Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ ANH





ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010




LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ





HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ ANH



ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010


Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 56 01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN KIM ĐỈNH



HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Trần Kim Đỉnh. Các số liệu trong luận án là
trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan,
khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.


Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận án


Nguyễn Thị Anh








1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 4
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN
NĂM 2000 23
1.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế biển
và chủ trƣơng của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong những năm
1996 - 2000 23
1.1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng
bộ thành phố Hải Phòng 23
1.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong

những năm 1996 - 2000 31
1.2. Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo phát triển kinh tế biển trong
những năm 1996 – 2000 42
1.2.1. Phát triển kinh tế hàng hải 42
1.2.2. Phát triển kinh tế thủy sản 46
1.2.3. Phát triển công nghiệp đóng tàu 51
1.2.4. Phát triển du lịch biển 53
1.2.5. Xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển và phát triển
kinh tế đảo 56
Tiểu kết chƣơng 1 58
Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA ĐẢNG BỘ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 60
2.1. Chủ trƣơng phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng
từ năm 2001 đến năm 2010 60


2
2.1.1. Yêu cầu mới đối với phát triển kinh tế biển Hải Phòng 60
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về phát triển kinh tế biển 64
2.2. Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo phát triển kinh tế biển từ
năm 2001 đến năm 2010 82
2.2.1. Phát triển kinh tế hàng hải 82
2.2.2. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp và đô thị
ven biển 87
2.2.3. Phát triển công nghiệp đóng tàu 90
2.2.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản 92
2.2.5. Phát triển du lịch biển và kinh tế đảo 96
Tiểu kết chƣơng 2 101
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 104
3.1. Một số nhận xét 104

3.1.1. Về ưu điểm 104
3.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân 117
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu 126
3.2.1. Nhận thức đúng về vị trí, vai trò kinh tế biển trong phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố Hải Phòng 126
3.2.2. Lãnh đạo phát triển kinh tế biển toàn diện, song xác định đúng lĩnh vực
trọng tâm, trọng điểm 127
3.2.3. Chú trọng kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh
và bảo vệ tài nguyên, môi trường 129
3.2.4. Đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế Trung ương và kinh tế địa phương 130
3.2.5. Mở rộng quan hệ hợp tác trong phát triển kinh tế biển 131
Tiểu kết chƣơng 3 132
KẾT LUẬN 134
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
PHỤ LỤC


3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC/KT Báo cáo/Kinh tế
BCH TW Ban chấp hành trung ương
CNH, HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CT/TU Chỉ thị/Thành ủy
CT/TW Chỉ thị/ Trung ương
CT/UB Chỉ thị/Ủy ban
CTr/UBND Chương trình/Ủy ban nhân dân
CV Mã lực (đơn vị đo công suất tàu biển)

DWT Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu biển
EU Liên minh châu Âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND Hội đồng nhân dân
IMS Tiêu chuẩn hàng hải quốc tế
IUCN Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới.
NQ/TU Nghị quyết/Thành uỷ
NQ/TW Nghị quyết/ Trung ương
PSSA Vùng biển nhạy cảm đặc biệt cần được bảo vệ bởi
hoạt động hàng hải quốc tế gây ra.
QĐ/HĐND Quyết định/Hội đồng nhân dân
QĐ/UB Quyết định/ Ủy ban
UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
WTTC Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới







4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của nhân loại, cùng với sự gia tăng dân số nguồn
tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, không gian kinh tế
truyền thống trở nên hạn hẹp Giải quyết những vấn đề nêu trên, nhiều quốc gia có
xu hướng tiến ra biển để tìm kiếm, bảo đảm các nhu cầu về tài nguyên, nhiên liệu,
năng lượng và cả không gian sinh tồn của mình. Thực tiễn lịch sử cho thấy, những

bước đột phá phát triển mang tầm quốc tế hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia
có biển, điển hình như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Singapore hay Trung Quốc. Vì vậy,
vươn ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển đã trở thành mục tiêu hành động
mang tính chiến lược của nhiều quốc gia.
Việt Nam là một quốc gia có biển, bao đời nay biển luôn gắn bó mật thiết
với hoạt động của con người Việt Nam. Với vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú, vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam có những
tiềm năng nổi bật như: Dầu khí, khoáng sản, hải sản, cảng biển và du lịch…Từ thập
kỷ 90 của thế kỷ XX, Việt Nam thực hiện phương châm hướng mạnh ra biển để
tăng tiềm lực kinh tế của mình. Đặc biệt, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020,
nêu rõ: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển,
đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần quan
trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”
[5, tr. 33]. Từ đây, vấn đề đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế vùng biển, ven
biển, tạo thế và lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển đảo
Tổ quốc trở thành nhiệm vụ cấp bách.
Hải Phòng, một địa phương với nhiều lợi thế về biển, có 125 km đường bờ
biển, thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế; có cảng Hải Phòng,
một trong những cảng biển lớn nhất khu vực phía Bắc, tồn tại hơn một trăm năm; là
trung tâm kinh tế lớn với các ngành công nghiệp cơ khí đóng tàu, chế biến thuỷ hải
sản, dịch vụ cảng biển ; có đảo Bạch Long Vĩ là bàn đạp quan trọng để vươn ra
biển lớn. Từ xa xưa, biển và các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển là nơi tạo ra
việc làm, đảm bảo thu nhập cho một phần lớn người dân thành phố. Chính các lĩnh


