Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Đảng bộ phường trung thành (thành phố thái nguyên) lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội từ năm 2010 đến năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG

ĐẢNG BỘ PHƯỜNG TRUNG THÀNH
(THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG

ĐẢNG BỘ PHƯỜNG TRUNG THÀNH
(THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 8229015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hằng Nga

Thái Nguyên, năm 2020




MỤC LỤC
Trang
1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

9

6. Đóng góp của luận văn

10

7. Kết cấu của luận văn


11

Chương 1: ĐẢNG BỘ PHƯỜNG TRUNG THÀNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (2010 - 2015)
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ phưng
Trung Thành trong phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Trung Thành
1.1.2. Thực trạng kinh tế - xã hội phường Trung Thành trước năm
2010
1.1.3. Chủ trương của Đảng bộ các cấp về phát triển kinh tế - xã hội
1.2. Chủ trương của Đảng bộ phường Trung Thành về phát triển
kinh tế - xã hội (2010 - 2015)
1.3. Đảng bộ phường Trung Thành chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội
(2010 - 2015)

12

12
12
18
25
31

34

1.3.1. Chỉ đạo phát triển kinh tế

34

1.3.2. Chỉ đạo phát triển văn hóa - xã hội


38


Tiểu kết chương 1
Chương 2: ĐẢNG BỘ PHƯỜNG TRUNG THÀNH LÃNH ĐẠO
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (2015 - 2019)
2.1. Yêu cầu mới trong phát triển kinh tế - xã hội phường Trung
Thành (2015 - 2019)
2.2. Chủ trương của Đảng bộ phường Trung Thành về đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội (2015 - 2019)
2.3. Đảng bộ phường Trung Thành chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh
tế - xã hội (2015 - 2019)

42
44

44

48

51

2.3.1. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế

51

2.3.2. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội

54


Tiểu kết chương 2

63

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

65

3.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ phường Trung Thành lãnh đạo phát
triển kinh tế - xã hội (2010 - 2019)

65

3.1.1. Ưu điểm

65

3.1.2. Hạn chế

69

3.2. Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ phường Trung Thành
lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội (2010 - 2019)

74

Tiểu kết chương 3

83


KẾT LUẬN

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

88

PHỤ LỤC

93


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng hợp giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2015 2019
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”,
“Tổ dân phố văn hóa” giai đoạn 2015 - 2019
Bảng 2.3. Tổng hợp các chỉ tiêu chính sách xã hội giai đoạn 2015 2019
Bảng 2.4. Tổng hợp các chỉ tiêu an ninh chính trị - trật tự an toàn xã
hội giai đoạn 2015 - 2019

53

58

59

62



1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng và được coi là nhân tố quyết
định bộ mặt của mỗi quốc gia trên thế giới. Không phân biệt chế độ chính trị,
đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong
chiến lược phát triển của các nước.
Ở Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến thần thánh chống xâm lược,
năm 1975, đất nước được thống nhất nhưng hậu quả của chiến tranh để lại hết
sức nặng nề. Nền kinh tế giảm sút, số người không có việc làm lớn, đời sống
nhân dân khó khăn. Đứng trước thực trạng đó, để thoát khỏi tình trạng khủng
hoảng và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa, nước ta chỉ có một con
đường duy nhất là tiến hành công cuộc đổi mới đất nước với ba chương trình
kinh tế trọng điểm: Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu. Với những nỗ lực và cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, công cuộc đổi
mới đã thu được những kết quả bước đầu, từng bước giải quyết được tình
trạng khó khăn về kinh tế - xã hội. Đến nay, đã trải qua hơn 30 năm tiến hành
công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã xây dựng được một
cơ cấu kinh tế
- xã hội hợp lý, từng bước đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong
cả nước. Tuy nhiên, xét trên từng địa bàn lãnh thổ, sự phát triển kinh tế - xã
hội đòi hỏi phải có một cơ cấu kinh tế - xã hội hợp lý và phù hợp với đặc
điểm riêng của mỗi vùng, mỗi địa phương.
Trung Thành là một phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên. Theo số liệu năm 2019, phường có diện tích là 319,57 ha và có
14.749 nhân khẩu. Lúc mới thành lập, Trung Thành là một địa bàn thuần nông

với 80% dân số làm nông nghiệp. Phường chưa có một cơ cấu kinh tế - xã hội
hợp lý, nền kinh tế còn chậm phát triển, lao động không có việc làm, tệ nạn
gây ra bất ổn


