Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Ảnh hưởng của so sánh xã hội đến sự hài lòng trong công việc và ý định nghỉ việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH THU QUỲNH
ĐINH THU QUỲNH

ẢNH HƯỞNG CỦA SO SÁNH XÃ HỘI ĐẾN SỰ HÀI
LÒNG TRONG CÔNG VIỆC VÀ Ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC
ẢNH HƯỞNG CỦA SO SÁNH XÃ HỘI ĐẾN SỰ HÀI
LÒNG TRONG CÔNG VIỆC VÀ Ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH



ĐINH THU QUỲNH

ẢNH HƯỞNG CỦA SO SÁNH XÃ HỘI ĐẾN SỰ HÀI
LÒNG
TRONGCỦA
CÔNG

Ý HỘI
ĐỊNH
NGHỈ
ẢNH HƯỞNG
SOVIỆC
SÁNH

ĐẾN
SỰ VIỆC
HÀI
LÒNG TRONG CÔNG VIỆC VÀ Ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

ChuyênVĂN
ngành:
Quản trị
doanh
LUẬN
THẠC
SĨ kinh
KINH
TẾ

Mã số: 8340101
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Đạt

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của so sánh xã hội đến sự hài lòng trong
công việc và ý định nghỉ việc” được thực hiện nhằm đánh giá mối quan hệ giữa
so sánh xã hội và sự hài lòng trong công việc; mối quan hệ giữa sự hài lòng
trong công việc và ý định nghỉ việc và đưa ra các hàm ý quản trị.
Bố cục đề tài gồm năm chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan về
nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý thuyết; Chương 3: Thiết kế nghiên cứu;
Chương 4: Kết quả nghiên cứu; Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.
Việc nghiên cứu được tiến hành thông qua hai phương pháp là phương
pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. Phương
pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc tham khảo những
nghiên cứu có liên quan đến đề tài trong và ngoài nước, đánh giá sự phù hợp
của các mô hình nghiên cứu trong các tài liệu này, sau đó tiến hành biện luận
để xác định mô hình nghiên cứu đề xuất và các thang đo đề xuất. Tiếp đó, tác
giả tiến hành phỏng vấn thử để điều chỉnh bảng câu hỏi khảo sát. Phương pháp
định lượng được thực hiện bằng việc lấy mẫu khảo sát, sau đó xử lý số liệu
bằng phần mềm SPSS 22.
Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng so sánh xã hội vừa có ảnh
hưởng tích cực, vừa có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng trong công việc; Sự
hài lòng trong công việc có liên quan đến ý định nghỉ việc của cá nhân.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Đinh Thu Quỳnh, học viên lớp thạc sĩ CH03.QTKD, Khoa Quản

trị kinh doanh, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, niên khóa 20172019.
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy
học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình
nghiên cứu riêng của riêng tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó
không có các nội dung nào đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do
người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận
văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP. HCM, ngày 02 tháng 9 năm 2019
Tác giả

Đinh Thu Quỳnh


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô thuộc chương trình Thạc sĩ
Quản trị kinh doanh, các anh/chị thuộc khoa Sau Đại học, trường Đại học Ngân
hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hỗ trợ tôi trong suốt hai năm của
chương trình thạc sĩ.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn của tôi là TS.
Trần Văn Đạt. Người đã tận tình định hướng và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn để tôi có thể hoàn thành đúng hạn một cách tốt nhất.
Cuối cùng, xin chân thành cám ơn đến gia đình và bạn bè, những người
đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ để tôi có thể hoàn thành luận văn này.


ẢNH HƯỞNG CỦA SO SÁNH XÃ HỘI ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
TRONG CÔNG VIỆC VÀ Ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC
CHƯƠNG 1


......................................................................................................................................................................................................................................................................

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

..............................................................................................................................................................................

1

........................................................................................................................................................................................................................

1

1.1.

Lý do chọn đề tài

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.3.

Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 2

.................................................................................................................................................................

2


...........................................................................................................................................................................................

2

......................................................................................................................................................................................................................................................................

4

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

..................................................................................................................................................................................................................................

Các khái niệm cơ bản

..........................................................................................................................................................................................................

2.1.1. Lý thuyết về so sánh xã hội

...................................................................................................................................................................................

2.1.2. Quan hệ giữa so sánh xã hội và sự hài lòng trong công việc

......................................................