5
vực kinh tế này đã tạo nên nét đặc trưng của kinh tế Hải Phòng - kinh tế biển. Bởi
vậy, phát triển kinh tế biển luôn là một định hướng quan trọng trong quá trình lãnh
đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ thành phố. Thời kỳ 1996 - 2010, với
quan điểm “kinh tế biển là kinh tế động lực, là nhân tố cơ bản tạo sự chuyển biến

nền kinh tế” [134], Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã đề ra quan điểm, chủ trương
lãnh đạo phát triển kinh tế biển toàn diện, có ý nghĩa chiến lược. Dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng bộ thành phố, kinh tế biển đã có bước phát triển mới với những
đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng, phát triển thành phố.
Tuy nhiên, xét về tốc độ, quy mô, sự phát triển kinh tế biển Hải Phòng
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố; phát triển còn nhiều yếu tố
tự phát, thiếu bền vững. Hơn nữa, trong bối cảnh thế giới, khu vực và quốc gia đang
hướng ra biển với các chiến lược phát triển kinh tế biển quy mô, hiện đại một số
quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế biển có biểu hiện hạn chế về tầm nhìn, công
tác dự báo, định hướng chiến lược Do đó, để thực hiện mục tiêu xây dựng Hải
Phòng trở thành một trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, một trọng điểm thực
hiện Chiến lược biển Việt Nam, việc tổng kết, đánh giá toàn diện quá trình lãnh
đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong thời
gian qua, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm làm căn cứ khoa học cho sự điều chỉnh, bổ sung chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cần thiết. Với ý
nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển
kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sự lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng
từ năm 1996 đến năm 2010, từ chủ trương, quan điểm đến chỉ đạo thực hiện; phân
tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó, nêu lên một số nhận xét
và đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ:


6

Phân tích làm rõ những nhân tố ảnh hưởng, chi phối đến quá trình Đảng bộ
thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010.
Phân tích chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải
Phòng từ năm 1996 đến năm 2010.
Trình bày quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo thực hiện phát
triển kinh tế biển trên các lĩnh vực từ năm 1996 đến năm 2010.
Nhận xét những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lịch sử từ
quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996
đến năm 2010.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các quan điểm, chủ trương và quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế biển của
Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung khoa học: Kinh tế biển là một khái niệm rộng, đến nay chưa có
một quan điểm thống nhất hoàn toàn nội dung, mỗi quốc gia có cách nhìn nhận riêng
phụ thuộc vào sự đóng góp của ngành này đối với nền kinh tế quốc dân. Dựa trên
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hải Phòng và thực tiễn
phát triển kinh tế biển Hải Phòng, luận án nghiên cứu những chủ trương cơ bản,
chính sách, biện pháp quan trọng của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đề ra nhằm phát
triển kinh tế biển trên các ngành Kinh tế hàng hải (cảng biển - dịch vụ cảng, vận tải
biển); công nghiệp đóng tàu (công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển); kinh tế thủy
sản (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản); du lịch biển; phát triển các khu kinh tế,
khu công nghiệp, đô thị ven biển và kinh tế đảo.
Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hải Phòng
(bao gồm toàn bộ dải đất liền, các huyện đảo và diện tích biển thuộc Hải Phòng trong
mối quan hệ tương tác giữa biển và lục địa).
Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng
lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong khoảng thời gian từ năm 1996 (mốc đánh dấu
Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XI) đến năm 2010 (Đại hội Đảng bộ

thành phố Hải Phòng lần thứ XIV). Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu thực hiện


7
luận án, nghiên cứu sinh có sử dụng một số tài liệu, tư liệu liên quan, trước năm
1996 và sau năm 2010.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam; các nghị quyết, quyết định, chỉ
thị, báo cáo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng…là những tư liệu gốc của luận án.
Các sách chuyên khảo, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu hội
thảo khoa học, tham luận, các công trình khoa học đã được xuất bản về kinh tế,
kinh tế biển là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị cho việc hoàn thành các nội dung
liên quan của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác- Lênin, tác giả sử dụng
các phương pháp phổ quát của khoa học lịch sử như: Phương pháp lịch sử, phương
pháp logíc và kết hợp chặt chẽ hai phương đó, đồng thời còn sử dụng một số
phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, lấy ý
kiến chuyên gia Cụ thể:
Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 2,
dùng trong phân kỳ các giai đoạn lịch sử 1996 - 2000, 2001 - 2010, quá trình hệ
thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Đảng bộ thành phố Hải Phòng theo
tiến trình lịch sử trong từng chương, tiết để thấy rõ sự hình thành và phát triển
đường lối, chủ trương phát triển kinh tế biển; dùng trong chứng minh các nhận định
và khái quát lịch sử.
Phương pháp logic được sử dụng trong cả 3 chương của luận án: Trong
chương 1 và chương 2 dùng để sâu chuỗi các sự kiện chủ yếu và khái quát lịch sử,
nêu bật những nội dung trọng tâm trong từng văn kiện, nghị quyết và liên kết các
nội dung đó để thấy được quá trình nhận thức, phát triển đường lối, chủ trương của

Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển; sử dụng trong khái
quát tiến trình chỉ đạo thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng bộ
thành phố Hải Phòng trong từng chương, tiết. Đặc biệt được sử dụng chủ yếu trong
chương 3, để khái quát, tổng kết lịch sử về ưu điểm, hạn chế và những kinh nghiệm


8
rút ra từ quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ
năm 1996 đến năm 2010.
Bên cạnh đó, các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
được kết hợp sử dụng ở các chương để làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
kinh tế biển của Đảng bộ thành phố trong từng giai đoạn lịch sử; những thành quả
đạt được, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục, nguyên nhân hạn chế và rút ra
những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010.
5. Đóng góp của luận án
Thứ nhất, luận án phân tích làm rõ các nhân tố ảnh hưởng, chi phối sự lãnh
đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong phát triển kinh tế biển; chỉ ra những
yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế biển Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 2010.
Thứ hai, khái quát và hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương về phát triển
kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 2010.
Thứ ba, phục dựng lại quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển của
Đảng bộ thành phố Hải Phòng những năm 1996 - 2010 với cả ưu điểm, hạn chế; rút ra
những kinh nghiệm lịch sử, góp phần bổ sung căn cứ lý luận và thực tiễn cho công
cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển Hải Phòng và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Thứ tư, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử Hải Phòng, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cung cấp những luận cứ
khoa học có thể tham khảo để bổ sung chính sách phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu; Tổng quan tình hình nghiên cứu; Danh mục công

trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án; Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận án được cấu trúc thành 3 chương, 6 tiết:
Chương 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000
Chương 2. SỰ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA ĐẢNG BỘ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM


9
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Từ lâu, biển và phát triển kinh tế biển đã trở thành mối quan tâm của nhiều
quốc gia, tổ chức và cá nhân các nhà khoa học. Những nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án gồm các công trình khoa học đã được công bố, đề cập đến các lĩnh vực
chủ yếu sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp
Những công trình nghiên cứu về mô hình, chiến lược phát triển kinh tế
và quản lý biển của các quốc gia
Sức mạnh biển đối với lịch sử thời kỳ 1660 - 1783 của Alfred Thayer Mahan
(Nhà xuất bản Tri thức, năm 2012). Trên cơ sở nghiên cứu quá trình trở thành
cường quốc của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tác giả làm rõ vai trò
quan trọng của biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các cường quốc này.
Từ đó, ông kết luận: sự ham muốn của loài người đối với biển là sự ham muốn
vận chuyển, tức là buôn bán. Buôn bán trong bất kỳ thời đại nào cũng đều có thể
trở nên giàu có, của cải là sự thể hiện sức mạnh của quốc gia, của cải có quan hệ
chặt chẽ với biển cả và chính biển cả là điểm xung đột của tất cả những quốc gia
muốn trở nên giàu có, hùng mạnh. Các quốc gia muốn phát triển mạnh thì phải
kiểm soát biển, phải giành lấy và giữ được quyền kiểm soát các tuyến giao thông
biển huyết mạch liên quan tới ngoại thương và các lợi ích khác của quốc gia mình.
Muốn thế, các nước phải xây dựng lực lượng hải quân và đội thương thuyền

mạnh, cùng một mạng lưới các căn cứ địa vững chắc trên biển [72]. Sách của
Mahan đã có ảnh hưởng lớn tới chính sách ngoại giao và mô hình phát triển kinh
tế biển ở các quốc gia có biển trong thời gian vừa qua.
Các học giả trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu như: Lịch sử
kinh tế của các nước đảo trên thế giới của Thế Đạt (Nhà xuất bản Lao động, năm
1998); Chiến lược phát triển kinh tế ven biển Trung Quốc (Viện nghiên cứu khoa
học thị trường giá cả Hà Nội, năm 1991) và Thẩm Quyến thần kỳ - Hiện đại hóa -
quốc tế hóa (Nhà xuất bản Thế giới, năm 2008) của Đoàn Văn Trường; Thông tin
Chuyên đề số 8 về Chiến lược và mô hình quản lý biển của một số nước của Văn
phòng Trung ương Đảng Xét một cách khái quát, các công trình nêu trên đều nhấn
mạnh, biển là nơi đem lại tiềm lực tài chính, sức mạnh quân sự, ngoại giao của các


10
quốc gia có biển, điển hình như: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Bởi
vậy, các nước đều có chính sách phát triển mạnh các ngành nghề biển, đặc biệt là
ngoại thương; đẩy mạnh khai thác vùng biển quốc tế, làm cho quốc gia năng động
hơn trên đại dương bằng việc xây dựng lực lượng hải quân với trang thiết bị hiện
đại, đẩy mạnh phát triển khoa học biển và xây dựng chính sách quản lý nghiêm ngặt
vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia mình. Mô hình phát triển kinh tế và quản lý
biển của các quốc gia để lại nhiều kinh nghiệm sâu sắc cho những nước đang trên
đường vươn ra biển lớn như Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu về Biển Đông; vị trí, vai trò của Biển Đông
đối với các nước trong khu vực và trên thế giới
Trong những năm gần đây, Biển Đông và các vấn đề liên quan đến Biển
Đông trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà chiến
lược, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố như: Biển Đông hướng tới một
khu vực hòa bình, an ninh, hợp tác (Nhà xuất bản thế giới, năm 2011); Tranh
chấp biển Đông: Luật pháp, địa chính trị và hợp tác quốc tế (Nhà xuất bản thế
giới, năm 2012) của Đặng Đình Quý; Biển Đông yêu dấu của Trần Ngọc Toản

(Nhà xuất bản Thế giới, năm 2013); Việt Nam - Quốc gia mạnh về biển, làm giàu
từ biển của Ban Tuyên giáo Trung ương (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm
2013); Nguồn lợi sinh vật Biển Đông của Vũ Trung Tạng (Nhà xuất bản Khoa học
Kỹ thuật Hà Nội, năm 1979)
Hầu hết các công trình khoa học nêu trên đều đề cập đến tầm quan trọng
của Biển Đông đối với thế giới và khu vực; lợi ích của các nước trong và ngoài
khu vực Biển Đông; những nguồn lợi sinh vật phong phú và đa dạng của Biển
Đông trong đó có vùng biển Việt Nam; các vấn đề pháp lý quốc tế trong giải quyết
tranh chấp; cách thức giải quyết tranh chấp , xây dựng lòng tin và phương thức
thúc đâ
̉
y hợp tác trong khu vực. Đây là cơ sở thực tiễn và là căn cứ pháp lý của
việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của những nước nằm ven bờ Biển Đông, và
sự cần thiết của việc kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh
vùng biển đối với các nước trong khu vực.



