Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHNN PTNTVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.23 KB, 28 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHNN PTNTVN
***************************
I - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM TỚI
1.Định hướng phát triển XNK từ nay đến năm 2010
Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2001 - 2010 khẳng định: "Phát huy
cao độ các nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các
ngành, các lĩnh vực mà ta có lợi thế, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu trong
nước và đẩy mạnh xuất khẩu" và cụ thể hoá hơn một bước về định hướng chiến
lược xuất khẩu 10 năm tới: "Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ các
thành phần kinh tế xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, có cơ chế bảo hiểm hàng xuất
khẩu, đặc biệt là nông sản; đầu tư cho hoạt động hỗ trợ xuất khẩu. Phát triển
mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh, giảm mạnh
xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến, tăng
nhanh tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm
lượng công nghệ cao. Phát triển du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động và các dịch
vụ thu ngoại tệ khác. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất
nhập. Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hoá sản xuất trong nước. Thực hiện
chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn". Về thị trường xuất khẩu Dự thảo chiến
lược yêu cầu: "Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị
trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị phần trên các thị trường quen
thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Từng bước hiện đại hoá phương
thức kinh doanh phù hợp với xu thế mới của thương mại thế giới".
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX nêu mục tiêu: "Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo công ăn việc làm, thu ngoại
tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản
phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám
cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; Về nhập khẩu chú trọng thiết bị và nguyên vật
liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở


mức hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu; mở rộng và đa dạng hoá
thị trường và phương thức kinh doanh; hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và
thế giới".
Dựa trên những quan điểm chỉ đạo trên, mục tiêu chiến lược phát triển xuất
khẩu của Việt Nam tới 2010 được đặt ra là:
BẢNG 7:CHIẾN LƯỢC TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN
( 2001 - 2010 )
2001 - 2005 2006 - 2010 2001 - 2010
Tổng kim ngạch
(triệu USD)
123.203 244.858 368.062
Trong đó (tr.USD):
- Hàng hoá 107.696 213.667 321.363
- Dịch vụ 15.507 31.191 46.699
Tỷ trọng xuất khẩu
(%GDP)
65,9 92,5 81,5
(Nguồn: Hướng phát triển thị trường XNK Việt Nam tới năm 2010-Bộ TM)
Về nhập khẩu hàng hoá, mục tiêu chiến lược phát triển của Việt Nam đến năm
2010 là:
BẢNG 8: CHIẾN LƯỢC TĂNG KIM NGẠCH NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN
( 2001 - 2010 )
2001 - 2005 2006 - 2010 2001 - 2010
Tổng kim ngạch
(triệu USD)
120.725 227.543 348.267
Trong đó (tr.USD):
- Hàng hoá 112.429 213.564 325.994
- Dịch vụ 8.296 13.979 22.273
Tỷ trọng nhập khẩu

(%GDP)
64,5 85,9 77,1
(Nguồn: Hướng phát triển thị trường XNK Việt Nam tới năm 2010-Bộ TM)
Chiến lược mặt hàng xuất nhập khẩu:
Chiến lược mặt hàng được cụ thể hoá như sau : "Ưu tiên phát triển công
nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, thuỷ sản, sản xuất
hàng xuất khẩu và các mặt hàng tiêu dùng; đồng thời tạo điều kiện phát triển một
số mặt hàng điện tử, kể cả dịch vụ phần mềm. Chú ý phát triển các ngành công
nghiệp tốn ít vốn, thu hút nhiều lao động. Phát triển có lựa chọn một số ngành
công nghiệp có điều kiện về tài nguyên, nguồn vốn và bảo đảm được hiệu quả
(điện, khai thác và chế biến dầu - khí, vật liệu xây dựng, hoá chất - phân bón, luyện
kim,...); coi trọng phát triển ngành cơ khí (kể cả chế tạo, lắp ráp, sửa chữa) theo
hướng đầu tư chiều sâu là chính để cải tạo các cơ sở hiện có và phát triển một số cơ
sở mới có điều kiện".
Vai trò của các ngành dịch vụ được chú trọng :"Phát triển mạnh một số loại
dịch vụ như bưu chính viễn thông, du lịch, vận tải, thương mại, dịch vụ khoa học -
công nghệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn,... theo hướng vừa phát triển thị
trường nội địa, vừa nhanh chóng vươn ra thị trường quốc tế".
Như vậy, chiến lược mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là chuyển dịch mạnh
theo hướng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, trong đó tập trung tăng tỷ trọng các
mặt hàng chế biến chế tạo và dịch vụ , giảm nhanh tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu
thô và sơ chế.
Tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu giảm do nhập khẩu xăng dầu,
phân bón và vật liệu xây dựng phần lớn được thay thế bằng hàng sản xuất trong
nước. Nhập khẩu dịch vụ chủ yếu là tài chính (bảo hiểm, kế toán,...), ngân hàng
(thanh toán, chuyển tiền,...), bưu chính viễn thông, vận tải (hàng không, đường
thuỷ), thuê chuyên gia nước ngoài, du lịch, du học,... với tổng giá trị nhập khẩu
năm 2000 khoảng 1,2 tỷ USD. Dự kiến nhập khẩu dịch vụ giai đoạn 2001 - 2010
tăng 10,5%/năm, đạt 2,02 tỷ USD năm 2005 và 3,4 tỷ USD năm 2010.
Như vậy, đây là căn cứ để NHNN&PTNT nói chung và SGD I nói riêng