2.1.3. Quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc và ý định nghỉ việc
2.2.

Mô hình nghiên cứu đề xuất


CHƯƠNG 3

1

4
4
4
6

...............................................

7

................................................................................................................................................................................

8

13

..................................................................................................................................................................................................................................................................

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

........................................................................................................................................................................................................

3.1.

.......................................................................................................................................................................................................

13


.....................................................................................................................................................................................................................

15

Quy trình nghiên cứu

3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

13

3.1.2. Nghiên cứu chính thức
3.2.

Mã hóa thang đo

.................................................................................................................................................................................................

16

.........................................................................................................................................................................................................................

3.2.1. Thang đo So sánh lên

16

......................................................................................................................................................................................................

3.2.2. Thang đo So sánh xuống


17

.........................................................................................................................................................................................

3.2.4. Thang đo Sự hài lòng trong công việc

......................................................................................................................................

18

.................................................................................................................................................................................

18

....................................................................................................................................................................................

19

3.2.5. Thang đo Ý định nghỉ việc
3.3.

15

Phương pháp xử lý số liệu

3.3.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha

.............................................................................................

19



3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

19

.........................................................................................................................................................

3.3.3. Phân tích hồi quy và phân tích ANOVA
CHƯƠNG 4

.............................................................................................................................

21

..................................................................................................................................................................................................................................................................

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

21

.........................................................................................................................................................................................................

4.1.

Mô tả mẫu

4.2.

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha


21

..............................................................................................................................................................................................................................................

4.2.1. Đánh giá thang đo So sánh lên

...........................................................................................................................................................

23

................................................................................................................................................................

24

4.2.2. Đánh giá thang đo So sánh xuống

....................................................................................................................................................

4.2.3. Đánh giá thang đo Sự hài lòng trong công việc
Phân tích nhân tố khám phá EFA

26

............................................................................................................................................

27

......................................................................................................................................................


29

4.3.1. Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập
4.3.2. Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc
4.4.

25

.................................................................................................

4.2.4. Đánh giá thang đo Ý định nghỉ việc
4.3.

20

....................................................................................................................

29

.........................................................................................................................

33

Phân tích tương quan của biến độc lập với biến Sự hài lòng trong công việc
38

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4.5.


Phân tích hồi quy của biến độc lập đối với biến Sự hài lòng trong công việc
39

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4.6.

Phân tích tương quan của biến Sự hài lòng trong công việc và biến Ý định

nghỉ việc
4.8.

42

................................................................................................................................................................................................................................................................................

Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

4.8.1. Khác biệt về giới tính

............................

47

...................................................................................................................................................................................................

47

4.8.2. Khác biệt về tình trạng hôn nhân


........................................................................................................................................................

48

....................................................................................................................................................................

49

..............................................................................................................................................................................

51

4.8.3. Khác biệt về trình độ học vấn
4.8.4. Khác biệt về vị trí làm việc
4.8.5. Khác biệt về mức lương

4.8.6. Khác biệt về thâm niên làm việc
CHƯƠNG 5

52

..........................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

53
56

..................................................................................................................................................................................................................................................................



KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý TRONG QUẢN TRỊ

..........................................................................................................................

5.1.

Kết luận

5.2.

Một số hàm ý trong quản trị

5.3.

Đóng góp của đề tài

5.4.

Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai

56
56

.......................................................................................................................................................................................................................................................

5.4.1. Hạn chế của đề tài

.............................................................................................................................................................................


56
59

............................................................................................................................................................................................................

................................

59

...................................................................................................................................................................................................................

59

5.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.....................................................................................................................

60

.....................................................................................................................................................................................................................

PHỤ LỤC 1 (PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA)
PHỤ LỤC 2 (BẢNG CÂU HỎI)

.........................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................

PHỤ LỤC 3 (KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÂN TÍCH SPSS)


.................................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM

Ngân hàng thương mại

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến
Bảng 3.1 Mã hóa thang đo So sánh lên

.................................................................................................................................................

12

..............................................................................................................................................................................................

16

Bảng 3.2 Mã hóa thang đo So sánh xuống

.................................................................................................................................................................................


Bảng 3.3 Mã hóa thang đo Sự hài lòng trong công việc
Bảng 3.4 Mã hóa thang đo Ý định nghỉ việc

17

..............................................................................................................................

