Tải bản đầy đủ (.docx) (170 trang)

Tác động của chất lượng thông tin báo cáo tài chính đến tính thanh khoản chứng khoán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.33 KB, 170 trang )

BỘ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------o0o----------

DƯƠNG THỊ NHÀN

TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN
CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


BỘ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------o0o----------

DƯƠNG THỊ NHÀN

TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN
CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kế toán


Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM NGỌC TOÀN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Tác động của chất lượng thông tin
báo cáo tài chính đến tính thanh khoản chứng khoán của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tài liệu tham khảo được
kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành với sự góp ý và hướng dẫn
của TS. Phạm Ngọc Toàn – Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế
TP.HCM.
Học viên thực hiện Luận văn

DƢƠNG THỊ NHÀN


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Câu hỏi nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Những đóng góp của luận văn
7. Kết cấu luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu chất lƣợng thông tin
BCTC và tính thanh khoản chứng khoán
1.1. Các nghiên cứu công bố trong nước
1.1.1. Tính thanh khoản chứng khoán
1.1.2. Chất lượng thông tin BCTC
1.1.2.1. Qúa trình tạo lập thông tin BCTC
1.1.2.2. Qúa trình trình bày và công bố thông tin
1.2. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài
1.2.1. Tính thanh khoản của chứng khoán
1.2.2. Chất lượng thông tin BCTC
1.3. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
2.1. Lý thuyết nền
2.1.1. Lý thuyết người đại diện


2.1.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
2.1.3. Lý thuyết tín hiệu
2.2. Tổng quan về chất lượng thông tin BCTC và tính thanh khoản của
chứng khoán
2.2.1. Chất lượng thông tin BCTC
2.2.1.1. Thông tin

2.2.1.2. Thông tin kế toán
2.2.1.3. Chất lượng thông tin
2.2.1.4. Đặc điểm chất lượng của thông tin
2.2.1.5. BCTC và chất lượng thông tin BCTC
2.2.2. Tính thanh khoản của chứng khoán
2.3. Mối quan hệ giữa chất lượng thông tin BCTC và tính thanh khoản
chứng khoán
2.4. Mô hình lý thuyết nghiên cứu
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp chung
3.1.2. Phương pháp cụ thể
3.1.3. Khung nghiên cứu của luận văn
3.2. Phương pháp định tính
3.3. Thiết kế nghiên cứu
3.3.1. Xây dựng thang đo tính thanh khoản chứng khoán
3.3.2. Xây dựng thang đo chất lượng thông tin BCTC và giả thuyết về chất
lượng thông tin BCTC tác động đến tính thanh khoản của chứng khoán
3.3.2.1. Thang đo đặc tính thích hợp (Relevance)
3.3.2.2. Thang đo đặc tính trình bày trung thực (Truth)
3.3.2.3. Thang đo đặc tính trình bày dễ hiểu (Comprehensible)
3.3.2.4. Thang đo đặc tính có thể so sánh (Comparable)
3.3.2.5. Thang đo đặc tính kịp thời (Timely)


3.3.2.6. Thang đo đặc tính có thể kiểm chứng được (Verifiability)
3.3.3. Mô hình hồi quy các đặc tính chất lượng thông tin BCTC tác động
đến tính thanh khoản của chứng khoán
3.3.4. Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập thông tin
3.3.5. Phương pháp cho điểm chất lượng BCTC

Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
4.1. Kết quả đánh giá thực trạng tính thanh khoản chứng khoán trong mối liên
hệ với chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết Việt Nam
4.1.1 Thực trạng tính thanh khoản chứng khoán các công ty niêm yết
4.1.2. Đánh giá chung về chất lượng thông tin BCTC và tính thanh khoản
chứng khoán của các công ty niêm yết
4.1.3. Đánh giá về tính thanh khoản chứng khoán của các công ty
niêm yết.
4.1.4

Đánh giá về các đặc tính của chất lượng thông tin BC

4.1.4.1 Đánh giá về đặc tính thích hợp
4.1.4.2 Đánh giá về đặc tính trình bày trung thực
4.1.4.3 Đánh giá về đặc tính có thể hiểu được
4.1.4.4 Đánh giá về đặc tính có thể so sánh
4.1.4.5 Đánh giá về đặc tính kịp thời
4.1.4.6 Đánh giá về đặc tính Có thể kiểm chứng
4.2. Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo chất lượng thông tin BCTC
và thang đo tính thanh khoản chứng khoán.
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach alpha.
4.2.2

Đánh giá giá trị thang đo – phân tích nhân tố khám p

4.2.3

Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu

4.2.4. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy

4.3 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội
4.3.1

Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư)

4.3.2

Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn


4.4.

Mô hình hồi quy của chất lượng thông tin BCTC tác động đến

thanh khoản chứng khoán tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
5.1.

