Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 93 trang )

1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú vang là một huyện thuần nơng với phần lớn diện tích đất sản xuất
nông nghiệp. Mặc dù vậy đất nông nghiệp ở đây thường có chất lượng thấp
mà phần lớn trong đó là đất cát nội đồng có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp,
kết cấu rời rạc, dễ hạn vào mùa khô và úng vào mùa mưa. Nhiều loại cây
trồng được người dân sử dụng nhằm tăng thêm vụ hoặc thay thế những cây
trồng truyền thống (lúa, khoai lang...v.v) nhằm nâng cao mức thu nhập thấp
đáng kể của người nông dân trong vùng. Trong những năm gần đây huyện
cũng đã có nhiều hoạt động khuyến nơng tích cực nhằm cải tạo hoặc giới
thiệu những giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn những giống cây
trồng hiện hành. Trong số đó giống lạc L 14 đã được bà con nơng dân đánh giá
cao và thị trường nội địa tiêu thụ mạnh, giống lạc mới L14 đang được trồng
khá phổ biến tại địa phương này, việc xác định các yếu tố hạn chế và vai trị
bổ sung tích cực của các yếu tố dinh dưỡng cho cây lạc nhằm phát huy có
hiệu quả tiềm năng của giống lạc L14 là một nhu cầu hết sức cấp thiết trong
việc mở rộng diện tích trồng lạc của huyện.
Với những tiềm năng rộng lớn về đất sản xuất nông nghiệp, việc sử
dụng giống lạc mới L14 trên những chân đất có mức độ dinh dưỡng thấp đã
đưa đến việc cần phải xác định vai trị và ảnh hưởng của những yếu tố dinh
dưỡng chính như N và P là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó đề tài: “Phản ứng
của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú
Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007 " được tiến hành.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định vài trị của phân bón N và P đối với giống lạc L14.
- Xác định liều lượng thích hợp của hai yếu tố N và P cho giống lạc L 14



2

để có năng suất cao.
1.3. u cầu của đề tài
Thơng qua quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất
của giống lạc L14 khi có sự tác động của phân bón để hồn thiện qui trình bón
phân cho lạc ở vùng đất cát nội đồng ở Phú Vang.
1.4. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng có thể duy trì quá trình sinh
trưởng, phát triển của mình nhờ được cung cấp dinh dưỡng từ đất mà khơng
cần phải bón phân. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cây trồng cao, ổn định
và chất lượng nông sản tốt, bên cạnh các yếu tố về chất lượng giống, điều
kiện mùa vụ, biện pháp chăm sóc…cây lạc rất cần được cung cấp đầy đủ và
hợp lý các chất dinh dưỡng bổ sung.
Thực tế sản xuất cho thấy, không cứ phải đầu tư lượng phân bón càng
cao thì năng suất cây trồng đạt được càng cao. Bón phân một cách tuỳ tiện
khơng chỉ làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng mà còn gây ô nhiễm môi
trường đất và nước. Vì vậy, trong quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng,
việc đảm bảo cân bằng dinh dưỡng đầu vào và đầu ra ở mức độ cần thiết để
làm sao để vừa tăng năng suất và đảm bảo ổn định độ phì nhiêu đất có tầm
quan trọng đặc biệt (Nguyễn Văn Bộ, 1999) [10]. Điều này đặc biệt có ý
nghĩa đối với các loại đất nghèo dinh dưỡng như đất cát nội đồng huyện Phú
Vang, Thừa Thiên Huế .
1.5. Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ tập trung vào vụ Xuân năm 2007 tại vùng đất cát nội
đồng huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế mà người dân đang trồng lạc.
- Phản ứng của các giống lạc khác nhau với hai loại phân bón trên có
thể khơng giống nhau. Tuy nhiên, L14 là giống duy nhất được sử dụng trong
nghiên cứu này.



3

PHẦN 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Vai trò của cây lạc
2.1.1. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc
Cây lạc (Arachis hypogeae L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy
dầu có giá trị kinh tế cao. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lạc rất cao và
rất có giá trị đối với sức khoẻ con người. Thành phần sinh hố của lạc như
sau: [11]
- Nước

: 8-10%

- Dầu thơ (Lipit)

: 40-60%

- Gluxit

: 6-22%

- Protein

: 26-34%

- Xenlulô


: 2-4,5%

Như vậy, giá trị dinh dưỡng chủ yếu nhất của lạc là lipit và protein.
Trong công nghiệp ép dầu người ta thu được hai sản phẩm chính là dầu và
khơ dầu.
Dầu lạc là dầu thực phẩm tốt được cơ thể hấp thụ dễ dàng, thành phần
chủ yếu của dầu lạc là các axit béo chưa no (80%) còn lại khoảng 20% là axit
béo no. Axit béo trong dầu lạc chủ yếu là bốn loại sau đây: axit oleic
(C18H34O2); axit linoleic (C18H32O2); axit panmitic (C16H32O2) và axit stearic
(C18H36O2).
Ngoài ra trong thành phần của lạc cịn có cacbuahyđro thơm: C15H30;
C19H38 và các vitamin B1, B2, PP và A. Protein lạc chứa đầy đủ 8 axit amin
khơng thay thế trong đó có 4 axit amin đạt hàm lượng quy định của FAO về
hàm lượng các axit amin khơng thay thế trong thành phần protein thực phẩm.
Đó là: lơxin, Izolơxin, valin, phenylalanin [11].


4

Do hạt lạc có giá trị kinh tế cao như vậy nên từ lâu người ta đã sử dụng
lạc như một nguồn thực phẩm quan trọng. Sản phẩm lạc được sử dụng rất đa
dạng, phong phú như luộc, rang, bột dinh dưỡng, bánh kẹo.
Ngày nay nhờ nền công nghiệp phát triển người ta chế biến nhiều mặt hàng
thực phẩm có giá trị từ lạc như rút dầu, bơ lạc, chao, phomat lạc, sữa lạc…
Một giá trị khác của lạc mà không thể không nhắc tới là làm thức ăn gia súc.
Khô dầu lạc chứa 50,8% protein; 7% lipit; 24,3% gluxit; 4,4% xenlulo
là nguồn thức ăn giàu protein trong chăn nuôi. Do giá trị dinh dưỡng cao nên
trong khẩu phần thức ăn gia súc khơ dầu lạc có thể chiếm tới 25-35%. Trong
thân lá lạc chứa tới 11,75% protein; 1,84% lipit; 46,95% gluxit [11]. Do đó nó

cũng là một nguồn thức ăn rất tốt trong chăn nuôi.
Về mặt dinh dưỡng, thành phần hạt lạc chủ yếu chứa dầu 44 - 56%,
protein 25 - 34%, ngồi ra cịn có các vitamin và các chất khống khác.
Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp
chất béo và bổ sung protein cho con người. Hàm lượng các chất dinh dưỡng
của một số các loại hạt được trình bày trong bảng sau đây.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại hạt. [11]
Đơn vị: %
Loại hạt
Lạc
Vừng
Đậu tương
Hướng dương

