Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.79 KB, 16 trang )

SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN QUA PHÁT
HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ.

1.1 Sự cần thiết của cơng tác huy động vốn
1.1.1. Tín dụng Nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm của tín dụng Nhà nước
Tín dụng là một phạm trù lịch sử, ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời
và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Nền sản xuất hàng hố phát triển với sự ra
đời của tiền tệ đóng vai trị là vật ngang giá chung đã tạo điều kiện thuận lợi thúc
đẩy các quan hệ tín dụng phát triển. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã
chứng minh rằng, vào thời kì Cơng xã ngun thuỷ, khi phân công lao động xã hội
phát triển làm xuất hiện chế độ tư hữu và phân chia giai cấp thì Nhà nước ra đời.
Để thực hiện tốt chức năng của mình là quản lý kinh tế - xã hội thì Nhà nước ngày
càng cần một lượng vốn lớn hơn để đầu tư nhiều hơn cho các chương trình dự án
nhằm đạt tới một xã hội ưu việt hơn xã hội đang có, nhưng nguồn lực thì ln là có
hạn, vì thế mà Nhà nước gặp khơng ít những khó khăn về vốn trong khi đó một
lượng vốn lớn cịn nằm rải rác trong dân chúng, họ có vốn mà khơng thể sử dụng
chúng như một sự quay vòng vốn, làm thế nào để Nhà nước có thể sử dụng lượng
vốn này theo mục đích của mình ? Tín dụng Nhà nước ra đời đã giải quyết được
vấn đề khó khăn đó.
Chính vì vậy, có thể hiểu Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng mà Nhà
nước là chủ thể đi vay, để đảm bảo các khoản chi tiêu của NSNN đồng thời là chủ
thể cho vay để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh tế - Chính trị- xã hội của Nhà
nước.
1.1.1.2 Đặc điểm, bản chất của Tín dụng Nhà nước.


Tín dụng Nhà nước trước hết cũng mang đặc điểm như mọi loại hình tín
dụng khác đó là tính hồn trả có thời hạn và phải trả một khoản tiền về sử dụng
vốn vay. Song không nên nhầm các quan hệ đó với tín dụng Ngân hàng ở chỗ tín
dụng Ngân hàng, tiền vay được sử dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ


chức kinh tế vay, nhằm đảm bảo tính liên tục của q trình sản xuất mở rộng và
nâng cao hiệu quả sản xuất. Tiền vốn tín dụng được sử dụng như là tư bản đã tạo ra
điều kiện để hoàn trả tiền vay và lãi vay bằng việc tăng giá trị sản xuất sản phẩm
thặng dư. Tín dụng Nhà nước hoạt động khơng vì lợi ích lợi nhuận mà nhằm tăng
nguồn lực tài chính cho NSNN và thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội của
Nhà nước.
Chủ thể trong các quan hệ Tín dụng Nhà nước là Nhà nước và các chủ thể
khác có liên quan với tư cách là người cho Nhà nước vay nợ hoặc chủ thể được
Nhà nước cho vay. Như vậy chủ thể liên quan có thể là các tổ chức doanh nghiệp,
cá nhân...nếu là chủ thể trong nước, chính phủ các quốc gia khác, các tổ chức kinh
tế xã hội nước ngồi , các tổ chức tài chính , tín dụng quốc tế ( IMF, ADB, WB...)
nếu là chủ thể ngồi nước. Do đó nguồn vốn huy động được từ tín dụng Nhà nước
là rất phong phú.
Nhà nước dùng uy tín và trách nhiệm để tham gia vào các quan hệ tín dụng,
một mặt tập trung được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, một mặt cho
vay ưu đãi đầu tư vào các cơng trình, dự án cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, dự án đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh. Khi cho vay khơng có nghĩa là Nhà nước chuyển
giao quyền sở hữu vốn cho người đi vay và việc cho vay, không phải là sự trao
tặng mà người cho vay chỉ cấp tiền vay, chuyển quyền sử dụng cho người đi vay
trong một thời hạn nhất định, vì vậy mà người đi vay khi nhận tín dụng, sử dụng
vốn vay phải đảm bảo giải phóng kịp thời tiền vốn khỏi luân chuyển và hoàn trả nợ
đúng hạn.