Kết luận

5.2.

Kiến nghị

5.2.1 Đặc tính thông tin thích hợp
5.2.2 Đặc tính thông tin trình bày trung thực
5.2.3 Đặc tính thông tin được trình bày dễ hiểu
5.2.4. Đặc tính thông tin được trình bày có thể so sánh được
5.2.5. Đặc tính thông tin công bố kịp thời

5.2.6. Đặc tính thông tin có thể kiểm chứng
5.3.
Kết luận chung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC

: Báo cáo tài chính

BCTN

: Báo cáo thường niên

BKS

: Ban kiểm soát

FASB

: Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (Hoa Kỳ)

HĐQT

: Hội đồng quản trị


HNX

: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

IASB

: Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

TTCK

: Thị trường chứng khoán


Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10

Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16


Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 4.1
Hình 4.2


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
BCTC là một trong những kênh thông tin mà các công ty niêm yết được yêu

cầu cung cấp trên thị trường chứng khoán. Chất lượng thông tin được trình bày trên
đó là yếu tố quyết định cho thị trường tài chính hiệu quả. Một câu hỏi được đặt ra là
liệu thông tin trên BCTC đó được các công ty niêm yết cung cấp có ảnh hưởng như
thế nào đến quyết định của nhà đầu tư?
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều bước tiến để cùng hòa nhịp
với môi trường kinh doanh quốc tế, tất cả đang chuyển dịch theo hướng toàn cầu
hóa kèm theo đó là những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và lạm phát. Để theo
kịp tốc độ phát triển nhanh và sự cạnh tranh khốc liệt như tình hình hiện tại, các
công ty niêm yết đang cố gắng thỏa mãn ở mức tối đa những gì mà những đối tượng
sử dụng thông tin bên ngoài cần.
Khi áp dụng lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith vào thị trường chứng
khoán, người ta xem nó là sự kết hợp từ rất nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên chính là
doanh nghiệp và các thông tin mà doanh nghiệp này cung cấp. Những thông tin do
doanh nghiệp cung cấp được thể hiện trên các BCTC. Vậy có thể nói, những thông
tin được trình bày trên BCTC của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc kết
nối một công ty với rất nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau bên ngoài
doanh nghiệp, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp những
thông tin hữu ích, có thể giúp cho người sử dụng thông tin ra quyết định một cách
hợp lý, thỏa mãn mục tiêu của họ.
Chứng khoán là một loại hàng hóa vốn, rất trừu tượng và giá trị của nó không
liên quan đến hình thức vật lý mà dựa vào giá trị trong tương lai của nó. Việc này
đòi hỏi nhà đầu tư phải quan tâm nhiều đến đơn vị phát hành. Họ muốn biết rõ các
thông tin về đơn vị đó, như kết quả kinh doanh, tình hình chứng khoán…trước khi
quyết định mua hay bán chứng khoán. Trong một thị trường hiệu quả, giá các chứng
khoán không tách rời giá trị kinh tế mà các nhà đầu tư tính toán, ước tính cho chứng
khoán đó. Giá trị kinh tế của chứng khoán được xác định thông qua dự đoán


2


của các nhà đầu tư về rủi ro, lợi nhuận và sự không chắc chắn. Nếu giá của thị
trường chứng khoán có độ lệch so với giá trị kinh tế ước tính thì trong trường hợp
này, nhà đầu tư cố gắng đưa hai giá trị này tương thích với nhau. Vì vậy, khi có
thông tin mới được đưa vào thị trường thì thông tin này có thể sẽ ảnh hưởng đến
việc định giá giá trị kinh tế chứng khoán của nhà đầu tư và từ đó đưa ra quyết định
có mua hay bán chứng khoán hay không. Do đó, các thông tin này nếu có độ tin cậy
cao, dễ hiểu và có thể dự đoán được thì có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định lựa
chọn chứng khoán với kỳ hạn mong muốn của chính nhà đầu tư và một trong những
mong muốn mà luận văn muốn đề cập đến là thông tin ảnh hưởng đến tính thanh
khoản của thị trường chứng khoán như thế nào.
Tính thanh khoản chứng khoán chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó
thông tin trên BCTC được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Rất nhiều
nghiên cứu trên thế giới cho thấy với chất lượng thông tin trên BCTC cao có thể
giúp tăng tính thanh khoản chứng khoán cho các công ty. Vậy vấn đề này ở một
nước mà thị trường chứng khoán còn khá non trẻ như Việt Nam hiện nay thì sao?
Liệu rằng chất lượng của các thông tin được công bố trên BCTC của các DN niêm
yết có thực sự ảnh hưởng hay giúp ích gì nhiều cho các nhà đầu tư trong việc ra
quyết định? Đó chính là lý do luận văn nghiên cứu về vấn đề: “Tác động của chất
lƣợng thông tin Báo cáo tài chính đến tính thanh khoản của các công ty niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát: Luận văn nghiên cứu về chất lượng thông tin BCTC và tính

thanh khoản chứng khoán, từ đó đánh giá sự tác động của chất lượng thông tin
BCTC đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết tại thị trường chứng
khoán Việt Nam và đưa ra các kiến nghị phù hợp.
 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích thực trạng chất lượng thông tin BCTC và tính thanh khoản chứng

khoán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam



3

 Phân tích ảnh hưởng của chất lượng thông tin BCTC tới tính thanh khoản

chứng khoán.
 Đưa ra các giải pháp và đề xuất kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu.
3. Câu hỏi nghiên cứu

