát triển các định chế, trong khi các định
chế tài chính quốc tế giống như IMF có thể giúp đỡ bằng cách cung cấp các ưu đãi tốt
hơn để khuyến khích sự phát triển này. Với hi vọng rằng điều này sẽ giúp nền kinh tế

tốt hơn.
- IMF (2005), trình bày kết quả của một nghiên cứu tập trung vào những mục

tiêu lạm phát của 13 thị trường mới nổi so với 29 thị trường mới nổi khác. Họ báo cáo
rằng LPMT có liên kết với một giảm đáng kể 4,8% điểm trong lạm phát trung bình, và
làm giảm độ lệch chuẩn của nó là 3,6% điểm so với các chiến lược tiền tệ khác.
- Mishkin and Schmidt-Hebbel (2007) có kết luận tương tự rằng LPMT tạo ra sự

khác biệt ở các nước công nghiệp tiên tiến bởi vì giúp họ đạt được lạm phát thấp hơn
trong một tiến trình dài và một tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn trong việc phản ứng lại các cú
sốc về dầu mỏ và tỷ giá. Tuy nhiên, ông lại cho rằng ở các nước đang phát triển thực
hiện thì ít tốt hơn so với các nước công nghiệp tiên tiến. Mặc dù trước và sau LPMT,
lạm phát ở các thị trường mới nổi giảm rất nhiều.
- Rose (2007) tranh luận rằng LPMT là một chính sách tác động tới dài hạn khi

so sánh với các chính sách tiền tệ khác (không có LPMT).
- Batini and Laxton (2007), thì cho rằng LPMT ở các nước mới nổi mang lại lợi

ích đáng kể so với các nước chọn chiến lược khác như mục tiêu tiền tệ hay mục tiêu tỉ
giá. Và bằng cách so sánh các nước theo chế độ LPMT với các nước tương tự mà theo
chế độ khác, ông nhận thấy rằng có sự cải thiện đáng kể trong việc neo lạm phát và lạm


11

phát kì vọng mà không ảnh hưởng đến đầu ra. Ngoài ra, dưới LPMT thì lãi suất, tỉ giá
và dự trữ quốc tế ít có sự biến động và các nguy cơ về khủng hoảng tiền tệ so với mục
tiêu tiền tệ và mục tiêu tỷ giá lại nhỏ hơn. Thú vị hơn là LPMT có vẻ như tốt hơn tỷ giá
con rắn tiền tệ- khi chỉ chọn sự thành công của tỷ giá con rắn để so sánh. Các bằng
chứng hiển nhiên chỉ ra rằng, nó không cần thiết phải xây dựng nghiêm ngặt các thể

chế, kỹ thuật và kinh tế "điều kiện tiên quyết" cho việc áp dụng thành công LPMT.
- Concalves và Salles (2008) cũng áp dụng các phương pháp luận của Ball và

Sheridan (2005) cho 36 nền kinh tế thị trường mới nổi. Tương tự như các nghiên cứu
IMF, họ thấy rằng việc thông qua một chế độ lạm phát mục tiêu dẫn đến tỷ lệ lạm phát
trung bình thấp hơn và giảm biến động tăng trưởng đầu ra so với nhóm kiểm soát của
phi mục tiêu.
2.4.2. Các quan điểm không đồng tình:
- Theo Mervyn King (1996) và Larry Meyer thì LPMT có thể gây ra biến động

rất lớn đến sản lượng đầu ra (output). Và Frederic S Mishkin đồng ý với Larry Meyer
chính sách LPMT nên thực hiện một động thái kép gồm ổn định giá và ổn định sản
lượng đầu ra. Tác giả cho rằng, sự hiện diện của LPMT hình thành một neo danh nghĩa
(norminal anchor), dựa vào đó mà NHTW đặt kì vọng vào chính sách LPMT một cách
thái quá, nhất là khi đối mặt với những cú sốc của nền kinh tế, ví dụ như một trường
hợp xảy ra ở Úc 7/1997 khi NHTW Úc giảm lãi suất ngay sau khủng hoảng Thái Lan
với mong đợi là sẽ giảm giá đồng AUD (đây là chính sách nới lỏng tiền tệ của NHTW
Úc), làm kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên nền kinh tế sau khủng hoảng chưa thực sự
phục hồi và kết quả là dẫn tới cuộc khủng hoảng Đông Á.
- Don Kohn, thành viên hội đồng của FED lo ngại rằng LPMT là quá cứng nhắc

vì các nước khi thực hiện chính sách này thường thông qua các mục tiêu trong 2 năm
hoặc hơn thế. Ví dụ như NHTW Anh, họ đã cố định các mục tiêu của LPMT trong một