18

............................................................................................................................................................................

18

Bảng 4.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo So sánh lên

...............................................................................................

Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo So sánh xuống

...................................................................................

Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự hài lòng trong công việc
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Ý định nghỉ việc

24
25

..................................

26


.............................................................................

28

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định KMO và Barllett’s Test của các biến độc lập
Bảng 4.6 Bảng Eigenvalues và phương sai trích đối với biến độc lập

........................................................

29

............................................................................

30

Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố độc lập với phương pháp xoay Principal Varimax 32
........

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định KMO và Barllett’s Test của biến phụ thuộc

.............................................................

33

..................................................................

34

............................................................................................


35

Bảng 4.9 Bảng Eigenvalues và phương sai trích đối với biến phụ thuộc
Bảng 4.10 Ma trận nhân tố của biến Sự hài lòng trong công việc

Bảng 4.11 Kết quả kiểm định KMO và Barllett’s Test của biến Ý định nghỉ việc

.............................

36

..................................

36

.......................................................................................................................................

37

Bảng 4.12 Bảng Eigenvalues và phương sai trích đối với biến Ý định nghỉ việc
Bảng 4.13 Ma trận nhân tố của biến Ý định nghỉ việc

Bảng 4.14 Phân tích tương quan Pearson của biến độc lập với biến Sự hài lòng trong
công việc

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bảng 4.15 Model summary biến độc lập đối với biến Sự hài lòng trong công việc


.........................

38
40

Bảng 4.16 Phân tích ANOVA của biến độc lập đối với biến Sự hài lòng trong công
việc

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

40

Bảng 4.17 Kết quả hồi quy tuyến tính của biến phụ thuộc Sự gắn hài lòng trong công
việc

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

41


Bảng 4.18 Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết về Sự hài lòng trong công việc

.................................

42

Bảng 4.19 Phân tích tương quan Pearson của biến Sự hài lòng trong công việc và Ý
định nghỉ việc

................................................................................................................................................................................................................................................................................................


Bảng 4.20 Model summary biến Sự hài lòng trong công việc và Ý định nghỉ việc

..........................

43
44

Bảng 4.21 Phân tích ANOVA của biến Sự hài lòng trong công việc và Ý định nghỉ
việc

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

45

Bảng 4.22 Kết quả hồi quy tuyến tính của biến Sự gắn hài lòng trong công việc và Ý
định nghỉ việc

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bảng 4.23 Khác biệt về Sự hài lòng trong công việc theo giới tính

.....................................................................................

Bảng 4.24 Bảng ANOVA khác biệt Sự hài lòng trong công việc theo giới tính
Bảng 4.25 Khác biệt về Sự hài lòng trong công việc theo tình trạng hôn nhân

46
47


......................................

47

..........................................

48

Bảng 4.26 Bảng ANOVA khác biệt Sự hài lòng trong công việc theo tình trạng hôn
nhân

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bảng 4.27 Khác biệt về Sự hài lòng trong công việc theo trình độ học vấn

......................................................

Bảng 4.28 Kiểm định Welch về Sự hài lòng trong công việc theo trình độ học vấn
Bảng 4.29 Khác biệt về Sự hài lòng trong công việc theo vị trí làm việc

50

......................

50

................................................................

51


Bảng 4.30 Bảng ANOVA khác biệt Sự hài lòng trong công việc theo vị trí làm việc
Bảng 4.31 Khác biệt về Sự hài lòng trong công việc theo mức lương

49

................

51

............................................................................

52

Bảng 4.32 Kiểm định Welch về Sự hài lòng trong công việc theo mức lương

............................................

53

Bảng 4.33 Khác biệt về Sự hài lòng trong công việc theo thâm niên làm việc

...........................................

53

Bảng 4.34 Bảng ANOVA khác biệt Sự hài lòng trong công việc theo thâm niên làm
việc

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


54


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng/ không hài lòng

09

..............................................................................

Hình 2.2 Tác động của so sánh xã hội đến sự hài lòng trong công việc và ý định nghỉ
việc

10

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của sự so sánh xã hội đối với sự hài lòng
trong công việc và ý định nghỉ việc
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

.............................................................................................................................................................................................

11

...............................................................................................................................................................................................................

13


Biểu đồ 4.1 Số lượng người được khảo sát phân bố theo giới tính
Biểu đồ 4.2 Số lượng người được khảo sát phân bố theo vị trí

........................................................................