Từ những vấn đề được trình bày ở trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu như
đã giới thiệu, luận văn cần đặt ra 4 câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận nào để đánh giá chất lượng thông tin BCTC, tính
thanh khoản chứng khoán và mối quan hệ giữa chúng.
Câu hỏi 2: Tính thanh khoản chứng khoán các công ty niêm yết tại Việt Nam
đang được đánh giá ở mức độ nào?
Câu hỏi 3: Các yếu tố của chất lượng thông tin BCTC có tác động như thế
nào đến tính thanh khoản của chứng khoán các công ty niêm yết tại Việt Nam?
Câu hỏi 4: Giải pháp nào để nâng cao tính thanh khoản trong mối quan hệ
với chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là chất lượng thông tin BCTC và
tính thanh khoản của chứng khoán.
b. Phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng khảo sát là thông tin BCTC và tính thanh khoản chứng khoán các

công ty niêm yết tại HOSE và HNX tại thời điểm năm 2014
 Thời gian thực hiện nghiên cứu: năm 2015


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn hợp, bao gồm
phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính: được sử dụng để phỏng vấn các chuyên gia nhằm
khẳng định sự cần thiết của các thang đo đánh giá tính thanh khoản phù hợp với thị
trường Việt Nam, các thang đo để đánh giá chất lượng thông tin BCTC có tác động
đến tính thanh khoản.


4

Phương pháp định lượng: Thực hiện bằng cách khảo sát tính thanh khoản
chứng khoán các công ty niêm yết Việt Nam thông qua các thang đo tính thanh
khoản trong mối liên hệ với chất lượng thông tin BCTC. Đồng thời, luận văn sử
dụng mô hình hồi quy để tính giá sự tác động của các yếu tố chất lượng thông tin
BCTC đến tính thanh khoản chứng khoán
6. Những đóng góp của luận văn

Xem xét và đối chiếu với các nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa
học trước đây, luận văn đã đóng góp những vấn đề sau đây:
 Tác giả đã lược khảo những lý thuyết về chất lượng thông tin BCTC và tính

thanh khoản chứng khoán từ những nghiên cứu trước đây trên thế giới và Việt
Nam. Nội dung này bao gồm việc hệ thống hóa nền tảng lý thuyết chất lượng
thông tin BCTC và sự tương quan của nó tới tính thanh khoản chứng khoán.
Việc nghiên cứu này giúp các nhà nghiên cứu tiếp theo tiếp cận lý thuyết chất
lượng thông tin BCTC và tính thanh khoản một cách có hệ thống và dễ dàng
hơn.
 Về phương diện phương pháp nghiên cứu, luận văn đã xây dựng các thang đo


đã được kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin cậy và giá trị của chúng, từ đó
đo lường tính thanh khoản chứng khoản theo nghĩa rộng hướng đến sự hữu ích
đối với người sử dụng thông tin BCTC, điều này giúp các nhà nghiên cứu tại
Việt Nam có thêm bộ thang đó có giá trị và có độ tin cậy cao, giúp cho việc
đánh giá tính thanh khoản chứng khoán tại các công ty niêm yết Việt Nam
ngày càng hoàn thiện hơn.
 Từ thực trạng qua việc phân tích đánh giá các đặc tính chất lượng thông tin

BCTC và tính thanh khoản chứng khoán giúp các nhà hoạch định chính sách,
xây dựng luật pháp có cái nhìn sâu sắc hơn trong việc xây dựng luật pháp có
liên quan nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC cũng như tăng khả năng
thanh khoản chứng khoán cho các công ty niêm yết tại Việt Nam. Từ đó, các
công ty niêm yết sẽ tự hoàn chỉnh BCTC để nhằm thu hút đầu tư, tăng nguồn
vốn cho doanh nghiệp mình.


5

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu chất lượng thông tin BCTC và
tính thanh khoản chứng khoán
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao tính thanh khoản chứng
khoán trong mối liên hệ với chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết tại
Việt Nam



6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG
THÔNG TIN BCTC VÀ TÍNH THANH KHOẢN CHỨNG KHOÁN.