11
Những công trình nghiên cứu về biển, tiềm năng kinh tế biển và tư duy
làm kinh tế biển ở Việt Nam
Đây là vấn đề được các công trình khoa học khai thác khá kỹ với số lượng
công trình tương đối đồ sộ, tiểu biểu như: Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam;
quá khứ, hiện tại và tương lai của PGS.TS Vũ Văn Phái [196]; Kinh tế biển Việt Nam
trên con đường phát triển và hội nhập của Ngô Lực Tải (Nhà xuất bản Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013) Về cơ bản, hai công trình khoa học này đã
phân tích và làm nổi bật tiềm năng phát triển kinh tế của vùng biển thuộc chủ quyền
Việt Nam; những vấn đề phát triển kinh tế biển Việt Nam trong quá khứ, hiện tại,
triển vọng và cả những thách thức trên con đường hội nhập quốc tế.
Nền kinh tế các vùng ven biển Việt Nam là công trình nghiên cứu của tác

giả Thế Đạt (Nhà xuất bản Lao động, năm 2008), công trình khoa học giới thiệu
toàn cảnh môi trường phức hệ sinh thái - kinh tế các tỉnh vùng ven biển Việt Nam,
từ các tỉnh thành phố vùng biển phía Đông Bắc Tổ quốc như Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đến các tỉnh, thành phố vùng biển Nam
Bộ như Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau…Đặc biệt, tác giả đã khái quát và khẳng định một đặc điểm nổi bật
của nền kinh tế các tỉnh vùng ven biển Việt Nam đó là kinh tế biển, phát triển kinh
tế gắn liền với phát huy lợi thế về biển.
PGS Lê Cao Đoàn là tác giả của cuốn sách tham khảo Đổi mới và phát triển
kinh tế vùng ven biển (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1999). Bằng những tài
liệu phong phú về địa lý, môi trường tự nhiên và lịch sử kinh tế - xã hội, dưới góc độ
kinh tế học phát triển, tác giả đã đặt vấn đề phải đổi mới phát triển kinh tế ở vùng
nước lợ ven biển Thái Bình. Theo PGS Lê Cao Đoàn, Thái Bình là một tỉnh thuộc
đồng bằng châu thổ sông Hồng, đặc trưng cho tiến trình nông nghiệp lúa nước truyền
thống. Về mặt lịch sử, đây cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc khai hoang lấn biển trong
quá khứ nhằm mục đích nuôi trồng và kinh doanh hải sản. Vì vậy, công trình nghiên
cứu đã tập trung phân tích và làm rõ: 1- Đặc điểm và tiềm năng phát triển kinh tế - xã
hội vùng ven biển Thái Bình; 2- Kinh nghiệm thành công của các cuộc khai hoang,
lấn biển trong lịch sử; 3- Cơ sở lý luận đổi mới trong lĩnh vực khai hoang lấn biển ở


12
vùng nước lợ và những kiến nghị về chính sách kinh tế - xã hội nhằm biến vùng kinh
tế ven biển thành một vùng kinh doanh phát triển bền vững.
Kể từ sau khi Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020
được thông qua, nghiên cứu về Chiến lược biển Việt Nam và việc đề xuất những
phương hướng, giải pháp để thực hiện Chiến lược biển có hiệu quả là vấn đề được
đề cập đến trong nhiều bài viết của các nhà khoa học. Tác giả Lê Nguyên có bài
Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam (Tạp chí thương mại (13), năm 2007);
tác giả Bùi Tất Thắng viết Về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam (Tạp chí

kinh tế dự báo (8), năm 2007); tác giả Mạnh Hùng với Chiến lược biển Việt Nam
tầm nhìn 2020 (Tạp chí Cộng sản (6), năm 2007); TS Tạ Quang Ngọc đăng tải bài
Để Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển (năm 2002)
[197]; và PGS.TS Trần Đình Thiên với bài Về chiến lược kinh tế biển Việt Nam
(năm 2011) [196] Nhìn chung, các bài viết đã phân tích rõ những lợi thế về biển
của Việt Nam, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Chiến lược biển nói
chung, Chiến lược phát triển kinh tế biển nói riêng cũng như ý nghĩa của nó đối với
công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, các bài viết còn nêu rõ những
hạn chế đang tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế biển, đặc biệt những hạn chế
trong tư duy phát triển kinh tế biển ở nước ta hiện nay.
Theo các nhà nghiên cứu, mô hình kinh tế biển ở Việt Nam do ảnh hưởng
của tư duy sản xuất nông nghiệp nên kinh tế biển phát triển một cách đơn giản và dễ
dãi. Đó là cách thức khai thác biển theo lối “đánh bắt ven bờ”, không dám vươn ra
biển khơi, chưa có tư tưởng tìm kiếm và chinh phục đại dương. Về thực chất, đó là
việc “mang vác” cách thức làm ruộng trên cạn ra khai thác biển, chinh phục đại
dương - một đối tượng khác căn bản về tính chất, về các điều kiện khai thác và mức
độ rủi ro. Để phát triển kinh tế biển, mở rộng không gian phát triển kinh tế, tăng
cường động lực phát triển hiện đại ở tầm chiến lược, Việt Nam cần có cách tiếp cận
mới, khác căn bản cách tiếp cận phát triển kinh tế “đất liền” truyền thống, như: Phải
có tư duy hướng biển, có chiến lược biển lâu dài, phải định hình rõ nét chiến lược
kinh tế biển và khẳng định một cách mạnh mẽ vị thế của Việt Nam trên biển; phải
tăng cường xây dựng thực lực và đặc biệt là phải nhìn ra thế giới học hỏi kinh
nghiệm của các nước trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế biển [196]


