THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI
NGÂN HÀNG NO PTNT HUYỆN BẮC QUANG.
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN BẮC QUANG.
2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNTHuyện
Bắc Quang .
Ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang là một ngân hàng Huyện miền núi
vùng thấp trực thuộc ngân hàng No&PTNT Tỉnh Hà Giang.
Chi nhánh được chia tách ngày 01/01/1990 từ chi nhánh ngân hàng thương
mại tỉnh Hà Tuyên cũ. Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại trung tâm huyện lỵ
Huyện Bắc Quang cho nên có nhiều thuận lợi về vị trí và hoạt động ngân hàng. Chi
nhánh ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang ( Gọi tắt là chi nhánh ) là một
pháp nhân tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
Có bảng cân đối tài sản và con dấu riêng, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật,
luật ngân hàng và điều lệ của NHNo&PTNTVN nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho
phát triển kinh tế nói chung, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới nói riêng, với các chức năng chủ yếu như: Huy động vốn, hoạt động tín
dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán ngân quỹ và kinh doanh các dịch vụ ngân
hàng khác.
Hệ thống mạng lưới của ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang gồm một
chi nhánh hội sở ( Chi nhánh loại 2 ) và 4 chi nhánh loại 3 trực thuộc.
2.1.2Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
2.1.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Bắc
Quang.
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng No huyện Bắc Quang gồm có 1 Giám đốc
và 2 Phó giám đốc. Trong đó, một Phó giám đốc phụ trách kế toán và một Phó
giám đốc phụ trách tín dụng. Các phòng ban được bố trí như sau:
- Phòng hành chính
- Phòng tín dụng
- Phòng kế toán ngân quỹ
- Phòng thanh toán quốc tế.
Ngân hàng No&PTNT có 4 chi nhánh ngân hàng cấp 3 trực thuộc.
Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang:
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phụ trách tín dụng
Phó Giám đốc
Phụ trách kế toán
Phòng tín dụng
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng
Hành chính
Phòng
Kế toán ngân quỹ
04 Chi nhánh Ngân hàng cấp 3
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
*Ban giám đốc gồm có: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.
- Giám đốc : Chịu trách nhiệm lãnh chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động kinh
doanh của chi nhánh.
- Phó giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ
- Phó giám đốc phụ trách hoạt động tín dụng.
*Các phòng ban gồm:
+ Phòng tín dụng: Kiểm tra, xem xét và đề xuất cho vay các dự án tín dụng
theo phân cấp uỷ quyền. Lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao,
chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh toàn Huyện.
+ Phòng kế toán ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán ngân hàng, hạch
toán tiền gửi, tiền vay, thanh toán chuyển tiền cho cá đơn vị, làm nhiệm vụ hạch
toán nội bộ, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng của ngân hàng No&PTNT
trên địa bàn.
Ngân quỹ: Có chức năng thu chi tiền mặt, đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các
Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn, đảm bảo an toàn kho quỹ.
+ Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ làm công tác văn phòng, hành
chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần ( Lễ tân ), thực hiện công tác xây dựng cơ
bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động…
Bộ phận vi tính: Tổng hợp, thống kê, lưu trữ số liệu thông tin liên quan đến
hoạt động của chi nhánh, sử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế
toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng, và các hoạt động khác
phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
+ Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua
mạng, các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc
tế, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ( Mua, bán, chuyển đổi ), thanh toán quốc tế
trực tiếp theo quy định.
* Chi nhánh ngân hàng loại 3 gồm: 04 chi nhánh.
Cơ cấu tổ chức của các chi nhánh loại 3 gồm:
- Giám đốc.
- 01 phó giám đốc.
- 01 tổ trưởng kế toán.
- 01 tổ trưởng tín dụng.
Hiện tại chi nhánh có tổng số cán bộ công nhân viên là 56 cán bộ, trong đó
có 7 hợp đồng.
Trình độ đại học: 14 cán bộ chiếm 29%.
Trình độ cao đẳng: 3 cán bộ chiếm 6%.
Trình độ trung cấp :26 cán bộ chiếm 53%.
