Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đảng bộ huyện phú bình thái nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN THỊ MINH THUẬN

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI, 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN THỊ MINH THUẬN

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.NGND. LÊ MẬU HÃN

HÀ NỘI, 2013




MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................4

3.1. Mục đích...................................................................................................4
3.2. Đối tượng .................................................................................................5
3.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................5
4. Nguồn tư liệu ...............................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................5
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................5
7. Bố cục luận văn ............................................................................................5
CHƯƠNG 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI
NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆ
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ....................................................................7
1.1. Những điều kiện ảnh hưởng đến nông nghiệp huyện Phú Bình..................7

1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................7
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................11
1.2. Khát quát về nông nghiệp huyện Phú Bình giai đoạn 1986 - 2000 ........... 16
1.3. Chủ trương của Đảng bộ huyện Phú Bình về phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2005 ........................................................ 23

1.3.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh
tế nông nghiệp ...............................................................................................23

1.3.2 Đảng bộ huyện Phú Bình lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế
nông nghiệp trong tình hình mới ...................................................................32
1.3.4. Kết quả thực hiện ................................................................................42


CHƯƠNG 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH TĂNG CƯỜNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GIAI ĐOẠN
2006 - 2010 .................................................................................................... 52
2.1. Yêu cầu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng CNH,
HĐH............................................................................................................... 52
2.2. Đảng bộ huyện Phú Bình lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế
nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010................................................................. 54

2.2.1. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,
HĐH của Đảng ..............................................................................................54
2.2.2. Vận dụng đường lối của Đảng, Đảng bộ huyện Phú Bình lãnh
đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH ..........61
2.2.3. Kết quả đạt được .................................................................................71
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM ........................................................................................... 80
3.1. Nhận xét, đánh giá chung ........................................................................ 80

3.1.1. Ưu điểm ...............................................................................................80
3.1.2 Hạn chế.................................................................................................87
3.2. Bài học kinh nghiệm................................................................................ 91
KẾT LUẬN ................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 102



DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ATK

An toàn khu

BCT

Bộ Chính trị

BCHTW

Ban Chấp hành trung ương

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

HTX

Hợp tác xã

NXB

Nhà xuất bản


UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng một số cây trồng nông nghiệp huyện Phú Bình
qua các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 (Đơn vị:tấn, ha) 47
Bảng 1.2. Số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm huyện Phú Bình năm 2000,
2001, 2002, 2003, 2004, 2005. ...................................................... 49
Bảng 1.6: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2005 .............. 50
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm ....................... 72
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô qua các năm ...................... 72
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc qua các năm ....................... 72
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương qua các năm ............ 73
Bảng 2.5. Tổng sản lượng cây trồng, vật nuôi của huyện qua các năm từ năm
2005 đến năm 2010 ....................................................................... 76


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1. Biểu đồ tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Bình ................ 44
Hình 1.2: Biểu đồ sản lượng và diện tích đất trồng lúa ................................. 45
Hình 1.3: Biểu đồ sản lượng và diện tích đất trồng ngô ................................ 45
Hình 2.1. Biểu đồ sản lượng khoai lang qua các năm ................................... 74
Hình 3.1. Biểu đồ tổng số đàn gia cầm của huyện Phú Bình qua các năm
(2000, 2005, 2010) ........................................................................ 83



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kinh tế nông nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc
gia, đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Để tạo nền
tảng vững chắc cho đất nước phát triển thì phải có nền nông nghiệp bền vững.
Ở Việt Nam, nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng đối với sự nghiệp giải
phóng dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ
quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay. Là một quốc gia có khoảng 70% dân số hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp nên vấn đề phát triển nông nghiệp có tầm quan trọng
đặc biệt. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, phát triển nông nghiệp theo
hướng CNH, HĐH là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng toàn dân. Sự phát triển
của sản xuất nông nghiệp không chỉ tăng thêm nguồn lương thực, thực thẩm nuôi
sống xã hội mà còn tác động đến phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, bảo
đảm ổn định các lĩnh vực chính trị xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của đất
nước. Việt Nam không thể trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
khi chưa thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH ngành sản xuất nông nghiệp.
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp theo
hướng CNH, HĐH, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định việc đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa
quyết định đến sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong những năm qua, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy
nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế khó khăn cần được khắc phục. Vì vậy
nghiên cứu, tổng kết, đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình thực hiện
phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH sẽ làm rõ hơn tính đúng đắn, sáng
tạo của Đảng, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu góp phần hoàn thiện
chủ trương, chính sách của Đảng về lĩnh vực phát triển nông nghiệp trong thời kỳ
đổi mới.
Phú Bình là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Nguyên, có tiềm năng về

nguồn lao động và đất đai, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa, đặc biệt là trồng trọt, chăn nuôi. Trong quá trình phát triển kinh
tế từ năm 2001 đến năm 2010, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, của Đảng bộ tỉnh
1