Chất béo
40,0 - 60,7
46,2 - 61,0
10,0 - 28,0
40,0 - 67,0

Chất đạm
20,0 - 23,6
17,6 - 27,0
35,0 - 52,0
21,0 - 60,0

Đường bột
6,0 - 22,0
6,7 - 19,6
28,0

2,0 - 6,5

Khoáng
1,8 - 4,6
3,7 - 7,0
4,4 - 6,0
3,2 - 5,4

2.1.2. Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường
Lạc là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng được gieo trồng trên
nhiều chân đất khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trên thị trường thương mại thế giới lạc là mặt hàng xuất khẩu đem lại
kim ngạch cao của nhiều nước. Theo số liệu của FAO, hiện đang có hơn 100


5

nước trồng lạc. Ở Xenegan giá trị từ lạc chiếm 1/2 thu nhập, chiếm 80% giá
trị xuất khẩu. Ở Nigieria chiếm 60% giá trị xuất khẩu .
Trong các loại cây có dầu trồng hàng năm trên thế giới, lạc là cây đứng
thứ hai sau đậu tương về diện tích và sản lượng. Ở châu Á có 25 nước trồng lạc,
Việt Nam là nước đứng thứ 5 sau Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia và Myama.
Hiện nay ở nước ta, lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan
trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 100 triệu USD [110].
Không những ở nước ta mà trên thị trường thương mại thế giới lạc cũng
là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại kim ngạch cao cho nhiều nước. Ở
nước ta lạc sản xuất hằng năm phần lớn dành cho xuất khẩu. Những năm gần
đây chúng ta đã xuất khẩu khoảng 70 - 80 ngàn tấn lạc nhân qua các nước
như: Đức, Pháp, Ý... cho nên lạc cũng là cây đem lại nguồn thu ngoại tệ quan
trọng [94].

Ở Việt Nam: thị trường xuất khẩu lạc chính của Việt Nam hiện nay là:
Singapo, Pháp, Cộng Hoà Liên Bang Đức, Nhật, Indonexia, Đài Loan, Hồng
Kông. Đến năm 1999 do chất lượng lạc nhân chúng ta không cao nên một số
nước như: Hồng Kông, Đài Loan đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc. Sản
xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế rất cao, tỷ suất lợi nhuận tới 31,86% (cao hơn một
số nơng sản khác) và xuất khẩu lạc góp 15,11% cho nguồn vốn xuất khẩu [6].
Hiện nay Việt Nam đứng vào hàng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớn
nhất thế giới. Do đó việc đầu tư nghiên cứu để cải tạo giống, kích cỡ hạt, chất
lượng cần được quan tâm hơn.
Xuất khẩu lạc trong những năm qua đóng góp khoảng 15 % trong nguồn
hàng nơng sản xuất khẩu. Tuy nhiên chất lượng xuất khẩu lạc của Việt Nam
vẫn chưa thật sự đáp ứng thoả mãn nhu cầu nhập khẩu của một số nước. Vì
vậy cần nâng cao giá trị chất lượng nông sản phẩm để đạt được kim ngạch cao
và mở rộng thị trường xuất khẩu.


6

Xuất khẩu lạc được quy định như sau:
Loại 1: 160 - 180 hạt/100g
Loại 2: 200 - 220 hạt/100g
Loại 3: 230 - 270 hạt/100g
Muốn tăng được thu nhập từ lạc chúng ta phải đa dạng sản phẩm, ngồi
lạc nhân cịn phải xuất khẩu cả dầu lạc, khô dầu, nắm bắt thị trường nhạy bén
để đầu cơ tích trữ lạc quả khơ.
Phát triển cây lấy dầu nói chung, trong đó cây lạc được Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn xác định là một trong những cây trọng điểm trong
chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của nước ta. Trên cơ sở hệ
thống giải pháp kỹ thuật tổng hợp đồng bộ, tiếp thu kinh nghiệm và những
thành tựu mới của các nước trong thời gian tới về sản xuất lạc, nước ta sẽ có

điều kiện để đạt được đầy đủ các tiêu chí về xuất khẩu. Góp phần phát triển
một nền nông nghiệp bền vững, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập
và đời sống của nhân dân.
Nếu Nhà nước có chính sách thỏa đáng để khai thác triệt để những tiềm
năng vốn có của cây lạc thì trong vòng 5 năm (2000 - 2005) năng suất lạc của
Việt Nam sẽ đạt bình quân 1,5 - 2 tấn/ha, diện tích gieo trồng mở rộng tới
400.000 ha và có thể cao hơn nữa.
2.1.3. Vai trò cải tạo đất và xen canh trong hệ thống canh tác đa canh
Giá trị cải tạo đất của lạc ngoài phần thân lá, trên rễ lạc cịn có vi
khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm từ dạng đạm tự do thành dinh
dưỡng cung cấp cho cây trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng đạm để lại
trên một ha có thể đạt từ 70 - 110 kg/ha/vụ. Chính nhờ khả năng cố định đạm
mà lượng protein trong hạt, trong các bộ phận khác của cây lạc cao hơn nhiều
các cây trồng khác [6].
Lạc là một lồi cây họ đậu, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng không


7

thuộc loại cao lắm, bên cạnh đó lạc có khả năng sử dụng được đạm do vi sinh
vật cố định từ khơng khí, nhờ vi sinh vật này sống cộng sinh trong nốt sần ở rễ
cây họ đậu. Trong hệ thống cố định N sinh học, giữa vi khuẩn Rhozobium và
cây bộ đậu là quan trọng nhất, ước tính đạt trên 80 triệu tấn mỗi năm tương
đương với lượng phân đạm vơ cơ trên tồn thế giới năm 1990 [94].
Cây lạc có khả năng cố định được 72 - 124 kg N /ha, dưới tác động hoá
học, sinh học N phân tử được chuyển thành đạm vô cơ được cây trồng sử
dụng sau đó trả lại cho đất [94].
Mặt khác người ta còn dùng thân lá lạc để cải tạo đất bởi vì trong đó có
tỷ lệ một số chất dinh dưỡng cao.
So sánh với phân chuồng tính theo chất khơ thì tỷ lệ lân và kali trong

thân lá lạc xấp xỉ ngang phân chuồng, riêng đạm của thân lá lạc bằng 2 lần
phân chuồng. Cho nên thân lá lạc cịn là loại phân xanh có giá trị cả về số
lượng và chất lượng. Mỗi ha lạc cho khối lượng trung bình từ 8 - 10 tấn có
khi đến 15 - 20 tấn thân lá tươi. Hiện nay, hầu hết các vùng trồng lạc đều sử
dụng thân lá lạc làm phân bón cho lúa, màu. Mỗi ha thân lá lạc đủ bón cho 2 3 ha lúa và năng suất tăng rõ rệt [52].
Vì vậy người ta trồng lạc luân canh với cây khác, xen canh giữa các cây
hàng rộng như chè, sắn, dâu, dừa, mía... ở thời kỳ chưa kép tán, để cải tạo đất,
chống xói mịn và tăng độ phì nhiêu đất.
2.2. Tình hình trồng lạc ở trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình trồng lạc trên thế giới
Lạc được du nhập vào Châu Âu khoảng 500 năm trước nhưng thực sự
phát triển rộng khắp thế giới vào khoảng 125 năm trở lại đây khi công nghiệp
ép dầu lạc ra đời. Hiện nay lạc là cây đứng thứ hai trong số các cây lấy dầu
(về diện tích và sản lượng ) sau đậu tương.
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới tính đến năm 2005 được thể hiện


8

qua bảng 2.2:
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, và sản lượng lạc trên thế giới.