2

xã hội, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển
Trung Thành được Đảng bộ và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm sâu sắc.
Trong quá trình từng bước phát triển, nhờ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
thuận lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Đảng bộ thành phố
Thái Nguyên, Đảng bộ phường Trung Thành đã xây dựng được một cơ cấu
kinh tế - xã hội hợp lý, tập trung phát triển các ngành kinh tế chủ đạo như
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng. Những năm qua, nỗ lực của
Đảng bộ và nhân dân trong phường đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội một cách tích cực và đạt được những kết quả to lớn trong công tác xóa
đói giảm nghèo, được đánh giá là đơn vị phát triển toàn diện với tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, chuyển dịch kinh tế nhanh theo hướng công nghiệp hóa.
Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là Đảng bộ
phường, cùng với truyền thống đoàn kết, tinh thần lao động, sáng tạo của nhân
dân các dân tộc nơi đây, Trung Thành đã có những bước tiến dài trong phát
triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa thật sự tương xứng với vị trí,
tiềm năng của phường. Bên cạnh những ưu điểm, sự phát triển kinh tế - xã hội
và quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ phường Trung
Thành vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Các ngành kinh tế chưa phát
huy được hết khả năng của mình, số lao động làm nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ
cao, lao động làm công nghiệp tập trung trong khu công nghiệp Gang Thép
Thái Nguyên, chưa có nhiều công ty liên doanh nước ngoài, quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế - xã hội diễn ra chậm. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn phường Trung Thành, thực sự cần phải có những tổng kết, lý

giải nguyên nhân và đề xuất giải pháp mới, hiệu quả. Nghiên cứu, tổng kết,
đánh giá hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ phường Trung Thành đối với nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn, từ đó có sự điều chỉnh, bổ
sung về mặt chủ trương, đường lối là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.
Xuất phát từ thực tiễn của vấn đề nghiên cứu và vị trí công tác của bản


3

thân, học viên quyết định chọn đề tài “Đảng bộ phường Trung Thành (Thành
phô Thái Nguyên) lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2010 đến năm
2019" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hơn 30 năm đổi mới đất nước, nền kinh tế Việt Nam luôn giữ được tốc
độ tăng trưởng khá cao. Thành công trong phát triển kinh tế của Việt Nam đã
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, cải thiện
phúc lợi xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội và quá trình lãnh đạo phát triển kinh
tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nước và là một trong những vấn đề được các nhà khoa học quan
tâm. Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam với những phạm vi và mức độ khác
nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả như:
Cuốn

sách “Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội” do

Trung tâm Thông tin - Tư liệu, thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung
ương (CIEM) biên soạn và xuất bản năm 2010. Cuốn sách gồm 3 phần, trong
đó phần 3 là phần chính của cuốn sách. Phần 3 tập trung phân tích chất lượng

của sự phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta, theo 3 chiều cạnh chính yếu: Chất
lượng tăng trưởng kinh tế, chất lượng công bằng xã hội và chất lượng gìn giữ
môi trường. Cuốn sách cung cấp những số liệu, thông tin về thực trạng chất
lượng phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta, chỉ ra thành tựu, yếu kém và nguyên
nhân của sự yếu kém. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị về chính sách và
biện pháp để nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta,
về từng chiều cạnh (kinh tế, xã hội, môi trường), đi đến kết luận về tổng thể
công cuộc đổi mới và phát triển đất nước [1].
Cuốn “Đảng lãnh đạo phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
thời kỳ đổi mới” do Đinh Xuân Lý chủ biên đã làm rõ luận cứ của việc nâng
cao