Trong phần này tác giả chỉ trình bày các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
và trên thế giới với nội dung liên quan đến tính thanh khoản và các yếu tố của chất
lượng thông tin kế toán có tác động đến tính thanh khoản. Khi tìm hiểu về sự tương
quan giữa chất lượng thông tin BCTC đối với tính thanh khoản, các nghiên cứu đã
tiếp cận các vấn đề theo nhiều hướng khác nhau:
 Góc độ chất lượng thông tin BCTC: các tác giả đã quan tâm đến tính hữu ích,

sự minh bạch, điều chỉnh lợi nhuận, công bố lại BCTC, gian lận BCTC, công
bố thông tin bắt buộc và tự nguyện.
 Góc độ tính thanh khoản chứng khoán: các nghiên cứu tập trung vào giá trị

thị trường và giá trị ghi sổ của chứng khoán, khối lượng giao dịch trung bình
theo từng thời kỳ, lợi nhuận trung bình thu được từ các chứng khoán.
1.1. Các nghiên cứu công bố trong nƣớc
1.1.1. Tính thanh khoản chứng khoán
Các nghiên cứu về tính thanh khoản chứng khoán ở Việt Nam hiện nay còn
khá hạn chế. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh là tính thanh
khoản của công ty nói chung và rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng. Tác giả điểm
qua một số nghiên cứu liên quan đến tình hình đầu tư chứng khoán và từ đó tác
động đến tính thanh khoản của chứng khoán.
Nguyễn Thanh Phương (2013) trong bài báo nghiên cứu về tài chính tiền tệ
có đề cập đến giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư khi vay để kinh doanh chứng
khoán, các nhà đầu tư cần nhận thức được rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Mỗi nhà

đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau và họ cần nắm được chính xác mức độ
chấp nhận rủi ro của mình. Ngoài ra, nhà đầu tư cần tuân thủ việc cắt lỗ, xác định
mất mát tối đa và có sự cắt lỗ hợp lý khi thị trường diễn biến không theo ý đồ đầu
tư. Quyết định để cắt lỗ là một quyết định khó, bởi khi bán để cắt lỗ, nhà đầu tư lỗ
thật (mất giá chứng khoán và chi phí trả lãi tiền vay). Vì vậy nhà đầu tư cần thiết lập
cho mình mức giá để cắt lỗ và tuân thủ nghiêm ngặt việc cắt lỗ để hạn chế rủi ro.


7

La Thị Kim Lan (2013) trong Luận văn thạc sĩ, tác giả đã nghiên cứu mối
quan hệ giữa chất lượng thông tin kế toán với rủi ro thanh khoản của cổ phiếu, kết
quả nghiên cứu cho thấy chất lượng thông tin kế toán có ảnh hưởng đến rủi ro thanh
khoản của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo nghiên cứu
này, có ba biến đại diện cho chất lượng thông tin tác động đến rủi ro thanh khoản
của thị trường chứng khoán Việt Nam là lợi nhuận bền vững, độ tin cậy của dự đoán
lợi nhuận, mô hình định giá lợi nhuận, còn biến không tác động là độ tin cậy của
thông tin báo cáo.
Đỗ Hoài Giang (2003) trong luận văn thạc sĩ, tác giả nghiên cứu về rủi ro
trên thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện thông tin không cân xứng, lựa chọn
đối nghịch và rủi ro đạo đức là những vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm và có vai trò
quan trọng trong các giao dịch kinh tế, đặc biệt là các giao dịch tài chính. Tuy nhiên,
công tác thông tin trên thị trường chứng khoán chưa thực sự được các công ty coi
trọng. Những hạn chế đó đã dẫn đến chất lượng thông tin trên thị trường còn thấp và
kết quả là đã có nhiều biểu hiện của lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị
trường. Qua đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm cân bằng hoá thông tin
giữa các nhà đầu tư trên thị trường. Mặc dù vậy, bài nghiên cứu vẫn còn hạn chế
trong việc vận dụng các mô hình toán kinh tế để tách riêng tác động của thông tin
không cân xứng tới hoạt động của thị trường, trên cả phương diện lý thuyết và thực
tế.