21

.......................................................................................

21

Biểu đồ 4.3 Số lượng người được khảo sát phân bố theo mức lương

...............................................................

Biểu đồ 4.4 Số lượng người được khảo sát phân bố theo thâm niên làm việc
Biểu đồ 4.5 Số lượng người được khảo sát phân bố theo trình độ học vấn

22

...............................

22

.......................................

22

Biếu đồ 4.6 Số lượng người được khảo sát phân bố theo tình trạng hôn nhân


.............................

22


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1.1

Lý do chọn đề tài

Sự hài lòng trong công việc và sự gắn kết với tổ chức của một người
không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố khách quan bên ngoài mà còn phụ thuộc
vào những yếu tố chủ quan bên trong. Các nghiên cứu liên quan đến thái độ đối
với công việc thường tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như
nhân khẩu học, nguồn lực con người, đặc điểm cá nhân, cơ hội thăng tiến và
cách mà một người đánh giá tiến triển trong sự nghiệp của mình trong mối
quan hệ so sánh với người khác. Các yếu tố này thường có tác động rõ nét đến
việc một người cảm nhận về công việc của bản thân và tổ chức mà họ đang làm
việc. Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận ảnh hưởng của đồng nghiệp lên
thái độ của một cá nhân (Kulik và Ambrose, 1992). Chính vì vậy, so sánh xã
hội ngày càng trở nên một yếu tố quan trọng khi nghiên cứu thái độ của một
người đối với công việc cũng như kỳ vọng và sự hài lòng của họ. So sánh xã
hội thường hàm ý chỉ một (hoặc vài) nhóm tham khảo mà một cá nhân thường
xem xét, nhìn nhận khi đánh giá một sự việc nào đó.
So sánh xã hội được ứng dụng rộng rãi trong môi trường tổ chức. Những
nhà quản trị so sánh hoạt động của một nhân viên với những đồng nghiệp khác

để đưa ra đánh giá về hiệu quả làm việc của nhân viên đó; Nhân viên cũng
thường so sánh lương, thưởng, phúc lợi của mình với đồng nghiệp xung quanh.
Việc hiểu được mối quan hệ giữa so sánh xã hội với thái độ đối với công việc
và sự gắn kết với tổ chức sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy động lực làm việc,
năng suất lao động và sự gắn kết của người lao động với tổ chức.


2

Sự hài lòng trong công việc và ý định nghỉ việc là một đề tài tuy không
mới nhưng luôn có tính thực tế trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, toàn xã hội nói chung và trong lĩnh vực kiến thức quản trị kinh doanh
nói chung và quản trị nhân sự nói riêng. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu
trong và ngoài nước tiếp cận nội dung hài lòng trong công việc và ý định nghỉ
việc của người lao động dưới góc tiếp cận của lý thuyết so sánh xã hội. Chính
vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của so sánh xã
hội đến sự hài lòng trong công việc và ý định nghỉ việc làm đề tài cho luận văn
thạc sĩ của mình với mong muốn góp một cách tiếp cận khác đối với thực tế.
1.2

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là áp dụng lý thuyết so sánh xã hội vào
việc nghiên cứu sự hài lòng trong công việc và ý định nghỉ việc của người lao
động. Nghiên cứu tiếp cận lý thuyết so sánh xã hội dưới hai thành phần là so
sánh lên và so sánh xuống; Xác định khi nào thì so sánh xã hội có tác động tiêu
cực, khi nào thì so sánh xã hội có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công
việc và ý định nghỉ việc.
Câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
(1) Ảnh hưởng của so sánh xã hội có tác động như thế nào đến sự hài

lòng trong công việc?
(2) Sự hài lòng trong công việc có tác động như thế nào đến ý định nghỉ
việc?
1.3

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sẽ kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Phương pháp định tính: Thông qua việc tham khảo các bài nghiên cứu có liên
quan đến lý thuyết so sánh xã hội, sự hài lòng trong công việc và ý định nghỉ


