Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Ứng dụng mô hình logistic trong xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.29 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
===0O0===

LÊ THỊ MINH NGỌC

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG TÍN
DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
===0O0===

LÊ THỊ MINH NGỌC

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC
TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG

TP Hồ Chí Minh, năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan số liệu trong bài nghiên cứu này là chính xác, trung thực
và đề tài “Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam” được trình bày là
nghiên cứu của tác giả, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Đề tài nghiên cứu được hoàn thành với sự giúp đỡ của các Ngân hàng
Thương mại cổ phần tại Việt Nam. Tác giả chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của PGS.TS. Trương Thị Hồng, tác giả cũng cảm ơn các nhà nghiên cứu mà tác
giả đã trích dẫn trong đề tài, các nhà quản trị của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Xuất Nhập khẩu Việt Nam đã giúp đỡ tác giả trong việc tiếp cận số liệu nghiên cứu.
Việc công bố một số thông tin mang tính nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến
hoạt động của các Ngân hàng Thương mại cổ phần nên tác giả đã rất cân nhắc khi
đưa số liệu vào đề tài nghiêm cứu và mong các tổ chức có liên quan thông cảm để
tác giả hoàn thành tốt nghiên cứu này.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC MÔ HÌNH, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu luận văn

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.....1
1.1 TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN...........1
1.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân.................................................. 1
1.1.2 Vai trò của xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng...........2
1.1.3 Sự cần thiết của xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân....................................... 2
1.1.4 Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân.................................................... 3
1.1.4.1 Thu thập thông tin....................................................................................................... 3
1.1.4.2 Phân tích, đánh giá và xếp hạng tín dụng khách hàng................................... 4
1.1.4.3 Giám sát sau xếp hạng............................................................................................... 4
1.1.5 Các phương pháp đánh giá, xếp hạng tín dụng cá nhân........................................ 4
1.1.5.1 Nhóm phương pháp chuyên gia............................................................................. 4
1.1.5.2 Nhóm các phương pháp mô hình hóa.................................................................. 4
1.1.5.3 Nhóm phương pháp kết hợp.................................................................................... 5


1.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN............................................................................................................................... 5
1.2.1 Một số nghiên cứu về xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân............5
1.2.2 Mô hình điểm số tín dụng khách hàng cá nhân của các tổ chức xếp hạng tín

dụng trên thế giới............................................................................................................................. 7
1.2.2.1 Mô hình điểm số tín dụng khách hàng cá nhân của FICO........................... 7
1.2.2.2 Mô hình xếp hạng tín dụng của Standard & Poor's, Moody's Investor
Service và Fitch Rating............................................................................................................ 8
1.2.3 Mô hình Logistic................................................................................................................ 10
1.3 KINH NGHIỆM XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
MỘT SỐ NGÂN HÀNG VIỆT NAM........................................................................................ 12
1.3.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam........................................................................ 12
1.3.1.1 Quy trình chấm điểm khách hàng cá nhân....................................................... 12
1.3.1.2 Chấm điểm tín dụng khách hàng......................................................................... 13
1.3.1.3 Chấm điểm tài sản đảm bảo của khách hàng.................................................. 14
1.3.1.4 Đánh giá rủi ro đối với khách hàng.................................................................... 15
1.3.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương
mại cổ phần Công Thương Việt Nam.................................................................................... 17
1.3.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương
mại cổ phần Á Châu..................................................................................................................... 19
1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng
khách hàng cá nhân của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam................22
1.3.4.1 Về phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng............................. 22
1.3.4.2 Về bộ chỉ tiêu đánh giá trong hệ thống xếp hạng tín dụng........................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................................ 24


Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG
XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM......................25
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM............................................................................................................................ 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển............................................................................... 25