hoạch định chính sách tín dụng nhằm tài trợ cho xuất nhập khẩu một cách đúng
đắn và hiệu quả nhất.
2.Định hướng hoạt động tín dụng tài trợ XNK của các NHTM
Trong những năm tới, các NHTM ở Việt Nam phải tập trung nỗ lực khai thác
mọi nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cả trong nước và nước ngoài, đặc
biệt là các nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế như: WB, ADB; các
nguồn vốn từ các Chính phủ nước ngoài, tập trung thực hiện đầu tư khép kín chu
trình sản xuất kinh doanh từ khâu sản xuất nguyên liệu, thu mua chế biến đến
khâu tiêu thụ và xuất khẩu góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao uy
tín .
Mở rộng hoạt động tín dụng ngoại tệ, tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu làm ăn có lãi, có khả năng trả nợ. Tập trung tìm kiếm những khách
hàng tiềm năng, nhạy bén với thay đổi của thị trường, đặc biệt là những khách
hàng đang thực hiện những dự án nhập khẩu thiết bị, công nghệ tiên tiến từ nước
ngoài nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động
thanh toán biên mậu, cung cấp dịch vụ, tư vấn kịp thời, có hiệu quả, góp phần thúc
đẩy hoạt động kinh doanh đối ngoại. Mục tiêu đặt ra là tăng trưởng vốn ngoại tệ
đạt 30% - 40%. Tập trung triển khai thực hiện thành công các dự án của WB, ADB,
các dự án khuyến khích hoạt động xuất khẩu, dự án tài trợ kỹ thuật.
Với định hướng trên, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của các NHTM
Việt Nam phải tập trung thực hiện những mục tiêu sau:
- Tập trung cho vay các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có điều
kiện tài chính lành mạnh, làm ăn có hiệu quả, có lãi, vay trả sòng phẳng.
- Tập trung ngoại tệ cho vay các chương trình, dự án lớn. Thực hiện cho vay
khép kín từ khâu sản xuất nguyên liệu, thu mua chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu, tạo
ra mối quan hệ chặt chẽ giữa tín dụng với thanh toán nội – ngoại tệ.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mua bán
ngoại tệ, kiều hối, thanh toán biên giới.
- Tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động tín dụng, hoạt động bảo lãnh (kể cả

L/C trả chậm), chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đảm bảo không xảy ra vi phạm quy
định của NHNN về quản lý ngoại hối và chế độ tín dụng.
- Phát huy những kết quả đạt được trong các năm qua, tiếp tục nâng cao chất
lượng và hiệu quả của hoạt động huy động vốn, tín dụng và bảo lãnh vay vốn nước
ngoài, duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp, đồng thời cùng các ngành, các cấp có
liên quan giải quyết triệt để những tồn tại, vướng mắc liên quan tới những khoản
cho vay, những dự án bảo lãnh hiện đang tồn đọng.
II. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT và SGD I trong
những năm tới.
1. Định hướng kinh doanh của NHNN&PTNTVN
Năm 2000 là năm có ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình hoạt động và phát triển của
NHNN&PTNT . Cùng với cả nước NHNN&PTNT đã kết thúc việc thực hiện chiến
lược 10 năm đổi mới 1991 - 2000 với những bước tiến dài đi tới một NHTM tiên tiến
trong khu vực và có uy tín trên thế giới. Riêng trong mảng hoạt động tín dụng XNK,
vượt qua bao khó khăn, nhọc nhằn, trăn trở của thời kỳ xây dựng, hoạt động và hoàn
thiện, NHNN&PTNT cũng đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa. Nhưng về thực
chất, ngân hàng mới chỉ xây dựng được một mô hình kinh doanh tín dụng, thiết kế được
một thể chế hoạt động tạo nền móng cho bước phát triển lâu dài. Sự phát triển trong hoạt
động tín dụng XNK của NHNN&PTNT trong 10 năm qua chủ yếu vẫn là sự phát triển
về lượng, đòi hỏi ngân hàng phải tiếp tục phấn đấu đi lên một bước phát triển mới về
chất.
Xuất phát từ những đặc trưng của mình, từ những bài học thành công và tồn tại
trong những năm qua, NHNN&PTNT đã đề ra những phương hướng và giải pháp cụ
thể cho hoạt động tín dụng XNK trong những năm tới.
1.1 Định hướng chung:
Quán triệt các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ
và thực hiện định hướng hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, định
hướng hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT trong những năm tới như sau:
- Kiên trì thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và
nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giữ được vai trò chủ đạo đối với