3

việc, từ đó hình thành nên cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu và đề
xuất và bảng câu hỏi khảo sát về ảnh hưởng của so sánh xã hội đến sự hài lòng
trong công việc và ý định nghỉ việc. Bảng câu hỏi này sẽ được sử dụng trong
phỏng vấn thử để điều chỉnh trước khi bước sang bước nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp này được thực hiện
bằng cách phát bảng câu hỏi phỏng vấn những người đã có kinh nghiệm làm
việc từ 1 đến 5 năm trở lên tại các phòng giao dịch của các Ngân hàng Thương
mại (NHTM) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) để thu thập
thông tin. Từ những thông tin thu thập được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS
22 để xử lý dữ liệu.
Đối tượng nghiên cứu: Nhân viên và quản trị cấp cơ sở hoặc cấp trung
tại các phòng giao dịch của các NHTM Việt Nam có độ tuổi từ 23 đến 28, có
thời gian làm việc từ 1 đến 5 năm.
Không gian nghiên cứu: Địa bàn TP. HCM
1.4


Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 5 chương với những nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.


4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1

Các khái niệm cơ bản

2.1.1 Lý thuyết về so sánh xã hội
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa kỳ thì so sánh xã hội là một nhận thức
hình thành khi con người đánh giá năng lực và thái độ của bản thân trong mối
quan hệ với người khác trong một tiến trình đóng vai trò quan trọng trong việc
xác định hình ảnh cá nhân và trạng thái cảm xúc mang tính chủ quan.
Hoạt động so sánh bản thân với người khác là một hoạt động thường
xuyên và cơ bản trong cuộc sống của một cá nhân. Việc so sánh này giúp chủ
thể giảm sự không chắc chắn về bản thân và tạo ra những trải nghiệm mới
(Wood, 1996; Suls & Wheeler, 2000).
Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khi thực hiện hoạt động so sánh
xã hội, một cá thể có thể vừa so sánh bản thân với những người tốt hơn mình

(so sánh lên), vừa có thể so sánh với những người kém hơn mình (so sánh
xuống) (Wood, 1996).
Lý thuyết so sánh xã hội lần đầu tiên được phát triển bởi Festinger
(1954) nhằm phản ánh động cơ thúc đẩy việc một cá nhân so sánh bản thân
mình với những người khác. Có ba nguyên nhân chính khiến cho một cá nhân
nảy sinh tâm lý so sánh bản thân với những người khác, đó là: Tự đánh giá bản
thân, tự cải thiện bản thân và tự hoàn thiện bản thân (Brown et al, 2007; Wood
and Taylor, 1991). Việc tự đánh giá bản thân phản ánh việc một cá nhân mong
muốn có được cái nhìn chính xác về khả năng hoặc vị thế của mình trong một
nhóm. Sự tự cải thiện bản thân phản ánh mong muốn cải thiện bản thân của
một người, đồng thời cũng là động cơ thúc đẩy, định hướng cho cá nhân đó


5

cách thức để họ cải thiện hiệu suất, hiệu quả trong công việc. Cuối cùng, việc
tự hoàn thiện bản thân giữ vai trò bảo vệ hoặc nâng cao hình ảnh cá nhân. Ba
yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mong muốn tự cải thiện bản thân
muốn có thể thực hiện được thì cần có thông tin chính xác về vị trí của bản
thân, mà bản thân thông tin này được cung cấp từ việc tự đánh giá bản thân.
Bên cạnh đó, việc tự cải thiện bản thân có thể thỏa mãn những động cơ thúc
đẩy sự tự hoàn thiện bản thân của một cá nhân.
So sánh lên có liên kết chặt chẽ đối với động cơ tự cải thiện bản thân
của một cá nhân, vì nó có thể giúp cá nhân học hỏi từ những người thành công
hơn và có kỹ năng hơn họ (Berger, 1977; Buunk and Gibbons, 2007). So sánh
lên có thể đưa ra những hình mẫu đóng vai trò tích cực, truyền cảm hứng và cả
gieo hy vọng cho chủ thể thực hiện so sánh. Những người có động cơ thúc đẩy
cao đối với việc đạt được thành tích (Wheeler, 1966), rõ ràng và kiên định với
những mục tiêu đã đề ra (Gastorf et al, 1980) thường có xu hướng so sánh lên.
Do đó, mỗi cá nhân khi có động lực để làm tốt hơn, họ thường có xu hướng so