TT Tên nước

Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sảnlượng (triệu tấn)
2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005

1

Ấn Độ


8,00 8,00

6,72

9,60

9,30

2

T-Quốc

5,08 5,12

4,87

26,5 27,41 30,0 13,46 14,03 14,63

3

Nigieria

2,80 2,80

2,88

9,60

6,50


10,1 2,69 2,69

2,93

4 Indonexia 0,68 0,70

0,72 20,10 20,62 20,4 1,37 1,44

1,47

5

0,65 35,40 33,90 32,4 1,80 1,90

2,11

Mỹ

0,53 0,56

9,60

9,67 7,68 7,44

6

Xu Đăng 1,90 1,90

1,90


6,70

6,70

6,31 1,27 1,27

1,02

7

Xenegan 0,57 0,64

0,75

6,51

7,20

8,00 0,37 0,46

0,60

8

Myanma 0,57 0,58

0,58 12,30 12,30 12,3 0,70 0,71

0,71


9

Camarun 0,20 0,20

0,20

9,75 0,19 0,19

0,19

0,26 16,66 17,43 17,4 0,40 0,43

0,45

10 Việt Nam 0,24 0,25

9,70

9,70

Thế Giới 25,02 24,92 25,21 14,55 14,40 14,4 36,40 35,88 36,48
Nguồn:FAOSTAT, 2006
Trên thế giới lạc chủ yếu được trồng tập trung ở Châu Á, Châu Phi và
Châu Mỹ. Trong đó Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất, chiếm 31,3% và
18% sản lượng.
Tính hết năm 2005, diện tích lạc trên thế giới có khoảng 25,21 triệu ha.
Trong đó quốc gia có diện tích lớn nhất là Ấn Độ 6,72 triệu ha, tiếp theo là
Trung Quốc 4,87 triệu ha, Nigieria 2,88 triệu ha, Xu Đăng 1,90 triệu ha,
Indonexia 0,72 triệu ha [6].

Năng suất lạc của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và
không ổn định qua các năm. Nước có năng suất lớn nhất là Mỹ 32,48 tạ/ha
tiếp theo là Trung Quốc 30,04 tạ/ha, Indonexia 20,41 tạ/ha, Xenegan 8,00 tạ /
ha, Xu Đăng 6,31 tạ/ha.
Mặc dù Ấn Độ là nước có diện tích trồng lớn nhất nhưng năng suất lại


9

không cao. Năng suất cao đạt được ở Israel (trên 65 tạ/ha) nhưng diện tích chỉ
có 3000 ha.
Theo số liệu của FAO, trên thế giới hiện có trên 100 nước trồng lạc, với
tổng diện tích trong các niên vụ từ năm 1998 - 1999 đến 2000 - 2001 đạt
21.630.000ha (1999 - 2000). Diện tích trồng lạc tập trung ở các nước Châu Á
chiếm 63,17% tổng diện tích, Châu Phi 31,81%, Châu Mỹ 5,8%, Châu Âu
0,22%. Các nước có diện tích lớn gồm 10 nước trong đó Ấn Độ có diện tích
lớn nhất đạt 8.100.000ha, Trung Quốc là 4.100.000ha, Nigiêria: 1.190.000ha
(Hồng Đức Phương và các tác giả, 2003) [82].
Diện tích trồng lạc trên thế giới hàng năm biến động từ: 19,97 - 21,34
triệu ha. Đứng đầu là Ấn Độ: 7,20 - 8,10 triệu ha, tiếp đến là Trung Quốc:
3,72 - 4,20 triệu ha, Nigienia: 0,70 - 0,80 triệu ha, Senegal: 0,62 - 0,73 triệu
ha... (USDA, 1999) [22].
Năng suất bình quân thế giới: 1,33 - 1,39 tấn/ha, đứng đầu là Mỹ: 2,81
-3,03 tấn/ha, thứ đến là Trung Quốc: 2,59 - 2,90 tấn/ha, Indonesia: 1,52 tấn/ha
(Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000) [33].
Trong khi đó năng suất lạc ở Việt Nam năm 2000 là: 1,45 tấn/ha trên
diện tích 243,9 ngàn ha (Niên giám thống kê năm 2000) [91].
Năng suất biến động lớn giữa các nước trên thế giới. Các nước có năng
suất cao trên diện tích hẹp là Ixraen đạt 68,33 tạ/ha; một trang trại ở nước cộng
hoà Nam Phi đạt 100tạ/ha (Hoàng Đức Phương và các tác giả, 2003) [82].

Như vậy tiềm năng cho năng suất của lạc cũng rất lớn khi được đầu tư
vào công nghệ sản xuất giống.
Sản lượng lạc hàng năm thế giới đạt từ: 26,63 - 29,66 triệu tấn. Đứng
đầu là Trung Quốc: 9,65 - 12,00 triệu tấn, thứ đến là Ấn Độ: 7,85 - 8,00 triệu
tấn, Mỹ: 1,61 - 1,80 triệu tấn (USDA, 1999) [22].
Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất


10

và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác. Trong khi năng suất
lạc bình quân của thế giới mới đạt xấp xỉ 1,3 tấn trên hecta ở Trung Quốc, thử
nghiệm trên diện hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn trên hecta, cao hơn
9 lần so với năng suất bình quân của thế giới. Trên diện tích rộng hàng chục
hecta, năng suất lạc có thể đạt 9,6 tấn/ha. Gần đây, tại Viện Quốc tế Nghiên
cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (IRISAT) Ấn Độ đã thông báo sự
khác biệt giữa năng suất lạc trên các trạm trại nghiên cứu và năng suất trên
đồng ruộng nông dân là từ 4 - 5 tấn/ha. Trong khi năng suất của các cây ngũ
cốc như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tới trần và có xu hướng giảm dần ở
nhiều nước trên thế giới thì năng suất cây lạc trong sản xuất cịn khác rất xa so
với năng suất tiềm năng. Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất
và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất để khai thác tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành
công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản
xuất lạc của các nước trên thế giới (Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000) [33].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây lạc được trồng từ lâu đời, tuy nhiên không được quan
tâm và phát triển. Trong những năm trở lại đây, cây lạc đã được quan tâm và
phát triển hơn. Nhưng so với một số cây trồng khác thì diễn biến tăng về diện
tích, năng suất và sản lượng đều giảm.

