Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN Tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.41 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu...........................................................................................................3
Nội dung...............................................................................................................4
I.

Khái quát chung về xung đột pháp luật phát sinh từ bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài..........................................................4
1. Định nghĩa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.........................................4
2. Định nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố
nước ngoài..........................................................................................................5
3. Định nghĩa xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài..........................................................................6
3.1. Nguyên nhân xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.............................................................6
3.2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài...............................................7
II.

Quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật

phát sinh từ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng......................7
1. Giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam......................................................8
2. Đánh giá quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước
ngoài trong Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật dân sự 2005................................10
III. Giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế ở một số lĩnh vực nhất định theo
pháp luật Việt Nam............................................................................................13
1. Pháp luật Việt Nam giải quyết trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do hành
vi xâm hại bí mật đời tư, quyền nhân thân có yếu tố nước ngoài....................13



1


2. Pháp luật Việt Nam trong linhc vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
do sản phẩm gây ra có yếu tố nước ngoài........................................................14
3. Pháp luật Việt nam áp dụng đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài..........................................15
4. Pháp luật Việt Nam áp dụng trong bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực tai
nạn giao thông có yếu tố nước ngoài...............................................................17
5. Pháp luật Việt Nam áp dụng giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong lĩnh vực cạnh tranh có yếu tố nước ngoài...............................................18
Kết luận..............................................................................................................19
Tài liệu tham khảo.............................................................................................20

2


Lời mở đầu.
Đời sống của con người luôn vận động với rất nhiều hoạt động chính vi
thế việc xảy ra những sai sót và xảy ra những thiệt hại mà mà không có bất ki ai
mong muốn sự việc đó xảy ra. Khi một sự kiện pháp lí xảy ra thi hậu quả của nó
có thể tác động đến con người hoặc tài sản gây ra những thiệt hại nhất định và
đồng thời bên gây thiệt hại chắc chắn phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho
bên bị thiệt hại. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một vấn đề dân sự phát
sinh khi có xảy ra thiệt hại trên thực tế nhưng việc bồi thường cho thiệt hại đó
không được thỏa thuận trong hợp đồng. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có yếu tố nước ngoài thường phức tạp hơn do vướng phải nhiều quy định
khác nhau, dẫn đến xung đột pháp luật. Việt Nam đã quy định như thế nào để
giải quyết vấn đề này?

Chính vi thế bài tiểu luận sẽ làm về đề tài “Phân tích các quy định của
pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật phát sinh từ trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.”

3


Nội dung.
I.

Khái quát chung về xung đột pháp luật phát sinh từ bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

1. Định nghĩa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thi phải bồi thường, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”.
Như vậy, “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại quan hệ dân
sự phát sinh ngoài hợp đồng trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh sự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình
gây ra”.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là cơ
sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Về căn cứ làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài hợp đồng, Bộ luật dân sự
2015 đã được sửa đổi và có sự tiến bộ so với Bộ luật dân sự 2005. Cụ thể,
khoản 1 Điều 584 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của

người khác mà gây thiệt hại thi phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, trong Bộ luật dân sự 2015, căn
cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là “hành vi xâm
phạm của người gây thiệt hại”. Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự
2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài hợp đồng yêu cầu
người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý”. Với quy định như vậy, ngoài
việc chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại
cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi. Bộ luật dân sự 2015 đã quy
4


định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại. Theo đó, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện:
Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại
về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích
vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành
một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu
đau thương, buồn phiền, mất mát về tinh cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín
nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất
mà họ phải chịu.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật
trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông
qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc mà pháp
luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt
quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà

pháp luật quy định.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ
là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất
yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu
của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy
ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.

5


2. Định nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có
yếu tố nước ngoài.
Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt
hại có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài đã được Bộ luật Dân sự năm
2015, Điều 663 quy định rất cụ thể quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là
quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
 Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại
nước ngoài.
 Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Dựa vào các cơ sở trên, tác giả rút ra định nghĩa sau về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài: “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là trách nhiệm dân sự
ngoài hợp đồng phát sinh khi có thiệt hại xảy ra và có ít nhất một trong ba
yếu tố sau: Thứ nhất, ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ có quốc tịch,
nơi cư trú hay trụ sở ở nước ngoài; Thứ hai, hành vi gây thiệt hại hoặc hậu

quả thiệt hại xảy ra ở nước ngoài; Thứ ba, đối tượng bị thiệt hại ở nước
ngoài”.
3. Định nghĩa xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật
cùng điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể, do có sự khác nhau giữa
pháp luật của các quốc gia hoặc do tính chất đặc thù của chính đối tượng điều
chỉnh của tư pháp quốc tế

6


Do vậy, “Xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia
khác nhau cùng có thể điều chỉnh các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có yếu tố nước ngoài”
3.1.