Tín dụng Nhà nước biểu hiện quan hệ phân phối lại giá trị sản phẩm xã hội
và một phần tài sản quốc dân. Bản chất của tín dụng Nhà nước là mối quan hệ kinh
tế giữa chủ thể đi vay và chủ thể cho vay, gắn liền với quá trình phân phối lại các
nguồn vốn và tài sản được đưa vào luân chuyển và sử dụng hợp lý, có hiệu quả
hơn. Nhờ có tín dụng Nhà nước mà vốn tiền tệ đã được luân chuyển từ nơi thừa
sang nơi thiếu nhằm thoả mãn các nhu cầu về vốn trong nền kinh tế . Vốn chỉ được

chuyển giao tạm thời trong một thời gian nhất định và về thực chất chỉ có giá trị sử
dụng được chuyển đến người chủ mới. Tính hồn trả trực tiếp, có thời hạn trong tín
dụng Nhà nước được biểu hiện : khi Nhà nước là chủ thể đi vay, các khoản nợ
trong nước và ngoài nước để tạo lập nguồn tài chính bổ sung cho NSNN, thì phải
thực hiện nghĩa vụ hồn trả trực tiếp các khoản nợ vay đúng thời hạn đã cam kết.
Nếu khi đến hạn thanh tốn mà Nhà nước vẫn khơng tìm được nguồn vốn để cân
đối thì buộc phải áp dụng một biện pháp tình thế đó là huy động vốn theo phương
châm lấy nợ mới trả nợ cũ, bởi lẽ Tín dụng Nhà nước gắn chặt với uy tín của bộ
máy Nhà nước, bên cạnh đó thì mỗi hình thức vay là có sự khác nhau về lãi suất,
thời gian, hình thức thanh tốn...Chẳng hạn khi phát hành TPCP, Nhà nước không
thể đàm phán với dân chúng ( người cho vay) để gia hạn nợ, giãn nợ, xố nợ...
Chính vì vậy mà Nhà nước cần phải tính tốn q trình sử dụng vốn ra sao cho
hiệu quả và thốt khỏi tình trạng trên. Khi Nhà nước là chủ thể cho vay , Nhà nước
quy định rõ thời hạn của khoản vay và các chủ thể vay nợ cũng phải thực hiện
nghĩa vụ hoàn trả nợ vay đúng thời hạn đã cam kết. Người đi vay khơng có quyền
sở hữu tiền vay mà họ chỉ bỏ ra một số tiền bằng lãi suất vay để trả cho việc sử
dụng khoản tiền đó, như vậy khi kết thúc một vịng tuần hồn thì khoản tiền này
phải trả về cho Nhà nước.
Bên cạnh đó, tín dụng Nhà nước vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã
hội:


Tính kinh tế đối với chủ thể cho Nhà nước vay là lợi tức tiền vay, lợi ích từ
các hàng hố cơng cộng do Nhà nước đầu tư, lợi ích về thuế quan xuất nhập khẩu
hàng hoá ( đối với chủ thể ngồi nước). Với Nhà nước thì lợi ích là nguồn lực tài
chính động viên được để thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội, là lợi tức tiền vay
khi Nhà nước cho vay và tăng nguồn lực tài chính động viên từ thuế thơng qua
tăng nguồn thu. Tính xã hội thể hiện uy tín của Nhà nước thông qua thực hiện các
khoản vay nợ và các khoản cho vay tài trợ, mục đích khơng vì lợi nhuận mà mục
đích là sự phát triển kinh tế- xã hội. Ví như Nhà nước đầu tư vào các chương trình

mục tiêu: Giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, trồng lại 5 triệu ha rừng bảo vệ
môi trường thiên nhiên...
Cuối cùng nhu cầu vốn của NSNN sẽ quyết định mức huy động vốn, và
lượng vốn này sẽ chủ yếu dành cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội thơng qua
hình thức cho vay tài trợ. Quan hệ giữa tín dụng Nhà nước và NSNN có thể được
minh hoạ như sau:

Huy động vốn
(TCPP, Cơng
trái)

Thu thuế, phí, lệ
phí

NSNN

Chi cho vay của
NSNN

Chi TX, đầu tư, chi
trả nợ, chi khác

1.1.2 Sự cần thiết của công tác huy động vốn cho NSNN


1.1.2.1 Sự cần thiết của công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP
Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước có những thay đổi đáng kể . Ngồi chức năng vốn có của mình là quyền lực
để thống trị xã hội, Nhà nước cịn có chức năng tham gia quản lý điều tiết vĩ mô
cac hoạt động kinh tế- xã hội. Chức năng của Nhà nước mở rộng thì nhu cầu chi

của Nhà nước cũng tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó nguồn thu của NSNN là có
hạn, nguồn thu trong cân đối NSNN chủ yếu lấy từ thuế, phí, lệ phí và chúng đã
được xác định ổn định trong dự tốn NSNN hàng năm. Nhà nước khơng thể vì mục
đích chi tiêu cho dù những khoản chi tiêu là hợp lý để tăng thu NSNN với thuế là
nguồn thu chủ yếu. Bởi lẽ đánh thuế cao sẽ là yếu tố kìm hãm và bóp chết nền sản
xuất trong nước. Tác động sẽ quay ngược lại, không những không đảm bảo được
nguồn thu hiện tại mà cịn khơng ni dưỡng được nguồn thu trong tương lai.
Bên cạnh đó, yêu cầu phát triển ngành kinh tế và hồn thành q trình cơng
nghiệp hố- hiện đại hố đất nước vào năm 2020, luôn là vấn đề cấp bách. Các nhà
dự báo kinh tế cho rằng q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong thời gian tới
chúng ta cần khoảng 45 đến 55 tỷ USD, số tiền khổng lồ đó lấy ở đâu? Hơn nữa,
với hoạt động đa dạng, phong phú của bộ máy Nhà nước với đời sống kinh tế- xã
hội luôn luôn phát triển, khi đời sống con người được cải thiện, họ đòi hỏi mức
sống cao hơn, nhu cầu hàng hố cơng cộng phong phú hơn, trang thiết bị ngày
càng hiện đại hơn, thì Nhà nước khơng thể hạn chế chỉ tiêu của mình và càng
khơng thể rút bớt chi tiêu cho các ngành then chốt, các lĩnh vực chủ yếu, các cơ sở
hạ tầng kinh tế- xã hội quan trọng. Vì nếu làm như vậy đất nước sẽ tụt hậu và trong
cảnh giậm chân tại chỗ. Nhưng nếu chi thì lấy nguồn thu ở đâu?
Tất cả những nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như : Mức
tăng trưởng kinh tế, mức tăng thu nhập bình qn đầu người, chính sách tăng


trưởng kinh tế, hiệu quả các hoạt động kinh tế và hiệu lực hoạt động của bộ máy
Nhà nước.
Huy động vốn là một cơng cụ tài chính hữu hiệu, giải quyết hài hoà sự xung
đột trên mà vẫn đảm bảo tổng lưu lượng tiền trong lưu thông không thay đổi, tăng
năng lực tài chính cho NSNN cân đối thu chi, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát
triển.
Huy động vốn thực chất và việc vay nợ của Chính phủ theo ngun tắc hồn
trả và có lãi , nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng

giai đoạn lịch sử nhất định. Trước đây, để giải quyết vấn đề về vốn chúng ta đều
đặn nhận viện trợ, nền kinh tế khơng hề có một dấu hiệu lạc quan. Sau đó chúng ta
phát hành tiền đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thối hoặc thậm chí đi vay nợ
nước ngồi với những điều kiện ràng buộc, đó là thời kỳ đen tối nhất của nền kinh
tế. Thời hian gần đây, nhu cầu về vốn ngày càng lớn,đặc biệt là nhu cầu vốn cho
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, nhưng Nhà nước đã xử lý khá hiệu quả
thông qua công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng bằng TPCP, đã tập
chung một lượng vốn lớn củng cố năng lực tài chính và đáp ứng nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước, huy động vốn thông qua phương thức phát hành TPCP, sẽ phát huy
được tiềm năng sẵn có, và sự phát triển của một đất nước dựa vào chính nội lực
của đất nước ấy mới là sự phát triển bền vững.
Như vậy dù là giải pháp tình thế hay là giải pháp chiến lược thì huy động
vốn vẫn là nhu cầu tất yếu khách quan để có thể phát triển nền kinh tế đất nước .
Vai trò huy động vốn được khái quát bởi các nét chính sau:
1.1.2.2 Vai trị của cơng tác huy động vốn vào NSNN.
Thứ nhất: Huy động vốn góp phần bù đắp thiếu hụt tạm thời NSNN.
Đất nước ta đã thực sự chuyển mình khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, nhu cầu chi của NSNN ngày càng cao, trong