sánh lên.
Ngược lại, việc so sánh bản thân với một người kém hơn mình, tức là so
sánh xuống, thường liên quan đến việc tăng động lực bản thân (Wood and
Taylor, 1991; Buunk and Gibbons, 2007). So sánh xuống giúp mỗi cá nhân giải
quyết vấn đề của mình bằng cách giúp họ cảm thấy tốt hơn về bản thân và hiện
trạng của mình (Buunk and Gibbons, 2007). Những người có động cơ duy trì
và gia tăng sự hài lòng chủ quan đối với bản thân thường có xu hướng so sánh
xuống (Wills, 1991; Wood and Taylor, 1991).
Mỗi cá nhân sử dụng so sánh lên hoặc/ và so sánh xuống ở nhiều mức
độ khác nhau. “Trong đời sống, công việc hàng ngày, hầu như ai cũng sẽ gặp
những người làm việc tốt hơn mình và thỉnh thoảng sẽ gặp những người làm
việc kém hơn mình” (Buunk et al, 2003, p.371). Các nhà nghiên cứu đã lập


6

luận rằng “thông qua việc xã hội hóa, những yếu tố cá nhân trở nên liên kết với
những nhóm người nhất định” (Kulik and Ambrose, 1992, p.217).
Khi tần suất của việc so sánh lên và so sánh xuống thường diễn ra cùng
chiều, khuynh hướng so sánh lên hoặc xuống có thể tác động lên thái độ của
một người đối với sự nghiệp của họ (Brown et al, 2007). Buunk et al. (2003)
chỉ ra rằng tần suất của việc so sánh lên hoặc xuống có vai trò quan trọng trong
việc hiểu cách mà mỗi cá nhân đánh giá sự nghiệp của họ. Thật vậy, so sánh xã
hội đã được lý thuyết hóa để thành một biến dự đoán về sự hài lòng trong công
việc và kỳ vọng về phần thưởng hoặc sự khen thưởng sẽ nhận được (Oldham
et al, 1986). Ngoài ra, việc mỗi cá nhân nhận thức được rằng: Tình hình công
việc của họ có tốt hơn đồng nghiệp hay không, sẽ liên quan đến sự vắng mặt
hoặc nghỉ việc của họ (Dittrich and Carrell, 1979). Cái cách mà mỗi cá nhân
cảm nhận về công việc hoặc công ty của họ không những phụ thuộc vào mục
tiêu thực sự trong công ty mà còn phụ thuộc vào những tiêu chuẩn so sánh xã

hội mà cá nhân đó sử dụng (Brown et al., 2007). Do vậy, chúng ta sẽ xem xét
xem, liệu tần suất của việc so sánh với những cá nhân thể hiện tốt hơn hoặc
kém hơn mình sẽ ảnh hưởng thế nào đến ý định nghỉ việc và sự hài lòng trong
công việc.
2.1.2 Quan hệ giữa so sánh xã hội và sự hài lòng trong công việc
Sự hài lòng trong công việc được xác định dựa trên trạng thái tâm lý tích
cực, kết quả công việc hoặc những thành tựu mà một người tích lũy được trong
suốt quá trình làm việc (Judge et al, 1995).
Con người thường hay so sánh bản thân với người khác nhằm xác định
xem công việc của họ có thành công hay không (Heslin, 2003). Lý thuyết thiếu
hụt tương đối là một lý thuyết được xây dựng dựa trên lý thuyết so sánh xã hội
(Conner, 2003). Thuyết này nhấn mạnh việc đối lập giữa khen thưởng tương


7

đối và khen thưởng tuyệt đối để giải thích về sự hài lòng với sự khen thưởng
dựa trên địa vị (Crosby, 1982). Thuyết này nói rằng, khi một cá nhân so sánh
phần thưởng mà mình nhận được với những phần thưởng của người khác, họ
có thể nảy sinh cảm giác bị mất mát quyền lợi (Kulik and Ambrose, 1992). So
sánh xã hội có thể khiến một cá nhân cảm thấy không hài lòng khi “có sự khác
biệt giữa kết quả họ muốn nhận được và kết quả họ thực sự nhận được” và
“thấy đối tượng mà họ so sánh nhận được nhiều hơn họ” (Sweeney et al., 1990,
p. 423). Sự đối lập từ việc so sánh lên này có thể làm giảm ý thức hoàn thành
công việc và ý thức về hiệu quả của cá nhân đó (Greenberg et al., 2007). Các
nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những cá nhân thường so sánh bản thân với
những người thể hiện tốt hơn và đạt kết quả cao hơn họ sẽ thường cảm thấy
thiếu hụt và bất mãn.
Trong khi đó, những hiệu ứng đối lập từ việc so sánh xuống đã tạo nên
những tiêu chuẩn thấp hơn dùng để đánh giá tình trạng hiện tại của một cá nhân