13
Những công trình nghiên cứu về các lĩnh vực chủ yếu của kinh tế biển
Gồm các công trình nghiên cứu về du lịch biển, về thủy hải sản, về cảng
biển, vận tải biển và công nghiệp đóng tàu…Đây là những lĩnh vực quan trọng của
kinh tế biển, nhiều công trình khoa học đã được công bố như: Một số giải pháp đột

phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam của Lê Trọng Bình (Tổng cục
Du lịch Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, năm 2007); Tài nguyên du lịch
của Bùi Hải Yến - Phạm Hồng Long (Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2009); Phát triển
du lịch Việt Nam trong tình hình mới của Võ Thị Thắng (Tạp chí Cộng sản (727),
năm 2005); Vị trí, vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân của Trung
tâm Khoa học Công nghệ - Thủy sản; Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngành
thủy sản Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Huy Cường - Đoàn Văn Phụ (Hội thảo
khoa học, Đồ Sơn - Hải Phòng, năm 2006); Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản
và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam
của Đào Mạnh Sơn (Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, năm 2005); Cơ sở khoa học
cho vấn đề quản lý hoạt động nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ của Phạm Thược (Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội, năm 2005); Kinh tế vận tải biển của Vương Toàn Thuyên (Nhà
xuất bản Hải Phòng, năm 1997); Đề xuất xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần cảng
biển tại khu vực cảng biển Hải Phòng của Đặng Công Xưởng (Tạp chí khoa học
công nghệ hàng hải (28), năm 2011)…Trên cơ sở phân tích tiềm năng phát triển kinh
tế của vùng biển và ven biển Việt Nam; hiện trạng phát triển các ngành kinh tế biển
trong thời kỳ CNH, HĐH; vai trò của các ngành kinh tế biển; những thành tựu, hạn chế
trong phát triển các ngành kinh tế biển, từ đó các tác giả đã đề xuất những phương
hướng, giải pháp cơ bản cho sự phát triển phát triển bền vững. Do nghiên cứu dưới góc
độ kinh tế học nên trong các công trình trên, tuy có đề cập đến quan điểm, chủ trương,
định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển một số ngành kinh tế biển,
nhưng ở mức độ rất khái quát.
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp
Những công trình nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng
Hải Phòng trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là công trình nghiên
cứu của tác giả Đoàn Duy Thành [138]. Tác giả đã khái quát quá trình phát triển
kinh tế - xã hội Hải Phòng trong 30 năm (1955 - 1985) dưới sự lãnh đạo của Đảng


14

bộ thành phố, những thành tựu mà nhân dân Hải Phòng đạt được và những hạn chế
còn tồn tại trong thời kỳ đầu thực hiện quá độ lên CNXH. Để khắc phục khó khăn
của nền kinh tế, giải pháp được tác giả nhấn mạnh là cần sắp xếp lại các thành phần
kinh tế dựa vào thế mạnh của thành phố như: Cảng biển và vận tải biển, tận dụng
lợi thế của 125 km đường bờ biển để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản,
phát triển du lịch và dịch vụ…
Kinh tế Hải Phòng 50 năm xây dựng và phát triển (1955 – 2005) của tập
thể các tác giả Phạm Vũ Câu - Đan Đức Hiệp [87]. Công trình nghiên cứu đề cập
đến sự phát triển của kinh tế Hải Phòng 50 năm sau ngày giải phóng, từ một thành
phố có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, kiệt quệ sau chiến tranh, phát huy tiềm năng
sẵn có và với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể Đảng bộ, quân và dân thành phố, đến
nay Hải Phòng đã trở thành thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng giao lưu
trong nước và quốc tế, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc. Bằng phương pháp
lịch sử - logic, các tác giả đề cập khá đầy đủ những thành tựu, hạn chế và đúc rút
kinh nghiệm phong phú trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế Hải Phòng
sau 50 năm giải phóng. Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ đều thể hiện rõ sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, vai trò chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ và
chính quyền thành phố. Với cách nhìn xuyên suốt từ nhân tố hình thành và phát
triển (Cảng – Biển – Đô thị), cuốn sách đã đưa ra giải pháp chính cho phát triển
kinh tế Hải Phòng đến năm 2020 là phấn đấu đưa Hải Phòng trở thành thành phố
cảng công nghiệp hiện đại, một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động
lực phía Bắc, một trọng điểm phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
Tiếp nối công trình nghiên cứu trên là Kinh tế Hải Phòng 25 năm đổi mới và
phát triển (1986 - 2010) của tác giả Đan Đức Hiệp (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
năm 2011). Tác giả trình bày quá trình phát triển kinh tế Hải Phòng từ khi thực hiện
chủ trương đổi mới của Đảng, trong những thành tựu về kinh tế đạt được có phần
đóng góp không nhỏ của các lĩnh vực kinh tế biển - một đặc trưng của vùng đất này.
Khi đề cập đến triển vọng phát triển kinh tế Hải Phòng đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2050, tác giả đặc biệt nhấn mạnh giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
với khẳng định: “Kinh tế biển phải là hạt nhân tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện

cho thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [58, tr. 223]. Trên cơ sở


15
đó, các định hướng cơ bản để phát triển kinh tế biển được đưa ra như: 1- Cần khai
thác tổng hợp tài nguyên biển, ven biển để phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền
vững; 2- Kết hợp hài hòa giữa kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và các hải đảo với
khu vực nội địa thành phố; 3- Kết hợp phát triển kinh tế biển, vùng ven biển với quốc
phòng, an ninh; 4- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng, đẩy nhanh tốc độ hiện đại
hóa đội tàu biển, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng, phấn đấu đến năm
2020, Hải Phòng trở thành trung tâm công nghiệp đóng tàu biển lớn nhất Việt Nam;
5- Đưa thủy sản trở thành ngành sản xuất lớn hiện đại, du lịch biển trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn
Bên cạnh đó Hải Phòng - thế và lực mới trong thế kỷ XXI [119] là một cuốn
sách cung cấp cho người đọc hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, con người và sự phát
triển kinh tế - xã hội thành phố gắn liền với lịch sử phát triển hơn một trăm năm của
cảng biển Hải Phòng. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Hải Phòng đã có những
bước tiến vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, với bốn lợi thế sẵn có: vị trí địa lý, đô thị lớn,
nguồn lợi biển và nguồn nhân lực đã tạo điều kiện cho Hải Phòng phát triển nhanh,
mạnh về kinh tế biển, công nghiệp và du lịch, thực hiện tốt vai trò trung tâm kinh tế
vùng Bắc Bộ, là cửa mở ra biển của Việt Nam.
Bài Hải Phòng vững bước đi lên của Trần Huy Năng - Phó Bí thư Thành
ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XII (2001 - 2005) [119].
Trên cơ sở đó phân tích những tiềm năng lợi thế của thành phố Hải Phòng về cảng
biển, tài nguyên du lịch biển, giao thông vận tải, nguồn nhân lực, tác giả bài viết
khẳng định: Khai thác triệt để lợi thế, vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng,
trong thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, thành phố đã thiết kế thành công
mô hình phát triển trong tương lai với định hướng trở thành thành phố cảng biển
quốc tế, văn minh, hiện đại và phát triển; là đô thị trung tâm cấp quốc gia, đầu mối
giao thông quan trọng cả đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt; là trung