khi đó nguồn thu thì hạn chế chủ yếu từ thuế, vì vậy mà thiếu hụt ngân sách là điều
khó tránh khỏi. Trong thời gian qua nền tài chính quốc gia đã có phần cải thiện và
đi vào ổn định, mặc dù vậy trong điều kiện nguồn lực thì có hạn mà nhu cầu là vô
hạn nên việc thiếu vốn xảy ra là lẽ đương nhiên , vì vậy việc huy động vốn nhàn
rối trong nước có ý nghĩa sống cịn đối với nền tài chính quốc gia. Huy động vốn là
cơng cụ quan trọng động viên nguồn tài chính, bổ sung cho NSNN, góp phần đảm
bảo tính đầy đủ, kịp thời của các khoản chi NSNN, tăng cường khả năng tài chính
của ngân sách cho đầu tư phát triển, là yếu tố quan trọng tăng nhanh phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
Thứ hai: Huy động vốn được sử dụng như một cơng cụ tài chính quan

trọng để Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thơng qua các khoản vay nợ, Nhà
nước có thể điều tiết quan hệ tích luỹ và tiêu dùng trong nền kinh tế , điều tiết lưu
thơng tiền tệ, từ đó hạn chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, và khi tiền vốn
nhàn rỗi được thu hút vào ngân sách sẽ làm tăng tính hiệu quả chung đồng vốn
trong xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế mà khơng tăng lạm phát.
Thứ ba: Huy động vốn thông qua phát hành TPCP đã góp phần tích cực vào
việc hình thành thị trường vốn, thị trường trứng khoán đáp ứng yêu cầu cho nền
kinh tế hàng hoá phát triển. Trên thực tế như ta biết 07/2000 Trung tâm giao dịch
chứng khoán ở nước ta đã ra đời tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh, nhưng liệu rằng TPCP đã trở thành “Người mở hàng may mắn” trên thị
trường chứng khoán như bao người mong đợi khơng?, điều này cịn phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố, và liệu rằng các loại tín phiếu, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư
sẽ trở thành hàng hoá chủ đạo trên thị trường chứng khốn hay khơng?.
Thứ tư : Huy động vốn góp phần khơng nhỏ cho việc mở rộng và phát triển
kinh tế đối ngoại, củng cố quan hệ hợp tác quốc tế. Việc cho phép các chủ thể
ngoài nước mua TPCP tạo nên mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa các quốc gia, thể


hiện sự giúp đỡ nhau trong công việc và trong tiến trình hội nhập và phát triển
đồng thời thể hiện sự quan tâm tới sự nghiệp phát triển đất nước ta. Bên cạnh đó,
vay nợ bằng TPCP, sẽ giúp ta tránh được những giàng buộc về chính trị, độc lập về
chính trị trong quan hệ với các nước trên thế giới.
1.2. Nội dung công tác huy động vốn thông qua TPCP và vai trị của
KBNN.
1.2.1. Nội dung của cơng tác huy động vốn qua phát hành và thanh toán
TPCP.
1.2.1.1. Những quy định chung.
Theo nghị định số 01/2000/ NĐ-CP ngày 13 /01/2000 của Chính phủ( điều
2, chương I ):
Trái phiếu chính phủ là một loại chứng khốn, do Bộ Tài Chính phát hành,