2.1.2 Cơ cấu tổ chức..................................................................................................................... 26
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động........................................................................................................... 27
2.1.3.1 Về nghiệp vụ huy động........................................................................................... 27
2.1.3.2 Về nghiệp vụ tín dụng............................................................................................. 27
2.1.3.3 Về dịch vụ thẻ............................................................................................................. 27
2.1.3.4 Về các dịch vụ khác của ngân hàng................................................................... 27
2.1.4 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Eximbank..28
2.1.4.1 Cơ cấu tín dụng của Eximbank............................................................................ 29
2.1.4.2 Thực trạng cho vay cá nhân tại Eximbank...................................................... 29
2.2. THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ......32
2.2.1 Quy định về xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam............................................................................................................................... 32
2.2.2 Quy định chung xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của Eximbank.....33
2.2.2.1 Định nghĩa.................................................................................................................... 33
2.2.2.2 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng khách hàng...................................................... 34
2.2.2.3 Quy định về hồ sơ khách hàng............................................................................. 34
2.2.2.4 Sử dụng kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ...........................35
2.2.3 Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank........................35
2.2.3.1 Đối tượng và nội dung chấm điểm xếp hạng tín dụng................................ 35


2.2.3.2 Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng.......................................................... 36
2.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank
........................................................................................................................ 39
2.2.3.4 Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của
Eximbank.................................................................................................................................... 41
2.2.4 Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của Eximbank
............................................................................................................................ 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................................ 43

Chương 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG TÍN
DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM............................................................................... 41
3.1 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI EXIMBANK.................................................................... 44
3.1.1 Thu thập dữ liệu.................................................................................................................. 44
3.1.2 Phân tích các chỉ tiêu lựa chọn để ứng dụng mô hình Logistic........................ 44
3.1.3 Thống kê mô tả................................................................................................................... 46
3.1.4 Đánh giá tương quan của các biến định lượng....................................................... 48
3.1.5 Ước lượng mô hình Hồi quy Logistic........................................................................ 49
3.1.6 Kiểm định độ phù hợp của mô hình............................................................................ 50
3.1.7 Mô hình Logistic cho xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank
50
3.1.8 So sánh với kết quả xếp hạng tín dụng của Eximbank........................................ 51
3.2 ĐÁNH GIÁ VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP
HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI EXIMBANK...........................51
3.2.1 Điểm tích cực...................................................................................................................... 51
3.2.2 Điểm hạn chế....................................................................................................................... 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................................ 53


Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC
TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM..................................... 54
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015........................................... 54
4.2. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ỨNG DỤNG MÔ HÌNH
LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ......56
4.2.1 Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam...........56

4.2.1.1 Đánh giá và nhận xét............................................................................................... 56
4.2.1.2 Đề xuất giải pháp để ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín
dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank.......................................................................... 58
4.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước....................................................................................... 60
4.2.3 Đối với khách hàng........................................................................................................... 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................................ 62
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 63
Danh mục tài liệu tham khảo.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Huyền Thanh và Stefanie Kleimeier
năm 2006.
Phụ lục 2: Nghiên cứu của nhóm tác giả Vương Quân Hoàng và cộng sự năm 2006.
Phụ lục 3: Các tiêu chí chấm điển tín dụng khách hàng và trọng số của tiêu chí trong
mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của Eximbank
Phụ lục 4: Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu bằng phần mềm thống kê SPSS


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACB

: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu.

BIDV

: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ernst & Young

: Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.


Eximbank

: Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam.

FICO

: Fair Isaac Corporation.

KH

: Khách hàng.

Merrill Lynch

: Bộ phận quản lý tài sản của Bank of America

NHTMCP

: Ngân hàng Thương mại cổ phần.

Techcombank

: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương.