4

năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới trên một số lĩnh vực như
giải quyết vấn đề lao động và việc làm, xóa đói giảm nghèo, chăm lo người có
công với cách mạng, chính sách bảo hiểm xã hội… [24].
Cuốn “Văn kiện Đảng về phát triển kinh tế - xã hội từ đổi mới (năm
1986) đến nay” được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2014. Nội
dung cuốn sách đăng tải các văn kiện Đại hội, văn kiện Hội nghị Trung ương
về phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1986 đến năm 2014. Những văn kiện này
mang tính chỉ đạo đường lối trong cả một giai đoạn, một quá trình và được sắp
xếp theo thời gian để bạn đọc thấy rõ quá trình bổ sung, hoàn thiện về mô hình
phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách, định hướng, các nguồn lực... thực
hiện mô hình kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. Cuốn sách cung cấp tài liệu một cách hệ thống
cho các nhà lãnh đạo, nghiên cứu, quản lý quán triệt được những chủ trương,
đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cung cấp tài liệu

cho việc tổng kết 30 năm thực hiện đổi mới [4].
Cuốn sách “Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong
bối cảnh mới” của tác giả Lương Xuân Quỳ do Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia ấn hành năm 2015. Nội dung cuốn sách làm rõ một số vấn đề lý luận về tư
duy mới phát triển kinh tế xã hội theo hướng hiệu quả và bền vững, nhằm tối
ưu hóa nguồn lực trong và ngoài nước, sức mạnh của toàn dân tộc vào phát
triển văn hóa - xã hội, an ninh chính trị, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
trong bối cảnh và điều kiện mới của quốc tế [28].
Cùng trong năm 2015, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia cho ấn hành
cuốn “Các đột phá chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:
Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Văn Phúc. Nội dung cuốn sách
đề cập đến tình hình quốc tế và trong nước khi lựa chọn các đột phá chiến
lược, sự cần thiết phải thực hiện ba đột phá chiến lươc; thực trạng và quá
trình xây dựng,


5

hoàn thiện ba đột phá chiến lược ở Việt Nam. Từ kết quả đạt được, cuốn sách
chỉ ra những hạn chế và phân tích những thách thức trong thời gian tiếp sau.
Tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện ba đột phá
chiến lược ở Việt Nam từ năm 2020 [27].
Cuốn sách“Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
kinh tế tư nhân (1986-2005)” của tác giả Phạm Thị Lương Diệu do Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2016. Đây là một chuyên luận về
kinh tế tư nhân dưới góc độ Lịch sử Đảng với nội dung xoay quanh chính sách
phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn 1986-2005, rút ra những mặt mạnh,
bài học kinh nghiệm cũng như những hạn chế [2].
Năm 2018, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã xuất bản cuốn sách
“Các rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt

Nam” của tác giả Lê Du Phong (chủ biên). Cuốn sách được biên soạn trên cơ
sở kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước “Các
rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam và
giải pháp khắc phục”. Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề lý luận về
rào cản về thể chế kinh tế, kinh nghiệm quốc tế trong việc khắc phục các rào
cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế xã hội; phân tích thực trạng
các rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, cuốn sách có những đánh giá tác động và nêu rõ
nguyên nhân sinh ra các rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế
- xã hội ở Việt Nam hiện nay. Qua phân tích thực trạng, nguyên nhân cùng
những dự báo tình hình quốc tế và trong nước thời gian tới, các tác giả đã
mạnh dạn đưa ra quan điểm, định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm
dỡ bỏ các rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam đến năm 2030 [26].
Ở thể loại luận án, luận văn, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã được nghiên cứu khá nhiều. Các nghiên cứu thường đi
vào từng lĩnh vực hẹp của hoạt động kinh tế hoặc đời sống xã hội, và gắn với


6

từng địa bàn cụ thể, như: “Đảng bộ tỉnh Gia Lai lãnh đạo phát triển kinh tế xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (1996-2006)” của Võ Thị Ái; “Đảng bộ
quận Bình Thạnh lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005 - 2015”
của Đào Thị Hương; “Đảng Bộ Tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội ở các huyện miền núi giai đoạn 2000-2010” của Phạm Thị Hiền; “Đảng
bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội địa bàn ven biển (1989 2014)” của Nguyễn Thị Ngọc Linh; v.v..
Về phát triển kinh tế, có thể kể đến: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 1954 đến năm 1965” của Đồng Thị Ngọc Hiền; “Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm

2015” của Nguyễn Thị Vân Anh; …

Về phát triển xã hội, có thể kể đến:

“Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới” của
Nguyễn Thị Thanh; v.v..
Đây là những công trình đánh giá một cách khách quan những thành tựu,
hạn chế, những kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình lãnh đạo phát triển kinh
tế - xã hội của Đảng thời kỳ đổi mới. Qua đó, khẳng định sự lãnh đạo đúng
đắn, sáng tạo của Đảng đối với phát triển kinh tế - xã hội trong những năm đổi
mới đất nước.
Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Trung Thành
(thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) được gián tiếp đề cập đến trong
một số nghiên cứu liên quan, như: Quản lý nhà nước về đô thị hóa trong tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Thái
Nguyên của Phạm Xuân Đương [20]; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007) của Bùi Thanh
Tùng [31]; Quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997
đến năm
2010 của Hoàng Thị Mỹ Hạnh [22]; Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên của Nguyễn Tiến Long
[23];


7

Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân tại tỉnh
Thái Nguyên của Lê Thị Yến .v.v.. [45].
Như vậy, tất cả công trình nghiên cứu khoa học ở trên đã đề cập đến
những phạm vi và góc độ khác nhau của vấn đề. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa

có công trình nghiên cứu nào trình bày một cách đầy đủ, có hệ thống về quá
trình “Đảng bộ phường Trung Thành (Thành phô Thái Nguyên) lãnh đạo phát
triển kinh tế - xã hội từ năm 2010 đến năm 2019”. Các công trình nghiên cứu
đi trước là nguồn tài liệu giúp tác giả hoàn thành luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ quá trình Đảng bộ phường Trung Thành lãnh đạo phát
triển kinh tế - xã hội, nêu lên những thành tựu chủ yếu, chỉ ra những hạn chế
và bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn phường từ năm 2010 đến năm 2019.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Sưu tầm, tập hợp các tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát
triển kinh tế - xã hội phường Trung Thành từ năm 2010 đến năm 2019, đồng
thời khai thác triệt để các thông tin lịch sử có trong các tài liệu này để phục vụ
cho đề tài nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề Đảng lãnh
đạo phát triển kinh tế - xã hội.
- Khái quát bối cảnh lịch sử đề ra các chủ trương và nội dung chủ
trương lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ phường Trung Thành
từ năm
2010 đến năm 2019.
- Nghiên cứu quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ phường Trung
Thành, những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2010
đến năm 2019.


8

- Phân tích những ưu điểm và hạn chế của quá trình trên, chỉ ra những
nguyên nhân, đồng thời đúc rút những kinh nghiệm cho việc lãnh đạo phát
triển kinh tế - xã hội phường Trung Thành trong giai đoạn mới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
- Các chủ trương của Đảng bộ phường Trung Thành về phát triển kinh

tế - xã hội từ năm 2010 đến năm 2019.
- Quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của

Đảng bộ phường Trung Thành từ năm 2010 đến năm 2019.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ phường Trung Thành lãnh đạo
phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2010 đến năm 2019. Với nội hàm “phát triển
kinh tế - xã hội” là quá trình gia tăng đồng thời cả kinh tế, cả xã hội trong
trạng thái đan xen vào nhau, hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau theo chiều hướng
tiến bộ, tích cực. Trong đó, ở cấp độ địa bàn nghiên cứu là “phường/xã”, luận
văn quan tâm đến một số mặt kinh tế - xã hội nổi bật như: Cơ cấu kinh tế, sự
phát triển của từng bộ phận trong cơ cấu kinh tế, giáo dục, y tế, đời sống văn
hóa, chính sách xã hội, trật tự xã hội.
Về không gian:
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề trên địa bàn phường Trung Thành
(thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) theo địa danh, địa giới hành chính
của giai đoạn 2010 - 2019. Theo đó, phường Trung Thành gồm 31 Tổ dân
phố:
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24A,
24B, 25, 26, 27, 28, 29, 30.
Về thời gian:


9


Từ năm 2010 đến năm 2019, qua 2 nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ
phường
Trung Thành: Khóa X (2010 - 2015) và khóa XI (2015 - 2020).
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng nguồn tư liệu sau:
Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, thông tư… của Trung
ương
Đảng, Chính phủ, của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên;
của Đảng bộ thành phố Thái Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên; của
Đảng bộ phường Trung Thành, UBND phường Trung Thành, và tư liệu từ các
sở, ban, ngành có liên quan, báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội liên
quan đến vấn đề nghiên cứu của luân văn.
Một số luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
của tập thể, cá nhân các nhà khoa học.
Nguồn tư liệu khảo sát thực tế ở địa phương, quan sát thực địa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, xã hội và phát triển kinh
tế - xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; về công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, tác giả đã sử
dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Sử dụng phương
pháp lịch sử giúp tái hiện quá trình lãnh đạo của Đảng bộ phường về phát
triển kinh tế - xã hội, khôi phục chân thực diện mạo kinh tế - xã hội phường
Trung Thành từ năm
2010 đến năm 2019. Sử dụng phương pháp logic để đánh giá một cách khái
quát thành tựu, hạn chế, rút ra kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ phường Trung Thành.