Thái Nguyên mà trực tiếp là của Đảng bộ huyện, nền kinh tế nông nghiệp của Phú
Bình phát triển khá toàn diện và đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Ngành nông
nghiệp bước vào thời kỳ sản xuất hàng hóa, giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng
cao. Những thành tựu đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thực hiện đường lối
chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở địa phương vẫn đặt ra
nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết, điều chỉnh như: nhiều nguồn
lực chưa được khai thác hiệu quả; tiềm năng, thế mạnh của huyện chưa được phát
huy; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH còn chậm, chưa
đồng bộ. Nguyên nhân của những kết quả, hạn chế nêu trên có phần xuất phát từ
kết quả vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình thực tế của huyện.
Mặt khác trong quá trình nghiên cứu quá trình Đảng bộ Phú Bình quán triệt
và vận dụng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà
nước vào phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 nhằm đánh
giá những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian
tới là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ huyện Phú Bình tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010”
làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, trong lúc đất nước bước vào thời kì quá độ xây dựng chủ
nghĩa xã hội phát triển nền kinh tế thị trường thì vấn đề kinh tế được các nhà

khoa học đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều những nghiên cứu toàn diện và sâu
sắc về kinh tế trong thời kỳ đổi mới như: Ngô Đình Giao (chủ biên), (1994),
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Võ Đại Luận, Đào Lê Minh, Nguyễn Trần Quế
(1995), Đổi mới kinh tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội; Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông

2


nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội...Những công trình khoa học
trên đã đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam
trước năm 1990, xác định phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp nông
thôn trong những năm 1991-1995, khẳng định sự cần thiết phải phát triển nông
nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Từ năm 1996 - thời điểm Đảng quyết định đẩy mạnh CNH, HĐH, đã nhiều
công trình trình khoa học nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp và nông thôn được
xuất bản như: Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa của Vũ Oanh (Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1998); Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, một số vấn
đề lý luận và thực tiễn của tác giả Hồng Vinh (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
1998); Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của
Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (Nxb Quốc gia, Hà Nội, 2001)...Những công
trình này đã khẳng định sự cấp bách và cần thiết đưa nông nghiệp, nông thôn
nước ta phát triển theo con đường CNH, HĐH.
Các luận văn tiến sĩ có liên quan đến đề tài: Luận án tiến sĩ Phát triển nông
nghiệp hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở
nước ta của Mai Văn Bảo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,
2000; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Đồng bằng Bắc
Bộ và tác động của nó đối với tăng cường phòng thủ tỉnh, thành phố thuộc khu

vực này của Nguyễn Văn Bảy, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, 2000. Các
luận án tiến sĩ này đề cập chủ yếu dưới góc độ kinh tế - chính trị trong đó xác
định về yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH và
một số nội dung, giải pháp nhằm phát huy các thành phần kinh tế trong nông
nghiệp, nông thôn để thúc đẩy phát triển, thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội gắn
với xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong thời kỳ mới.
Những công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến sự phát triển của kinh
tế nông nghiệp ở Thái Nguyên như:
Luận văn thạc sĩ lịch sử về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Thái
Nguyên của Bùi Thanh Tùng: CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên
giai đoạn 1997-2007, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên. Luận văn đã nghiên cứu

3


một cách khá đầy đủ và hệ thống về quá trình CNH, HĐH của tỉnh Thái Nguyên
từ năm 1997 đến năm 2007.
Luận văn Thạc sĩ “Tình hình kinh tế, xã hội của thị xã Sông Công tỉnh Thái
Nguyên thời kì đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2005)” của Nhâm Quốc Hưng, Đại
học Sư Phạm Thái Nguyên, 2006. Ở đây kinh tế nông nghiệp được nghiên cứu
trong tổng thế kinh tế - xã hội nói chung.
Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1965-2000) của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005) đã nêu một cách khái quát những chủ
trương của Đảng bộ tỉnh và những thành tựu chính trong quá trình phát triển kinh
tế nông nghiệp trong những năm đầu tái lập tỉnh.
Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình (1930-2005), Huyện ủy Phú
Bình xuất bản, 2005 đã giới thiệu một cách khái quát về tình hình kinh tế, chính
tri, văn hóa, xã hội của huyện. Trong đó có cuốn sách đã nêu lên được những chủ
trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên,
Đảng bộ huyện Phú Bình cùng với đó là quá trình vận dụng các chủ trương, quan

điểm đó và thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.
Các công trình khoa học trên đã cung cấp nhiều nguồn tư liệu và phương
pháp tiếp cận về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đề cập ở mức độ
khác nhau đến sự lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp và nông
thôn theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình khoa
học nào đề cập một cách toàn diện và hệ thống về quá trình Đảng bộ huyện Phú
Bình tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,
HĐH từ năm 2001 đến năm 2010 dưới góc độ của khoa học Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Tìm hiểu những chủ trương, đường lối của Đảng và quá trình vận dụng chủ
trương, đường lối đó vào công cuộc phát triển kinh tế nông nghiêp của huyện
Phú Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Huyện.
Tìm hiểu rõ quá trình phát triển nông nghiệp của huyện Phú Bình.

4


Rút ra những ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm của Đảng bộ huyện
Phú Bình trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm tăng cường
hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện hơn nữa.
3.2. Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp của Đảng bộ Huyện Phú Bình từ năm 2001 đến năm 2010.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian là huyện Phú
Bình của tỉnh Thái Nguyên (gồm 20 xã và 1 thị trấn).
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình Đảng bộ Huyện lãnh đạo phát
triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010.