Từ năm 1990 đến nay công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật trồng lạc ở nước đã được quan tâm hơn trước. Các đề tài nghiên cứu cấp
nhà nước và cấp ngành, các dự án trong nước và quốc tế về nghiên cứu và
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên cây lạc đã được triển khai thu hút sự tham gia
của một đội ngũ đông đảo các cán bộ nghiên cứu đã được khuyến nông trong
cả nước. Phát triển cây lấy dầu, trong đó có cây lạc đã được Bộ Nơng nghiệp
và Phát triển Nông thôn xác định là một trong những vấn đề trọng điểm trong


11

chương trình phát triển nơng nghiệp và nơng thơn của nước ta. Hợp tác Quốc tế
trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển cây lạc đã được tăng cường. Thông qua
chương trình hợp tác với ICRISAT và Mạng lưới Đậu đỗ và Cây cốc châu Á
(CLAN), Việt Nam đã có điều kiện cử cán bộ nghiên cứu và khuyến nông đi
đào tạo nâng cao trình độ đồng thời tiếp cận được với các thành tựu mới và học
hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển sản xuất lạc trên thế giới và
các nước trong khu vực. Một số tiến bộ kỹ thuật phổ biến ở các nước khác đã
được chọn lọc, thử nghiệm và ứng dụng đem lại hiệu quả ở Việt Nam. Dự án
nghiên cứu thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật trồng lạc trọng điểm ở Việt nam đã
được nông dân, cán bộ địa phương, mạng lưới CLAN và các nước trong khu
vực đánh giá cao. Các yếu tố hạn chế chính đối với sản xuất lạc ở nước ta đã
được xác định và trên cơ sở đó các hướng nghiên cứu chính nhằm đáp ứng nhu
cầu của nông dân đã được xây dựng và thực hiện bước đầu đem lại hiệu quả rất
đáng khích lệ. Thí dụ, để khắc phục tình trạng thiếu tro dừa bón cho cây lạc ở
vùng Đơng Nam Bộ, Viện Cây có dầu đã nghiên cứu đề xuất chế phẩm thay
thế tro dừa (ACA) vừa tiện lợi trong sử dụng, vừa hạ giá thành sản xuất 6%,
vừa tăng năng suất và chất lượng lạc. Để nơng dân chủ động phịng ngừa bệnh
héo xanh vi khuẩn, một bệnh rất phổ biến và khó phịng trừ ở nhiều vùng trồng
lạc nước ta Viện KHKTNN Việt Nam đã chọn ra giống lạc MD7 kháng bệnh,

năng suất, có chất lượng tốt và khả năng thích ứng rộng đã và đang được phát
triển nhanh trong sản xuất. Đáng chú ý là một số giống lạc mới có tiềm năng
năng suất cao như giống 1660, LVT. LO2, VD1, LO5, ngắn ngày, chịu hạn,
phục vụ cho vùng nước trời với năng suất khá (18 - 25tạ/ha) đã được đưa ra sản
xuất. Một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc cũng đã được áp dụng như phân
bón NPK cân đối, mật độ gieo thích hợp, kỹ thuật che phủ nilon đã làm tăng
năng suất 30 - 40%. Nhiều mơ hình thâm canh lạc đạt năng suất cao trên 3 tấn/
ha đã được trình diễn trên đồng ruộng nơng dân ở nhiều địa phương (Ngô Thế


12

Dân và các tác giả, 2000) [33]
Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở nước ta còn rất lớn. Kết quả
nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy trên diện tích rộng hàng chục
hecta, gieo trồng giống mới với các biện pháp canh tác tiên tiến, nông dân có
thể dễ dàng đạt năng suất lạc 4- 5 tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất lạc bình
quân trong sản xuất đại trà. Điều đó chứng tỏ rằng các kỹ thuật tiên tiến được
áp dụng rộng rãi trong sản xuất sẽ góp phần rất đáng kể trong việc tăng năng
suất và sản lượng lạc ở nước ta. Vấn đề chính hiện nay là làm sao để các giống
mới và các kỹ thuật tiến bộ đến được với nông dân và được nông dân tiếp nhận.
Nhà nước ta đã đề ra chỉ tiêu đưa diện tích cây lạc lên 400.000 ha vào
năm 2005 với năng suất bình quân 1,5 - 2,0 tấn/ha. Để đạt được mục tiêu đề ra
trước hết chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật một cách rộng rãi trong sản xuất. Trên cơ sở áp dụng hệ thống các
giải pháp kỹ thuật tổng hợp đồng bộ, tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên
thế giới, trong thời gian tới sản xuất lạc ở nước ta sẽ có điều kiện để đạt được
những thành tựu mới, góp phần phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền
vững, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.
Sự biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở nước ta từ 1975

- 1998 có thể chia làm 4 đoạn chính:
+ Từ năm 1975 - 1979: giai đoạn này diện tích gieo trồng lạc có xu thế
giảm từ 97,1 ngàn ha (1976) xuống cịn 91,8 ngàn ha (1979), giảm bình quân
2,0% năm. Năng suất và sản lượng lạc giai đoạn này cũng giảm, năm 1976
năng suất đạt 10,3 tấn/ha, năm 1979 chỉ còn 8,8 tấn/ha, giảm 5,0%. Ngun
nhân chính là thực trạng phịng trào hợp tác hoá bị sa sút, yêu cầu giải quyết
đủ lương thực cần thực trạng phong trào hợp tác hoá bị sa sút, yêu cầu giải
quyết đủ lương thực cần đặt lên hàng đầu, sản xuất lạc lúc này chủ yếu mang
tính tự cung, tự cấp nên cây lạc khơng được đầu tư phát triển.


13

+ Từ 1980 - 1987: Thời kỳ này diện tích trồng lạc tăng nhanh: 91,8 ngàn
ha năm 1979 lên 237,8 ngàn ha năm 1987. Tốc độ tăng trường hàng năm từ
5,6% năm đến 24,8% năm. Diện tích năm 1987 tăng gấp 2 lần so với năm
1980 và sản lượng tăng 2,3 lần. Cây lạc ở giai đoạn này phát triển nhanh là do
có hiệp định xuất khẩu với Liên xơ cũ và các nước Đông Âu, đồng thời trong
nông nghiệp bắt đầu thực hiện khoán theo chỉ thị 100 TW (1981) [67], sự mở
rộng và ổn định thị trường xuất khẩu cũng như chính sách đổi mới trong sản
xuất nơng nghiệp đã khuyến khích nơng dân khai hoang, tăng vụ, từ đó diện
tích gieo trồng nói chung và diện tích trồng lạc nói riêng được mở rộng. Mặc
dù diện tích gieo trồng tăng lên nhanh chóng, nhưng năng suất khơng tăng,
chỉ dao động từ 8,8 đến 9,7 tạ/ha. Sản xuất lạc lúc này cịn mang tính quảng
canh truyền thống.
+ Từ 1988 - 1993: Ba năm đầu, diện tích trồng lạc giảm, từ 23,7 ngàn ha
(1987) xuống còn 201,4 ngàn ha (1989), giảm với tốc độ 2,0% năm và sau đó
phục hồi trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do mất thị trường tiêu thụ truyền
thống, thị trường mới chưa kịp tiếp cận, giá lạc thế giới giảm trong hai năm
1988 - 1989 (Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000) [33].