tâm công nghiệp thương mại dịch vụ, thủy sản, một trọng điểm phát triển kinh tế
biển, một cực tăng trưởng mạnh của khu vực kinh tế động lực các tỉnh phía Bắc.
Điều quan trọng là không chỉ dừng lại ở việc hoạch định tương lai, Đảng bộ, quân
và dân thành phố đang khẩn trương triển khai thực hiện mô hình phát triển thành
phố với tầm nhìn 2020. Phát huy thành tựu đạt được, giải pháp để Hải Phòng tiếp


16
tục tăng trưởng là phải thực hiện tốt mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển
Hải Phòng nhanh, mạnh kinh tế biển; công nghiệp, du lịch, hướng vào xuất khẩu;
tăng khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt vai trò là động lực phát triển kinh tế của
vùng và cả nước.
Những công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển một số
ngành kinh tế biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ phục vụ hoạt động của
các cảng biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2010 – 2020 là chuyên đề
nghiên cứu của tác giả Trần Văn Hiếu [62]. Từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển
của hệ thống cảng biển và các ngành dịch vụ trong và ngoài cảng tại Hải Phòng giai
đoạn 2002 - 2006, công trình nghiên cứu đã chỉ ra những yếu kém còn tồn tại, những
thách thức trong thời gian tới khi kinh tế đất nước phát triển nhanh, đòi hỏi hệ thống
cảng biển khu vực Hải Phòng và các ngành dịch vụ ngoài cảng phải phát triển phù
hợp. Công trình nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống cảng biển và
dịch vụ cảng khu vực Hải Phòng như: Cần hoàn thiện kết cấu hạ tầng, trang thiết bị
của cảng; đổi mới công nghệ xếp dỡ; sắp xếp doanh nghiệp theo hướng Tập đoàn
kinh tế đủ sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực; đổi mới cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động của cảng; khuyến
khích phát triển các loại hình dịch vụ…
Thực trạng phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005; đề xuất
phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, những giải pháp cơ bản thực hiện trong giai
đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 để du lịch trở thành ngành kinh tế

dịch vụ chủ lực của Hải Phòng là công trình nghiên cứu khoa học của tác giả Trần
Trung Dũng [39]. Qua quá trình nghiên cứu những đóng góp của ngành du lịch
nói chung, du lịch biển nói riêng, tác giả khẳng định: Cùng với chương trình phát
triển công nghiệp nặng, chương trình phát triển nông thôn, chương trình đầu tư
cho đánh cá xa bờ của ngành thủy sản…thì chương trình đầu tư phát triển du lịch
khởi đầu đã ảnh hưởng tốt đến tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa và môi trường.
Điều đó chứng minh tính đúng đắn của chủ trương xác định du lịch là ngành kinh
tế mũi nhọn của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đối với Hải Phòng - một
thành phố giàu tiềm năng du lịch như biển, hải đảo, núi rừng, hang động…đây là


17
điều kiện để phát triển du lịch lên tầm vóc mới. Trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ
thực tiễn của thành phố và các địa phương khác, tác giả đưa ra một số phương
hướng, giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Hải Phòng, đặc biệt là du lịch biển,
đồng thời kiến nghị thành phố cần tạo điều kiện về cơ chế, chính sách và nguồn
vốn cho du lịch phát triển.
Trong bài Một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch Cát Bà, đảm bảo vừa
khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch biển, vừa tôn tạo, bảo vệ tài nguyên, môi
trường sinh thái biển, phát triển bền vững, góp phần để Hải Phòng trở thành trung
tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ của Vũ Văn Kiền [136] – Bí thư huyện ủy
Cát Hải. Bài viết đã nêu bật những lợi thế của huyện đảo Cát Hải, một huyện nằm ở
phía Đông Nam của thành phố Hải Phòng. Với vị trí địa lý quan trọng, với tiềm
năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là du lịch và thủy sản, trong
những năm đầu thế kỷ XXI, du lịch (du lịch Cát Bà) đã có sự phát triển đột phá, góp
phần thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển. Bên cạnh thành tựu đạt được, du
lịch Cát Bà cũng đang tồn tại một số vấn đề cần được khắc phục như: du lịch còn
mang tính mùa vụ, chưa có các điểm du lịch cao cấp, các tuyến du lịch liên hoàn
nên sự thu hút khách và thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn; công tác quản lý
bến bãi, giá cả, chất lượng phục vụ và vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập…Để

Cát Hải, Cát Bà trở thành trung tâm du lịch biển vùng duyên hải Bắc Bộ, phát triển
nhanh và bền vững, tác giả kiến nghị, đề xuất một số giải pháp như:1-Thành phố cần
có định hướng thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng nhằm phát triển mạnh các loại hình
du lịch có sức cạnh tranh cao, dịch vụ cao cấp; 2-Tạo cơ chế thông thoáng cho các nhà
đầu tư triển khai và đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn có ý nghĩa chiến lược về cơ sở hạ
tầng phục vụ phát triển du lịch biển; 3- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể và
chi tiết đảo Cát Bà, gắn kết phát triển du lịch với dịch vụ và bảo vệ môi trường; 4-
Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của một khu du
lịch với đẳng cấp quốc tế…
Thị trường dịch vụ ở Hải Phòng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là
luận án tiến sĩ của Phạm Thị Thúy (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, năm
2008). Theo tác giả, đặc điểm cơ bản của thành phố Hải Phòng là một thành phố
công nghiệp, có cảng biển lớn, do đó, ngành dịch vụ ở Hải Phòng có cơ hội phát