4. Nguồn tƣ liệu
Luận văn sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu sau:
Văn kiện, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Bình.
Các báo cáo hàng quý, hàng năm của các phòng, ban, ngành đặc biệt là của
Phòng nông nghiệp và phòng Thống kê huyện Phú Bình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài
ra, đề tài sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, điền dã... để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài đã trình bày một cách hệ thống, chân thực về quá trình lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Huyện Phú Bình từ năm 2001 đến năm 2010.
Đề tài khẳng định những thành tựu đạt được, nêu ra được những hạn chế,
khó khăn và rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp của huyện Phú Bình để vận dụng vào việc đề ra phương hướng phát
triển ngành nông nghiệp cho Huyện.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vả phần phụ lục,
nội dung luận văn được chia thành 3 chương:

5


Chương 1. Đảng bộ huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp từ năm 2001đến năm 2005
Chương 2. Đảng bộ huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên tăng cường lãnh đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạo hóa giai
đoạn 2006 - 2010
Chương 3. Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm


6


CHƢƠNG 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Những điều kiện ảnh hƣởng đến nông nghiệp huyện Phú Bình
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Bình là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên. Dưới thời
Lý, vùng đất huyện Phú Bình ngày nay có tên là huyện Tư Nông thuộc châu Thái
Nguyên; thời thuộc Minh thuộc phủ Thái Nguyên; thời Lê thuộc Thái Nguyên
Thừa Tuyên; Ninh Sóc Thừa Tuyên. Đầu thế kỷ XX, toàn quyền Đông Dương
đổi tên huyện Tư Nông thành phủ Phú Bình.
Trước cách mạng tháng Tám 1945, phủ Phú Bình là một huyện trong 7
phủ, huyện, châu của tỉnh Thái Nguyên gồm 9 tổng, 46 xã, 7 thôn và 1
phường.
Ngày 25/3/1948, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh
số 148/SL, quy định bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận; cấp trên xã gọi là cấp
huyện. Từ đó phủ Phú Bình được gọi là huyện Phú Bình.
Gần 5 thế kỷ tồn tại và phát triển, cương vực huyện Phú Bình ngày nay
căn bản như đất Tư Nông xưa, không có biến đổi lớn, ngoại trừ việc ngày
19/10/1962, Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra quyết
định số 114/CP chuyển một số xóm của hai xã Thượng Đình và Lương Sơn về
thành phố Thái Nguyên. Ngày 08/4/1985, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là
Thủ tướng Chính phủ) ra quyết định số 109/HDBT tách xã Lương Sơn sáp nhập
về thành phố Thái Nguyên.
Về vị trí địa lý
Huyện Phú Bình nằm ở vùng Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên là nơi tiếp
giáp giữa vùng trung du Bắc Bộ và vùng miền núi phía Bắc. Huyện Phú Bình có

tọa độ địa lý từ 210 23’ đến 210 35’ vĩ bắc, 1050 51’ đến 1060 02’ kinh đông. Phía
Bắc và Tây Bắc giáp với huyện Đồng Hỷ, phía Tây và Tây Nam giáp với huyện
Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp với huyện Yên Thế, phía
Nam giáp với huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang). Với vị trí địa lý thuận lợi: gần

7


trung tâm tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thủ đô Hà Nội và các
khu công nghiệp lớn như Sông Công (Thái Nguyên), các khu công nghiệp của Hà
Nội nên việc giao lưu hàng hóa thuận lợi tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế của
huyện phát triển theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Về hành chính
Huyện Phú Bình có diện tích là 249,36 km vuông (theo số liệu thống kê
tháng 12/2004), 1 thị trấn là Hương Sơn và 20 xã với 315 xóm. Các xã bao gồm:
Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Đồng Liên, Hà Châu, Kha
Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân
Thành, Thanh Ninh, Thượng Đình, Úc Kỳ và Xuân Phương. Trong đó có 7 xã
miền núi. Huyện được chia thành ba vùng:
Vùng 1, bao gồm các xã nằm phía Bắc và Đông Bắc của huyện bên tả
ngạn của sông Máng. Đây được gọi là vùng bán sơn địa, có diện tích tự nhiên là
13.833.840 ha trong đó có 6.189 ha là đất nông nghiệp, còn lại là đất lâm nghiệp.
Vùng 1 có 8 xã, trong đó 7 xã thuộc miền núi đều nằm ở đây. Mật độ dân là 346
người/ km2.
Vùng 2, vùng Trung tâm huyện bao gồm 8 xã và thị trấn huyện lị với
diện tích tự nhiên là 5.583.880 ha trong đó đất nông nghiệp là 4.003.890 ha, còn
lại là đất lâm nghiệp và đất chuyên dụng. Khu vực này dân số đông, nguồn lao
động khá dồi dào. Mật độ dân số ở khu vực này khá cao: 834 người/km2.
Vùng 3 là vùng phía Tây và Tây Nam của huyện, bao gồm có 6 xã với
diện tích tự nhiên là 4518,39 ha. Đất nông nghiệp là 3652 ha, còn lại là đất lâm

nghiệp. Mật độ dân số là 765 người/km2.
Về địa hình
Huyện Phú Bình có đặc điểm đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng
bằng và tương đối bằng phẳng, vùng đồi núi có hình bát úp và độ cao dưới 100m.
Độ dốc của địa hình giảm dần theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Độ cao trung
bình so với mặt nước biển là 14m, nơi thấp nhất là 10m (xã Dương Thành), nơi
cao nhất là 250m so với mặt nước biển (đỉnh đèo Bóp, xã Tân Kim). Diện tích có
độ dốc nhỏ hơn 8 độ chiếm 67,56 % tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung, địa
hình của huyện khá thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển, nhất
là trồng cây lương thực.
8