Nguyên nhân xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Có hai nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng.
Thứ nhất, đó là việc pháp luật của mỗi quốc gia có những quy định
không giống nhau về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Thứ hai, các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có sự tham
gia của “yếu tố nước ngoài”. Đây là hai nguyên nhân chủ yếu đã làm xung đột
pháp luật về BTTHNHĐ nảy sinh.
3.2.


Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Tư pháp quốc tế có hai phương pháp giải quyết xung đột cơ bản là
phương pháp xung đột và phương pháp thực chất.
Phương pháp thực chất là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách
áp dụng các quy phạm thực chất. Quy phạm thực chất là quy phạm quy định
sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ
Tư pháp quốc tế.
Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách
xây dựng và thực hiện các quy phạm xung đột. Phương pháp xung đột sử dụng
quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng
trong việc điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế.
II.

Quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật
phát sinh từ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7


Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có
yếu tố nước ngoài tại Điều 687 như sau:
“1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả
của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.
2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với
cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật
của nước đó được áp dụng.”
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế

định pháp lí có ý nghĩa đối với đời sống nhân dân để đảm bảo lợi ích của nhân
dân khi có thiệt hải xảy ra. Ở Việt Nam bồi thượng thiệt hại ngoài hợp đồng có
yếu tố nước ngoài được quy định chủ yếu trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm
2015. Pháp luật Việt Nam không xây dựng một đạo luật riêng về luật áp dụng
(còn gọi là Luật Xung đột) mà các nguyên tắc giải quyết xung đột được quy định
trong nhiều đạo luật cụ thể trong đó chủ yếu được quy định trong Bộ luật Dân sự
2015. Ngoài ra, một số các đạo luật khác cũng chứa đựng các quy phạm xung
đột như Bộ luật Hàng hải năm 2005, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm
2006… Các đạo luật này đều chứa đựng các nguyên tắc chọn luật trong các
trường hợp cụ thể được xây dựng trên cơ sở các quy định mang tính nền tảng
của Bộ luật Dân sự. Và cuối cùng còn có các điều ước mà Việt Nam là thành
viên.
1. Giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định pháp luật
Việt Nam được quy định tại Điều 687 Bộ luật dân sự 2015. Điều luật này đã áp
dụng nhiều hệ thuộc luật được kết hợp với nhau theo trật tự thứ bậc:

8


Hệ thuộc thứ nhất: Luật do các bên thỏa thuận lựa chọn. Theo đó, các bên
được thỏa thuận lựa chọn pháp luật cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
căn cứ theo khoản 1 Điều 687 Bộ luật dân sự 2015.
Quy định này thể hiện sự tôn trọng và mở rộng quyền tự do định đoạt của
các chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng, xuất phát từ chính chất của quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài là các quan hệ tư, nên được hinh thành dựa trên sự
thỏa thuận ý chí của các bên. Việc cho phép các bên quyền được chọn thể hiện
đúng bản chất của quan hệ dân sự cũng như việc thỏa thuận giữa các chủ thể