có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với
người sở hữu trái phiếu.
Phát hành trái phiếu là việc bán TPCP cho các cá nhân, tổ chức.
Cũng chương I, điều 5 quy định: Đối tượng được tham gia mua TPCP là các
tổ chức, cá nhân Việt Nam, người định cư Việt Nam ở nước ngoài,các tổ chức, cá
nhân nước ngoài làm việc và sinh sống hợp pháp tại Việt Nam. Đối với các tổ chức
của Việt Nam không được dùng nguồn kinh phí do NSNN cấp để mua TPCP.
Quyền lợi của người sở hữu TPCP được quy định rõ trong điều 6 nghị định
này: Được Chính phủ đảm bảo thanh toán đày đủ, đúng hạn gốc và lãi trái phiếu
khi đến hạn, được dùng trái phiếu để bán, tặng, cho, để lại thừa kế hoặc cầm cố,
được miễn thuế thu nhập từ trái phiếu với các đối tượng là cá nhân. Bên cạnh đó,
chủ sở hữu TPCP có trách nhiệm bảo quản tờ trái phiếu của mình. Những tờ trái
phiếu làm giả hoặc bị rách nát hư hỏng, khơng cịn giữ được hình dạng , nội dung
sẽ khơng được thanh tốn. Bộ Tài Chính hướng dẫn cụ thể các trường hợp TPCP


khơng có giá trị thanh tốn. Ngồi ra trái phiếu không ghi tên bị mất hoặc thất lạc
không được thanh tốn (điều 10), Trái phiếu có ghi tên bị mất hoặc thất lạc, nếu
người làm mất trái phiếu chứng minh được quyền sở hữu trái phiếu của mình và
trái phiếu đó chưa bị lợi dụng thanh tốn sẽ được cơ quan phát hành giải quyết
thanh toán khi đến hạn (điều 11).
1.2.1.2 Các loại trái phiếu Chính phủ.
Trái phiếu chính phủ gồm 3 loại: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và
trái phiếu đầu tư.
- Tín phiếu kho bạc là loại TPCP có thời hạn dưới một năm, phát hành có
mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN và tạo thêm công cụ cho thị trường
tiền tệ.
- Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu chính phủ có thời hạn một năm trở lên
được phát hành với mục đích huy động vốn theo kế hoạch NSNN hàng năm đã
được Quốc hội phê duyệt.

- Trái phiếu đầu tư là loại TPCP có thời hạn từ một năm trở lên, bao gồm các
loại sau:
+ Trái phiếu huy động vốn cho từng cơng trình cụ thể thuộc diện NSNN đầu
tư, nằm trong kế hoạch đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt nhưng chưa được bố
trí Ngân sách trong năm kế hoạch.
+ Trái phiếu huy động vốn cho quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch tín dụng
đầu tư phát triển, hàng năm được Chính phủ phê duyệt.

1.2.1.3 Các hình thức phát hành trái phiếu Chính Phủ.
Trái phiếu chính phủ được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi
sổ, có ghi tên hoặc khơng ghi tên.


Chứng chỉ trái phiếu do Bộ Tài Chính (KBNNTW) quy định mẫu và tổ chức
in thống nhất trong phạm vi cả nước.
Trái phiếu chính phủ phát hành dưới dạng ghi sổ là hình thức phát hành mà
tên người mua được đăng kí tại cơ quan phát hành và được cấp phiếu chứng nhận
quyền sở hữu trái phiếu.
Trái phiếu chính phủ có nhiều loại mệnh giá ( với loại có in sẵn mệnh giá)
và được công bố rộng dãi tuỳ mỗi đợt phát. TPCP được phát hành và thanh toán
bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ chỉ áp
dụng cho những dự án đầu tư có nhu cầu huy động vốn bằng ngoại tệ; Bộ Tài
Chính xây dựng phương án phát hành cụ thể chính Thủ tướng Chính phủ quyết
định.
Đặc biệt ngày 28/03/2001 Bộ Tài Chính đã ra quyết định số 20/2001/QĐBTC về việc phát hành trái phiếu kho bạc theo hình thức chiết khấu. Loại trái
phiếu phát hành theo hình thức này có một số dặc điểm sau:
Trái phiếu được phát hành trong thời gian 2 tháng, từ ngày 16/04/2001 đến
16giờ 30 ngày 15/06/2001. Tất cả trái phiếu chiết khấu phát hành trong thời gian
này đều được quy về cùng một ngày phát hành; 15/06/2001 và cùng một ngày đến
hạn thanh toán 15/06/2006. Trái phiếu có kì hạn 5 năm. Lãi suất trái phiếu là