thị trường tiền tệ khu vực nông thôn.
- Triệt để đi theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, thực hiện quan hệ
cung - cầu vốn trên từng địa bàn với lãi suất thực dương, đảm bảo đủ chi phí cho
hoạt động của ngân hàng và có lãi, đảm bảo đủ tiền lương kinh doanh, cải thiện đời
sống của cán bộ nhân viên ngân hàng.
- Bám sát thị trường nông thôn, mở rộng cho vay hộ sản xuất, kinh tế trang
trại, HTX kiểu mới, các doanh nghiệp chế biếnvà xuất khẩu nông, lâm, thuỷ, hải
sản. Mở rộng thị phần đầu tư vào các tổng công ty nhất là các tổng công ty trực
tiếp liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm của nông
nghiệp, nông thôn.
- Không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, giữ được chữ tín trong
hoạt động kinh doanh đối ngoại để tiếp tục nhận được nguồn vốn tài trợ uỷ thác
đầu tư của nước ngoài.
- Từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để tạo điều kiện trong kinh
doanh, đứng vững trong cạnh tranh và hoà nhập được với các nước trong khu vực.
1.2. Định hướng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Từ khi được thành lập vào năm 1988 cho đến nay, NHNN&PTNT và người nông
dân đã là những người bạn đồng hành thuỷ chung của nhau. Trong quá trình hoạt động và
phát triển của mình, NHNN&PTNT luôn luôn thể hiện được vai trò trợ thủ đắc lực cho sự
nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn. Ngược lại, nông nghiệp nông thôn lại giữ vai trò
là " bà đỡ " cho các hoạt động tín dụng của NHNN&PTNT . Từ mối quan hệ hữu cơ ấy, ta
có thể khẳng định rằng, thị trường truyền thống và chiến lược của NHNN &PTNT chính
là nông nghiệp và nông thôn với một bộ phận khách hàng lớn và lâu đời là người nông dân
chiếm trên 80% dân số cả nước.
Thực hiện chuyển hướng chiến lược đầu tư từ cho vay theo khoản, theo món sang
cho vay theo dự án, chương trình kinh tế khép kín, NHNN&PTNT đã định hướng lại cơ
cấu vốn đầu tư cho XNK của mình.
- Đối với tín dụng trung dài hạn, NHNN&PTNT tập trung vào các dự án nuôi trồng
nông, lâm, thuỷ sản tạo ra nguồn hàng vững chắc cho XK và xây dựng vùng nguyên liệu
đầu vào ổn định cũng như mở rộng dung lượng thị trường đầu ra cho công nghiệp; Xây