không ảnh hưởng gi đến quyền lợi của nhà nước, cộng đồng mà còn đảm bảo
được quyền lợi ích hợp pháp của các bên nhất là bên bị hại. Đồng thời việc để
cho các bên lựa chọn sẽ giúp đảm bảo sự thuận lợi trong quá trinh thi hành án
của tòa án một cách tự nguyện hơn. Và hơn cả đó chính là đảm bảo sự quyền tự
định đoạt của các bên trong mối quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Việc pháp luật Việt Nam cho phép các bên có quyền được lựa chọn luật áp
dụng để giải quyết là hoàn toàn hợp lí và phù hợp với quy định tại Quy định
Rome II năm 2007 và pháp luật nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên sự lựa chọn
này cũng bị giới hạn tại một số quy định. Các bên không được lựa chọn pháp
luật áp dụng trong trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú
đối với cá nhân hoặc nơi thành lập pháp nhân tại cùng một nước vi pháp luật
nước đó sẽ được áp dụng căn cứ khoản 2 Điều 687 Bộ luật dân sự 2015. Tức là,
trong trường hợp này áp dụng pháp luật được áp dụng là pháp luật nơi cư trú
chung. Quy định này hoàn toàn hợp lí và phù hợp với các quy định trong các
Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết với nước ngoài.
Ví dụ như anh David người Hà Lan đến Nha Trang du lịch, khi đến Nha
Trang anh bị anh Hùng là công dân Việt Nam đâm phải, đập đầu xuống đường,
khi tỉnh dậy anh David không có bất ki dấu hiệu bất thường gi. Khi về Hà Lan
anh David mới đổ bệnh và bị phát hiện bị bệnh tâm thần phân liệt nguyên nhân
là do đập đầu xuống đất trong vụ tai nạn tại Việt Nam. Đại diện hợp pháp của
9


David đã khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại phía anh Hùng. Trong trường hợp
này hai bên chủ thể có quốc tịch khác nhau nên quan hệ giữa các bên sẽ do tư
pháp quốc tế điều chỉnh và được thỏa thuận để lựa chọn luật áp dụng.
Hệ thuộc thứ hai: Áp dụng pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của
sự kiện gây thiệt hại, nếu các bên không có sự thỏa thuận. Như vậy có thể hiểu
trọng vụ án dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu như
các bên không có sự thỏa thuận lựa chọn pháp luật để áp dụng thi sẽ được áp

dụng pháp luật nơi xảy ra thiệt hại.
Trong ví dụ của David và anh Hùng ở trên chúng ta có thể thấy, anh
David mặc dù bị đâm xe ở Việt Nam nhưng hậu quả lại xảy ra tại Hà Lan chính
vi thế khi giải quyết tòa án tại Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật Hà Lan để giải
quyết vấn đề bồi thường, tức là tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật nước
ngoài.
Việc áp dụng các quy định của nước nơi xảy phát sinh hậu quả để giải
quyết những vấn đề liên quan đến đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có
những ý nghĩa nhất định như:
Thứ nhất, pháp luật nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại thể
hiện tính khách quan, trong trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại
không cùng quốc tịch hoặc nơi cư trú thi việc áp dụng nguyên tắc này là phù
hợp.
Thứ hai, việc áp dụng pháp luật nơi xảy ra thiệt hại là hợp lí. Sẽ tạo điều
kiện cho việc điều tra, thu thập chứng cứ, xác minh về thiệt hại thực tế,…. Đồng
thời cũng đảm bảo được tối đa cho lợi ích của bên bị hại.
Thứ ba, nhin chung nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại có mối
quan hệ gần gũi nhất đối với tranh chấp trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại, xét
về tính chất loại vụ việc thi áp dụng luật nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây
thiệt hại là quy phạm thể hiện được đúng bản chất của quan hệ.
10


Tuy nhiên việc áp dụng luật nơi phát sinh thiệt hại cũng tồn tại những hạn
chế nhất định đó là trường hợp sự kiện phát sinh thiệt hải xảy ra ở nước ngoài thi
Tòa án Việt Nam sẽ phải áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vụ án.
Ngoài ra để đảm bảo việc giải quyết một cách đúng đắn, nhanh chóng các vụ án
này Việt Nam và các quốc gia nên kí kết các Hiệp định tư pháp để cùng nhau
bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của công dân của minh.
2. Đánh giá quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố

nước ngoài trong Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật dân sự 2005.
Bộ luật dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có
yếu tố nước ngoài tại Điều 773 như sau:
“1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp
luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực
tế của hành vi gây thiệt hại.
2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận
quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu
biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp
luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt
hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Đó là khoản 1 Điều 773 không quy định về thứ tự áp dụng luật. Theo quy
định của Điều này, thi việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước
ngoài được xác định theo pháp luật nước xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nước
phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. Đây là nguyên tắc chung để
xác định pháp luật quốc gia nào sẽ được áp dụng để giải quyết bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên việc áp dụng quy định tại
khoản 1 Điều 773 Bộ luật dân sự 2005 có một số hạn chế nhất định khi mà nơi
11