12

quãng thời gian khoảng 2 năm và vì vậy LPMT có thể gây không linh hoạt. Woodfort
đã nói rằng một chính sách tiền tệ tối ưu nên được điều chỉnh cho phù hợp với tính chất
của từng cú sốc.

- Theo Svensson (1997), mặc dù các nước phát triển chưa gặp phải những cú

sốc lớn gây ra từ lạm phát nhưng theo ông điều đó không phải là không thể xảy ra, và
vì vậy, một chính sách LPMT nên rõ ràng và tầm nhìn mục tiêu cũng nên linh hoạt theo
tính chất của các cú sốc xảy ra trong khoảng thời gian thực hiện mục tiêu đưa ra.
- Ben Friedman cũng theo quan điểm phản đối chính sách LPMT, ông cho rằng

LPMT thiếu tính minh bạch trong NHTW. Khi mà LPMT gây ra những biến động
trong sản lượng thì NHTW lại làm ngơ điều này và tác giả gọi đây là “ the dirty little
secret of central banking”. Một câu chuyện đáng chú ý về vấn đề này xảy ra vào tháng
8 năm 1994, Alan Blinder sau này là phó chủ tịch của FOMC đã phát biểu về sự đánh
đổi giữa lạm phát và sản lượng ngắn hạn và do đó LPMT phải được quan tâm từ đầu ra
và giảm thiểu các biến động. Blinder sau đó đã bị nhiều tờ báo cho rằng không đủ tiêu
chuẩn để trở thành thống đốc.
2.5.

Ưu nhược điểm của lạm phát mục tiêu

Ta nhận thấy, chính sách lạm phát mục tiêu có những ưu điểm tương đối sau:
Khác với chế độ tỷ giá cố định, lạm phát mục tiêu tạo điều kiện cho chính sách
tiền tệ tập trung vào các vấn đề trong nước và phản ứng lại được với các cú sốc đối với
nền kinh tế trong nước.
Khi áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu, công chúng dễ tiếp cận hơn so với
các chính sách khác.
Ưu việt cơ bản nhất của lạm phát mục tiêu là nó không bị can thiệp bởi các chỉ
số kinh tế vĩ mô khác như các mục tiêu trung gian truyền thống (M2, M3 hay tỷ giá).


13


Một sự khác biệt nữa với các cơ chế điều hành khác là nó tạo cho NHTW sự tự
do và linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Ví dụ trong trường hợp lấy khối
lượng tiền hoặc tỷ giá làm mục tiêu trung gian, công chúng và các doanh nghiệp có thể
kiểm soát dễ dàng và khi các chỉ số như lạm phát, lãi suất hay tỷ giá biến động họ sẽ có
những phản ứng tiêu cực trước tình trạng điều hành Chính sách tiền tệ của quốc gia.
Chính sự khác biệt này tạo điều kiện cho Ngân hàng trung ương chủ động hơn trong
điều hành chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, chúng ta lại thấy được một số nhược điểm của chính sách này:
Những người chỉ trích lạm phát mục tiêu đã đưa ra bảy nhược điểm chính của
chiến lược chính sách tiền tệnày. Bốn trong số những nhược điểm này là (i) lạm phát
mục tiêu quá cứng nhắc; (ii) nó cho phép quá nhiều sự tự quyết; (iii) có nguy cơ làm
tăng sản lượng một cách không ổn định, và nó sẽ giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, đã
được thảo luận trong tác phẩm của Mishkin (1999) và Bernanke (1999).
Nhược điểm thứ năm, đó là lạm phát mục tiêu có thể làm giảm uy tín của Ngân
hàng trung ương vì rất khó kiểm soát lạm phát và các công cụ chính sách tiền tệcó tác
động trễ dài tới lạm phát, đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với các nước kinh tế
thị trường mới nổi.
Nhược điểm thứ sáu và thứ bảy là lạm phát mục tiêu không thể ngăn ngừa sự
can thiệp của chính sách tài khoá và sự linh hoạt của tỷ giá, (do yêu cầu của việc thực
hiện lạm phát mục tiêu) có thể gây ra sự bất ổn tài chính cũng rất dễ xảy ra trong điều
kiện những nước thị trường mới nổi.
2.6.