+ Từ năm 1994 - 1998: Giai đoạn này, diện tích trồng lạc năm 1998 tăng
8% so với năm 1994 và sản lượng tăng nhanh (25%). Tốc độ tăng trưởng sản
lượng lạc giai đoạn này chủ yếu là nhờ có sự tăng trưởng nhảy vọt về năng
suất (20%). Bên cạnh đó, chúng ta đã tiếp cận được với thị trường Quốc tế
mới và nhu cầu cho chế biến trong nước cũng tăng lên. (Ngô Thế Dân và các
tác giả, 2000) [33].
Ở Việt Nam, từ Những năm 1980 sản xuất lạc có chiều hướng phát triển
ngày càng tăng. Trong 10 năm từ 1981 - 1990, diện tích tăng bình qn
7%/năm, sản lượng tăng 9%/năm. Từ năm 1990 - 1995, sản xuất lạc tăng về
diện tích và sản lượng song năng suất lạc vẫn còn thấp, chỉ đạt 1tấn/ha.
Những năm gần đây (1996 - 1998) diện tích và sản lượng lạc tăng rõ rệt,


14

năng suất đạt gần 1,5 tấn/ha. Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp
phần nâng cao năng suất lạc là do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới (Ngô
Thế Dân và các tác giả, 200) [33].
Hiện nay ở nước ta lạc chủ yếu phân bố ở bốn vùng lớn: Miền núi trung
du Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Khu Bốn cũ và Miền Đông Nam Bộ. Cả
bốn vùng này chiếm 3/4 diện tích và sản lượng của cả nước, số còn lại nằm
rải rác ở một số vùng khác.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Năm

Diện tích
(1000 ha)

Năng suất
(tấn/ha)


Sản lượng
(1000 tấn)

2000

244,9

1,45

355,1

2001

244,6

1,48

362,0

2002

246,7

1,62

399,6

2003


243,8

1,67

407,1

2004

258,7

1,74

450,1

2005

260,0
1,74
( Nguồn: FAOSTAT, 2006)

452,4

Qua số liệu ở bảng 2 ta thấy diện tích trồng lạc những năm gần đây có
tăng nhưng khơng nhiều, đặc biệt giảm vào các năm 2002, 2003. Đến năm
2005 diện tích tăng lên đạt 260.000ha với sản lượng đạt 453.000 tấn.
Trong những năm từ 2002-2005 năng suất lạc hầu như không tăng hoặc
tăng khơng đáng kể. Tuy năng suất lạc có tăng nhưng nhìn chung so với tiềm
năng của đất đai, của các giống lạc hiện nay thì năng suất của nước ta cịn thấp,
năng suất bình qn trên cả nước tính hết niên vụ năm 2005 đạt 17,4 tạ/ha.
2.2.3.Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế

Trong những năm gần đây, Ở một số địa phương của tỉnh Thừa Thiên
Huế cây lạc được coi là cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và ổn định
hơn so với các cây trồng khác. Nông dân đã từng bước trồng lạc để thay thế
cho các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy đã góp phần làm cho diện


15

tích và sản lượng lạc ở Thừa Thiên Huế ngày càng được mở rộng và tăng lên.
Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Thừa Thiên Huế đến năm 2006
được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế
Năm

Diện tích
(1000 ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(1000 tấn)

1995

3,30

1,36

4,50


1996

3,70

1,40

5,20

1997

3,80

1,50

5,70

1998

4,30

1,35

5,80

1999

4,10

1,41


5,80

2000

3,91

1,40

5,47

2001

4,78

1,23

5,87

2002

5,00

1,35

6,75

2003

4,58


1,60

7,33

2004

4,67

1,75

8,20

2005

4,83

17,6

8,49

2006

4,72

18,6

8,80

(Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, 2006)

Qua số liệu ở bảng 3 cho thấy từ năm 1995-1998 diện tích và sản lượng
lạc ngày càng tăng. Về diện tích tăng từ 3300 ha lên 4300 ha, về sản lượng
tăng từ 4500 tấn lên 5800 tấn. Riêng năm 1999-2000 thì cả diện tích và sản
lượng đều giảm. Tuy nhiên trong những năm gần đây từ năm 2001- 2006 diện
tích và sản lượng lạc có xu hướng tăng lên. Trong năm 2006 diện tích trồng
lạc tăng lên 6000ha, sản lượng đạt 9024 tấn.
Nhìn chung diện tích tăng dần qua các năm nhưng năng suất chưa cao,
có xu hướng giảm và không ổn định.


16

2.2.4. Tình hình sản xuất một số cây trồng và đặc điểm của đất cát
trồng lạc chính ở Thừa Thiên Huế.
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của Thừa Thiên Huế
Loại cây trồng

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tạ/ha)

Lúa

51,6

45,7

Ngô

1,3


30,0

Khoai lang

4,9

47,3

Sắn

5,6

100,5

Lạc

4,6
Nguồn: Niên giám thống kê 2003

15,9

Số liệu ở bảng cho ta thấy, lạc là loại cây trồng ngắn ngày có diện tích
gieo trồng khá lớn trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh.
Theo số liệu điều tra nơng hộ của chúng tơi, mặc dù có diện tích gieo
trồng không lớn bằng khoai lang và sắn nhưng xét về thu nhập thì lạc là loại
cây trồng cho thu nhập cao nhất và có giá trị ngày cơng cũng cao nhất
(30.000đ/ngày so với 15.000đ so với cây lúa). Có thể nói, sản xuất lạc có sức
hấp dẫn khá lớn đối với các hộ dân trong vùng, đặc biệt ở những vùng đồng
bằng và gò đồi của tỉnh, trên các diện tích đất trồng lúa một vụ, năng suất

khơng cao và không ổn định.
Hiện nay, bên cạnh giống lạc Giấy Kim Long, một số giống lạc khác như
Dù Tây Nguyên, MD7, L14 cũng đã từng bước được đưa vào gieo trồng ở nhiều
địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, do các giống lạc này có tỷ lệ nhân/quả khơng
cao, vỏ quả dày, một số giống này cịn gặp khá nhiều khó khăn. Cho đến nay
thì lạc Giấy Kim Long vẫn được gieo trồng phổ biến hơn cả.
Đất cát là một loại đất xấu, năng suất cây trồng trên đất này thường đạt
thấp, loại đất này xuất hiện ở nhiều nơi, và tập trung ở nhiều vùng trong cả
nước, đặc biệt vùng Duyên Hải Miền Trung.
Đất cát được đặc trưng bởi một số tính chất sau:


17

* Tính chất vật lý:
Thành phần cơ giới của đất rất nhẹ, phần lớn ở dạng cát mịn và cát thô.
Hàm lượng sét (<0,001mm) biến đổi từ 1,4 - 12,8%. Cáct vật lý (>0,001mm)
chiếm khoảng 78% - 90%.
Tỷ trọng của đất xung quanh 2,6-2,7. Dung trọng biến động từ 1,2 1,34g/cm3. Độ xốp của đất vào loại khá và đạt 49,2 - 51,5%.
Đất có cấu trúc đồn lạp bền trong nước khơng đáng kể. Đồn lạp >
1mm chỉ chung quanh 1 - 5%. Các cấp hạt > 0,25mm chiếm tỷ lệ khoảng
10-30. Những cấp hạt có hoạt tính cao (0,5-1mm) ở đất cát chỉ bằng 1/10-1/5
so với đất bạc màu.
Khả năng giữ nước của đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là
thành phần cơ giới và cấu trúc. Sức chứa ẩm đồng ruộng của đất thấp, chỉ đạt
1-20% ở lớp mặt, các tầng sâu có trường hợp chỉ đạt 6-10%.
Sức chứa ẩm đồng ruộng thấp, nhưng vì độ ẩm cây héo thấp, nên lượng
nước hữu hiệu của đất thuộc loại khá (16-20%).
Đất thoát nước dễ, thấm nước nhanh, nhưng giữ nước kém. Đất có độ
thơng khí cao, vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh làm cho quá trình khống

hố chất hữu cơ và mùn xảy ra mãnh liệt, vì vậy đất cát thường nghèo mùn.
Đất thường nóng nhanh, lạnh nhanh gây bất lợi cho cây trồng và vi sinh vật đất.
Đất cát khi khô rời rạc nên dễ cày bừa, ít tốn cơng, rễ cây phát triển dễ
nhưng cỏ mọc nhanh. Khi đất cát gặp mưa to hay do nước tưới sẽ bị dí chặt.
* Tính chất hố học
Độ phì nhiêu của đất cát nhìn chung rất thấp. Hàm lượng chất hữu cơ
dao động từ 0,6 - 1,0%. Ở lớp đất mặt, đạm tổng số thay đổi trong khoảng
0,03 - 0,09%. Kali tổng số thấp song ở các lớp sâu 100 - 110cm có chiều
hướng tăng (0,77 - 1,3%).
Kết quả phân tích trên 1000 mẫu đất của Nguyễn Thị Dần và Trần Thúc


18

Sơn (1990) [35] cho thấy: hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất cát biển rất
thấp, trung bình 3-5mg P2O5 và 6-7mg K2O/100g đất.
Đất cát có độ chua trung bình hoặc kiềm yếu, phần lớn pHKCl từ 5,5-6,0
nhiều vùng đạt 6,0-7,5. Lượng Ca++ chung quanh 4-9 ldl/100g đất. Ở các tầng
sâu (80-90cm), lượng Ca++ trao đổi có chiều hướng tăng, đạt 11-14 ldl/100g
đất. Lượng Mg++ biến đổi từ 1-2 ldl/100g đất.
Tuy nhiên đất cát cũng có một số ưu thế nhất định, như thành phần cơ
giới nhẹ, dễ canh tác, dễ san bằng, dễ cải tạo, nước ngầm không bị mặn, xuất
hiện nơng, nhờ vậy dễ điều hồ chế độ nhiệt và chế độ ẩm cho cây trồng. Bởi
thế, nếu biết bố trí cây trồng hợp lý kết hợp phân bón cân đối sẽ cho năng suất
và hiệu quả kinh tế khá.
2.3. Những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lạc
Ở Việt Nam trước năm 1995 năng suất lạc bình quân chỉ đạt 10 tạ/ha.
Sau năm 1995 năng suất lạc đã có những bước tăng rõ rệt, đặc biệt từ năm
2002 trở lại đây. Năm 2005 năng suất lạc bình qn tồn quốc đạt 17,4 tạ/ha.
Đạt được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của các tiến bộ kỹ thuật

mới về giống và các biện pháp thâm canh.
Một số tiến bộ kỹ thuật mới được ghi nhận đó là:
- Về giống: nhờ sự hợp tác giữa Việt Nam và Viện nghiên cứu hoa màu
quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) mà chúng ta đã tạo ra
được một bộ giống phong phú.
+ Giống chín sớm: để khắc phục hiện tượng hạn đầu vụ và mưa cuối vụ
xuân cho các vùng trồng lạc miền Bắc Việt Nam. Giống LO5 ra đời đã đáp
ứng địi hỏi của sản xuất. Giống này có tỷ lệ nhân cao (76%). Tuy là giống
ngắn ngày nhưng có năng suất khá cao 29,6 tạ/ha [31].
+ Giống cho vùng nước trời: sử dụng cho những vùng không chủ động
tưới tiêu. Điển hình là các giống X96; 92056. Kết quả thử nghiệm các giống
này đều cho năng suất cao từ 36,3 - 40.1 tạ/ha [31].


19

+ Giống cho vùng thâm canh: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn đã công nhận hai giống cho vùng thâm canh có nguồn gốc từ Trung
Quốc đó là: LO2 và LVT, những giống này đều cho năng suất cao 30 tạ/ha.
Ngồi ra chúng ta cịn tạo ra một số giống kháng được bệnh mốc vàng, giống
kháng bệnh héo xanh vi khuẩn như: LO2, MD7 .
- Về tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh tăng năng suất lạc: Trong thời
gian qua đã có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lạc
nhanh chóng được áp dụng vào sản xuất. Các nghiên cứu đó tập trung vào các
vấn đề sau:
+ Xây dựng chế độ phân bón hợp lý
+ Kỹ thuật che phủ nilon
+ Chế độ nước tưới hợp lý
+ Kỹ thuật trồng xen, chuyển vụ
+ Kỹ thuật sử dụng các chất kích thích sinh trưởng

Với những tiến bộ kỹ thuật mới này đã nhanh chóng góp phần giúp cho
năng suất và sản lượng lạc nước ta ngày càng tăng.
2.4. Cân đối dinh dưỡng cho cây trồng
Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất
dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho
từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chất
lượng nơng sản tốt và an tồn mơi trường sinh thái.
Theo tổng kết của Tổ chức Nông nghiệp thế giới (FAO), có 10 ngun
nhân chính làm giảm hiệu lực phân bón, trong đó bón phân cân đối giữ vai trò
quan trọng nhất.


20

Bảng 2.6: Nguyên nhân giảm hiệu lực phân bón
TT

Nguyên nhân

Mức giảm năng suất (%)

1

Kỹ thuật làm ruộng kém

10 - 25

2

Kỹ thuật gieo cấy kém


3

Thời kỳ gieo cấy khơng thích hợp

20 - 40

4

Giống cây khơng thích hợp

20 - 40

5

Mật độ gieo cấy khơng thích hợp

10 - 25

6

Vị trí và cách bón phân khơng thích hợp

7

Chế độ nước khơng thích hợp

8

Trừ cỏ dại khơng kịp thời


5 - 10

9

Phịng trừ sâu bệnh khơng tốt

5 - 50

10

Bón phân khơng cân đối

5 - 20

5 - 10
10 - 20

20 - 50

Bón phân cân đối khơng có nghĩa là phải cung cấp cho cây trồng các nguyên
tố dinh dưỡng bằng nhau về khối lượng. Mỗi chất dinh dưỡng có những tác dụng
riêng biệt nhất định trong đời sống cây trồng, chúng ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát triển của cây, quang hợp, mức năng suất và chất lượng nông sản. Khi nồng
độ một chất dinh dưỡng trong mô cây hạ dưới mức tối thiểu sinh lý cần thiết, các
triệu chứng thiếu dinh dưỡng bắt đầu xuất hiện trong các bộ phận đặc trưng của
cây. Đây là những chỉ thị hữu ích giúp tìm biện pháp khắc phục.
Chính vì vậy, để có cơ sở cho việc bón phân cân đối cần thiết phải biết
được khả năng cung cấp dinh dưỡng của mỗi loại đất, nhu cầu dinh dưỡng của
mỗi loại cây trồng và sự phụ thuộc của mỗi yếu tố vào từng điều kiện thời tiết

cũng như chế độ canh tác cụ thể. Cuối cùng, bón phân cân đối đáp ứng được
tối thiểu 3 yêu cầu: bón đúng về các yếu tố dinh dưỡng cây trồng cần, bón đủ
về lượng và bón phù hợp về tỷ lệ các nguyên tố đó.
2.5. Vai trị của các yếu tố dinh dưỡng đối với lạc
2.5.1.Vai trò của N và phân N đối với lạc
Đạm là yếu tố hàng đầu đối với các cơ thể sống vì nó là thành phần cơ bản