18
triển hơn so với các tỉnh thành phố khác, nổi trội là các ngành dịch vụ kinh tế biển.
Trên cơ sở đánh giá một cách khái quát thị trường dịch vụ ở Hải Phòng, phân tích
thực trạng một số thị trường dịch vụ trọng điểm gắn với cảng biển, thương mại và
du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả đề xuất một số phương
hướng nhằm phát triển hoàn thiện chất lượng thị trường dịch vụ Hải Phòng, đặc biệt
thị trường dịch vụ liên quan đến cảng biển như bốc xếp, giao nhận, lưu kho bãi tại
cảng; thị thường dịch vụ thương mại và du lịch.
Nguồn lợi hải sản vùng biển Hải Phòng, hiện trạng khai thác, bảo vệ và
định hướng phát triển ngành đến năm 2020 là bài của tác giả Vũ Việt Hà, đăng tải
trên Tạp chí Thông tin điện tử Hải Phòng [195]. Trên cơ sở nêu lên tính đa dạng
sinh học của vùng biển Hải Phòng, tác giả khẳng định hoạt động khai thác ở vùng
biển Hải Phòng diễn ra khá nhộn nhịp với cơ cấu ngành nghề khai thác đa dạng,
ngư trường khai thác rộng lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây do số lượng tàu
thuyền tăng nhanh, cùng với việc quản lý chưa tốt dẫn đến sự suy giảm nghiêm

trọng nguồn tài nguyên. Từ đó, tác giả nhấn mạnh để đảm bảo sự phát triển bền
vững, cần thực hiện tốt các định hướng giải pháp phát triển thủy sản Hải Phòng đến
năm 2020 mà Đảng bộ thành phố đã đề ra như: 1-Tuyên truyền rộng rãi, thường
xuyên để người dân tự giác chấp hành các quy định của Nhà nước về bảo vệ, phát
triển nguồn lợi hải sản; 2- Xây dựng nghề khai thác hải sản có tổ chức; 3- Xây dựng
mô hình đồng quản lý giữa các cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư; 4- Thực hiện
chuyển giao công nghệ mới trong khai thác hải sản xa bờ…
Những công trình là những bài viết, bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Đảng,
Nhà nước và thành phố chỉ đạo, định hướng phát triển kinh tế biển Hải Phòng
Bài phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng tại Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hải Phòng [136]. Thủ tướng
khẳng định, Hải Phòng là thành phố có vị trí rất đặc biệt về kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh của vùng Bắc Bộ và cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng, có
nhiều khu công nghiệp, thương mại, nhiều trung tâm dịch vụ, du lịch và thủy sản.
Hải Phòng cần tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu
biển, chế biến thủy sản, phát triển hệ thống cảng biển nước sâu, hạ tầng giao thông,
kho bãi, dịch vụ cảng, dịch vụ vận tải biển, nâng cao hiệu quả của cảng để Hải


19
Phòng phát huy tối đa vai trò thành phố cảng, cửa chính ra biển của các tỉnh phía
Bắc, thực hiện tốt chiến lược “hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Đối với các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khi lựa chọn dự án đầu tư phải xem xét về hiệu quả
kinh tế, vừa chú trọng bảo vệ môi trường; tiếp tục có giải pháp mạnh hơn nữa để
phát triển du lịch; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, bảo vệ toàn vẹn vùng
biển và hải đảo của Tổ quốc.
Trong bài Một số giải pháp chủ yếu và đột phá nhằm đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa để đến năm 2015, Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố
công nghiệp và dịch vụ cảng theo hướng văn minh, hiện đại của Đan Đức Hiệp - Ủy
viên Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XIV

(2010 - 2015) [59]. Bài viết nhấn mạnh, để Hải Phòng thực hiện được mục tiêu “cơ
bản trở thành thành phố cảng công nghiệp và dịch dụ cảng theo hướng văn minh,
hiện đại” [59], cần tái cấu trúc lại cơ cấu nền kinh tế thành phố, trong đó cấu trúc cơ
cấu kinh tế ngành cần đặc biệt hướng vào nhóm ngành dịch vụ như dịch vụ cảng,
vận tải, kho bãi, logistic, dịch vụ thương mại du lịch. Cơ cấu vùng, địa bàn cần tập
trung cao cho khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế hướng biển. Trên cơ sở cơ
cấu kinh tế, cần xác định cơ cấu đầu tư cho phù hợp. Cụ thể, tranh thủ và tập trung
cao cho việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật như: cảng cửa ngõ quốc tế
Hải Phòng (tại Lạch huyện); hoàn thành và sớm đưa vào sử dụng đường cao tốc ven
biển; chú trọng đầu tư nâng cấp, mở rộng đô thị trung tâm theo hướng đô thị sinh
thái Đây sẽ là những nhân tố góp phần quan trọng vào việc đưa Hải Phòng cơ bản
trở thành thành phố công nghiệp và dịch vụ cảng theo hướng văn minh, hiện đại.
Bài Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Hải Phòng. Kết quả bước đầu và những nhiệm vụ thời gian tới của
Nguyễn Đình Bích - Thành ủy viên, Trưởng ban kinh tế Thành ủy Hải Phòng khóa
XII [14]. Bài viết nêu rõ: Đối với Hải Phòng, kinh tế biển với những ngành phát
triển dựa trên lợi thế của biển, ven biển, đảo luôn là lĩnh vực kinh tế chủ yếu và
ngày càng quan trọng, giữ vai trò quyết định sự phát triển năng động của kinh tế
thành phố. Vì vậy, cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Một là, phát triển kinh tế biển toàn diện cả trên biển, đảo, ven biển; cả
công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng, khai thác với trọng tâm là một số ngành có tác
động lan tỏa vùng và cả nước.