Về đất đai, sông ngòi
Đất đai của huyện có đủ các chủng loại, tuy nhiên lại có sự phân bố không
đồng đều. Theo số liệu thống kê năm 2010 của Phòng Thống kê huyện Phú Bình
cung cấp, năm 2010 Phú Bình có tổng diện tích đất là 2.493.611 ha, trong đó
diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp là lớn nhất: 20.219 ha chiếm 81% diện
tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 4.606 ha chiếm 18,5 % và đất chưa
sử dụng là 111 ha chiếm 0.5 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó
có 6 loại đất chính:
Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đất mẹ phiến thạch sét có diện tích
9.9305 ha chiếm tỷ lệ 39,82% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất có khả
năng giữ nước và giữ ẩm tốt, phân bố chủ yếu ở các vùng đồi.
Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đất mẹ sa thạch với diện tích 4165,5
ha chiếm tỷ lệ 17 % diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có thành phần cơ giới
nhẹ, có khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, nằm xem kẽ ở các vùng đồi.
Đất Feralit nâu vàng phát triển trên mẫu chất phù sa cổ. Loại đất này có độ
phì nhiêu khá cao, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt và phân bố chủ yếu
ở các xã dọc theo các triền suối triền sông có địa hình thoải.

Đất phù sa sông Cầu được bồi tụ hàng năm có diện tích 1538,6 ha chiếm tỷ
lệ 6,3 % diện tích đất tự nhiên. Loại đất này được xếp vào loại đất canh tác tốt
nhất trong huyện, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt.
Đất trồng lúa trên sản phẩm dốc tụ được phân bố rải rác trên các sườn dốc,
các thung lũng lòng chảo với diện tích 5785,61 ha chiếm tỷ lệ 23,7% diện tích
đất tự nhiên. Loại đất này giữ nước và giữ ẩm tốt, phù hợp với sự phát triển của
cây lúa nước .
Đất bạc màu có diện tích 1618,5ha chiếm tỷ lệ 6,6 % diện tích đất tự nhiên.
Loại đất này có tỷ lệ cát thô khá cao, thấm nước theo chiều sâu mạnh, năng suất
cây trồng thấp.
Ngoài các loại đất kể trên Phú Bình còn có một số loại đất khác: Đất lầy
thụt, đất thung lũng chua. Các loại đất này chiếm tỷ lệ thấp trong tổng diện tích
đất tự nhiên của huyện.

9


Nhìn chung đất đai của huyện Phú Bình được đánh giá là có chất lượng
thấp, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và độ ẩm kém, độ mùn tổng số
thấp từ 0,5 đến 0,7%; độ PH từ 4 đến 5 độ. Với tài nguyên đất được đánh giá như
vậy, hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp là không cao. Tuy nhiên, với tiềm lực
đất đai như trên, nếu được quy hoạch và cải tạo tốt sẽ là nguồn tư liệu màu mỡ
cho sản xuất nông nghiệp của huyện.
Về sông ngòi
Huyện Phú Bình có 2 con sông (sông Cầu và sông Đào) và 3 dòng suối
chảy qua. Đoạn sông Cầu chảy từ đập Thác Huống (xã Đồng Liên) qua 9 xã rồi
chảy về huyện Phổ Yên dài 29km. Lòng sông Cầu rộng trung bình khoảng 120m,
lưu lượng nước trung bình vào mùa mưa từ 280 đến 610 m khối/giây. Sông Đào
(sông Máng) bắt nguồn từ đập Thác Huống chảy qua 9 xã, đổ về sông Thương
(Bắc Giang) có chiều dài 31 km. Sông Đào là con sông nằm trong hệ thống đại

thủy nông được khởi công xây dựng từ năm 1922 và hoàn thành vào năm 1929.
Ngoài hai con sông này ra, còn có hệ thống đại thủy nông hồ Núi Cốc và 119 hồ
trữ nước cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp thuộc các xã phía
Tây Nam và Tây Bắc của huyện.
Khí hậu, thuỷ văn
Phú Bình nằm ở Bắc chí tuyến trong vành đai Bắc bán cầu nên khí hậu của
huyện mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa mưa và mùa khô
rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Do địa hình tương đối bằng phẳng nên huyện Phú Bình có
tần suất lặng gió thấp, khoảng từ 15% đến 20%. Tốc độ gió cũng lớn hơn các
huyện miền núi. Hướng gió thay đổi rõ rệt theo hệ thống hoàn lưu. Mùa hè
thường có gió Đông Nam mát mẻ. Mùa đông có gió Đông Bắc thời tiết lạnh.
Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, nhiệt độ trung bình hàng năm
của huyện vào khoảng 23,1 độ đến 24,4 độ. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng
nhất (tháng 6) và tháng lạnh nhất (tháng 1) là 13,7 độ. Lượng mưa trung bình
hàng năm vào khoảng 2000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào
tháng 1. So với các huyện khác trong tỉnh, huyện Phú Bình có độ ẩm cao, trung
bình từ 81,9% đến 82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng
10