21

của protein chất cơ bản biểu hiện sự sống. Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản
cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các chất men, các bazơ có
nitơ, thành phần cơ bản của axit nuclêic, trong các AND, ARN của nhân tế bào,
nơ khu trú các thơng tin di truyền đóng vai trị quan trọng trong việc tổng hợp
protein. Do vậy đạm là yếu tố cơ bản của q trình đồng hố cacbon, kích thích
sự phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác [52].
Cây lạc chứa nhiều đạm trong lá, hạt. Thiếu đạm cây cằn cỗi, mảnh dẻ,
mềm yếu và có dáng cao do sự sinh trưởng bị trừng trệ khá sớm và do các lá
non phát triển không đầy đủ, không đẫy, nảy nở rất chậm, những lá già đã mọc
bình thường rồi cuống cũng dài ra hơn bình thường, màu lá ban đầu thì sáng
màu sau chuyển sang màu xanh nhạt và cuống lá sau cũng chuyển màu, lá sẽ
ngã sang vàng. Hiện tượng chuyển màu tập trung ở giữa lá, các lá non cũng bị
nhạt và chuyển màu và cũng mọc dài ra. Thiếu đạm nặng thì lá gốc vàng rụng,
sự hình thành quả bị hạn chế và cây có thể chết sau hai tháng trồng cây lạc non
cần đạm để sinh trưởng tốt, phân cành sớm. Khi ra hoa đầu tiên lạc cần đến
70% tổng lượng đạm. Tuy lạc hút được một phần đạm từ khơng khí nhờ vi
khuẩn nốt sần nhưng phải sau 3 tuần thì lạc mới phát triển đủ rễ, và khi cây nở
hoa thì nốt sần mới phát triển mạnh. Do đó thời kỳ cây con, lạc chưa cố định và
tự cung cấp được đạm nên cần bón hỗ trợ cho lạc để xúc tiến sự hình thành nốt
sần và phân hoá mầm hoa, tăng nhiều quả. Tuy nhiên, nếu bón đạm q nhiều

thì ức chế hình thành nốt sần và hoạt động của vi khuẩn dẫn đến cây vóng lốp,
số cành hữu hiệu giảm. Khi thiếu nitơ, hàm lượng lân tổng số trong cây cũng
giảm xuống (L.Azueva và Golubêva, 1963) [23], Khi bón phân cho lạc dạng
Sunphat amon ((NH4)2SO4) và Nitrat amon (NH4NO3) tốt hơn dạng urê. Nghiên
cứu ở Trung Quốc cho thấy hiệu lực phân đạm từ 12 - 13 kg lạc quả/1kgN [52].
Đạm là thành phần của nguyên sinh chất tế bào, axít amin, axít nucleic


22

(AND và ARN), các enzim và diệp lục. Đạm là chất dinh dưỡng chủ yếu của
cây lạc. Đạm có vai trị làm tăng sinh trưởng và phát triển của mơ sống, quyết
định phẩm chất của nông sản. Cây lạc chứa nhiều đạm trong lá và hạt. Thiếu
đạm cây sinh trưởng kém, lá mảnh, có màu xanh nhạt, sự hình thành quả bị
hạn chế (Trần Văn Lài, 1993) [69]
Nhìn chung, nhu cầu đạm của cây lạc có sự khác nhau trong từng giai
đoạn sinh trưởng phát triển của nó. Nó có thể tự thoả mãn một phần nhu cầu
đạm của mình nhờ hoạt động của sinh vật cố định đạm sống cộng sinh ở rễ
nhưng phải sau 3 tuần thì lạc mới phát triển đủ rễ và sau khi nở hoa thì nốt
sần mới phát triển mạnh. Đạm bên ngồi trở nên rất cần thiết cho cây lạc
trong giai đoạn trước khi nở hoa do tính ký sinh của vi khuẩn nốt sần. Vì vậy,
bón đạm cho lạc ở thời kỳ đầu là rất cần thiết để xúc tiến việc hình thành nốt
sần và phân hoá mầm hoa. Tuy nhiên, nếu bón q nhiều đạm thì sẽ ức chế sự
hình thành và hoạt động của vi khuẩn nốt sần làm cho cây vống lốp, số cành
hữu hiệu giảm (Nguyễn Văn Bình, 1996) [12].
Mặc dầu có nhu cầu đạm cao nhưng trong thực tế đạm bón cho lạc bao
giờ cũng thấp hơn lân và kali. Bón nhiều đạm cho lạc sẽ làm cho sinh khối
phát triển mạnh (Nguyễn Văn Bộ và cs, 1999) [17], thời gian sinh trưởng kéo
dài, ngăn cản sự hình thành nốt sần ở rễ và khả năng cố định đạm của vi sinh
vật nốt sần do sản phẩm quang hợp chuyển hoá nhanh thành protein, làm

giảm việc cung cấp hydratcacbon cho các vi sinh vật này (Nguyễn Hữu Quân,
1984) [100].
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của viện Nơng hố Thổ nhưỡng chỉ ra
rằng trên đất nhẹ chỉ nên bón khoản 30kgN/ha là thích hợp, nếu tăng lên đến
40kgN/ha thì sẽ làm giảm hiệu suất, hiệu suất của 1kg N trên đất cát ven biển
và bạc màu là từ 6 - 10kg lạc vỏ [69]. Trên đất chuyển màu tại Quảng Trị nếu
bón 30kgN cho hiệu quả cao nhất (11kg lạc khô/kgN). Trên đất cát biển tỉnh