(Brown et al., 2007) do đó củng cố niềm tin của cá nhân đó rằng mình đang
phát triển tốt trong công việc. Việc so sánh xuống làm tăng ý thức kiểm soát và
ý thức về năng lực của họ (Greenberg et al., 2007). Hiệu ứng đối lập này, kết
hợp cùng với so sánh xuống, thường tạo ra những tác động tích cực (Greenberg
et al., 2007); Giúp tăng lòng tự trọng và mang lại sự kiêu hãnh cho cá nhân
(Klein, 1997; Kulik and Ambrose, 1992). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những cá
nhân cảm thấy mình phát triển hơn người khác, thường cảm thấy hài lòng với
công việc của họ (Brown et al., 2007) và phần thưởng/ thành tựu họ nhận được
trong sự nghiệp của mình (Oldham et al., 1986).
2.1.3 Quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc và ý định nghỉ việc
Khái niệm ý định nghỉ việc:


8

Khác với khái niệm “nghỉ việc” vốn khá rõ ràng, khái niệm “ý định nghỉ
việc” mơ hồ hơn rất nhiều. Khái niệm này phản ánh thái độ của một nhân viên
với một tổ chức, thể hiện tính khả thi của việc một nhân viên sẽ nghỉ việc trong
tương lai gần. Theo Carmeli và Weisberg (2006), ý định nghỉ việc thường được
thể hiện dưới ba yếu tố về nhận thức bao gồm: Ý nghĩ về việc nghỉ việc, ý định
tìm kiếm một công việc/chỗ làm khác và cuối cùng là ý định nghỉ việc.
Nghỉ việc luôn là một vấn đề được chú trọng, quan tâm trong một tổ
chức. Ý định nghỉ việc được nhấn mạnh như là một yếu tố quan trọng đối với
hoạt động tài chính của một tổ chức (Engan et al, 2004) và nó bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố trong tổ chức. Theo Mobley (1997) thì những nhân tố chính quyết
định đến ý định nghỉ việc của một người gồm: Đặc điểm tính cách của một
người, sự hài lòng trong công việc và môi trường làm việc.
Khái niệm sự hài lòng trong công việc:
Theo Armstrong (2006) thì thuật ngữ “sự hài lòng trong công việc”
thường dùng để chỉ thái độ và cảm xúc của một cá nhân về công việc của họ.

Những thái độ tích cực và có lợi đối với công việc thường là dự đoán của sự
hài lòng trong công việc. Những thái độ tiêu cực và bất lợi đối với công việc
thường là dự đoán của sự không hài lòng trong công việc.
Sự hài lòng trong công việc là yếu tố chủ chốt chính trong việc dự đoán
ý định nghỉ việc của một người (Hom&Kinicki, 2001, Egan et al., 2004;
Wright and Bonett, 2007).
2.2

Lược khảo về mô hình nghiên cứu có liên quan

2.2.1 Mô hình nghiên cứu của Rue và Byars (2004)


9

Trong mô hình nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã đề cập tới mối quan hệ
giữa sự hài lòng trong công việc và ý định nghỉ việc. Trong nhóm các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng, nhóm tác giả có đề cập đến yếu tố “những mối
quan hệ xã hội”, cụ thể là mối quan hệ giữa cá nhân người lao động với các
đồng nghiệp, tuy nhiên mối quan hệ này chỉ dừng lại ở sự tương tác trong quá
trình làm việc và hiệu quả làm việc nhóm chứ chưa tiếp cận dưới góc độ so
sánh xã hội. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu này đã chỉ ra được mối quan hệ
giữa sự hài lòng/ không hài lòng trong công việc với ý định nghỉ việc. Ngoài ra,
mô hình này còn tiến hành khảo sát trên đối tượng là nhân viên trong lĩnh vực
dịch vụ nên mô hình được xem là phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.