10

Ngoài ra, tác giả còn kết hợp một số phương pháp khác như phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu... và sử dụng phương pháp điền
dã, thâm nhập thực tế ở địa bàn phường Trung Thành để khảo sát và đưa ra
những phân tích, đánh giá một cách khách quan, chân thực.
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt khoa học
- Luận văn góp phần hệ thống hóa một số quan điểm, chủ trương của
Đảng về phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2010 đến năm 2019 và làm rõ quá
trình quán triệt, cụ thể hóa trên một địa bàn cấp phường/xã: Phường Trung
Thành, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Làm rõ sự sinh động, sáng tạo của một Đảng bộ cấp phường/xã
(phường Trung Thành, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) trong quá
trình chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ các cấp về phát
triển kinh tế - xã hội.
- Bước đầu nêu lên nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu từ
quá trình Đảng bộ phường Trung Thành lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội từ năm 2010 đến năm 2019.
Về mặt thực tiễn
- Góp phần tổng kết thực tiễn, gợi mở những kinh nghiệm để vận dụng
trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Trung Thành
hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, phần nội dung của luận văn được chia làm ba chương.


11


Chương 1: Đảng bộ phường Trung Thành lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội (2010 - 2015)
Chương 2: Đảng bộ phường Trung Thành lãnh đạo đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội (2015 - 2019)
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm.


12

Chương 1
ĐẢNG BỘ PHƯỜNG TRUNG THÀNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (2010 - 2015)

1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ phường
Trung Thành trong phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Trung Thành
Vị trí địa lý, địa hình
Phường Trung Thành nằm ở phía đông nam Thành phố Thái Nguyên.
Phường có phía bắc giáp phường Phú Xá, phía nam giáp phường Tân Thành,
phía tây giáp xã Tích Lương, phía đông giáp Hương Sơn và một phần nhỏ
diện tích giáp phường Cam Giá. Với vị trí trung tâm phía nam thành phố Thái
Nguyên, từ năm 1980 đến năm 1983, các cơ quan Đảng, chính quyền, các
đoàn thể chính trị - xã hội của thành phố Thái Nguyên đã đóng trên địa bàn
Trung Thành, gần với Khu công nghiệp Gang Thép.
Trong các kiểu địa hình địa mạo đa dạng của Thái Nguyên (gồm địa
hình núi, địa hình đồi cao núi thấp và địa hình nhiều ruộng ít đồi), Trung
Thành thuộc nhóm địa hình thứ ba. Địa hình phường Trung Thành là kiểu địa
hình trung du, một số đồi thấp, thoải, xen kẽ với đồng ruộng, làng xóm, khu
dân cư, xí nghiệp, trường học. Độ cao tương đối của địa hình phổ biến dao
động trong khoảng 20 - 50m.

Khí hậu
Nằm trong khu vực gió mùa nhiệt đới, khí hậu phường Trung Thành
cũng như cả thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
Mùa xuân thường có mưa phùn, nhiệt độ ấm, các loại động vật, thực vật có
điều kiện sinh sôi, phát triển. Vào mùa hạ, thời tiết nóng, nhiệt độ trung
bình từ 25oC đến