phát sinh sự kiện gây thiệt hại và nơi phát sinh hậu quả do sự kiện gây thiệt hại
là hai quốc gia khác nhau. Chẳng hạn như trong tinh huống anh David và anh
Hùng đã trinh bày ở trên, mặc dù anh David bị anh Hùng đâm xe tại Việt Nam
nhưng anh David về Hà Lan rồi mới bị tâm thần phân liệt, như vậy pháp luật của
cả hai quốc gia Việt Nam và Hà Lan sẽ cùng được sử dung? Vậy phải sử dụng
luật của nước nào? Đây là một trong những hạn chệ của Bộ luật dân sự 2005,

khi rơi vào tinh trạng các Tòa án của quốc gia nào sẽ thường lựa chọn pháp luật
của minh để bảo vệ quyền lợi của minh, chính vi thế quyền lợi của bên bị thiệt
hại không phải lúc nào cũng được đảm bảo.
Còn khoản 2 Điều 773 không nên quy định việc bồi thường thiệt hại do
tầu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả, vi quy định này
mang tính chất chuyên ngành nên được quy định trong đạo luật chuyên ngành
(Luật hàng không, Luật hàng hải) thi hợp lí hơn cả. Hơn nữa quy định tai khoản
2 Điều 773 không có tính khả thi trong trường hợp việc bồi thường thiệt hại do
tàu bay, tàu biển gây ra mà các tàu bay, tàu biển mang các quốc tịch khác nhau
va chạm nhau gây thiệt hại thi không xác định được pháp luật áp dụng trong
trường hợp này.
Ngoài ra khoản 1 Điều 773 Bộ luật dân sự 2005 còn là một quy phạm
xung đột mệnh lệnh, nên chỉ có Tòa án có quyền lựa chọn để giải quyết bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Quy định này là một quy định cứng nhắc hạn
chế quyền của các bên không cho các bên lựa chọn pháp luật để áp dụng. Quy
định tại Điều 773 là đi ngược với xu thế chung của thế giới về sự tự định đoạt
của các bên.
Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
trong Bộ luật dân sự 2015 là một quy định thể hiện sự rõ ràng của pháp luật và
phù hợp với pháp luật của các nước trên thế giới thể hiện như sau:
Thứ nhất, đầu tiên các bên được quyền tự lựa chọn pháp luật áp dụng để
giải quyết (trừ trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú đối
12


với cá nhân hoặc nơi thành lập pháp nhân tại cùng một nước vi pháp luật nước
đó sẽ được áp dụng) . Việc áp dụng quy định đã thể hiện bản chất quan hệ dân
sự nói chung và quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng thể hiện được sự
thỏa thuận và thống nhất trong ý chí các bên, tạo điều kiện cho các bên thuận lợi
thực hiện các giao kết cũng như thi hành án về sau.

Thứ hai, nếu như không có thỏa thuận thi vụ án sẽ được giải quyết bằng
luật nơi phát sinh ra hậu quả của sự kiện gây ra thiệt hại. Đây là một quy định
hợp lí đảm bảo sẽ xác định được rõ đâu là pháp luật được áp dụng giải quyết,
việc các bên không thỏa thuận và nếu như không xác định được luật nào sẽ áp
dụng sẽ rất mất thời gian. Chính vi thế, việc sử dụng luật nơi phát sinh hậu quả
của sự kiện thiệt hại vừa có ý nghĩa đối với việc xử lí nhanh chóng vụ án đồng
thời quá trinh giải quyết vụ án sẽ có nhiều thuận lợi cho quá trinh điều tra, thu
thập chứng cứ, xác minh về thiệt hại,...
Quy định này của Bộ luật dân sự 2015 đã khắc phục được những hạn chế
của Điều 773 Bộ luật dân sự 2005, mở rộng quyền cho các bên đồng thời phù
hợp với pháp luật quốc tế.
III.

Giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế ở một số lĩnh vực nhất định
theo pháp luật Việt Nam.

Trong lĩnh vực trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hệ thuộc
giải quyết xung đột pháp luật cơ bản nhất được sử dụng là hệ thuộc nơi xảy ra
hành vi gây thiệt hại, pháp luật nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại.
Ngoài ra, một số quốc gia còn có quy định ngoại lệ áp dụng hệ thuộc luật của cả
nước gây ra hành vi gây thiệt hại và nước bị thiệt hại thường trú. Một số quốc
gia hiện nay còn chấp nhận hệ thuộc luật do các bên lựa chọn cũng là hệ thuộc
cơ bản trong lĩnh vực này.