Vietinbank

: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

BẢNG BIỂU:
Bảng 1: Dự báo độ chính xác với mức ý nghĩa 5% theo nghiên cứu của tác giả
Đinh Thị Huyền Thanh và Stefanie Kleimeier năm 2006..................................................... 6
Bảng 2: Dự báo độ chính xác với mức ý nghĩa 5% theo nghiên cứu của tác giả
Vương Quân Hoàng và cộng sự năm 2006................................................................................. 7
Bảng 3: Cấu trúc mô hình điểm số tín dụng của FICO.......................................................... 8
Bảng 4: Tương quan các mức xếp hạng của Standard & Poor’s, Moody’s Investor
Service và Fitch Rating....................................................................................................................... 9
Bảng 5: Các tiêu chí chấm điểm tín dụng khách hàng trong mô hình xếp hạng tín
dụng của BIDV.................................................................................................................................... 13
Bảng 6: Phân loại rủi ro tín dụng trong mô hình xếp hạng tín dụng của BIDV.........14
Bảng 7: Các tiêu chí chấm điểm tài sản đảm bảo trong mô hình xếp hạng tín dụng
khách hàng của BIDV....................................................................................................................... 15
Bảng 8: Phân loại rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo của khách hàng trong mô
hình xếp hạng tín dụng của BIDV................................................................................................ 15
Bảng 9: Ma trận đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng trong mô hình
xếp hạng tín dụng của BIDV.......................................................................................................... 16
Bảng 10: Các tiêu chí chấm điểm tín dụng khách hàng trong mô hình xếp hạng tín
dụng của Vietinbank.......................................................................................................................... 17
Bảng 11: Phân loại rủi ro theo hạng tín dụng trong mô hình xếp hạng tín dụng của
Vietinbank............................................................................................................................................. 18
Bảng 12: Các chỉ tiêu chấm điểm tín dụng khách hàng trong mô hình xếp hạng tín
dụng của ACB...................................................................................................................................... 19
Bảng 13: Phân loại rủi ro theo hạng tín dụng trong mô hình xếp hạng tín dụng của
ACB......................................................................................................................................................... 21
Bảng 14: Bảng chỉ số tài chính của Eximbank từ năm 2009 – 2012..............................28



Bảng 15: Bảng cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của Eximbank từ
năm 2010 – tháng 9/2013................................................................................................................ 29
Bảng 16: Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân từ năm 2010 đến tháng 9/2013.....................30
Bảng 17: Doanh số thu lãi từ cho vay cá nhân của Eximbank từ năm 2009 đến
tháng 9/2013......................................................................................................................................... 31
Bảng 18: Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân từ năm 2010 đến tháng 9/2013 phân theo
nhóm nợ.................................................................................................................................................. 32
Bảng 19: Trọng số của từng nhóm chỉ tiêu trong mô hình xếp hạng tín dụng khách
hàng cá nhân của Eximbank........................................................................................................... 37
Bảng 20: Các nhóm xếp hạng khách hàng trong mô hình xếp hạng tín dụng khách
hàng cá nhân của Eximbank........................................................................................................... 38
Bảng 21: Thống kê kết quả xếp hạng tín dụng của Eximbank đến Quý III/2013.....42
Bảng 22: Danh sách các biến độc lập trong mô hình Logistic ứng dụng tại
Eximbank............................................................................................................................................... 45
Bảng 23: Bảng thống kê mô tả các biến độc lập của mô hình Logistic ứng dụng tại
Eximbank............................................................................................................................................... 46
Bảng 24: Bảng đánh giá tương quan giữa các biến định lương của mô hình
Logistic ứng dụng tại Eximbank................................................................................................... 48
Bảng 25: Các hệ số thống kê để đánh giá mô hình của lần ước lượng thứ 1...............49
Bảng 26: Các hệ số thống kê để đánh giá mô hình của lần ước lượng thứ 2...............50
Bảng 27: Kiểm định tổng thể - phân tích phương sai........................................................... 50
Bảng 28: Xếp hạng khách hàng theo xác suất trả nợ từ việc ứng dụng mô hình
Logistic vào xếp hạng khách hàng cá nhân tại Eximbank.................................................. 51
MÔ HÌNH
Mô hình 1: Quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng của BIDV.................................. 12
Mô hình 2: Biểu đồ diễn biến số lượng khách hàng và dư nợ cho vay cá nhân của
Eximbank từ năm 2009 đến tháng 9/2013................................................................................ 30
Mô hình 3: Quy trình xếp hạng tín dụng cá nhân của Eximbank..................................... 37



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Dân số Việt Nam đa phần là đang ở độ tuổi trẻ, có thu nhập và phong cách sống
hiện đại do đó nhu cầu mua sắm, tiêu dùng là khá lớn. Chính vì vậy, những năm gần
đây, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang chuyển dần sang phát triển thành các
ngân hàng bán lẻ, tập trung vào những đối tượng khách hàng cá nhân, có thu nhập ổn
định, số tiền vay không lớn. Tuy nhiên, với số lượng khách hàng lớn như vậy, làm thế
nào để các Ngân hàng có thể rút ngắn được quá trình xét duyệt cho vay, đáp ứng nhu
cầu của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng?