7,2% /năm, áp dụng cho cả kì hạn 5 năm, được phát hành và thanh toán bằng đồng
Việt Nam. Về hình thức trái phiếu: Khơng ghi tên người mua, có in sẵn mệnh giá,
loại 1.000.000 đồng, 2.000.000 đồng, 5.000.000 đồng, 10.000.000 đồng,
20.000.000 đồng, 50.000.000 đồng. Chứng chỉ trái phiếu gồm phần thân và tem
lĩnh lãi định kì, do KBNNTW thống nhất in. Trái phiếu được niêm yết và giao dịch
tại trung tâm giao dịch chứng khoán . Trái phiếu chết khấu được phát hành tại các
đơn vị KBNN trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ CHí Minh. Mặc dù mới đựơc
phát hành tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, xong việc


trái phiếu chiết khấu ra đời có thể sẽ là bước đột phá nhằm “ khuấy tan” tình trạng
TPCP bị “đóng băng” trên thị trường chứng khốn.
1.2.1.4 Lãi suất trái phiếu chính phủ:
Lãi suất TPCP là tỷ lệ % giữa số tiền lãi hàng năm và số gốc tiền vay. Lãi
suất TPCP phụ thuộc vào nhiều yếu tố như; thời hạn trái phiếu , mức độ ổn định về
kinh tế vĩ mơ, chính sách chế độ của Nhà nước, sự ổn định về chính trị, về sức mua
tiền tệ, khả năng thanh toán của TPCP ( là khả năng chuyển đổi sang tiền mặt của
TPCP) và chi phí hành chính. Lãi suất TPCP thông thường là thấp nhất trên thị
trường vốn trong nước. Trên thị trường vốn quốc tế, nó phụ thuộc vào hệ số tín
nhiệm của TPCP được xác định theo những tiêu chuẩn của thông lệ quốc tế.
Ở Việt Nam, TPCP phát hành ở thị rường vốn trong nước, lãi suất được xác
định căn cứ vào ba nhân tố chính sau: tỷ lệ lạm phát từng thời kì do Tổng cục
thống kê công bố ( đảm bảo một tỷ lệ lãi suất thực đương), thời hạn của trái phiếu
và nhu cầu huy động vốn cũng như khả năng huy động vốn từ phát hành TPCP.
1.2.1.5 Phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ.
Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo từng đợt. Trước mỗi đợt phát
hành, Bộ Tài Chính, Kho bạc TW gửi cơng văn xuống 61 tỉnh, thành phố và tới
545 kho bạc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để các kho bạc lập kế hoạch,
sắp xếp cơng việc, bố chí lực lượng thực hiện tốt đợt phát hành mới. Đồng thời hệ
thống kho bạc phối kết hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến rộng

dãi trong công chúng về đợt phát hành này, về lãi suất, kì hạn , mệnh giá, cách thức
thủ tục quyền lợi của người tham gia mua TPCP, nơi phát hành và nơi thanh toán.
Ở nước ta hiện nay, có thể áp dụng một số phương thức phát hành TPCP
như sau:
- Bán lẻ qua hệ thống KBNN là việc các đơn vị KBNN bán trái phiếu trực
tiếp cho người mua.