11,12. Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thuỷ văn của huyện Phú Bình khá thuận lợi
cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nhất là với cây trồng và vật nuôi thích
hợp của vùng trung du.
Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, ở huyện Phú Bình không có các mỏ
khoáng sản có trữ lượng lớn như ở các huyện khác trong tỉnh. Tuy nhiên, huyện
có nguồn cát, đá sỏi ở sông Cầu. Đây được coi là nguồn nguyên vật liệu xây
dựng khá dồi dào cho sản xuất khai thác phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong
huyện.
Có thể nói, điều kiện địa lý tự nhiên của huyện Phú Bình khá thuận lợi

cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Nó đã góp phần đưa huyện Phú Bình trở thành
vựa thóc và cũng là nguồn cung cấp thực phẩm (trâu, bò, lợn, rau quả…) rất quan
trọng cho thành phố Thái Nguyên và các khu công nghiệp phía Nam của tỉnh
Thái Nguyên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, huyện Phú Bình còn tồn tại không ít
những khó khăn từ thiên nhiên, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp của huyện.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế
Phú Bình là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế
chủ yếu của huyện, trong đó sản xuất lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng tại chỗ là chính. Huyện Phú Bình có diện tích trồng cây lương thực cao
và được coi là một trong những vựa lúa của tỉnh Thái Nguyên. Diện tích đất dành
cho sản xuất kinh tế nông nghiệp là 13,845,93 ha trong số đó đất để trồng cây
hàng năm là 10,085,14ha; đất vườn tạp là 9296,55 ha; đất trồng cây lâu năm là
1060,43 ha. Ngoài ra, toàn huyện còn có 400,8 ha nuôi trồng thủy sản.
Nguồn tài nguyên đất khá phong phú của huyện phù hợp cho việc trồng
cây lúa nước, các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đỗ, vừng,
cây thuốc lá...), cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Nhân dân Phú Bình sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Diện
tích đất nông nghiệp là 13,845,93 ha trong đó có 10,085,14 ha đất trồng cây hàng
năm; 9,296,55 ha đất vườn tạp, 1,060,43 ha đất trồng cây lâu năm. Với tiềm năng
đất đai như vậy, nhân dân Phú Bình cần cù lao động, giàu kinh nghiệm sản xuất,
11


Phú Bình có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra Phú Bình
còn có 400,8 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Trong nông nghiệp, trồng trọt và
chăn nuôi vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Năm 2005, trong toàn huyện diện tích đất nông nghiệp là 13,622,79 ha,
diện tích đất lâm nghiệp là 6,229,93 ha; sản lượng lương thực có hạt đạt 66376 tấn;

sản lượng lương thực có hạt bình quân trên người đạt 466 kg. Năng suất các cây
công nghiệp ngắn ngày, dài ngày tương đối ổn định.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện tiếp tục được giữ vững và phát
triển trong thời gian gần đây. Đàn trâu bò tăng từ 22,549 con (2001) lên 26,994
con (2005). Đàn lợn cũng tăng từ 88,008 con (2001) lên 107,737 con (2005).
Sản xuất nông nghiệp tuy còn khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên nhưng
từ xưa đến nay Phú Bình vẫn được coi là vựa lúa, kho người, kho của ở Thái
Nguyên. Do vị trí địa lý, giao thông thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá, đặc biệt
thuận tiện trong cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường Thái Nguyên, Bắc
Giang, Bắc Ninh, Hà Nội nên buôn bán ở Phú Bình có một vị trí đáng kể trong
phát triển kinh tế của huyện. Huyện Phú Bình có một số chợ lớn nằm sát đường
giao thông, đó chính là những cầu giao lưu hàng hoá đối với các vùng xung quanh
như chợ Đồn, chợ Cầu, chợ Tân Đức, chợ Hanh. Thị trấn Hương Sơn ngày càng
mở rộng, dân cư hội tụ về đây buôn bán ngày một sầm uất.
Cơ cấu kinh tế gia đình phát triển khá đa dạng, vững chắc: trồng cây, nuôi cá,
nuôi gia súc gia cầm và làm thủ công nghiệp gia đình. Cơ cấu sản xuất của huyện Phú
Bình đã chuyển đổi nhanh chóng theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa gắn với thị
trường, giữ vững diện tích trồng lúa, đẩy mạnh thâm canh, thực hiện chương trình cao
sản, kinh tế vườn phát triển nhanh từ 1,362 ha năm 2001 lên 1,882 ha năm 2005.
Tiềm năng về kinh tế, nhất là tiềm năng về đất đai và sức lao động là đặc
điểm đáng chú ý nhất của Phú Bình. Những năm 90 trở về trước, cơ cấu kinh tế
của huyện chủ yếu là nông nghiệp (chiếm 91%) đến năm 2004 nông lâm nghiệp
chiếm tỷ trọng 70,54%, công nghiệp - xây dựng chiếm 11,38%, dịch vụ chiếm
18,07%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong năm (2001- 2005) toàn
huyện đạt 6,8%; đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần ổn định chính trị và
an ninh xã hội trong vùng.