Xếp hạng tín dụng khách hàng đang là một trong những biện pháp quan
trọng mà các Ngân hàng quan tâm phát triển để đáp ứng cho nhu cầu trên.
Đa số các Ngân hàng đã tự xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín
dụng riêng và thực hiện xếp hạng, tuy nhiên, thực tế cho thấy, xếp hạng tín dụng tại
các Ngân hàng chưa mang lại hiệu quả cao, chưa có tính thực tiễn, còn mang tính
chủ quan, phụ thuộc nhiều vào cảm tính của cán bộ tín dụng.
Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank),
tín dụng bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân đang là định hướng phát triển hiện tại
và trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, hiện tại, xếp hạng tín dụng tại Eximbank chỉ
mang tính chất tham khảo, chưa được xem là cơ sở quyết định đối với việc cấp tín
dụng cho khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân. Mặt khác, hệ thống
xếp hạng tín dụng của Eximbank được xây dựng dựa theo phương pháp chuyên gia
kết hợp với mô hình điểm số, phụ thuộc nhiều vào năng lực và ý chí chủ quan của
cán bộ đánh giá xếp hạng, điều này là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng
rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.
Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài “Ứng dụng mô hình Logistic trong
xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất
Nhập khẩu Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.



2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Đề tài nghiên cứu nhằm giải thích rõ những

vấn đề sau:
 Tìm hiểu về tín dụng và xếp hạng tín dụng, các phương pháp đánh giá

xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng Thương mại.
 Tìm hiểu hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam.
 Ứng dụng mô hình Logistic trong việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách

hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Hệ thống xếp hạng tín dụng khách

hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam và các
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu: Các khách hàng cá nhân vay vốn tại Ngân hàng

Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam từ năm 2009 đến nay, sinh sống và
làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên các phương

pháp sau:
 Phương pháp phân tích và tổng hợp để so sánh hệ thống xếp hạng tín

dụng khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng Thương mại.
 Phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng phần mền xử lý dữ liệu

thống kê SPSS để đánh giá các yếu tố tác động đến hạng tín dụng trong việc xếp

hạng khách hàng cá nhân tại Eximbank.
5. Kết cấu luận văn: Nội dung luận văn bao gồm 03 chương:
 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại

Ngân hàng thương mại và mô hình nghiên cứu.
 Chương 2: Thực trạng xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân

hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam.
 Chương 3: Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng khách

hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam.


 Chương 4: Một số giải pháp nhằm ứng dụng mô hình Logistic trong xếp

hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập
khẩu Việt Nam.


1

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
Xếp hạng tín dụng (credit ratings) là khái niệm đã có từ rất lâu trong các giao
dịch thương mại trên thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam, thuật ngữ xếp hạng tín dụng đang
tồn tại dưới nhiều tên gọi như: xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng khách hàng, xếp hạng tín

dụng. Trong đề tài này, em sử dụng thuật ngữ chung là “xếp hạng tín dụng”.

Khái niệm về xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân được khái quát như sau:
Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân là việc đánh giá, chấm điểm khách hàng để
đưa ra nhận định hiện tại của một ngân hàng hay một tổ chức xếp hạng về mức độ
tín nhiệm tài chính hoặc đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với khả năng mất vốn của
ngân hàng hay người cho vay khi quyết định cho vay được thể hiện thông qua một
hệ thống các ký hiệu xếp hạng.
Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân chỉ là quan điểm về mức độ rủi ro tín
dụng, không phải là sự bảo đảm cho chất lượng tín dụng hay rủi ro tương lai của
khoản tín dụng. Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân giúp Ngân hàng đánh giá và
dự báo rủi ro tín dụng.
Theo FICO: “Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân là việc xác định một
điểm số tổng hợp các rủi ro tín dụng dựa trên một bức tranh về báo cáo tín dụng
khách hàng tại một thời điểm cụ thể”.
Theo Merrill Lynch: “Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá hiện thời về chất
lượng tín dụng được xem xét trong hoàn cảnh tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và
khả năng người đi vay có thể thanh toán cả gốc và lãi đúng hạn”.