- Đấu thầu TPCP là việc bán trái phiếu cho các tổ chức cá nhân tham gia đấu
thầu, đáp ứng đủ các u cầu của Bộ Tài Chính và có mức lãi suất đặt thầu thấp
nhất.
- Đại lý phát hành là việc tổ chức được phép làm đại lý phát hành trái phiếu
thoả thuận với Bộ Tài Chính, nhận bán TPCP . Trường hợp không bán hết , tổ chức
đại lý được trả lại cho Bộ Tài Chính số phiếu còn lại.
-Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp Bộ Tài Chính thực hiện
các thủ tục trước khi phát hành TPCP ra thị trường, nhận mua TPCP để bán lại
hoặc mua số trái phiếu Chính phủ cịn lại chưa được phân phối hết.
Đối với mỗi loại TPCP, Bộ Tài Chính quy định cụ thể về phương thức phát
hành.
* Đối với tín phiếu kho bạc :
Tín phiếu kho bạc được phát hành dưới hình thức đấu thầu qua Ngân hàng
Nhà nước (NHNN). Khối lượng là lãi suất tín phiếu kho bạc hình thành qua kết
quả đấu thầu. Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Bộ Tài Chính trong việc phát
hành, thanh tốn tín phiếu kho bạc trúng thầu và được hưởng phí do Bộ Tài Chính
quy định.
Các đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc:
1/ Các tổ chức Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam bao gồm: Ngân hàng
thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân
hàng hợp tác, Ngân hàng lên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và các loại
hình Ngân hàng khác hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.

2/ Các cơng ty Tài Chính, công ty Bảo Hiểm , quỹ Bảo Hiểm, quỹ Đầu tư
phát triển tại Việt Nam.
* Đối với trái phiếu kho bạc :


Các phương thức phát hành trái phiếu kho bạc:
1/ Bán lẻ qua hệ thống KBNN.
KBNN bán trực tiếp cho các đối tượng. Trái phiếu bán lẻ qua hệ thống
KBNN được phát hành theo phương thức chiết khấu hoặc ngang mệnh giá.
2/ Đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung
Việc đấu thầu trái phiếu kho bạc qua thị trường giao dịch chứng khoán tập
trung thực hiện theo quy định của Bộ Tài Chính và Uỷ ban Chứng khốn Nhà
nước.
Các đối tượng được tham gia đấu thầu trái phiếu kho bạc Nhà nước qua thị
trường giao dịch chứng khoán tập trung bao gồm:
- Các cơng ty Chứng khốn.
- Các đối tượng được tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc.
- Các tổng công ty Nhà nước được thành lập theo quyết định số 09/TTG và
quyết định số 91/TTG ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các đối tượng khác tham gia đấu thầu trái phiếu kho bạc phải đáp ứng các
điều kiện do Bộ Tài Chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quy định.
3/ Đại lý phát hành.
Các tổ chức được chọn làm đại lý phát hành trái phiếu kho bạc bao gồm các
cơng ty Chứng khốn, cơng ty tài chính , các tổ chức ngân hàng hoạt động theo
luật các tổ chức tín dụng.
Tổ chức đại lý phát hành nhận bán trái phiếu kho bạc cho Bộ Tài Chính và
được hưởng một khoản phí theo mức thoả thuận với Bộ Tài Chính.
4/ Bảo lãnh phát hành.



Tổ chức được lựa chọn bảo lãnh phát hành bao gồm các cơng ty chứng
khốn, cơng ty tài chính, các tổ chức ngân hàng hoạt động theo luật các tổ chức tín
dụng.
Tổ chức bảo lãnh phát hành nhận trái phiếu kho bạc để bán cho công chúng
và được hưởng một khoản phí theo mức thoả thuận với Bộ Tài Chính. Trường hợp
không bán hết số trái phiếu đã nhận, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm mua số trái
phiếu cịn lại.
* Đối với trái phiếu đầu tư
Khi có nhu cầu huy động vốn cho các cơng trình thuộc diện Ngân sách Nhà
nước cấp phát, nằm trong kế hoạch đầu tư của Nhà nước nhưng chưa được bố trí
vốn Ngân sách nằm trong kế hoạch, các Bộ, Ngành ( đối với các cơng trình thuộc
TW quản lý), UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW ( đối với cơng trình thuộc địa
phương quản lý) lập phương án phát hành trái phiếu đầu tư, gửi Bộ Tài Chính thẩm
định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều kiện phát hành trái phiếu đầu tư huy động vốn cho cơng trình:
- Cơng trình được ghi trong kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước.
- Có phương án phát hành trái phiếu, kế hoạch sử dụng vốn vay và hồn trả
nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nội dung phương án phải đảm bảo các
điều kiện sau:
Có xác nhận của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ( đối với các cơng trình thuộc TW
quản lý ) về việc bố chí nguồn trả nợ trái phiếu đến hạn trong kế hoạch NSNN.
Đối với các cơng trình thuộc địa phương quản lý, tổng só dư các nguồn vốn
huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Ngân
sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW ( gọi chung là Ngân sách cấp tỉnh).
Phương thức phát hành giống như đối với trái phiếu kho bạc.