12



Do điều kiện địa lý và giao thông thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa nên
việc buôn bán có vị trí đáng kể trong nền kinh tế của huyện. Hệ thống chợ lớn
nằm bên cạnh đường giao thông góp phần tích cực cho việc giao lưu hàng hóa
đối với các vùng xung quanh như chợ Đồn (xã Kha Sơn), chợ Hanh (xã Thượng
Đình), chợ Tân Đức ( xã Tân Đức), chợ Cầu (xã Xuân Phương). Ngoài cung cấp
lương thực, thực phẩm cho thị trường Thái Nguyên, Phú Bình còn cung cấp
lương thực và thực phẩm cho Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội.
Dân cư, xã hội
Dân cư huyện Phú Bình do nhiều bộ phận hợp thành. Bên cạnh bộ phận
lớn người dân bản địa sống lâu đời là bộ phận dân cư do chủ những của đồn điền
người Pháp và người Việt chiêu mộ vào làm thuê dưới thời Pháp thuộc. Thời kỳ
kháng chiến, còn một bộ phận dân cư là đồng bào các tỉnh ở vùng bị địch chiếm
đóng tản cư lên sau đó định cư lâu dài. Bộ phận khác là dân cư các địa phương
khác tự do đi đến địa bàn của huyện để sinh cơ, lập nghiệp.
Về thành phần tộc người: bao gồm dân cư của 14 tộc anh em sinh sống,
trong đó người Kinh chiếm đại đa số là 126,144 người, chiếm tỷ lệ 93,3%, đứng
vị trí thứ 2 là người Nùng với 4417 người chiếm tỷ lệ 3,27%, người Sán Dìu
2309 người chiếm 1,7%, người Tày 1503 người chiếm 1,1%, số còn lại là người
Hoa, người Thái, người Khơ Me, người Mường, người Hmông, người Dao,
người Sán Chay chiếm tỷ lệ 0,56 %. Như vậy, với nhiều tộc người cùng sinh
sống, hoạt động sản xuất kinh tế- văn hóa, huyện Phú Bình có nhiều nét văn hoá
pha trộn và có nét đặc sắc riêng làm cho phong tục, tập quán, văn nghệ dân gian
rất phong phú và đa dạng. Huyện đã có nhiều phương sách phù hợp để giúp đời
sống nhân dân được nâng cao, mở mang dân trí tại các vùng sâu, vùng xa, thực
hiện chương trình: điện, đường, trường, trạm…
Nhìn nhận một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình khá dồi dào
tuy nhiên chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông. Tỷ lệ lao
động được đào tạo nghề còn thấp, vấn đề tạo việc làm trên địa bàn huyện còn
nhiều hạn chế. Đối với lực lượng lao động trẻ, được đào tạo nghề thường thoát ly
khỏi địa bàn, đi tìm việc làm tại các huyện hoặc tỉnh khác. Những đặc điểm về

dân số và nguồn lao động như vậy sẽ tạo ra cho Phú Bình cả những thuận lợi và
những khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH,HĐH.
13


Số lượng dân cư không ngừng tăng lên nhanh chóng. Phú Bình là huyện
thuần nông, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò kinh tế chủ đạo, vì thế dân số
nông thôn chiếm trên 98%, dân số sống ở thị trấn chỉ có hơn 1,2% tổng số dân
trong huyện.
Nhân dân trong huyện Phú Bình chiếm khoảng 63% theo Phật giáo, 3,68
% dân cư theo Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, không hề có hiện tượng phân biệt tôn
giáo mà ngược lại có quan hệ đoàn kết, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong lao
động sản xuất và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đó là truyền thống tốt đẹp được
nhân dân trong huyện, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát
triển quê hương.
Ngoài ra, nhân dân Phú Bình còn có truyền thống yêu nước, anh dũng,
kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm. Huyện Phú Bình trước đây là vùng đất
Tư Nông - nơi quân dân dưới thời nhà Lý đã chặn đánh quân Tống khi chúng qua
đây để xuống bờ Bắc sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược nhà Tống (1075 - 1076). Đến nhà Nguyễn, đất Úc Kỳ (nay là xã Úc Kỳ)
được Nguyễn Danh Phương (Quận Hẻo) chọn là một trong những căn cứ chính
cho cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo thế kỷ XVII. Năm 1930 Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời, đã lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh chống Pháp trong cả nước.
Nhân dân huyện Phú Bình đã phát huy truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên
cường, bất khuất. Những năm 1938 - 1940 đã có nhiều nhóm thanh niên yêu
nước ở xã Kha Sơn Hạ tìm đến với cách mạng, với Đảng. Hoạt động của các
nhóm thanh niên này đã đem lại cho phong trào quần chúng ở Kha Sơn Hạ, Kha
Sơn Thượng, Mai Sơn (nay là xã Kha Sơn) không khí chính trị sôi động với lực
lượng, nội dung và phương pháp đấu tranh mới. Trên thực tế, nhóm Thanh niên

phản đế ở Kha Sơn chính là tổ chức tiền thân của Đảng bộ Phú Bình ngày nay.
Từ nhóm yêu nước này, năm 1941 Hội Nông dân phản đế, Hội Thanh niên phản
đế đầu tiên của huyện được thành lập ở xã Kha Sơn Hạ và nhanh chóng sau đó
lan rộng ra các nơi khác trong huyện (Kha Sơn Thượng, Mai Sơn). Năm 1943,
huyện Phú Bình cùng với huyện Phổ Yên và huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) được
Trung Ương chọn làm An Toàn Khu II ( gọi tắt là ATKII). Tháng 7/1943 tại một
địa điểm bí mật trong rừng Giác (Kha Sơn Hạ), ông Ngô Thế Sơn (thay mặt Ban