2

Từ các khái niệm trên cho thấy, hệ thống xếp hạng tín dụng dùng để đánh giá
năng lực và thiện chí trả nợ đúng hạn của khách hàng theo những điều khoản đã
cam kết.
1.1.2 Vai trò của xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng
Hệ thống xếp hạng tín dụng hiệu quả cho phép Ngân hàng quản lý và giám
sát những thay đổi và xu hướng thay đổi mức độ rủi ro của khách hàng hoặc các
khoản tín dụng, đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận cho Ngân hàng. Vai trò của hệ thống
xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân thể hiện ở những điểm sau:

Hỗ trợ phê duyệt tín dụng: Cải thiện tính chính xác và hiệu quả của việc
ra quyết định cấp tín dụng, cung cấp phương tiện hỗ trợ để quá trình này trở nên
hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm bớt sự can thiệp từ con người.
Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng: Xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ
để đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng, được xây dựng dựa trên các khung chính
sách và tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng, hệ thống xếp hạng tín dụng tạo ra một
căn cứ độc lập để Ngân hàng đánh giá hiệu quả quá trình quản trị rủi ro, đảm bảo
việc cấp tín dụng được quản lý phù hợp, tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các
giới hạn và có khả năng phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu.
Hỗ trợ xác định giá khoản tín dụng: mức giá cho các khoản tín dụng phải
phù hợp và đủ để bồi hoàn tổn thất tín dụng và tương ứng với mức độ rủi ro. Xếp
hạng tín dụng phân loại các mức độ rủi ro và là một trong những căn cứ tin cậy để
xác định giá cho các khoản tín dụng theo nguyên tắc mức xếp hạng tín dụng thấp
(rủi ro cao) sẽ tương ứng với mức giá cao và ngược lại.
Hỗ trợ quản lý và quản trị khách hàng: Quan hệ của khách hàng với
Ngân hàng phụ thuộc vào mức xếp hạng tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng.
Khách hàng có mức xếp hạng tín dụng thấp (độ rủi ro cao) cần phải được kiểm soát,
đánh giá thường xuyên, ngược lại, các khách hàng có mức xếp hạng tín dụng cao
(độ rủi ro thấp) sẽ được ưu ái hơn trong các quan hệ giao dịch.
1.1.3 Sự cần thiết của xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
Hoạt động của Ngân hàng là một trong những hoạt động có nhiều rủi ro. Rủi
ro trong hoạt động ngân hàng không chỉ là rủi ro từ phía bản thân ngân hàng mà các


3

ngân hàng còn chịu rủi ro từ phía khách hàng. Trong xu hướng phát triển tín dụng
tiêu dùng hiện nay, Ngân hàng tập trung cho vay các khách hàng cá nhân, số lượng
khách hàng nhiều, số tiền vay nhỏ nhưng đòi hỏi thời gian giải quyết hồ sơ nhanh,
do đó, để đảm bảo an toàn vốn, các ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng của