20
Hai là, ở từng ngành, trọng tâm là phát triển cảng, làm luồng mới kết hợp
lấn biển tạo mặt bằng cho xây dựng cảng đầu mối và các khu công nghiệp vươn ra
Đình Vũ - Cát Hải. Vận tải biển, đẩy nhanh trẻ hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa
chủng loại tàu. Công nghiệp tàu thủy, phát triển nhanh theo hướng tiên tiến, hiện
đại, đa dạng hóa sản phẩm. Đẩy mạnh CNH, HĐH ngành thủy sản. Du lịch biển,

đẩy nhanh tốc độ phát triển khách hướng chuẩn quốc tế. Kết hợp tốt hơn kinh tế với
quốc phòng trong từng ngành, từng địa bàn, từng đơn vị kinh tế biển, trước hết là
ngành du lịch, đóng tàu, đánh cá ngoài khơi
Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu để thực hiện các
nhiệm vụ trên như: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về biển và kinh tế biển cho các
tầng lớp nhân dân thành phố; tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, xây dựng đầy đủ
cơ sở dữ liệu về tiềm năng, nguồn lợi, tài nguyên, khoáng sản trong lòng biển và đáy
biển; coi trọng công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng chống dịch bệnh đảm
bảo phát triển bền vững; tăng chi kinh phí cho các hoạt động quảng bá, tiếp thị dịch vụ
kinh tế biển; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư dài hạn, phù hợp với
từng ngành nghề; phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng vùng ven biển, hải đảo
1.3. Nhận xét
Qua tham khảo những cuốn sách, luận văn, luận án, các công trình, các
bài viết, bài phát biểu nêu trên, về cơ bản những nghiên cứu đã đề cập đến một số
vấn đề sau đây:
Một là, phân tích và làm rõ tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển của
Hải Phòng, Việt Nam và một số quốc gia có biển trên thế giới.
Hai là, phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam, Hải Phòng
trên một số lĩnh vực chủ yếu như: cảng biển và dịch vụ cảng, vận tải biển, công
nghiệp đóng tàu, thủy hải sản, du lịch biển…Với nhận định kinh tế biển là lĩnh vực
kinh tế đặc thù, phụ thuộc nhiều vào yếu tố nguồn lợi tự nhiên và môi trường biển,
bởi vậy, sự khai thác quá mức của con người trong thời gian dài làm cho nguồn lợi
kinh tế suy giảm, việc sử dụng các biện pháp khai thác mang tính hủy diệt làm cho
môi trường biển ô nhiễm. Từ đó, các tác giả đã đề xuất những giải pháp để khắc
phục, đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngành nghề kinh tế biển.


21
Ba là, trên cơ sở chỉ ra những đóng góp của các ngành kinh tế biển đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng nói riêng, Việt Nam và các

quốc gia có biển trên thế giới nói chung, các tác giả khẳng định: xuất phát từ lợi ích
kinh tế mà nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh thực hiện mục tiêu vươn ra biển
khơi, chiếm hữu không gian biển, biến biển trở thành lãnh địa, không gian kinh tế
riêng của mình. Bởi vậy, biển trở thành điểm nóng về chính trị, thành nơi diễn ra
tranh chấp gay gắt về chủ quyền, quyền tài phán quốc gia. Vấn đề pháp lý trong giải
quyết tranh chấp trên biển và sự cần thiết kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế
với bảo vệ quốc phòng, an ninh biển đảo được nhiều tác giả đề cập đến trong các
công trình nghiên cứu.
Bốn là, trong bối cảnh kinh tế biển thế giới đang phát triển mạnh, các tác giả
đã nêu lên một cách khái quát, phân tích một số chủ trương, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế biển. Từ đó, các tác giả khẳng
định: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hải Phòng cần phải có
“tư duy hướng biển”, phải xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài, cần
phải có kế hoạch, định hướng mục tiêu phát triển khoa học, bài bản, hợp lý
đáp ứng yêu cầu tình hình mới.
Năm là, một số công trình khoa học và các bài viết, bài phát biểu của lãnh
đạo Đảng, Nhà nước và thành phố đã đưa ra các quan điểm mang tính chất chỉ
đạo, định hướng chính trị về phát triển kinh tế biển Hải Phòng trên một số nét cơ
bản trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố; đề cập đến chủ
trương, phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố
Hải Phòng ở góc độ rất khái quát, ở một vài lĩnh vực cơ bản, chưa thành hệ thống,
chưa toàn diện.
Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế biển, nhưng
hạn chế của các công trình này là chủ yếu tiếp cận dưới góc độ kinh tế (nghiên cứu
thực trạng phát triển kinh tế biển, những thành tựu đạt được và những hạn chế đang
tồn tại); nghiên cứu, điều tra, khảo sát biển nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường,
đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Một số công trình đã đề cập đến chủ trương


22

của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển
kinh tế biển nhưng rất khái quát hoặc ở một vài lĩnh vực nhất định chưa thành hệ
thống. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu những công trình khoa học nêu trên, luận án đã
kế thừa được những kiến thức cơ bản, tổng quát về kinh tế biển và các lĩnh vực của
kinh tế biển, thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển ở Việt Nam và Hải
Phòng, một số quan điểm, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển dưới
góc độ khái quát, hoặc trên một vài lĩnh vực cơ bản.
Qua đây, có thể khẳng định chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện,
chuyên sâu, có tính logic, có hệ thống các quan điểm, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo
phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ năm 1996 đến năm
2010. Bởi vậy, những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu là:
Hệ thống hoá các quan điểm, chủ trương lãnh đạo phát triển kinh tế biển
của Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 2010.
Làm rõ quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo phát triển kinh tế
biển trong những năm 1996 – 2010.
Nhận xét những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra một số kinh
nghiệm chủ yếu từ thực tiễn quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển của
Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 2010.












×