14


cán sự Đảng ATK II) đã tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Kha Sơn Hạ. Đến
tháng 02/1944, Chi bộ Đảng Kha Sơn Thượng được thành lập. Như vậy, trong
hai năm 1943, 1944 qua phong trào cách mạng của quần chúng, Ban cán sự Đảng
ATK II đã thành lập được 2 chị bộ Đảng ở Phú Bình. Hai chi bộ đảng này hoạt
động theo sự chỉ đạo của Ban cán sự ATKII và tổ chức Đảng của Bắc Giang.
Tháng 7/1945, sau một thời gian hoạt động, tích cực chuẩn bị, được sự đồng ý
của Xứ ủy Bắc Kỳ, Tỉnh ủy Bắc Giang triệu tập Hội nghị toàn thể đảng viên của
huyện Phú Bình, Ban cán sự Đảng bộ huyện Phú Bình được thành lập. Hội nghị
này được coi như là Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ nhất. Sự kiện này đã đánh
dấu bước tiến mới của phong trào cách mạng trong huyện, đồng thời cũng là
nhân tố quyết định và đảm bảo cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Phú
Bình giành thắng lợi. Sau khi ra đời, Ban cán sự Đảng bộ huyện Phú Bình đã
lãnh đạo nhân dân trong huyện khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, góp
phần vào thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám trong cả nước.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình, nhân dân trong huyện đã có nhiều đóng
góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhiều địa danh
trong huyện đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận là di tích cách mạng như: Chùa
Mai Sơn, Đình Kha Sơn… Với những đóng góp to lớn trong kháng chiến chống

Pháp, huyện Phú Bình cùng 8 xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân” (xã Dương Thành, Hà Châu, Hương Sơn, Kha
Sơn, Lương Phú, Tân Hoà, Tân Đức, Thanh Ninh).
Về giáo dục, y tế: Thời Pháp đô hộ , ngoài việc đàn áp khủng bố tàn bạo ,
thực dân Pháp còn sử dụng những thủ đoạn thâm độc để bần cùng hóa người
nông dân , thi hành chính sách ngu dân , chia rẽ lương và giáo . Sau cách ma ̣ng
tháng Tám , sự nghiê ̣p giáo du ̣c đào ta ̣o của Phú Bin
̀ h đã có sự quan tâm phát
triể n ở nhiề u bâ ̣c ho ̣c . Công tác y tế , chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiề u cố
gắ ng và chuyể n biế n rõ rê ̣t . Năm 2005, toàn huyện có 26 cơ sở y tế với 250
giường bê ̣nh. Toàn huyện có 210 cán bộ y tế; 100% các trạm y tế đã có từ 1 đến 2
bác sĩ; 100% các xóm đã có cán bộ y tế thôn, bản. Các cơ sở y tế của huyện được
trang bi ̣các thiế t bi ̣khám, chữa bê ̣nh tương đố i hiê ̣n đa ̣i.

15


Xã hội Phú Bình đã có nhiều đổi mới , người dân đươ ̣c số ng dưới chế đô ̣
cô ̣ng hòa, mọi người đều bình đẳng . Nhân dân Phú Bình đã ta ̣o ra nhiề u công
trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc có giá trị . Nhiề u di tić h lịch sử còn đươ ̣c lưu giữ
như: điǹ h Phương Đô,̣ chùa Mai Sơn…Đời sống vật chất và tinh thần của nhândân
ngày càng được nâng cao. Các hoạt động văn hóa, văn nghê ̣, thể du ̣c thể thao ngày
càng phát triển đã tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh

, đâ ̣m đà bản sắ c cho

người dân Phú Bình, đă ̣c biê ̣t là thế hê ̣ trẻ.
1.2. Khát quát về nông nghiệp huyện Phú Bình giai đoạn 1986 - 2000
Nhằm phát huy hơn nữa những lợi thế về đất đai, lao động Đảng bộ
huyện Phú Bình đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy nhanh sự phát

triển của nông nghiệp. Trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, mặc dù gặp
phải nhiều khó khăn nhưng kinh tế nông nghiệp của huyện nhìn chung vẫn phát
triển khá ổn định.
Trong những năm 1981-1985, Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 1985), tiếp thu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ V, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV vào điều kiện cụ thể của địa
phương, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về việc: Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người
lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp, Đảng bộ huyện Phú Bình lãnh đạo nhân
dân trong huyện giành được những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế, nổi bật
là kinh tế nông nghiệp. Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nông dân được cải
thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.
Tuy vậy, kinh tế nông nghiệp của Phú Bình vẫn còn đối mặt với nhiều khó
khăn, bất ổn: sản xuất không ổn định, vật tư thiết bị thiếu; giá cả thị trường tăng
nhanh do tiền lương thực tế ngày càng giảm sút, đời sống công nhân viên chức,
lực lượng vũ trang tiếp tục khó khăn. Năng lực lãnh đạo và hiệu lực quản lý của
một số cấp ủy Đảng và chính quyền trong đó có cả Huyện ủy và Ủy ban nhân
dân huyện còn bộc lộ một số mặt yếu kém. Trong hoàn cảnh đó, Đại hội đại biểu
Đảng bộ huyện lần thứ XIX được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 23/9/1986. Căn cứ
vào đặc điểm tình hình của địa phương và thực hiện tốt ba chương trình kinh tế
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đại hội ra Nghị