1.1.2. Chất lƣợng thông tin BCTC
BCTC là quá trình lập, trình bày và công bố. Hầu như các nghiên cứu trong
nước tập trung vào các khía cạnh khác nhau của thông tin BCTC. Vì vậy, luận văn
sẽ xem xét các nghiên cứu trong nước theo từng hoạt động của quá trình này.
1.1.2.1. Qúa trình tạo lập thông tin BCTC
Qúa trình tạo lập thông tin BCTC được bắt đầu từ việc ghi nhận các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh thông qua hệ thống xử lý nghiệp vụ của hệ thống kế toán, đảm
bảo các nghiệp vụ ghi nhận phù hợp với các quy định, chuẩn mực kế toán hiện
hành. Như vậy, thông tin BCTC sẽ phụ thuộc vào việc xử lý của hệ thống kế toán


8

và các quy định, chuẩn mực được ban hành. Tổng hợp các nghiên cứu của các tác
giả trong nước về vấn đề này như sau:
Võ Văn Nhị (2011), trong nghiên cứu đề tài cấp bộ, tác giả đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân
tích và tiếp cận mục tiêu, đã đánh giá thực trạng các quy định pháp lý có liên quan
đến kế toán được áp dụng cho các doanh nghiệp như: luật kế toán, chuẩn mực và
chế độ kế toán, đồng thời qua đó đánh giá thực trạng tình hình thực hiện công tác kế
toán của các doanh nghiệp Việt Nam để đưa ra các nguyên nhân tồn tại về hệ thống
pháp lý cũng như quá trình thực hiện công tác kế toán của doanh nghiệp. Từ thực
trạng đã phân tích, tác giả cho rằng để nâng cao chất lượng thông tin kế toán cần
nâng cao chất lượng những nội dung có liên quan của hệ thống pháp lý về kế toán
và nâng cao chất lượng công tác kế toán của doanh nghiệp.
Nguyễn Bích Liên (2012) với đề tài trong luận án tiến sĩ “Xác định và kiểm
soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng
dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt
Nam”, tác giả cho rằng quan điểm của FASB, IASB và chuẩn mực kế toán Việt
Nam đều cho rằng chất lượng thông tin kế toán đồng nghĩa với chất lượng BCTC.

Tuy nhiên, quan điểm chất lượng thông tin của tác giả trong môi trường công nghệ
thông tin được xác định bởi các tiêu chuẩn: hiện hữu, hiệu quả, bảo mật, toàn vẹn,
sẵn sàng, tuân thủ và đáng tin cậy. Các tiêu chuẩn liên quan gắn liền với các chuẩn
mực kế toán đề cập trong bài nghiên cứu nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của luận
văn này. Bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào năng lực ứng dụng công nghệ thông
tin cho quy trình xử lý các thông tin kế toán và chất lượng thông tin kế toán phụ
thuộc vào ứng dụng hệ thống thông tin này.
1.1.2.2. Qúa trình trình bày và công bố thông tin
Liên quan đến quá trình trình bày và công bố thông tin, các tác giả nghiên
cứu tập trung về những lĩnh vực như sự minh bạch, hình thức và nội dung của thông
tin được công bố, đại diện các nghiên cứu này gồm:


9

Nguyễn Thị Hồng Oanh (2008), với bài luận văn thạc sĩ của mình, tác giả đã
khảo sát thực tế các nhà đầu tư về những thông tin trên BCTC mà nhà đầu tư quan
tâm, dựa vào đó tác giả xem xét khả năng thỏa mãn của nhà đầu tư khi sử dụng các
thông tin này. Từ đó đưa đến kết luận, vấn đề trình bày và công bố thông tin BCTC
của các công ty niêm yết chưa thực sự hữu ích đối với các nhà đầu tư như: việc tính
toán các số liệu tài chính khó khăn, thiếu thông tin, tiếp cận thông tin khó khăn và
thông tin được công bố chưa kịp thời.
Nguyễn Đình Hùng (2010), trong luận án tiến sĩ, tác giả xác định sự minh
bạch thông tin tài chính có thể xem là sự sẵn có của các thông tin tài chính cho
người sử dụng và nó được thể hiện qua các đặc tính: sự kịp thời, sự thuận tiện, sự
chính xác, sự đầy đủ và sự nhất quán. Tác giả xác định 6 yếu tố kiểm soát sự minh
bạch: Hệ thống chuẩn mực kế toán, quy định liên quan đến công bố BCTC, Hệ
thống kiểm soát nội bộ, Ban giám đốc, Kiểm toán độc lập và Ban kiểm soát. Từ việc
khảo sát sự tác động của 6 yếu tố này đến các đặc tính của sự minh bạch các công ty
niêm yết tại Việt Nam, tác giả đưa ra những kiến nghị liên quan đến 6 yếu tố để tăng

cường sự minh bạch thông tin tài chính các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Lê Trường Vinh (2008) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh
bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư”. Trong
nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra 2 nhóm đặc điểm ảnh hưởng đến mức độ
công bố thông tin. Loại thứ nhất bao gồm các đặc điểm thuộc về tài chính và loại
thứ hai là các đặc điểm thuộc về quản trị doanh nghiệp. Những đặc điểm thuộc về
tài chính bao gồm: quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tình hình tài chính, tài
sản cầm cố, hiệu quả sử dụng tài sản. Những đặc điểm về quản trị doanh nghiệp:
mức độ tập trung vốn chủ sở hữu, cơ cấu HĐQT, quy mô HĐQT. Và do giới hạn về
đề tài nên tác giả chỉ đi sâu vào tìm hiểu về nhóm đặc điểm tài chính ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin.
Ngoài ra, năm 2011 trong bài viết của tác giả Đặng Thị Thúy Hằng, tác giả
quan tâm đến công bố thông tin ở một góc độ khác về công bố thông tin kế toán.