23

Thừa Thiên Huế nếu bón đạm đơn độc liều lượng 40kgN/ha hiệu quả đạt
4,88kg lạc quả/kgN [10].
2.5.2. Vai trò của P và phân lân đối với lạc
Lân là yếu tố dinh dưỡng chủ đạo của cây lạc và cũng là một trong
những yếu tố hạn chế năng suất trên các loại đất trồng lạc có thành phần cơ
giới nhẹ. Lân là nguyên tố cần thiết để làm tăng lượng dầu, cần cho hoạt động
của vi khuẩn. Lân làm tăng khả năng huy động đạm cho cây. Trong cây lân
tồn tại ở dạng Photpho lipit và Nucleo protein, trong lá lân tồn tại dưới dạng
axit photphoric tham gia tổng hợp các chất có chứa nitơ. Cũng như đạm, tỷ lệ
lân cao ở trong hạt và các cơ quan non, cơ quan đang phát triển để dùng vào
việc tổng hợp chất hữu cơ mới, do vậy hiện tượng thiếu lân biểu hiện ở lá già
trước. Cây non rất mẫn cảm với việc thiếu lân, thiếu lân trong thời kỳ này cây
con sẽ cho hậu quả rất xấu, sau này dù bón nhiều lần cũng khơng bù đắp được
do vậy cần bón lót lân ngay từ giai đoạn đầu và bón gần hạt vì khả năng di
chuyển của lân trong đất rất thấp. Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với
dinh dưỡng đạm, cây được bón cân đối đạm, lân sẽ xanh tốt, sinh trưởng
mạnh, nhiều hoa, lắm quả, chín sớm và phẩm chất nông sản cao. [52].
Lân là thành phần của axít nucleic, photphatít, protein, lipít, coenzim,
NAD, NADN, ATP và nhiễm sắc thể. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào,

mơ phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, sự ra hoa, sự phát triển của hạt và
quả (Vũ Hữu Yêm, 1995) [108]; (Trần Văn Lài, 1993) [70]. Ngoài việc xúc
tiến rễ phát triển, lân còn là thức ăn chính của vi khuẩn có tác dụng đẩy mạnh
sự hình thành và nâng cao hoạt tính của nốt sần, làm tăng khả năng hút, giữ
đạm khí trời, thúc đẩy lạc tăng số cành hữu hiệu, hoa nở sớm và tập trung, nâng
cao tỷ lệ quả và quả chắc, màu sắc đẹp, giảm tỷ lệ nước trong quả. Quan trọng
hơn là xúc tiến quá trình hình thành chất bé, dầu và chất đạm, làm tăng tỷ lệ
dầu trong hạt, quả chóng già chín. Đặc biệt lân sẽ tăng cường hiệu lực hút phân


24

đạm nên tiết kiệm được một lượng phân đạm đáng kể.
Lân thường được xem xét như một yếu tố dinh dưỡng hạn chế sinh
trưởng, phát triển và năng suất của các loại cây họ đậu ở các vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới (Ae và cs, 1991) [112].
Lượng phân bón khơng thích hợp sẽ làm giảm cường độ q trình đồng
hố carbonhydrate, trong khi đó việc tổng hợp chất này thơng qua q trình
quang hợp vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng tích luỹ carbonhydrates làm cho lá
có màu xanh sẫm, trầm trọng hơn sẽ có màu huyết dụ và có ảnh hưởng bất lợi
đối với q trình quang hợp và cuối cùng sẽ làm sụt giảm năng suất cây trồng
rõ rệt (Vũ Văn Vụ và cs, 1993) [102].
Sự hình thành và phát triển của nốt sần ở rễ lạc và quá trình cố định
đạm chịu ảnh hưởng rất lớn của lượng lân trong đất trồng lạc cũng như lượng
lân được bón bổ sung từ các loại phân bón thì mối liên quan chặt chẽ giữa
nguyên tố lân và quá trình cố định đạm ở cây họ đậu được thể hiện như sau:
* Nốt sần bắt đầu hình thành khi lông hút rễ bị lây nhiễm bởi vi khuẩn
Rhizobium và ở giai đoạn này, việc thiếu hụt lân làm cho rễ kém phát triển sẽ
ngăn cản sự hình thành nốt sần và giảm cường độ quá trình cố định đạm cũng
như sự thu hút nước và dinh dưỡng của cây.

* Q trình cố định đạm địi hỏi nguồn năng lượng lớn cho sinh trưởng
của vi khuẩn nốt sần và sự chuyển hố N2 thành NH3. Nguồn năng lượng đó
chủ yếu cũng được cung cấp từ lân ở dạng ATP.
* Lân có vai trị tích cực trong việc vận chuyển các sản phẩm của quá
trình quang hợp từ lá về rễ và sự di chuyển của các hợp chất có đạm trong
nốt sần về các bộ phận khác của cây và làm tăng hàm lượng đạm trong thân
lá.
Ngồi ra, bón lân có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ cây
trồng, nhờ đó mà cây có khả năng thu hút nhiều hơn các nguyên tố dinh


25

dưỡng từ đất và từ phân bón.
Thiếu lân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nốt sần, khả năng
tích luỹ chất khơ và năng suất lạc. Bón lân có tác dụng kích thích sự phát
triển của bộ rễ vì vậy ở cây họ đậu nói chung và cây lạc nói riêng được bón
đầy đủ lân thường hình thành một số lượng lớn nốt sần hữu hiệu ở rễ, nốt sần
thường lớn và có màu hồng (Nguyễn Văn Bình, 1996) [12].
Khi thiếu nguyên tố lân, cây con cằn cỗi, thời gian sinh trưởng chậm, lá
non vàng nhạt, thể hiện dấu hiệu khô héo nhanh ảnh hưởng xấu tới sự phát
triển của nốt sần, hoa rụng nhiều quả ít, kém chắc, năng suất và phẩm chất lạc
đều giảm (Nguyễn Quỳnh Anh, 1994) [2].
Theo kết quả nghiên cứu về lân đối với lạc cho thấy rằng đất càng
nghèo thì hiệu lực của lân càng cao. Các nghiên cứu của nhiều nước đều cho
thấy rõ hiệu lực của lân càng cao. Các nghiên cứu của nhiều nước đều cho
thấy rõ hiệu lực của phân lân là 4,5 - 11kg quả khô/1kg P 2O5. Các nghiên cứu
ở Việt Nam với các liều lượng lân từ 60 - 90kg P2O5 cho thấy hiệu lực chung
của lân biến động từ 3,3 - 9,2kg lạc quả/1kg P2O5, hiệu lực của các dạng phân
lân cũng khác nhau: photphoric: 2,5 - 6,8kg lạc quả/1kg P2O5), hiệu lực thấp

hơn ở phù sa mới (2,8kg lạc quả/1kg P2O5), bón supe photphat đạt hiệu lực 6 9,2kg lạc quả/1kg P2O5. Trên đất cát biển Thừa Thiên - Huế khi bón phân lân
đơn độc lượng 90kg P2O5/ha hiệu quả đạt 6,79kg lạc khơ/kg P2O5. Bón phối
hợp 40kgN + 90kg P2O5/ha hiệu quả đạt 5,6kg lạc quả khơ/kg P2O5 [52].
2.5.3. Vai trị của kali và phân kali đối với lạc
Đối với cây trồng, kali là một trong 3 nguyên tố khoáng thiết yếu nhất.
Vai trò quan trọng nhất của kali được thể hiện ở khả năng hoạt hoá các enzim
trong hợp chất ATP đóng vai trị cung cấp năng lượng cho rất nhiều q trình
sinh hố xảy ra trong cây (Trần Văn Lài, 1993) [69].
Kali có vai trị quan trọng trong sự quang hợp của lá và sự phát triển


×