16


quyết xác định “Tập trung mọi cố gắng của toàn Đảng, toàn dân trong huyện,
khai thác tiềm năng đất đai, lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển nông
nghiệp một cách toàn diện, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn về lương thực, thực
phẩm, hàng xuất khẩu, phát triển lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tự sản xuất
một phần hàng tiêu dùng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân”.
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ V, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo những vấn đề then chốt có tính chiến lược tạo ra tiền đề
cho phát triển trước mắt cũng như lâu dài. Trước hết về vấn đề lương thực, huyện
đã chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng
suất cây trồng; mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa vào sản
xuất thử nghiệm một số giống lúa có năng suất cao, chịu hạn và kháng bệnh như
V15, CK39…, các giống ngô TSB2, MSB49… được đưa nhanh vào gieo trồng đại
trà; nhờ đó, đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong sản xuất nông nghiệp. Sản lượng
cây trồng, vật nuôi tăng dần hàng năm, năm 1987 sản lượng lương thực đạt 39.167
tấn, năm 1988 đạt 40.121 tấn, tăng 4500 tấn so với năm 1985…
Ngành chăn nuôi cũng phát triển khá, tính đến cuối năm 1988, đàn trâu,
bò có trên 16.600 con, đàn lợn có 39000 con, tăng 3,8% so với năm 1986; sản
lượng xuất chuồng đạt 1.700 tấn (đạt 107% kế hoạch).
Đầu tháng 01/1988, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 05
nhằm đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế quản lý trong nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh. Tháng 4/1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10 “ Về đổi mới quản
lý kinh tế nông nghiệp” (gọi tắt là khoán 10).
Hưởng ứng và vận dụng sáng tạo tinh thần Nghi quyết 05 của Tỉnh ủy và
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Huyện ủy Phú Bình kịp thời đề ra nhiều chủ
trương mới, nhằm động viên mạnh mẽ sức sản xuất trong nông nghiệp. Người
nông dân được hoàn toàn chủ động với cây trồng, vật nuôi, tích cực đầu tư thâm
canh tăng năng suất lao động. Tiềm năng đất đai, tiến bộ khoa học kỹ thuật, vật tư,
nguồn vốn được khai thác, phát huy có hiệu quả, nhịp độ sản xuất phát triển, đời
sống nông dân được ổn định, có mặt được cải thiện, những tiêu cực trong quản lý
kinh tế được hạn chế một phần.

17


Tuy nhiên, theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, hộ gia đình nông dân là

đơn vị kinh tế tự chủ, sự quản lý của Ban Quản trị trong các HTX là không còn
phù hợp. Vì vậy, phần lớn các Ban Quản trị trong số 97 HTX nông nghiệp của
toàn huyện đều không có nội dung hoạt động và điều hành. Mặt khác, trong quá
trình thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, trong huyện đã xảy ra nhiều cuộc
xung đột, tranh chấp ruộng đất làm cho đời sống xã hội của nhân dân bất ổn.
Trước tình hình đó, nhằm khắc phục những hạn chế trên, Huyện uỷ tổ chức họp
hội nghị (mở rộng) để ra kế hoạch thực hiện Quyết định 427 của UBND tỉnh
Thái Nguyên. Hội nghị nhấn mạnh: “Dù có đổi mới nhưng HTX nông nghiệp vẫn
phải giữ vững, sản xuất phải phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nông
dân không ngừng được tăng lên”. Thực hiện Nghị quyết Huyện uỷ (mở rộng),
Ban Quản trị các HTX trong huyện từng bước chuyển nội dung hoạt động từ
quản lý điều hành sản xuất sang cung cấp dịch vụ đầu vào (giống, nước, phân
bón…) cho sản xuất nông nghiệp.
Từ ngày 09 đến ngày 11/3/1989, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX được
tổ chức. Đại hội đã tiếp tục bàn đến 3 chương trình kinh tế do Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI đề ra Đại hội xác định quyết tâm “giải quyết cho được vấn đề
lương thực, thực phẩm đủ ăn và có tích lũy; đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng,
tăng cường mở rộng hàng xuất khẩu để ổn định và từng bước nâng cao, cải thiện
đời sống vật chất tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện”.[1,tr.313]
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện mục tiêu trên diễn ra trong điều kiện
phải đối đầu với nhiều khó khăn lớn, nổi lên là tình trạng thiếu vốn, thiếu vật tư, thời
tiết tiếp tục diễn biến thất thường, (năm 1990, xảy ra cả hạn hán và lũ lụt gây thiệt
hại lớn cho hai vụ lúa; năm 1991, thời tiết âm u kéo dài, thiếu nắng lúa không trỗ
được, vụ chiêm xuân gần như mất trắng), sâu bệnh phát triển nhiều tuy nhiên diện
tích được phòng trừ ít… Trước hàng loạt các khó khăn trên đã dẫn đến kết quả sản
xuất lương thực tiếp tục giảm sút trầm trọng, cụ thể là: tổng sản lượng lương thực
năm 1989 đạt 45.000 tấn; năm 1990, giảm xuống còn 38.000 tấn; năm 1991, con số
này tiếp tục giảm chỉ còn 34.200 tấn. Sản lượng thóc cũng giảm mạnh: năm 1989
đạt 36.417 tấn, năm 1990 giảm xuống chỉ còn 28.968 tấn. Theo đó, bình quân lương
thực trên đầu người giảm từ 402 kg năm 1989 xuống 342 kg năm 1990[1,tr.314].


18


×