10

Tác giả xem xét thông tin mà doanh nghiệp công bố dưới hai góc độ là thông tin bắt
buộc và thông tin tự nguyện. Qua đó, đã đánh giá thực trạng công bố thông tin kế
toán các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam thông qua các yếu tố như: tính kịp
thời, sử dụng giá trị hiện tại trong kế toán, chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm
toán và công bố các thông tin tự nguyện. Tác giả cho rằng những yếu tố trên đã làm
hạn chế chất lượng thông tin kế toán và đã đưa ra những kiến nghị có liên quan
nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán.
1.2. Các nghiên cứu công bố ở nƣớc ngoài
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá tính thanh khoản và chất
lượng thông tin BCTC, nên các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đứng dưới nhiều góc
độ khác nhau và tìm ra được các bằng chứng cho thấy sự tác động của chất lượng
thông tin BCTC đến tính thanh khoản chứng khoán. Luận văn trình bày các nghiên
cứu điển hình dưới đây.

1.2.1. Tính thanh khoản của chứng khoán
Jamei, Reza và các cộng sự (năm 2012) với nghiên cứu về Tác động của chất
lượng thông tin kế toán tới Rủi ro thanh khoản của công ty niêm yết chứng khoán
tại Tehran Stock Exchange. Nghiên cứu này đã sử dụng sự tương quan và mô hình
hồi quy đa biến để nghiên cứu tác động chất lượng thông tin kế toán trên thanh
khoản. Kết quả của các thử nghiệm giả thuyết nghiên cứu cho thấy, chất lượng
thông tin kế toán có thể ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của cổ phiếu các công ty
được niêm yết tại sàn chứng khoán Tehran và tăng các thuộc tính chất lượng của
thông tin có thể là một lý do trong việc giảm rủi ro thanh khoản về cổ phiếu.
Trong năm 2008, Jeffrey Ng với một nghiên cứu việc xem xét các tác động
của chất lượng thông tin tới rủi ro thanh khoản, rằng có một mối quan hệ tiêu cực
giữa chất lượng thông tin và rủi ro thanh khoản, như vậy với chất lượng thông tin
cao hơn sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản sẽ được giảm xuống, hay tính thanh khoản
được tăng lên.
Trong năm 2009, Biddle, Gary C., Gilles Hilary, and Rodrigo S. Verdi với
nghiên cứu về vấn đề các báo cáo tài chính có thể liên quan đến đầu tư như thế


11

nào?, họ phát hiện ra rằng, có một mối quan hệ tích cực giữa chất lượng của thông
tin BCTC và hiệu quả đầu tư, đồng thời các công ty có thể có một sự đầu tư hiệu
quả với sự gia tăng thông tin BCTC của họ.
Trong năm 2010, Ali Rahmani, Seyed Ali Hoseini và Narges Rezapour trong
nghiên cứu về quan hệ sở hữu chế và thanh khoản cổ phiếu trong Iran, chỉ ra rằng
có một mối quan hệ tích cực giữa các sở hữu tổ chức và tính thanh khoản cổ phiếu,
ngoài ra mức độ tập trung của sở hữu tổ chức gây ra thanh khoản cổ phiếu trong
công ty giảm. Trong nghiên cứu của họ, mối quan hệ này đã được quan sát thấy
trong trường hợp của các tiêu chí giao dịch như quy mô giao dịch và tiêu chí
Amihud về các tiêu chí thông tin như mức chênh lệch giá chứng khoán giữa cung và

cầu.
Nekounam và các cộng sự (năm 2012) có bài nghiên cứu về mối quan hệ
giữa cơ cấu sở hữu với tính thanh khoản cổ phiếu. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng
của cơ cấu sở hữu được xem xét ở hai khía cạnh là hình thức sở hữu và tập trung
quyền sở hữu tác động đến tính thanh khoản. Mẫu khảo sát gồm 74 công ty, là các
thành viên của sàn giao dịch chứng khoán tại Tehran, đã được lựa chọn trong
khoảng thời gian 5 năm (2005-2009). Mô hình hồi quy tuyến tính với mức độ tin
cậy 95%, sử dụng phần mềm Excel và SPSS để kiểm tra các giả định và nghiên cứu
về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu (biến độc lập) và thanh khoản (biến phụ thuộc).
Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa mức độ thể chế quyền sở hữu, mức độ quyền sở
hữu quản lý và mức độ sở hữu tập trung có tác động tiêu cực đến tính thanh khoản.
Ngoài ra còn có tác động tích cực trong mối quan hệ giữa mức độ sở hữu tổ chức và
tính thanh khoản.
Tới năm 2013, cũng nghiên cứu tại Tehran, 28. Maryam và Kolthoum đã có
bài nghiên cứu về tính thanh khoản. Bài nghiên cứu này cũng tương tự như nghiên
cứu của Nekounam và các cộng sự (2012), cho kết quả có mối quan hệ tiêu cực
đáng kể tồn tại giữa sự tập trung quyền sở hữu và tính thanh khoản, mối quan hệ
tích cực đáng kể tồn tại giữa sở hữu tổ chức và tính thanh khoản và cuối cùng là sự
tác động tích cực không đáng kể giữa quyền sở hữu quản lý và tính thanh khoản.