10

2.2.2 Mô hình nghiên cứu của Kimberly A. Eddleston (2009)


Đây là mô hình sát nhất với hướng nghiên cứu của đề tài, ngoài bốn biến
là so sánh lên, so sánh xuống, sự hài lòng trong công việc và ý định nghỉ việc,
Eddles (2009) còn đưa vào hai biến trung gian là mong muốn nắm giữ vị trí cao
và tính cạnh tranh trong nhóm làm việc. Eddles tiến hành nghiên cứu trên đối
tượng là quản trị viên cấp thấp và cấp trung nên hai biến trung gian là phù hợp.
Trong khi đó, công trình nghiên cứu này tập trung vào đối tượng là
những nhân viên ngân hàng và quản lý cấp cơ sở và cấp trung có thời gian làm
việc từ 1 đến 5 năm nên tác giả không đưa hai biến này vào mô hình nghiên
cứu vì đối với nhóm đối tượng nghiên cứu này tác động của hai biến trung gian
chưa rõ nét và chỉ có một tỷ trọng khá nhỏ nhân viên có thể được thăng tiến
lên vị trí quản lý với thâm niên làm việc từ 1 đến 5 năm. Ngoài ra, trong khi
thực hiện phỏng vấn với chuyên gia thì các chuyên gia cho rằng những câu hỏi
liên quan đến mong muốn nắm giữ vị trí cao và tính cạnh tranh trong môi
trường làm việc thường là các vấn đề mà người có thâm niên làm việc từ 1 đến
5 năm thường có xu hướng từ chối đề cập đến.


11

2.3

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Kế thừa mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của so sánh xã hội đến sự hài
lòng trong công việc và ý định nghỉ việc của Eddleston (2009), tác giả đã xây
dựng mô hình nghiên cứu đề xuất bỏ qua hai yếu tố trung gian là: Mong muốn
nắm giữ vị trí cao và tính cạnh tranh trong nhóm làm việc vì đối với những
người lao động có thâm niên làm việc từ 1 đến 5 năm tại các phòng giao dịch
của các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP. HCM thì đa phần vẫn dừng lại ở

mục tiêu ổn định và thực hiện tốt tại vị trí hiện tại, ít cơ hội thăng tiến lên vị trí
quản lý. Bên cạnh đó, quy mô nhân sự trung bình của một phòng giao dịch
thường khoảng 10 người đảm nhiệm công việc tại nhiều bộ phận chức năng
khác nhau nên tính cạnh tranh trong nhóm làm việc là không cao.
Ngoài ra, đề tài chỉ nghiên cứu tác động của so sánh lên và so sánh
xuống đến sự hài lòng mà không nghiên cứu sự tương tác hai chiều giữa so
sánh lên và so sánh xuống do mối quan hệ này tương đối phức tạp, khó đo
lường bằng phương pháp định lượng và thông qua bảng câu hỏi. Đề tài chỉ
dừng lại ở nghiên cứu tác động của sự hài lòng trong công việc đến ý định nghỉ
việc chứ không nghiên cứu tác động của so sánh lên và so sánh xuống đến ý


12

định nghỉ việc vì tính phức tạp của vấn đề, sự khó khăn trong việc phát triển
bảng câu hỏi và phương pháp xử lý số liệu.
Đề tài sẽ khảo sát số liệu để kiểm định 3 giả thuyết như sau:


13

CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1

Quy trình nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ xây dựng quy trình nghiên cứu hiệu
chỉnh dựa trên quy trình nghiên cứu của Eddleston (2009). Quy trình nghiên
cứu về mối quan hệ giữa so sánh xã hội với sự hài lòng trong công việc và ý

định nghỉ việc của những người cùng biên độ tuổi từ 23 đến 28, giữ vai trò
nhân viên hoặc quản lý cấp cơ sở và cấp trung tại các phòng giao dịch của các
NHTM Việt Nam trên địa bàn TP. HCM, thâm niên công tác từ 1 đến 5 năm.
Mẫu khảo sát được tác giả trực tiếp mang xuống các phòng giao dịch
của các NHTM trên địa bàn TP. HCM để đảm bảo đúng đối tượng khảo sát.
Một số ít mẫu được phát tại các lớp cao học Quản trị Kinh doanh và Tài chính
Ngân hàng tại Đại học Ngân hàng TP. HCM. Bảng câu hỏi được in, phát và thu
trực tiếp ngay sau khi người tham gia khảo sát kết thúc việc trả lời, không có
thảo luận hay trao đổi gì với những người được khảo sát khác.
Quy trình nghiên cứu được trình bày như hình 3.1


×