13


1. Pháp luật Việt Nam giải quyết trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại
do hành vi xâm hại bí mật đời tư, quyền nhân thân có yếu tố nước

ngoài.
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet, công nghệ truyền thông
và mạng xã hội toàn cầu, các hành vi xâm phạm có tính bí mật đời tư hay các
quyền nhân thân khác trở nên phổ biến và có thể gây những hậu quả nghiêm
trọng. Đứng trước thực trạng này, tư pháp quốc tế của các quốc gia có những
giải pháp giải quyết xung đột pháp luật khác nhau.
Tại Việt Nam, Bộ luật dân sự 2005 không có quy định riêng biệt về giải
quyết xung đột pháp luật khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành
vi xâm phạm quyền nhân thân gây ra. Khoản 1 Điều 773 quy định đồng thời hệ
thuộc nơi xảy ra hành vi và nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt
hại áp dụng chung cho trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung.
Bộ luật dân sự 2015 quy định đối với quyền cá nhân đối với hinh ảnh
Điều 32, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín tại Điều 34, quyền được bảo
vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đinh Điều 38. Người có các
quyền nhân thân trên có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của
minh khi có hành vi gây thiệt hại. Về giải quyết xung đột pháp luật, Điều 687
của Bộ luật dân sự 2015 có cách tiếp cận tương tự như Bộ luật dân sự 2005, các
quy định đều không quy định hệ thuộc riêng biệt áp dụng cho lĩnh vực bồi
thường thiệt hại phát sinh từ hành vi xâm hại quyền nhân thân. Điểm mới của
quy định Điều 687 đó chính là việc cho các bên quyền lựa chọn hệ thuộc luật áp
dụng, nếu các bên không thể thỏa thuận thi chọn luật áp dụng là luật nơi phát
sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.
2. Pháp luật Việt Nam trong linhc vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do sản phẩm gây ra có yếu tố nước ngoài.
Trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại do sản phẩm gây ra là
một chế định phức tạp, được quy định trong pháp luật nhiều nước. Trong bối
14


cảnh tiêu dùng quốc tế trở nên ngày càng phổ biến, vấn đề lựa chọn pháp luật

giải quyết mối quan hệ trách nhiệm giữa nhà người tiêu dùng và nhà sản xuất
hay người cung cấp sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp thông qua hợp đồng,
trách nhiệm bồi thường dựa trên hợp đồng. Trong trường hợp mối quan hệ này
là không trực tiếp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xem xét là vấn đề
thuộc lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Công ước La Haye về pháp luật áp dụng đối với trách nhiệm bồi thường
thường do lỗi của sản phẩm là một trong những điều ước hiếm hoi về vấn đề
này. Công ước quy định nguyên tắc lựa chọn pháp luật điều chỉnh mối quan hệ
trách nhiệm giữa một bên là bên sản xuất hoặc phân phối sản phẩm với một bên
là người sử dụng sản phẩm, bị thiệt hại do việc sử dụng sản phẩm. Tại Việt Nam,
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có một số quy định liên quan đến
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm khuyết tật gây ra. Khoản 3 Điều 3
của luật này quy định hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không đảm bảo an toàn
cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản
của người tiêu dùng kể cả hàng hóa đó được sản xuất theo đúng quy trinh tiêu
chuẩn hoặc quy chuẩn kĩ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật
khi hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng. Khoản 1 Điều 23 quy định
nguyên tắc cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do minh cung cấp gây thiệt hại
cho tính mạng, sức khỏe, tài sản do minh cung cấp. Theo thông lệ quốc tê, chủ
thể phải chịu trách nhiệm rất rộng, đó là tất cả chủ thể tham gia vào các giai
đoạn điều này cũng được thể hiện trong Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010
tại khoản 2 Điều 3 về chủ thể bao gồm cá nhân tổ chức thực hiện một hoặc một
số công đoạn của quá trinh đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung
ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Ngoài những quy định trên
đây, luật bảo vệ người tiêu dùng không có bất cứ quy đinh nào để giải quyết
xung đột pháp luật trong trường hợp bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng
khi mà họ và tổ chức, cá nhân kinh doanh không tồn tại mối quan hệ hợp đồng.
15



Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 đều không có quy đinh riêng
biệt để giải quyết các vấn đề liên quan bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
sản phẩm gây ra. Các quy định tại Điều 773 và 687 chỉ mang tính chất giải quyết
bồi thường thiệt hại một cách chung nhất.
3. Pháp luật Việt nam áp dụng đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài.
Theo cách hiểu truyền thống, vấn đề xung đột pháp luật không đặt ra
trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ. Điều này được giải thích dựa trên sự tuyệt đối của
quyền sỡ hữu trí tuệ. Quyền sỡ hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ của các
quốc gia nơi sự bảo hộ được áp dụng. Tuy nhiên, với nhu cầu bảo hộ quốc tế
ngày càng lớn và phổ biến của quyền sỡ hữu trí tuệ, với sự quốc tế hóa ngày
càng lớn của các hành vi xâm hại quyền sở hữu được bảo hộ, đặc biệt là với sự
phát triển mạnh của internet, nhu cầu pháp luật áp dụng trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sỡ hữu trí tuệ cũng được đặt ra. Cả
trên binh diện quốc tế và quốc gia, hiện nay còn có sự nhin nhận khác biệt về
vấn đề xung đột pháp luật phát sinh trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại phát sinh
từ hành vi xâm hại quyền sỡ hữu trí tuệ. Hai vấn đề lớn này phản ánh cả trong
học thuyết và luật định bao gồm: Có hay không xung đột pháp luật trong lĩnh
vực sỡ hữu trí tuệ và nếu có xung đột pháp luật trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ thi
đâu là hệ thuộc luật được áp dụng để giải quyết.
Cả Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 đều không có quy định
riêng biệt về việc xác định pháp luật áp dụng trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại
trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ. Bộ luật dân sự 2005 có 3 điều khoản liên quan đến
sỡ hữu trí tuệ bao gồm: Điều 774 (Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài) Điều 775
(Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước
ngoài) và Điều 776 (Chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài). Cả ba quy
định này đều không phải quy định xung đột, không giải quyết vấn đề lựa chọn
pháp luật, vi vậy đã đưa ra khỏi phần thứ 5 của Bộ luật dân sự 2015 về quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài.

16


Theo Điều 679 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Quyền sở hữu trí tuệ được
xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu
cầu bảo hộ." Điều khoản này tách biệt với Điều 687 của Bộ luật giải quyết xung
đột pháp luật về bồi thường ngoài hợp đồng và điểm c khoản 2 Điều 683 về giải
quyết xung đột pháp luật về hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển
nhượng quyền sở hữu trí tuệ. Điều 687 chỉ đề cập đến đến nguyên tắc giải quyết
xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, không đề
cập đến trường hợp đặc thù là sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, điểm c khoản 2 Điều
683 thừa nhận có xung đột pháp luật trong lĩnh vực chuyển giao quyền sử dụng
hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ., đồng thời xác định hệ thuộc cơ bản
để giải quyết là pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân
hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân.
Như vậy, với nhũng quy định nêu trên Bộ luật dân sự 2015 đã thừa nhận
quan điểm xung đột pháp luật trong quan hệ chuyển giao quyền sử dụng và
chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù không có các quy đinh jrieeng biệt
để xác định hệ thuộc luật căn cứ theo quy định tại Điều 679 Bộ luật dân sự 2015,
có thể hiểu Việt Nam thiên về sử dụng hệ thuộc luật nơi quyền sở hữu trí tuệ
được yêu cầu bảo hộ.
4. Pháp luật Việt Nam áp dụng trong bồi thường thiệt hại trong lĩnh
vực tai nạn giao thông có yếu tố nước ngoài.
Tai nạn giao thông là một trong những trường hợp dẫn đến trách nhiệm
bồi thường ngoài hợp đồng. Với sự phát triển của hinh thức giao thông xuyên
biên giới, việc xung đột pháp luật, lựa chọn pháp luật áp dụng giải quyết bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một vấn đề được đặt ra.
Trong Bộ luật dân sự 2005, đã quy định một trường hợp đặc thù về giải
quyết xung đột pháp luật về bồi thường do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận
quốc tế hoặc biển cả. Trong trường hợp này, pháp luật được áp dụng là luật của

nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch. Quy định mới của Bộ luật dân sự
17