12

Cũng trong năm 2013, Karkon và cộng sự đã có cuộc điều tra mối quan hệ
giữa chất lượng công bố trong hệ thống thông tin và tính thanh khoản chứng khoán.
Về vấn đề này, quy mô doanh nghiệp được coi là các biến kiểm soát. Chất lượng
công bố thông tin được đo bằng cách sử dụng điểm số mà Tổ chức Chứng khoán và
giao dịch tại Tehran xác định cho các công ty, được thực hiện thông qua các báo cáo
về "chất lượng Công bố và thông tin thích hợp. Các điểm số từ 0 đến 100. 4 biến
tiêu chí bao gồm cả số lượng cổ phiếu được giao dịch, tỷ lệ thu nhập cổ phiếu, khối

lượng giao dịch chứng khoán tại Rial, và giá trị của cổ phiếu được giao dịch đã
được sử dụng để đo lường khả năng thanh khoản. Nghiên cứu lấy mẫu bao gồm 70
công ty trong giai đoạn 2006 đến 2011. Xét trong vòng 5 tài chính năm cho mỗi
công ty, nghiên cứu này bao gồm các dữ liệu của 350 công ty trong năm. Các kết
quả phân tích dữ liệu cho thấy một tương quan tích cực giữa quy mô doanh nghiệp
và thanh khoản chứng khoán. Tức là kết quả của mối quan hệ giữa ba biến số tiêu
chí bao gồm cả số lượng cổ phiếu được giao dịch, khối lượng giao dịch chứng
khoán tại Rial và giá trị của cổ phiếu được giao dịch. Tuy nhiên, kết quả cho thấy
không có mối tương quan giữa chất lượng công bố thông tin và tính thanh khoản
chứng khoán. Điều này có ý nghĩa là kết quả của sự thiếu tương quan đáng kể giữa
ba biến thanh khoản bao gồm cả số lượng cổ phiếu được giao dịch, tỷ lệ doanh thu
cổ phiếu và khối lượng giao dịch chứng khoán tại Rial.
Ahmad Mohammady (2011) thực hiện nghiên cứu “Các đặc tính của lợi
nhuận kế toán và thu nhập của cổ phiếu” vào năm 2011. Dữ liệu nghiên cứu là các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Terhan từ năm 1998 đến 2009. Nghiên
cứu này được thiết kế để điều tra mối quan hệ giữa các đặc tính của thu nhập kế
toán và lợi nhuận của cổ phiếu bằng các mô hình hồi quy. Nghiên cứu này thu được
kết quả: Thuộc tính của chất lượng thu nhập có liên quan tới lợi nhuận cổ phiếu, các
thuộc tính phù hợp của chất lượng thu nhập giải thích rõ hơn lợi nhuận của cổ phiếu
hơn là thuộc tính độ tin cậy của chất lượng thu nhập, lợi nhuận của cổ phiếu có liên
kết đồng biến với chất lượng thu nhập.


13

1.2.2. Chất lƣợng thông tin BCTC
Trên thế giới còn có các nghiên cứu tập trung về chất lượng thông tin BCTC.
Quan điểm của các nhà nghiên cứu này xem chất lượng thông tin BCTC dựa trên
các đặc tính chất lượng của FASB và IASB. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là
“hoạt động hóa” các đặc tính chất lượng, về vấn đề này có các nghiên cứu sau:

Maines .L.A và James (2006) nghiên cứu về đặc tính “đáng tin cậy” của
thông tin BCTC. Tác giả sử dụng phương pháp để đánh giá về đặc tính đáng tin cậy
của thông tin BCTC bao gồm:
o

So sánh các số liệu kế toán với chuẩn mực kế toán

o

Xem xét vấn đề công bố lại thông tin kế toán

o

So sánh các ước tính kế toán và nhận biết dòng tiền trong tương lai

o

Thông qua việc sử dụng các thông tin kế toán để nhận biết sự đáng tin
cậy của những thông tin này.