13

28,5°C, có ngày lên đến 41,5°C. Lượng mưa tương đối cao, cường độ mạnh
và tập trung; có trận mưa, chỉ trong một ngày (ngày 25/6/1959), lượng nước
đo được 353mm. Sang mùa thu, khí hậu mát dần. Đến cuối thu, trời bắt đầu se
lạnh. Mùa đông thường có gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ hạ thấp dần, dao động
từ 12oC đến 15,5°C, có ngày xuống đến 3°C; độ ẩm không khí giảm, thời tiết
hanh khô.
Tài nguyên
toàn thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là hơn 177km2.
Trong
đó, đất nông nghiệp 88,88km2, đất lâm nghiệp có rừng 30,1km2, đất chuyên
dùng
35,82km2, đất ở 13,12km2, đất chưa sử dụng và sông suối 9,15km2. Bình quân
diện tích tự nhiên trên đầu người là 847,78 m2. So với các đơn vị hành chính
khác của thành phố, Trung Thành có diện tích nhỏ. Theo số liệu năm 2019,
tổng diện tích tự nhiên phường Trung Thành là 319,57 ha. Với diện tích này,
Trung Thành chiếm 1,43% diện tích tự nhiên toàn thành phố Thái Nguyên.
Trong đó, tỷ lệ các loại đất như sau: Đất sản xuất nông nghiệp là 160,66 ha;
đất lâm nghiệp là
1,74 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 6,84 ha và đất chuyên dùng là 83,02 ha
[19].

Như phần lớn các phường, xã thuộc thành phố Thái Nguyên, đất trên địa
bàn phường Trung Thành chủ yếu là đất Feralit màu nâu vàng trên phiến thạch
sét. Đất phù hợp để trồng các loại cây lấy gỗ (như keo, bạch đàn, mỡ); các loại
cây ăn quả (như mít, vải, nhãn, bưởi, chuối, dứa, trám, sấu) và chăn nuôi gia
súc, gia cầm.
Phường Trung Thành có hồ Xây Lắp. Quá trình hình thành và những
tên gọi của hồ gắn liền với những công trình xây dựng trên địa bàn. Trước kia,
khu vực hồ Xây Lắp là vốn là ruộng canh tác lúa và cây màu. Những năm đầu
thập kỷ 70 của thế kỷ XX, khi Nhà nước làm tuyến đường từ đường tròn Gang
Thép đến đoạn giao cắt với đường tàu tại Dốc Hanh (nay là đường Cách mạng


14

Tháng Tám), đơn vị thi công đã lấy đất từ khu ruộng nói trên để đắp nền
đường, từ đó


15

hình thành một hồ nước sâu, chỗ sâu nhất lên đến 5 - 6m. Hồ được giao cho
Hợp tác xã nông nghiệp Tích Lương quản lý. Khi ấy, hồ Tích Lương có nhiệm
vụ quan trọng trong việc cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đồng thời, hồ được tận dụng mặt nước để nuôi thả cá. Hồ Tích Lương nằm
ngay cạnh trụ sở hành chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp và Sản xuất
công nghiệp, nên người dân địa phương gọi là hồ Xây Lắp. Từ năm 1990, diện
tích hồ Xây Lắp bị thu hẹp dần để nhường mặt bằng cho các khu dân cư. Hiện
nay, chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện dự án cải tạo, xây dựng các
khu thể thao, dịch vụ nên diện tích của hồ còn lại không đáng kể.
Cùng với hồ Xây Lắp, Trung Thành có một con suối chính phân chia

ranh giới với phường Tân Thành. Suối dài 2,5 km, bắt đầu từ cầu Vó Ngựa
sang cầu Na Mơ tiếp giáp với địa bàn phường Tích Lương. Ngoài ra, phường
còn có hệ thống các mương nhỏ, nội đồng, phân chia ranh giới với phường
Phú Xá.
Hạ tầng, giao thông
Trước năm 1986, trên địa bàn Trung Thành, đường giao thông nối giữa
các xóm còn là đường đất hoặc đi tắt qua bờ ruộng. Bước vào thời kỳ đổi mới,
với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hệ thống giao thông của
phường từng bước được xây dựng.
Phường nằm dọc theo hai Quốc lộ: Đường số 3 từ Hà Nội qua Thái
Nguyên, đi Bắc Kạn, Cao Bằng; đường số 37 từ Bắc Giang qua Thái Nguyên
đi Tuyên Quang. Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua địa phận phường.
Trên địa bàn phường, nhiều tuyến đường bộ đi qua như: Đường Lưu Nhân
Chú nối đường số 3 vào phường Hương Sơn; đường Gang Thép nối đường số
3 qua chợ Dốc Hanh gặp đường Cách mạng tháng Tám, sang phường Hương
Sơn; đường Phố Hương nối đường Lưu Nhân Chú với đường Cách mạng
tháng Tám vào khu Gang Thép. Các tuyến đường dân sinh của phường được
mở rộng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tuyến đường sắt