Lạm phát mục tiêu hay là mức giá mục tiêu:

Chúng ta cần phân biệt rõ lạm phát mục tiêu và mức giá mục tiêu, cả hai chính
sách này đều là chính sách tiền tệ nhằm mục đích điều chỉnh thị trường. Để làm rõ sự


14


khác biệt này, ta có một bảng so sánh những điểm tương đồng và những điểm khác
nhau, qua đó chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết được lạm phát mục tiêu hay chính sách
mục tiêu và xem xét, đánh giá xem chính sách nào thì phù hợp áp dụng hơn trong nền
kinh tế hiện nay
Giống nhau:
- Cùng thiết lập những mục tiêu cho chỉ số giá, thường là CPI.
- Cùng cho ra một sản lượng và phương sai như nhau.

Khác nhau:
Chính sách

Ðịnh nghĩa

Mức giá



15

Chính sách

Sự biến động lạm phát

Phương sai lạm phát

Đánh đổi

Mức độ thực hiện


Bảng 1: So sánh sự khác nhau giữa lạm phát và mức giá mục tiêu
Lạm phát mục tiêu tỏ ra phù hợp hơn vì rất khó để đưa mức giá về với mức giá
gốc trong khi đó thì tỉ lệ lạm phát thì lại dễ dàng điều chỉnh hơn.
2.7.

Kết quả các bài nghiên cứu trước đây:

- Một nghiên cứu được thực hiện bởi Mishkin và Schmidt-Hebbel (2007 dựa

trên 21 nước công nghiệp và nước đang phát triển áp dụng chính sách lạm phát mục
tiêu bằng cách sử dụng OLS cho thấy rằng các nước áp dụng lạm phát mục tiêu làm
giảm mức lạm phát cả trong ngắn hạn và dài hạn. Các tác giả đã kiểm tra sự bền vững
của kết quả của họ bằng cách xác định các nhóm kiểm soát và thời điểm khác nhau.
- Nghiên cứu một mẫu của sáu quốc gia công nghiệp áp dụng lạm phát mục tiêu

và ba nước không áp dụng lạm phát mục tiêu, Neumann và Von Hagen (2002) có thể
cho thấy vấn đề lạm phát mục tiêu khi nói đến giảm tỷ lệ lạm phát và hạn chế sự biến


16

động của lạm phát và lãi suất. Neumann và von Hagen (2002) thực hiện điều này bằng
cách sử dụng nhiều phương pháp bao gồm chia mẫu của họ vào thời gian trước và sau
khi mục tiêu lạm phát, sử dụng các phương pháp khác biệt đôi, ước lượng quy tắc
Taylor và mô hình VAR, và tiến hành một nghiên cứu những sự kiện. Trong những lời
chỉ trích của Neumann và Von Hagen, tác giả đã sử dụng một mẫu giới hạn của các
quốc gia trong nghiên cứu của họ.
- Siklos (2008) xem xét kinh nghiệm của 29 quốc gia lạm phát mục tiêu và

không áp dụng lạm phát mục tiêu bằng cách so sánh lạm phát thực tế và dự báo và thấy

rằng chế độ lạm phát mục tiêu có thể không mong manh trong nền kinh tế thị trường
mới nổi.
- Sử dụng dữ liệu từ cả hai nước đang phát triển và phát triển trong giai đoạn