dựng và nâng cấp các cơ sở chế biến XK và các dự án phát triển nông thôn, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH. NHNN&PTNT cũng đặt ra mục tiêu cụ
thể là sau năm 2000 sẽ nâng dư nợ tín dụng trung, dài hạn lên trên 40% tổng dư nợ. Đến
nay, mục tiêu này hoàn toàn có triển vọng thực hiện được.
- Đối với tín dụng ngắn hạn, NHNN&PTNT tập trung bổ sung vốn lưu động cho
các doanh nghiệp XNK phục vụ thu mua hàng XK và NK vật tư nguyên liệu cho sản xuất
nông nghiệp.
- Về thị trường nước ngoài, mục tiêu trước mắt cũng như chiến lược lâu dài của
NHNN&PTNT là mở rộng mạng lưới NH đại lý và NH đối tác sang khu vực Nga, các
nước Đông âu, Mỹ, Trung Quốc, Lào để làm cơ sở hỗ trợ cho hàng XK Việt Nam xuất
sang các thị trường này. Ngoài ra, NHNN&PTNT cũng xúc tiến từng bước thiết lập quan
hệ đại lý và mở văn phòng đại diện, chi nhánh tại nước ngoài khi có đủ điều kiện.
Hiện nay, NHNN&PTNT có quan hệ đại lý với gần 600 NH nước ngoài và NH
quốc tế, song lại mới chỉ có quan hệ tín dụng truyền thống với khoảng hơn chục NH. Hơn
nữa, phần lớn các nguồn vốn trung, dài hạn khi vay bị ràng buộc theo điều kiện nhập thiết
bị công nghệ thực hiện bằng Hiệp định khung hoặc các hợp đồng nhỏ lẻ. Vì thế, trong
tương lai, NHNN&PTNT cần hướng mục tiêu vào việc tập hợp, lựa chọn các dự án khả
thi, chủ động gọi vốn đầu tư với tư cách là người cho vay lại hoặc bảo lãnh vốn vay cho
các doanh nghiệp NK.
- Ngân hàng chủ trương đẩy mạnh các hình thức huy động vốn truyền thống (như
huy động ngoại tệ trong dân cư, tiết kiệm ngoại tệ...), tích cực thu hút khách hàng XK và
làm dịch vụ cho các NHTM chưa có chức năng thanh toán quốc tế để làm tăng nguồn tiền
gửi ngoại tệ. Từ đó mà tạo được nguồn vốn ngắn hạn dồi dào bổ sung vốn lưu động cho
các doanh nghiệp thu mua hàng để XK và NK vật tư nguyên liệu cho sản xuất nông
nghiệp.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn ngắn hạn ngoại tệ của NHNN&PTNT khá
dồi dào. NH đã có kế hoạch chuyển đổi khoảng 20% vốn ngắn hạn sang cho vay trung hạn
để bổ sung nguồn vốn cho dự án trung dài hạn làm giảm bớt gánh nặng cho vay từ ngân
sách.
- Đối với những dự án lớn có giá trị vượt giới hạn tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp

và NH, NHNN&PTNT cũng đã có hướng sử dụng hình thức cho vay đồng tài trợ với các
NHTM khác; hoặc kết hợp đồng tài trợ một phần vốn ưu đãi cùng với vốn vay NHTM
nhằm tăng cường thêm năng lực triển khai và quản lý dự án, tạo điều kiện khởi động
nhanh dự án theo tiến độ kế hoạch đề ra. Đồng thời giúp doanh nghiệp có nhiều thuận lợi
để lựa chọn tiện ích của nhiều NH, huy động vốn kịp thời cho sản xuất; giúp
NHNN&PTNT phân tán được rủi ro tín dụng, hạn chế được rủi ro đối với những khách
hàng có quan hệ với nhiều NH, tạo điều kiện bổ sung nguồn vốn thiếu cho NH đối với các
khoản vay lớn, thời hạn dài, làm tăng khả năng cạnh tranh của NH với các NHTM khác.
2. Định hướng kinh doanh của SGD I trong tín dụng tài trợ XNK
SGD I là một bộ phận của trung tâm điều hành NHNN&PTNT, vì vậy
những mục tiêu định hướng hoạt động kinh doanh nói chung, định hướng hoạt
động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng của NHNN&PTNT cũng chính là
những mục tiêu Sở phải cố gắng thực hiện.
Ngoài ra, trong những năm tới, SGD I phải phấn đấu thực hiện những mục
tiêu cụ thể như sau:
-Tổng nguồn vốn đạt từ 2.000 – 2.500 tỷ đồng (cả ngoại tệ quy đổi)
-Tổng dư nợ: 150 – 180 tỷ đồng
Trong đó: dư nợ trung dài hạn 5 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%.
-Doanh số mua bán ngoại tệ: 8 – 10 triệu USD
-Doanh số thanh toán quốc tế: 8 triệu USD
III . Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
tại SGD I - NHNN& PTNTVN
1.Nhóm giải pháp tầm vĩ mô
1.1. Cải thiện môi trường pháp lý đảm bảo tính ổn định, đồng bộ và
nhất quán của hệ thống luật và quy chế:
Hoạt động ngân hàng luôn có liên quan đến tất cả các ngành, các thành phần
kinh tế, liên quan đến mọi doanh nghiệp và cá nhân. Vì vậy, để đảm bảo cho hoạt
động ngân hàng an toàn và hiệu quả thì việc phải có một hệ thống luật đầy đủ, rõ
ràng và đồng bộ là vô cùng cần thiết. Mặc dù đã có Luật các Tổ chức Tín dụng,
nhưng cần phải sớm hoàn thiện các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật một