Mục đích của nghiên cứu này nhằm giúp cho các nhà xây dựng chuẩn mực, người
sử dụng xác định những yếu tố góp phần tăng “độ tin cậy” của thông tin BCTC.
Khodadady, Davood, và M. Kumaraswamy. (2012) nghiên cứu về đặc tính
“sự thích hợp” thông tin BCTC của 49 ngân hàng tại Ấn Độ, bao gồm 27 ngân hàng
thuộc sở hữu nhà nước và 22 ngân hàng tư nhân. Tác giả sử dụng thang đo Likerk 5
điểm để đo lường danh mục gồm 14 yếu tố có ảnh hưởng đến sự thích hợp của
thông tin BCTC, trong đó có 10 yếu tố liên quan đến giá trị dự báo và 4 yếu tố liên
quan đến giá trị xác nhận. Kết luận của tác giả là thông tin BCTC của ngân hàng tư
nhân thích hợp hơn thông tin BCTC của ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước.
Khác với những nghiên cứu đặc tính chất lượng riêng lẻ của thông tin BCTC

nêu trên, nhóm tác giả khác nghiên cứu chất lượng thông tin BCTC thông qua việc
đo lường các đặc tính dựa trên quan điểm của FASB và IASB. Phương pháp này
chủ yếu là đo lường trên cơ sở các khái niệm.
Đầu tiên là nghiên cứu của Jonas và Blanchet (2000), trong nghiên cứu này
tác giả đã xây dựng các yếu tố tạo nên 11 đặc tính chất lượng thông tin BCTC theo
FASB. Từ đó, Geert Braam và các cộng sự (2009 và 2013) phát triển nghiên cứu


14

của mình để đo lường chất lượng thông tin BCTC của Anh và Mỹ bằng phương
pháp “hoạt động hóa” các đặc tính chất lượng để đánh giá những thông tin tài chính
và phi tài chính nhằm xác định tính hữu ích của chúng.
1.3. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu
Sau khi xem xét tổng quan các nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài
nước có liên quan tương đối đến vấn đề của đề tài luận văn, tác giả có thể kế thừa
một số đặc điểm như:
 Mối quan hệ giữa chất lượng thông tin kế toán với rủi ro thanh khoản của cổ

phiếu.
 Mối quan hệ tích cực giữa chất lượng thông tin BCTC và hiệu quả đầu tư,

Những thông tin nào trên BCTC mà nhà đầu tư quan tâm.
 Các nhân tố tác động lên tính thanh khoản chứng khoán

Đồng thời, tác giả có một số nhận xét sau:
 Khái niệm chất lượng thông tin BCTC được các nghiên cứu xem xét trên

nhiều khía cạnh khác nhau, mang tính riêng lẻ, từ đó việc đo lường chất
lượng thông tin BCTC chỉ ở mức độ các thông tin tài chính và mức độ công

bố, chưa phản ánh được chất lượng thông tin BCTC toàn diện theo hướng
tính hữu ích của thông tin nhằm giúp người sử dụng thông tin BCTC ra quyết
định.
 Liên quan đến tính thanh khoản chứng khoán, các nghiên cứu trong nước còn

khá hạn chế, các nghiên cứu nước ngoài có đề cập đến sự tác động đến tính
thanh khoản nhưng đang tập trung nhiều vào mối quan hệ với các thông tin
tài chính.
Từ đó, tác giả bổ sung thêm những điểm mới trong nghiên cứu như:
 Phản ánh chất lượng thông tin BCTC toàn diện theo hướng tính hữu ích của

thông tin nhằm giúp người sử dụng thông tin BCTC ra quyết định.
 Xây dựng thang đo về tính thanh khoản chứng khoán cho các công ty niêm

yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam một cách rõ ràng hơn.


15

 Không chỉ dừng lại ở các thông tin tài chính, luận văn còn đào sâu nghiên

cứu về mối quan hệ giữa các thông tin kế toán được phản ánh trên trên
BCTC với tính thanh khoản chứng khoán.
Kết luận chƣơng 1
Nội dung chính của chương này nhằm đánh giá một cách tổng quan về bức
tranh tổng thể các nghiên cứu khác nhau trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp
hay gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Từ đó, giúp tác giả nhận thấy
được khoảng trống của các nghiên cứu và làm nền tảng để thực hiện các bước tiếp
theo của luận văn.
Việc tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày

theo hai phần lần lượt trong nước và ngoài nước trên cơ sở chọn lọc các nghiên cứu
tiêu biểu đã được nêu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn. Qua những
nội dung đã trình bày trong chương này, cho thấy vấn đề nghiên cứu về chất lượng
thông tin BCTC tác động đến tính thanh khoản chứng khoán là một vấn đề khá mới
mẻ và cần thiết tại Việt Nam trong quá trình hội nhập.


×