việc đánh giá khách hàng trước khi đưa ra quyết định cho vay.
Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng ngân hàng mang lại nhiều lợi ích
cho cả ngân hàng và khách hàng như:
Quyết định chính xác: hệ thống xếp hạng tín dụng cung cấp cho Ngân
hàng về mức độ rủi ro về người đi vay, tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro của mình
mà các Ngân hàng sẽ có quyết định cho vay hay không.
Tính hiệu quả: Với một mô hình hoàn thiện và được thiết kế thành những
phần mềm chuyên biệt đã giúp cho việc quyết định cho vay của các ngân hàng
nhanh hơn, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.
Sự công bằng: Xếp hạng tín dụng với các tiêu chí được định sẵn sẽ cho ra
kết quả công bằng hơn là việc ra quyết định từ phán xét cá nhân của người cho vay.
Mức độ tin cậy: Với những mô hình đã được kiểm định, kết quả xếp hạng
tín dụng sẽ mang lại sự công bằng, độ tin cậy đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng
hơn quyết định độc lập từ người cho vay.
Tính nhất quán: Mô hình xếp hạng tín dụng được xây dựng trên những
tiêu chí nhất định, chỉ đưa ra một kết quả duy nhất, giúp cho người cho vay có được
quyết định đúng đắn.
1.1.4 Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
Để có một kết quả xếp hạng tín dụng với chất lượng cao, công tác đánh giá
phân tích xếp hạng phải qua các bước theo một trình tự nhất định. Một quy trình xếp
hạng tín dụng khách hàng cá nhân bao gồm các bước cơ bản sau:
1.1.4.1 Thu thập thông tin:
Trước khi xếp hạng tín dụng, cán bộ xếp hạng tín dụng cần phải thu thập các
thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong mô hình đánh giá, xếp hạng tín


4

dụng của ngân hàng. Thu thập thông tin là bước hết sức quan trọng trong quá trình
xếp hạng, thậm chí quyết định đến chất lượng xếp hạng tín dụng.

Thông tin sử dụng trong quá trình xếp hạng, ngoài những thông tin do chính
khách hàng cung cấp, cần phải thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác như:
thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin nội bộ ngân hàng, thông
tin từ trung tâm thông tín dụng...
1.1.4.2 Phân tích, đánh giá và xếp hạng tín dụng khách hàng:
Sử dụng mô hình đã được thiết lập của ngân hàng, nhập thông tin đã thu thập
được để đánh giá khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng của ngân hàng đối với
khách hàng thường không được công bố rộng rãi.
1.1.4.3 Giám sát sau xếp hạng:
Ngân hàng sẽ thực hiện theo dõi tình trạng tín dụng, sự thay đổi của các chỉ
tiêu ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng định kỳ để điều chỉnh mức xếp hạng, các
thông tin liên quan đến trước và sau khi điều chỉnh đều được ngân hàng lưu trữ
trong hệ thống để làm căn cứ tiếp tục cấp tín dụng, giảm mức tín dụng đã cấp hoặc
thu hồi nợ trước hạn đối với khách hàng.
Dựa trên các kết quả xếp hạng, so sánh với thực tế rủi ro phát sinh tại ngân
hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng nếu cần thiết.
1.1.5 Các phương pháp đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân:
Hiện nay, có nhiều phương pháp xếp hạng tín dụng, tùy vào đối tượng xếp
hạng và tổ chức xếp hạng lựa chọn phương pháp phù hợp. Có thể chia các phương
pháp xếp hạng thành ba nhóm chính như sau:
1.1.5.1 Nhóm phương pháp chuyên gia:
Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong trường hợp số liệu thực nghiệm
không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu hoặc đối tượng xếp hạng là một tập hợp
các dấu hiệu không thể định lượng hoặc có thể định lượng nhưng rất tốn kém.
1.1.5.2 Nhóm các phương pháp mô hình hóa:
 Mô hình kinh tế lượng: Là phương pháp dựa trên lý thuyết kinh tế lượng

để lượng hóa các yếu tố xếp hạng thông qua phương pháp thống kê. Thực chất của



5

phương pháp này là mô tả các mối quan hệ giữa các đại lượng thống kê bằng một
phương trình hoặc một hệ phương trình đồng thời.
 Mô hình nhân tố: Là phương pháp phân tích tương quan giữa các chỉ tiêu