1.2.1.6. Thanh tốn trái phiếu Chính phủ.
* Thanh tốn nợ gốc trái phiếu Chính phủ.
Tiền gốc TPCP được thanh tốn một lần khi đến hạn. Trường hợp chủ sở

hữu có khó khăn đặc biệt, u cầu thanh tốn, có xác nhận của cơ quan chức năng,
sẽ được KBNN xem xét giải quyết và không được hưởng lãi đến hạn.
* Thanh tốn lãi vay có 3 phương thức.
- Trái phiếu Chính phủ thanh toán lãi trước hạn tức là thanh toán ngay lúc
phát hành được gọi là TPCP chiết khấu. Thay vì trả lãi khi đến hạn thanh tốn, trái
phiếu được bán thấp hơn mệnh giá, tương đương với khoản lãi gộp được hưởng và
được hoàn trả bằng mệnh giá khi đến hạn thanh tốn.
-Ttrái phiếu lãi định kì; 6 tháng hoặc 12 tháng một lần tuỳ từng đợt phát
hành.
- Trái phiếu thanh toán lãi khi đến hạn.
Nghị định số 01/2000/NP-CP ra ngày 13/1/2000 của Chính phủ đã quy định
rõ:
Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Bộ Tài Chính trong việc thanh tốn tín
phiếu kho bạc trúng thầu.
Kho bạc Nhà nước tổ chức thanh toán gốc, lãi TPCP cho chủ sở hữu khi đến
hạn đối với trái phiếu phát hành qua hệ thống KBNN.
Các đại lý thanh toán hoặc tổ chức lưu kí trái phiếu thực hiện nhận uỷ thác
thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn đối với trái
phiếu kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu, đại lý hoặc bảo lãnh phát
hành.
Nguồn vốn để chi trả tín phiếu, trái phiếu kho bạc là từ vốn NSTW.


Đối với trái phiếu đầu tư huy động vốn cho cơng trình, nguồn thanh tốn lấy từ quỹ
khấu hao cơ bản, lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác của cơng
trình nếu có. Nếu nguồn thu từ cơng trình khơng đủ để thanh tốn thì cấp NS bảo
lãnh phát hành sẽ phải trích NS cấp mình để trả.
Khi trái phiếu đến hạn thanh toán mà chủ sở hữu khơng đến thanh tốn, Bộ
Tài Chính sẽ quy định cụ thể việc chuyển quá hạn, chuyển sổ và thủ tục theo từng
đợt phát hành.

1.2.2. Nhiệm vụ của hệ thống kho bạc Nhà nước trong công tác phát
hành và thanh toán TPCP.
Hàng năm cùng với vụ Ngân sách Nhà nước lập kế hoạch phát hành và
thanh toán ( gốc, lãi) TPCP để tổng hợp kế hoạch Ngân sách Nhà nước, trình
Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.
Tổ chức in, bảo quản, chuyền giao trái phiếu cho các đơn vị được giao
nhiệm vụ phát hành trái phiếu, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Tổ chức bán, thanh toán TPCP, bảo đảm nhanh chóng chính xác, thuận lợi
cho người mua theo đúng chế độ quy định.
phối kết hợp với các cơ quan chức năng như báo đài, các ban ngành, đoàn thể
tuyên truyền sâu rộng trong công chúng nội dung mỗi đợt phát hành, để người dân
hiểu và ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tập trung đầy đủ, kịp thời toàn bộ số tiền thu về bán trái phiếu vào NSNN.
Thực hiện chế độ báo cáo định kì, báo cáo tổng hợp sau khi kết thúc đợt phát
hành và thanh toán TPCP.



×