2015, tại Điều 687 có cách tiếp cận tương tự như trường hợp của Regulation II
của Liên minh châu âu. Theo đó, Điều 687 không có quy định riêng biệt về
trường hợp bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông. Nguyên tắc chung được
áp dụng là các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng. Nếu các bên không lựa
hconj thi pháp luật nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng
trừ trường hợp cả người bị thiệt hại và gây thiệt hại cùng một quốc tịch.
Bộ luật hàng hải 2015 quy định nguyên tắc giải quyết xung đột như sau:
“3. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền
công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của
quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó.
Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ
xảy ra ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài
hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp.

Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế giữa các tàu biển
có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc
tịch.”
Như vậy có thể thấy Bộ luật hàng hải chia trách nhiệm phát sinh từ đam
tàu thành 3 trường hợp:
Thứ nhất, nếu xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thi áp
dụng pháp luật của quốc gia đó.
Thứ hai, trường hợp tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở vùng biển quốc
tế thi áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu
tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế giữa các
tàu biển có cùng quốc tịch thi áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang

cờ quốc tịch.
18


5. Pháp luật Việt Nam áp dụng giải quyết trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong lĩnh vực cạnh tranh có yếu tố nước ngoài.
Trong lĩnh vực cạnh tranh, hai hành vi bị ngăn cấm là hành vi hạn chế
cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các hành vi này có thể gây
hại đến lơi ích chung của cộng đồng, lợi ích cụ thể của doanh nghiệp đang cạnh
tranh trên thị trường hay lợi ích cụ thể của chính người tiêu dùng. Khi quan hệ
thương mại tiêu dùng xuyên biên giới ngày càng được đẩy mạnh, các hành vi
cạnh tranh cũng được quốc tế hóa. Trong bối cảnh đó, pháp luật một số nước đa
có những quy định đặc thù xác định luật áp dụng đối với trách nghiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật cạnh
tranh, cạnh tranh không lành mạnh so với các quy định xác định luật áp dụng để
giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung.
Tại Việt Nam, Luật cạnh tranh 2014 quy định về hành vi hạn chế cạnh
tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trinh tự, thủ tục giải quyết các việc
cạnh tranh, các biện pháp xử lí hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành
mạnh được Luật cạnh tranh 2004 và được cụ thể hóa bằng các nghị định quy
định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
không bao gồm các biện pháp xử lí dân sự.
Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 đều không có quy đinh riêng
biệt để giải quyết các vấn đề liên quan bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh gây ra. Các
quy định tại Điều 773 và 687 chỉ mang tính chất giải quyết bồi thường thiệt hại
một cách chung nhất.

Kết luận.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là

một chế định lớn của Tư pháp quốc tế Việt Nam, một căn cứ làm phát sinh nghĩa
vụ dân sự thông qua sự kiện pháp lý là hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.
Điểm đặc biệt của quan hệ này là có sự tham gia của “yếu tố nước ngoài”. Chính
19


yếu tố nước ngoài đã làm cho hiện tượng xung đột pháp luật thường xuyên diễn
ra trong quá trinh giải quyết các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Chế định này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm công bằng xã hội, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại cũng như đóng vai trò tích cực
nhằm ngăn ngừa và hạn chế các hành vi gây thiệt hại xảy ra trong thực tế, tạo
môi trường pháp lý binh đẳng cho các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân
sự quốc tế. Việc giải quyết toàn vẹn sẽ giúp bảo vệ được sự công bằng cũng như
quyền lợi ích hợp pháp của các bên tạo nên các quan hệ dân sự hài hòa ổn định
và phát triển.

20


Tài liệu tham khảo.
1. TS. Nguyễn Hồng Bắc – Khoa Pháp luật Quốc tế, Đại học Luật Hà Nội Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
2. TS. Trần Minh Ngọc – TS. Vũ Thị Phương Lan – Trường Đại học Luật
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Hà Nội – Giáo trinh Tư pháp quốc tế – Nhà xuất bản tư pháp, 2017.

Bộ luật dân sự 2005.
Luật cạnh tranh 2004.
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi,bổ sung năm 2009.
Bộ luật hàng hải 2015.
Bộ luật dân sự 2015.
Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010.

21



×