(nhân tố) với nhau và lượng hóa mối quan hệ này.
1.1.5.3 Nhóm phương pháp kết hợp:
Phương pháp này cho phép kết hợp những thế mạnh của phương pháp mô
hình hóa và phương pháp chuyên gia, được tiến hành theo một quy trình cặp nhằm
thực hiện việc xích lại gần nhau giữa các phương án nhận được từ việc mô phỏng
theo mô hình hóa với các ý kiến chuyên gia cho đến khi đạt được sự thống nhất
chấp nhận được.
1.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN:
Nhằm tiếp cận những lý luận và kinh nghiệm về xếp hạng tín dụng khách
hàng cá nhân, đề tài nghiên cứu sẽ lần lượt giới thiệu một số công trình nghiên cứu
đã được công bố và lý thuyết về mô hình Logistic.
1.2.1 Một số nghiên cứu về xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân:
Xếp hạng tín dụng đối với khách hàng đang là một vấn đề cần thiết và có tầm
quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng do đó trong thời
gian gần đây có nhiều tác giả đã thực hiện nghiên cứu để xây dựng mô hình xếp
hạng tín dụng cho các Ngân hàng Thương mại, trong đó có một số tác giả đã nghiên
cứu về mô hình kinh tế lượng Logistic.
Lý do mà các tác giả nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế lượng Logistic
thay cho các phương pháp xếp hạng tín dụng khác là do mô hình Logistic giải quyết
được vấn đề liên quan đến các biến định tính bằng cách ước lượng xác suất trực tiếp
đối với các biến định tính thông qua việc hồi quy với biến giả Dummy 0 – 1 nhờ đó
có thể nâng cao mức độ chính xác của kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng.
Theo tác giả Đinh Thị Huyền Thanh và Stefanie Kleimeier trong bài viết

“Mô hình điểm số tín dụng cho thị trường Ngân hàng bán lẻ của Việt Nam: Việc
thực hiện và sự tác động đối với người đi vay và người cho vay” năm 2006, các tác


6

giả đã nghiên cứu về mô hình chấm điểm tín dụng cho tín dụng bán lẻ của Việt Nam
qua 02 bước như sau:
(1) Bước 1: Sử dụng dữ liệu lịch sử từ 25.043 khoản vay hiện hữu tại các

Ngân hàng Thương mại kết hợp với kỹ thuật thống kê để xác định đặc trưng nào của
người vay có thể phân biệt được khoản vay có khả năng vỡ nợ và khoản vay nào có
khả năng trả được nợ thông qua hệ thống 22 biến quan sát (trong đó tác giả đưa vào
9 biến định lượng và 13 biến định tính) mà tác giả đã nghiên cứu lựa chọn trước đó
(chi tiết theo Phụ lục 1 của bài nghiên cứu).
(2) Bước 2: Sử dụng mô hình để tính điểm số cho mỗi khoản vay. Một khoản

vay có điểm số cao sẽ cho thấy một sự mong đợi tốt hơn về người vay và khả năng
không trả được nợ thấp hơn. Điểm số trên sẽ được so sánh với một ngưỡng giới hạn
để quyết định chấp nhận, từ chối hay cần xem xét thêm đối với khách hàng.
Từ việc nghiên cứu xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng theo
phương pháp ứng dụng mô hình Logistic, tác giả Đinh Thị Huyền Thanh và Stefanie
Kleimeier đã xây dựng được một mô hình có độ chính xác khá cao 97,02%. Cụ thể
như sau:
Bảng 1: Dự báo độ chính xác với mức ý nghĩa 5% theo nghiên cứu của tác
giả Đinh Thị Huyền Thanh và Stefanie Kleimeier năm 2006

Observation

Non - default

Default

Sensitivity (SENS)
Specificity (SPEC)

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Vương Quân Hoàng và cộng sự trong bài
viết “Phương pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm khách hàng thể
nhân” năm 2006, nhóm tác giả đã nghiên cứu ứng dụng mô hình Logistic để đưa ra


mô hình xác định định mức tín nhiệm thể nhân tại Techcombank thông qua 03 bước
như sau:


7
(1) Bước 1: Xác định các dấu hiệu nên đưa vào để lấy thông tin về khách

hàng và xây dựng thang điểm cho các dấu hiệu. Nhóm tác giả đã nghiên cứu và lựa
chọn 16 yếu tố được xem là có tác động đến việc xếp hạng tín dụng khách hàng thể
nhân để đưa vào mô hình (chi tiết theo Phụ lục 2 của bài nghiên cứu).
(2) Bước 2: Xác định trọng số cho mỗi dấu hiệu, trọng số này đặc trưng cho

tầm quan trọng của dấu hiệu đó đối với khả năng thanh toán của khách hàng.
Để xác định được trọng số cho mỗi dấu hiệu, tác giả đã sử dụng phần mềm
thống kê SPSS để đánh giá trên mẫu nghiên cứu 1.727 khoản vay tại Techcombank.
(3) Bước 3: Xây dựng mô hình ra quyết định tín dụng.