16

chạy qua phường dài khoảng 2,5 km; bắt đầu từ phường Phú Xá đến hết địa
giới phường Trung Thành, tiếp giáp phường Tân Thành (ga Lưu Xá - ga
Lương Sơn).
Cùng với hạ tầng giao thông, nhiều công trình công cộng đã được xây
dựng trên địa bàn phường, phục vụ đời sống của công nhân khu Gang Thép và
nhân dân phía nam thành phố như: Chợ Dốc Hanh, bệnh viện Gang Thép, sân
vận động, bể bơi,… Gần 40 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của Trung ương,

địa phương và 10 trường công lập từ bậc học mầm non đến cao đẳng đóng
trên địa bàn phường.
Hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được xây dựng đã tạo nên bộ mặt đô
thị của một phường trung tâm phía nam thành phố Thái Nguyên. Đồng thời,
tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, xã hội phường Trung Thành ổn định và
phát triển toàn diện.
Văn hóa - xã hội
Cư dân phường Trung Thành do nhiều bộ phận hợp thành. Một bộ phận
vốn là dân cư bản địa có mặt ở đây từ lâu đời. Trải qua quá trình lịch sử cùng
với các hoạt động chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, Trung Thành trở thành
vùng đất hội tụ dân cư từ phía bắc xuống và từ vùng đồng bằng phía nam lên.
Một bộ phận không nhỏ là người dân ở các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hà
Nam, Hưng Yên, Lạng Sơn… trong quá trình làm công nhân tại nhà máy
Gang thép Thái Nguyên đã định cư tại đây. Quá trình lịch sử đã tạo nên tính
đa dạng trong nguồn gốc các nhóm dân cư ở phường. Nhiều cộng đồng từ các
địa bàn khác nhau cùng quần tụ về sinh cơ, lập nghiệp, đoàn kết gắn bó xây
dựng Trung Thành. Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Trung
Thành có 14.749
người. Mật độ dân số là 4.270 người/km2.
Về thành phần dân tộc, cư dân Trung Thành chủ yếu là người Kinh
(chiếm 96,91%). Một bộ phận nhỏ cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số: Tày,


17

Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao Lan... (456 khẩu chiếm 3,09%). Các dân tộc trong
phường sống xen kẽ, gắn bó, đoàn kết trong đời sống và sản xuất.
Lao động trẻ, khỏe và có trình độ văn hóa cao, chủ yếu có trình độ đại
học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản.
Những đặc điểm về lao động ở Trung Thành tác động đến kinh tế - xã

hội của phường trên cả hai chiều cạnh. Một mặt, nhiều lao động có điều kiện
tham gia các lĩnh vực kinh tế khác ngoài nông nghiệp. Mặt khác, một bộ phận
lao động vẫn gắn bó với nông nghiệp, có khả năng tương đối tốt khi tiếp nhận
kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, nhanh nhạy với thị trường.
Sự hòa hợp giữa các tôn giáo và tín ngưỡng là đặc điểm nổi bật trong
đời sống tinh thần của cư dân Trung Thành. Tục thờ cúng tổ tiên trong gia
đình và thờ phụng các anh hùng dân tộc trong cộng đồng được truyền lại từ
xưa đến nay. Trong đó, Phật giáo gần gũi, dung hòa với các tín ngưỡng dân
gian. Chùa Phố Hương được xây dựng năm 1050 thời nhà Lý. Chùa được thiết
kế theo kiến trúc chữ đinh. Trước kia, đây chỉ là ngôi chùa nhỏ. Trải qua thời
gian, đã bị xuống cấp trầm trọng. Năm 1998, chùa được tu sửa. Năm 2013, thể
theo nguyện vọng của các tăng ni, phật tử và nhân dân địa phương, được sự
đồng ý của các cấp, ngành chức năng, chùa đã được tôn tạo và xây dựng thêm
ngôi Tam Bảo với diện tích 210m2, gồm 3 tầng. Toàn bộ kinh phí xây dựng
do tăng ni, phật
tử, nhân dân trong và ngoài tỉnh công đức.
Với những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội, Trung Thành có thuận
lợi đồng thời cũng có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Về thuận lợi
Trung Thành có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội do
gần hệ thống giao thông chính: Quốc lộ, đường sắt. Trung Thành nằm không
xa Hà Nội - trung tâm kinh tế văn hóa, chính trị lớn, trung tâm khoa học, công
nghệ cao của cả nước. Trung Thành nằm gần các địa phương phát triển nhanh,