Trình độ sơ cấp :3 cán bộ chiếm 6%
Chưa qua đào tạo: 3 cán bộ chiếm 6%..
Đội ngũ cán bộ được sắp xếp hoạt động theo chức năng nhiệm vụ, trình độ
có thể đảm đương được trên địa bàn.
*Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang là:
1.Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị tổ chức kinh tế, cá nhân
trong nước, phát hành kỳ phiếu trái phiếu Chính phủ bằng tiền Việt nam đồng và
ngoại tệ theo chỉ định của Chính phủ.
2.Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng tiền Việt nam: Đối với mọi thành
phần kinh tế và tầng lớp dân cư.
3.Cho vay vốn bằng các nguồn tài trợ ủy thác đầu tư của cộng đồng Châu âu
(EU), vốn ADB, vốn Đức ( BVR ), vốn IFAD….
4.Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh bằng điện tử qua mạng lưới vi tính với
các tỉnh, thành phố trong cả nước với các nước trên thế giới và chi trả kiều hối..
5.Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho các cá nhân, tổ chức kinh tế có tài khoản
tiền gửi tại chi nhánh.
* Mặt trận nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất của nước ta nói
chung và của Huyện Bắc Quang nói riêng, song trình độ dân trí trên địa bàn chưa
đồng đều, am hiểu khoa học kỹ thuật chưa sâu nên nhu cầu vốn chưa cao, những
đơn vị quốc doanh lớn và các Công - Nông – Lâm trường chủ yếu vay vốn dài hạn
ở ngân hàng đầu tư, vay vốn lưu động tạm thời ở ngân hàng No Huyện, hiện nay
các Doanh nghiệp quốc doanh hầu hết đã chuyển sang công ty cổ phần, các Doanh
nghiệp tư nhân và các công ty TNHH hoạt động kém hiệu quả do năng lực quản lý
điều hành và trình độ quản lý kinh doanh chưa sâu, hộ sản xuất nông dân vay vốn
thì manh mún, chưa phát huy hết tiềm năng nội lực trên địa bàn Huyện.
Trước tình hình đó ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc quang đã phải chấn
chỉnh và đề ra những biện pháp khắc phục những việc đã làm và sẽ làm, triển khai
đồng bộ những chủ trương mới của Chính phủ, tiếp cận để cho vay các hộ nông
dân theo các chương trình phát triển kinh tế của Tỉnh và của Huyện, bố trí lao động
hợp lý, tổ chức và đào tạo cán bộ, đổi mới và trang bị máy móc hiện đại, mở rộng
mạng lưới hoạt động tới 100% số xã có quan hệ giao dịch với ngân hàng, thực hiện
những định hướng và chủ trương cho vay theo tổ nhóm, xây dựng chỉ tiêu huy
động vốn, đảm bảo chất lượng, khối lượng đầu tư.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Bắc quang.
2.1.3.1 Công tác huy động vốn
Bảng 1.2: Kết quả huy động vốn tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2005/2004
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền (+/-) TL%
TỔNG NGUỒN VỐN 52 100% 69 100% 17 33
1.Phân theo thời gian
- TG có kỳ hạn
+Dưới 12 tháng
+Trên 12 tháng
- TG không kỳ hạn
20,6
12
8,6
31,4
40%
58,3%
41,7%
60%
28
13
15
41
40,6%
46%
54%
59,4%
7,4
1
6,4
9,6
36%
8,3%
74%
31%
2.Phân theoTP ktế
-Tgửi các TCKT
-TGTK Dân cư
20,7
31,3
40%
60%
29,3
39,7
42%
58%
8,6
8,4
41%
25%
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2004, 2005 - Phòng Kế toán.)
+ Nguồn vốn huy động có xu thế tăng, đây là một dấu hiệu tốt bởi ngân hàng No
Huyện Bắc Quang là địa bàn hoạt động miền núi với điều kiện kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn song chi nhánh đã thực sự quan tâm đến việc thu hút nguồn vốn
của nhân dân bằng nhiều biện pháp có hiệu quả như: Tuyên truyền quảng cáo tiếp
thị rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, trực tiếp tuyên truyền đến tận
thôn bản người dân. mặc dù nguồn vốn huy động đã tăng lên đáng kể song vẫn
chưa đủ đáp ứng với nhu cầu địa bàn, hiện tại nguồn vốn huy động mới chiếm trên
36% so với tổng dư nợ, số còn lại phải vay vốn trung ương với lãi suất cao hơn do
đó phần nào ảnh hưởng đến thu nhập của chi nhánh.
Nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn mặc dù lãi suất huy động thấp song
đây là nguồn vốn ít ổn định do đó đòi hỏi chi nhánh phải cân đối nguồn vốn kịp
thời để phù hợp với nhu cầu vay vốn và với tốc độ tăng trưởng dư nợ.
2.1.3.2 Công tác sử dụng vốn (cho vay).
Cho vay là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng. Với nhận
thức đó, ngân hàng đã chú trọng trong việc tìm khách hàng để cho vay, hướng đầu
tư và đảm bảo đầu tư có chất lượng đạt hiệu quả cao.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại NHNo& PTNT Huyện Bắc Quang.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2005/2004
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL %
1. ∑ DOANH SỐ CHO VAY
2. ∑ DOANH SỐ THU NỢ
3. ∑ DƯ NỢ:
-Phân theo loại TD:
+Ngắn hạn
+Trung & Dài hạn
-Phân theo TPKT:
+Dnghiệp & HTX
+Hộ sản xuất
+Tiêu dùng
4. NỢ QUÁ HẠN
- Tỉ lệ NQH / Tổng dư nợ
201
98
198
101
97
54
108
36
1,7
0,9%
100%
100%
100%
51%
49%
27%
55%
18%
315
329
184
61
123
28
111
45
9,3
5%
100%
100%
100%
33%
67%
15%
60%
25%
114
231
-14
-40
26
-26
3
9
7,6
56%
236%
-7%
-40%
26%
-48%
2%
25%
447%
4,1%
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2004-2005 - Phòng Tín dụng).
Doanh số cho vay năm 2005 đạt 315 tỷ đồng, tổng dư nợ đến 31/12/2005 đạt
183,835 tỷ đồng. Dư nợ bình quân trên một cán bộ CNV đạt trên 03 tỷ đồng.
Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể nhận xét về hoạt động đầu tư cho vay của ngân hàng
như sau:
* Xét về loại tín dụng:
- Dư nợ ngắn hạn năm 2005 giảm 40% so với năm 2004.
- Dư nợ trung và dài hạn tăng 26% so với năm 2004.
- Cho vay ngắn hạn có xu thế giảm, dư nợ cho vay trung hạn tăng lên.
Đó là một nhu cầu khả quan để ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang có thể
đáp ứng và đầu tư theo chiều sâu nhằm phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại và
hạ tầng cơ sở nông thôn.
* Xét về đối tượng cho vay:
rộng lớn trong thời kỳ kinh tế thị trường và phù hợp với chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên lĩnh vực
nông nghiệp nông thôn.
Bảng 3.2: Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2004 31/12/2005 So sánh 2005/2004
Hộ Số tiền Hộ Số tiền Hộ Số tiền (+/-)
Hộ sản xuất
10.540 108.428 11.000 110.735 460 2.307
Dnghiệp,HTX
15 54.000 17 28.100 2 -25.900
Tiêu dùng
2.300 36.000 5.200 45.000 2.900 9.000
CỘNG
12.855 198.428 16.217 183.835 3.362 -14.593
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2004-2005 - Phòng Tín dụng).
Dư nợ cho vay hộ sản xuất luôn
chiếm tỷ trọng cao (năm 2004 là
55%, năm 2005 là 60% ) tăng lên
5% và đến 30/6/2006 dư nợ cho
vay hộ sản xuất đã chiếm gần
70% tổng dư nợ cho vay toàn chi
nhánh. Tỷ trọng cho vay HSX
luôn cao Điều đó đã thể hiện, Chi
nhánh đã quan tâm đến việc cho
vay hộ sản xuất. Đó thực sự là
một hướng đi đúng đắn có sức
bền và lâu dài, ổn định. Bởi hộ
sản xuất là khách hàng đầy tiềm
năng với số lượng