năm 1980-2007, Abo-Zaid và Tuzemen (2012) cho thấy nước không áp dụng lạm phát
mục tiêu sẽ được hưởng lợi từ việc sử dụng một chế độ lạm phát mục tiêu. Nước đang
phát triển sử dụng lạm phát mục tiêu thì lạm phát ổn định hơn và tăng trưởng GDP cao
hơn và ổn định hơn. Ở các nước phát triển áp dụng lạm phát mục tiêu, có tốc độ tăng
trưởng GDP cao và chính sách tài khóa có kỷ luật hơn.
- Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Mollick, Cabral, và Carneiro (2011)

sử dụng phương pháp dữ liệu bảng để khám phá tác động của lạm phát mục tiêu về
tăng trưởng sản lượng trong những năm của tác giả 1986-2004. Tác giả thấy rằng việc
sử dụng đầy đủ của một chính sách lạm phát mục tiêu trong các nước phát triển và các
nước mới nổi cho kết quả thu nhập cao hơn sản lượng bình quân đầu người. Tuy nhiên,
tác động đến sản lượng trong nền kinh tế mới nổi là thấp hơn.
- Bằng cách sử dụng một quá trình tự hồi quy biến cho từng tỷ lệ lạm phát,

Levin và đồng nghiệp (2004) có thể cho thấy rằng lạm phát mục tiêu đã được hữu ích
trong việc neo kỳ vọng lạm phát và giảm kiên trì lạm phát ở một nhóm nước áp dụng


17

lạm phát mục tiêu. Trong những lời chỉ trích của bài viết này, các tác giả không đưa ra
một số biện pháp để đảm bảo rằng các mẫu không áp dụng lạm phát mục tiêu gần
giống với mẫu lạm phát mục tiêu. Vấn đề với nghiên cứu của họ là mẫu các nước áp
dụng lạm phát mục tiêu bao gồm, nền kinh tế mở nhỏ trong khi mẫu không áp dụng các
nước áp dụng lạm phát mục tiêu lớn hơn, các nền kinh tế đóng. Sự khác biệt vốn có
trong các quốc gia này có thể giúp giải thích sự khác biệt trong việc thực hiện chế độ

lạm phát mục tiêu.
- Có một nhóm các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạm phát mục tiêu không dẫn

đến nhiều cải tiến như một lần tuyên bố. Ví dụ, Ball và Sheridan (2005) sử dụng một
sự khác biệt trong cách tiếp cận khác biệt cho một mẫu của các nước OECD và chỉ ra
rằng một khi hồi quy giá trị trung bình, không có bằng chứng đáng kể rằng lạm phát
mục tiêu đã thành công trong việc làm giảm lạm phát. Trong thực tế, Ball và Sheridan
(2005) thấy rằng các nước áp dụng lạm phát mục tiêu, trung bình, cho thấy không có sự
cải thiện về sản lượng, lạm phát, hoặc lãi suất đối với các nước mà đã chọn để theo
đuổi chính sách tiền tệ khác. Trong những lời chỉ trích của Ball và Sheridan (2005),
phương pháp áp dụng trong nghiên cứu của họ thất bại trong việc kiểm soát các nội
sinh và tự lựa chọn thiên vị. Việc lựa chọn một ngân hàng trung ương để lạm phát mục
tiêu là một sự lựa chọn nội sinh và được thực hiện vào những thời điểm khác nhau của
các quốc gia khác nhau. Phương pháp của họ, tuy nhiên, không khắc phục cho điều này
thông qua kế toán cho các hiệu ứng cố định quốc gia cụ thể và các hiệu ứng thời gian.
- Sử dụng phân tích và mô hình hóa sự can thiệp của lạm phát bằng cách sử

dụng dường như không liên quan hàng loạt các phương trình thời gian, Angeriz và
Arestis (2006) cho thấy các nước áp dụng lạm phát mục tiêu không có nhiều lợi ích về
mặt mức độ lạm phát như từng tuyên bố. Nghiên cứu một mẫu mười nước áp dụng lạm
phát mục tiêu, các tác giả có thể cho thấy rằng sự lựa chọn với mục tiêu lạm phát đã
được thông qua tại các quốc gia sau khi họ đã có thể giành quyền kiểm soát mức lạm


×