Từ việc nghiên cứu xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng theo
phương pháp ứng dụng mô hình Logistic, nhóm tác giả Vương Quân Hoàng và cộng
sự đã xây dựng được một mô hình có độ chính xác khá cao 99,25%. Cụ thể như sau:

Bảng 2: Dự báo độ chính xác với mức ý nghĩa 5% theo nghiên cứu của tác
giả Vương Quân Hoàng và cộng sự năm 2006
Estimated Equation
Observation
Non - default
Default
Total
Correct
% Correct
% Incorrect

1.2.2 Mô hình điểm số tín dụng khách hàng cá nhân của các tổ chức xếp
hạng tín dụng trên thế giới:
1.2.2.1 Mô hình điểm số tín dụng khách hàng cá nhân của FICO:


Giới thiệu về điểm số tín dụng của FICO:

Fair Isaac Corporation – FICO được thành lập từ năm 1956, FICO là tổ chức
đầu tiên sử dụng toán học và kỹ thuật phân tích để giúp những doanh nghiệp đưa ra
quyết định sáng suốt hơn.


8

Điểm số tín dụng của FICO được tính toán dựa trên một phương trình toán
học, đánh giá nhiều thông tin tín dụng của khách hàng từ các báo cáo tín dụng do
các tổ chức cung cấp. Sau đó, FICO so sánh những thông tin trên với những mẫu
chuẩn được đúc kết từ hàng trăm ngàn báo cáo tín dụng trong quá khứ để đánh giá
mức độ rủi ro tín dụng trong tương lai của khách hàng.

Điểm số tín dụng FICO được dựa trên tình hình tín dụng của người vay tại
một thời điểm, do đó, điểm số tín dụng của FICO sẽ thay đổi khi báo cáo tín dụng
của người vay thay đổi.
Điểm số tín dụng của FICO được đánh giá từ 300 – 850 điểm. Điểm số càng
cao thì rủi ro tín dụng càng thấp. Điểm số dưới 620 thì được gọi là “dưới chuẩn”.
 Cấu trúc mô hình đánh giá điểm tín dụng của FICO:

Bảng 3: Cấu trúc mô hình điểm số tín dụng của FICO
Tiêu chí đánh giá
Lịch sử trả nợ (Payment
history)
Dư nợ tại các tổ chức tín
dụng (Amounts Owned)
Độ dài của lịch sử tín dụng
(Length of Credit history)
Số lần vay nợ mới (New
Credit)
Các loại tín dụng sử dụng
(Types of Credit in use)
Nguồn:

1.2.2.2 Mô hình xếp hạng tín dụng của Standard & Poor's, Moody's Investor
Service và Fitch Rating:


Standard & Poor's, Moody's Investor Service và Fitch Rating là những công
ty chuyên xếp hạng tín nhiệm đối với các nhà phát hành nợ/chứng khoán, hoặc đối
với bản thân các loại nợ/chứng khoán.



9

Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng của các tổ chức trên như sau:
(1) Nhận đề nghị xếp hạng từ các tổ chức phát hành/khách hàng.
(2) Đánh giá ban đầu.
(3) Họp với ban quản trị của tổ chức phát hành/khách hàng.
(4) Phân tích.
(5) Đánh giá và bỏ phiếu của hội đồng đánh giá.
(6) Thông báo tới tổ chức phát hành/khách hàng.
(7) Công bố kết quả xếp hạng ra công chúng.
 Minh họa tương quan các mức xếp hạng của Standard & Poor's, Moody's

Investor Service và Fitch Rating:
Bảng 4: Tương quan các mức xếp hạng của Standard & Poor’s, Moody’s
Investor Service và Fitch Rating:
Moody's
Dài hạn
Aaa
Aa1
Aa2
Aa3
A1
A2
A3
Baa1
Baa2
Baa3



×