18

năng động, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hải Phòng). Nền sản xuất của Trung Thành có những lợi thế về thị
trường tiêu thụ, bao gồm: Thị trường thành phố Thái Nguyên với số dân hơn

1.124.000
người, các thị trường lân cận, trong đó đặc biệt là Hà Nội và các địa bàn khác
nhờ hệ thống kết nối, giao thông thuận lợi.
Là một phường của thành phố Thái Nguyên - cơ sở đào tạo nhân lực và
nghiên cứu khoa học - công nghệ lớn thứ ba cả nước, Trung Thành có thuận
lợi về nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao, nhanh nhạy
với cái mới và thị trường. Cách không xa địa bàn Trung Thành, Đại học Thái
Nguyên có 7 trường đại học thành viên và một số đơn vị trực thuộc; 18 trường
cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Đội ngũ các nhà nghiên cứu,
giảng viên đông đảo, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, say mê nghiên cứu,
ứng dụng vào sản xuất, thương mại. Số sinh viên, học sinh trên 150.000
người. Hệ thống các cơ sở đào tạo đó tạo ra nhiều thành tựu trong trong
nghiên cứu khoa học, sẵn sàng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế công
nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên nói chung và phường
Trung Thành nói riêng.
Trung Thành có những điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để
phát triển kinh tế - xã hội với cơ cấu ngành nghề đa dạng, phong phú, xã hội
ổn định, đời sống người dân ở mức khá.
Về khó khăn
Nằm trên địa bàn thành phố, nhưng Trung Thành vẫn là một địa bàn
còn khó khăn, có nguồn thu ngân sách thấp. Khả năng tích lũy của nền kinh tế
không cao nên nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển kinh tế cũng
như đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của phường có nhiều hạn chế, phụ
thuộc chủ yếu vào sự hỗ trợ của ngân sách bên trên. Trong khi đó, nhiều hoạt
động kinh tế đòi hỏi đầu tư lớn, rủi ro cao và chậm thu hồi vốn.


19

Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật như hệ thống giao thông, xây dựng hạ tầng

nông thôn, giải phóng mặt bằng v.v… cho phát triển kinh tế - xã hội của
phường đã
được đầu tư ban đầu nhưng chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Các chính sách can thiệp có định hướng của nhà nước và chính quyền
các cấp tác động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Trung
Thành đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu giải phóng các nguồn lực và thu hút vốn đầu tư cho phát triển, cần tiếp tục
cải cách và hoàn thiện để tạo động lực cho sự bứt phá của phường trong thời
đại hội nhập và phát triển.
Những khó khăn đó đã cản trở không nhỏ đến quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của phường Trung Thành, đòi hỏi Đảng bộ phường có chủ trương,
giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phường phát triển,
ổn định.
1.1.2. Thực trạng kinh tế - xã hội phường Trung Thành trước năm
2010
Theo sách "Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ
Nghệ
An trở ra)", địa bàn phường Trung Thành ngày nay, đầu thế kỉ XIX đến năm
1945, cơ bản là đất xã Tích Mễ (riêng xóm Trán Lãi, nay là tổ dân phố số 11,
nguyên là đất xóm Trám và xóm Lãi thuộc xã Trang Ôn xưa), tổng Niệm
Quang, huyện Đồng Hỷ, trấn Thái Nguyên, từ 1831 là tỉnh Thái Nguyên.
Tháng 1/1946, các xã Tích Mễ, Trang Ôn (Trung Thành ngày nay),
Cam Giá, và Lưu Xá sáp nhập thành xã Tích Lương. Xã Tích Lương khi sáp
nhập, gồm các thôn: Tích Mễ, La Cớm, Hào Thọ, Trang Ôn (sau đổi là Trung
Thành), Ôn Lương, Cam Giá, Bình Dân và Lưu Xá. Năm 1953, xã Tích
Lương chia thành 2 xã: Tích Lương và Cam Giá. Xã Tích Lương lúc ấy, gồm
các xóm: Đông Yên, Làng Tung, Cầu Thông, La Cớm, Trám Lãi, Ôn Lương,



20

Thành (Trung Thành), Phố (tức Phố Hương). Ngày 19/10/1962, Hội đồng
Chính Phủ


×