cách cụ thể, đồng bộ để tạo điều kiện triển khai Luật vào thực tế. Nên sớm có Luật
Thương phiếu, các văn bản dưới luật về xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và thanh
toán quốc tế. Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính tiền tệ, sử dụng công cụ lãi suất,
tỷ giá, dự trữ bắt buộc một cách năng động để điều tiết nền kinh tế.
Một vấn đề còn tồn tại hiện nay là sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay nội tệ
và lãi suất cho vay ngoại tệ cùng với một số chính sách điều chỉnh tỷ giá trong một
số giai đoạn đã ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động xuất nhập khẩu và ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư trong và ngoài nước.
Hiện nay có một thực tế là một lượng vốn không nhỏ của hệ thống ngân
hàng đang đọng lại tại các tài sản thế chấp, do quy trình xử lý, phát mại các tài sản
thế chấp không rõ ràng, cụ thể. Sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành và các Cơ quan
Nhà nước trong việc xử lý các tài sản thế chấp còn thiếu sự đồng bộ và thống nhất.
Một vấn đề nữa là hiện tượng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau
thông qua mua bán chịu hàng hoá là khá phổ biến. Nguyên nhân của hiện tượng
này là quan hệ mua bán chịu chưa được pháp luật thừa nhận và điều chỉnh đầy đủ,
dẫn đến quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp chưa được đảm bảo. Việc cho
ra đời Luật thương phiếu sẽ giải toả được tình trạng này, biến các khoản nợ đang bị
chiếm dụng đó thành các thương phiếu – một loại hàng hoá có thể buôn bán trên
thị trường, góp phần làm tan các khoản nợ đang “đóng băng” và giải quyết cơ bản
nạn chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp hiện nay thông qua việc chiết khấu và
tái chiết khấu các thương phiếu đó tại các Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng
Nhà nước.
1.2. Phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức và cơ quan hữu quan
Quá trình xây dựng và triển khai thực hiện một dự án đầu tư là một quá trình
phức tạp, lâu dài và liên quan tới các Bộ, Ngành chức năng, các cấp Chính quyền
từ khâu lập luận chứng, thẩm định, cấp phép đầu tư đến khâu nhập thiết bị và triển
khai thực hiện. Trong trường hợp dự án triển khai gặp khó khăn, cần phải xác định
nguyên nhân và quy rõ trách nhiệm thuộc về từng khâu, từng công đoạn cụ thể.
Nhà nước cần có văn bản quy định rõ về vấn đề này, tránh tình trạng “trăm dâu đổ
một tằm”, mọi trách nhiệm gần như thuộc về ngân hàng cho vay.

Ngân hàng Nhà nước phải hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về thẩm định
dự án, tăng cường việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cung cấp các thông
tin phục vụ cho quá trình thẩm định dự án. NHNN cần đề ra một số quy trình tín
dụng trong đó tách hai khâu thẩm định và quyết định cho vay thành hai bộ phận
độc lập với nhau. Bên cạnh đó phải tôn trọng quyền độc lập tự chủ của Ngân hàng
trong các quyết định cho vay.
1.3. Chính sách ưu đãi tín dụng nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu, quỹ
hỗ trợ xuất khẩu, thành lập ngân hàng XNK:
Trong những năm qua, tín dụng đã góp phần nhất định thúc đẩy xuất khẩu.
Tuy nhiên, tín dụng xuất khẩu và ưu đãi tín dụng xuất khẩu vẫn chưa được triển
khai mạnh trong thực tế, không có tính hệ thống cả trong các văn bản hướng dẫn,
thiết lập cơ chế cũng như triển khai thực hiện. Quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu đến
nay vẫn chưa ra đời trong khi chưa có các Quỹ hỗ trợ xuất khẩu theo các ngành
hàng nên tín dụng và ưu đãi tín dụng cho xuất khẩu khó có thể triển khai suôn sẻ.
Nhà nước nên có kế hoạch thành lập một ngân hàng xuất nhập khẩu đảm
nhận vai trò kênh tín dụng và ưu đãi tín dụng thúc đẩy xuất khẩu một cách có hiệu
quả.
Hiện nay, tín dụng trung và dài hạn cho xuất khẩu chủ yếu qua quỹ hỗ trợ
đầu tư quốc gia do Tổng cục Đầu tư phát triển quản lý, song tới đây có thể sẽ thuộc

×