Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu quy hoạch môi trường cấp huyện, ứng dụng cho các huyện đặc trưng (thường xuân, thọ xuân, hậu lộc) của tỉnh thanh hóa phương pháp luận và quy trình quy hoạch môi trường cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.31 MB, 12 trang )

ĐẠI H Ọ C Q U Ố C G IA HÀ NỘI






TRUỒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN

ĐỂ TÀI TRỌNG ĐIỂM CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CẤP HUYỆN, ỨNG DỤNG
CHO CÁC HUYỆN ĐẶC TRƯNG (THƯỜNG XUÂN, THỌ XUÂN,
HẬU LỘC) CỦA TỈNH THANH HOÁ

BÁO CÁO CHUV€N Đ€

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ QUY TRỈNH QUY HOẠCH MỒI TRƯỜNG CẤP HUYỆN
PGS.TS. Lưu Đức Hải
PGS.TS. Vũ Quyết Thắng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
W

I







ĐAI H Ọ C Q U Ố C G IA HA NOI


TRUNG TÂM THÔNG TIN rHƯ VIỆN

Dr / ?60
HÀ NỘI, 2007


L MỞ ĐẦU
Phát triển kinh tế xã hội là nhu cầu cấp thiết của đất nước và các địa phương,
phát triển tạo ra tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi trường, đồng thời cũng tiềm ẩn
những nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. Việt Nam đã có nhiều bài học về
quy hoạch phát triển kinh tế không hợp lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm nhiêm môi
trường khó có khả năng giải q u y ế t: quy hoạch phát triển khu công nghiệp Việt Trì ở
đâu huớng gió và đâu nguôn nước, xây dựng nhà máy nhiệt điện Ninh Bình dân đên ô
nhiêm bụi ở Thi xã Ninh Bình, bổ ừí lẫn lộn các nhà máy ô nhiễm nặng nề và ít ô
nhiễm ừong khu cônẹ nghiệp Đồng Nai, quy hoạch phát triển mở rộng Thành phổ
Thanh Hoá vê miên đât thâp và nhiễm mặn ở phía Đông Nam, v.v. Đê hạn chê các bât
cập phát sinh từ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phương hướng có hiệu quả hiện
nay là tiến hành quy hoạch môi trường.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay nhiều cjuan niệm về quy hoạch môi trường chưa
được giới chuyên môn thong nhất, nhiều vấn đề đang được thực hiện trong tạ n g thái
mở. Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 đã đưa ra nhiều khái niệm cỏ liên
quan trực tiếp với khái niệm quy hoạch môi trường : quy hoạch sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và quy hoạch bảo tồn ( Chương IV), quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị
và khu dân cư ( Điều 50 chương V), Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải
nguy hại ( Điều 76 chương VIII), v.v. Mặc dù, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005
không đưa ra định nghĩa chung về quy hoạch môi trường. Tương tự như vậy, có khá
nhiều bài báo và giáo trình mang tên quy hoạch môi trường [], nhưng chưa có một
công trình trình bày tổng quan và đầy đủ về các khái niệm và nội dung quy hoạch môi
trường.
Bài báo này đặt ra nhiệm vụ tổng quan những khái niệm về quy hoạch môi

trường và trình bày nội dung và phưong pháp quy hoạch môi trường đang được sử
dụng ở nước ta hiện nay. Mong muốn của người viết đưa ra các tiêu chí và định hướng
cho công tác quy hoạch môi trường nước ta giai đoạn hiện nay.
II. QUAN N IỆ M VÈ QUY H O Ạ CH M Ô I TRƯ Ờ N G
Hiện nay, đang tồn tại các quan niệm khác nhau về quy hoạch môi trường của
các tác giả trong nước và nước n g o ài:
Theo Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2000): quy hoạch môi trường là việc
tổ chức không gian lãnh thổ và sử dụng các thành phần môi trường phù hợp với chức
năng môi trường và điều kiện tự nhiên khu vực.
Theo Trần Hiểu Nhuệ và nnk (2003) : Quy hoạch môi trường là quá trình sử
dụng có hệ thống các luận cứ khoa học về môi trường để xây dựng các chính sách, quy
định và các biện pháp trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường. Đó là việc bổ trí các nhóm hoạt động của con người trong một không gian xác
định đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Theo tác giả Vũ Quyết Thắng (2003): Quy hoạch môi trường là việc xác lập các
mục tiêu MT mong muốn ; đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ, cài
thiện và phát triển mộưnhững MT thành phần hay tài nguyên của MT nhằm tăng
cường một cách tốt nhất năng lực, chât lượng cùa chúng theo mục tiêu đã đề ra.
Theo Lê Quý An và nnk ( 2004), nội dung côt lõi của quy hoạch môi trường là
hệ thống giải pháp và biện pháp vê môi trường được bô trí trên lãnh thổ. Theo mối
quan hệ giữa quy hoạch môi trường (QHMT) và quy hoạch kinh tê xã hội (QHKTXH)
có thể xảy ra ba trường hợp sau : 1) Quy hoạch môi trường đi trước, độc lập, tạo tiền
2


đề và cơ sở cho việc sử đụng hợp lý tải nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường khi
xây dựng QHKTXH; 2) Quy hoạch môi trường được tiến hành đồng thời, lồng ghép
với QHPTKTXH, ờ đây mọi khía canh của quy hoạch kinh tế xã hội đều xem xét cận
thận đên các yêu tô môi trường; 3) Quy hoach môi trường lập sau QHPTKTXH nhăm
bô sung các phương án, giải pháp BVMT và điều chinh hay thay đổi QHPTKTXH.

Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 không đưa ra một định nghĩa chung
về quy hoạch môi trường. Tuy nhiên, Điểm 3 Điều 28 có ghi “quy hoạch sử dụng tài
nguyên thiên nhiên phải gắn với quy hoạch bảo tồn thiên nhiên”; Điều 50 có ghi các
nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư; Điểm 1 Điêu 69 ghi rõ trách
nhiệm của UBND các cấp “ lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải
răn sinh hoạt, xây dựng hệ thông xử lý nước thài sinh hoạt tập trung, khu chôn lâp chât
thải”, v.v.
Cho dù có nhiều quan niệm khác nhau về quy hoạch môi trường, ừong các định
nghĩa trên có thể tìm thấy những điểm giống nhau :
• Mục đích, mục tiêu của quy hoạch môi trường là phát triên bên vững lãnh thô,
hay nói cách khác là quy hoạch phát triển bền vững về kinh tê, môi trường, xã
hội.
• Điểm xuất phát của quy hoạch môi trường là điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
hiện tại của khu vực; đích đạt được là một cơ cấu kinh tế - xã hội - môi trường,
chất lượng môi trường - hiệu quả sừ dụng tài nguyên vào một thời điểm cụ thể
(năm ) nào đó trong tương lai.
• Quan điểm tiếp cận trong quy hoạch môi trường là quan điểm hệ thống, trong
đó mọi thành phần môi trường có mối quan hệ và tương tác nhiều chiều với các
yếu tố khác, Quy hoạch môi trường là phương án tối ưu trong việc sừ dụng các
yếu tố tài nguyên môi trường cho một kế hoạch phát triển được hoạch định
trong tương lai.
• Hiện chưa có quy trình quy hoạch môi trường cho các hoạt động phát tri én và
các vùng lãnh thổ khác nhau, mà chi có nguyên tắc chung để xây dựng quy
hoạch môi trường.
III. NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẤC QUY H O Ạ C H M Ô I TR Ư Ờ N G
Nội dung quy hoạch môi trường như đã nói trên có thể bao gồm :
• Quy hoạch sử đụng hợp lý tài nguyên và không gian môi trường dựa trên việc
xem xét, bổ trí các hoạt động phát triển kinh tế xã hội liên quan đến khai thác
và sừ dụng tài nguyên và môi trường khu vực theo các mục tiêu và yêu cầu phát
triển của khu vực trong tương lai. Nói cách khác là bổ trí hoạt động phát triển

khu vực phù họp nhất với chức nãng môi trường của khu vực quy hoạch.
• Quy hoạch bảo tồn các giá trị đặc biệt về tài nguyên và môi trường của khu vực
như: các Vườn quốc gia, các di tích lịch sử văn hoá cấp quốc và các tài nguyên
có giá trị quan ừọng khác của khu vực.
• Quy hoạch bảo vệ môi trường, bao gồm : quy hoạch cấp nước, thoát và xử lý
nước thải; quy hoạch thu gom, xử lý và chôn lấp chất thải rắn; quy hoạch các
công trình phòng ngừa tai biển thiên nhiên và sự cố môi trường; quy hoạch hệ
thống quan trắc và kiểm soát môi trường, v.v.
Quy hoạch môi trường được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau theo phạm vi
lãnh thồ: quốc gia, khu vực, tinh / thành phổ, cộng đồng nhỏ, dự án. Quy hoạch môi
trường còn có thể được phân chia theo mức độ chuyên b iệ t:

3


• Quy hoạch môi trường tổng thể và quy hoạch môi trường khu vực : là hình thức
quy hoạch, trong đó xem xét và chú ý đầy đủ các yếu tố tài nguyên, chất lượng
môi trường, các hệ sinh thái nhạy cảm, sinh vật quý hiêm, đa dạng sinh học,
cũng như các hoạt động phát triển trong khu v ự c ,..
• Quy hoạch môi trường chuyên ngành là dạng quy hoạch để đạt được một / một
số ít mục tiêu môi trường đối với một / một vài thành phần môi trường riêng
biệt nào đó trên một phạm vi lãnh thổ địa lý xác định,
Quan điểm khoa học để thực hiện quy hoạch môi trường bao gồm :
1. Quan điểm hệ sinh thái xem xét con người là thực thể tồn tại trong tự nhiên,
nghĩa lả nhấn mạnh mối tương tác giữa con người với các hệ sinh thái tự nhiên và rộng
hơn là Sinh quyển.
2. Quan điểm về tính hệ thống xem môi trường là hệ thống mở, gồm các thành
phần liên quan chặt chẽ với nhau, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau.
3. Quan điểm về tính địa phương của môi trường khu vực, nhấn mạnh tính đặc
thù của địa phương, tuy nhiên cần thiết phải xem xét các thành phần môi trường và sự

biến đổi môi trường trong một phạm vi không gian lớn hơn.
4. Quan điểm về tính biển đổi theo thời gian của môi trường, xem xét sự thay
đổi môi trường theo các chu kỳ khác nhau, dài và ngắn, quá khứ và tương lai. Nếu quỹ
thời gian không hợp lý, quy hoạch môi trường sẽ không đạt được mục tiêu đã đặt ra.
5. Quan điểm về tính chất hướng vào tác động của phát triển đặt ra nhiệm vụ
nghiên cứu, xem xét đầy đủ những ảnh hường môi trường do hoạt động của con người
và sự phân bố của chủng. Các dạng quy hoạch khác thường có "định hướng đầu vào",
tập trung chủ yểu vào đữ liệu, mục tiêu và kế hoạch hơn là vào "tác động" của các hoạt
động phát triển.
6. Quan điểm về tính phòng ngừa cỏ khuynh hướng chủ đạo trong CỊuy hoạch
môi trường là "nhu cầu bảo tồn", trong đỏ tập trung vào việc làm giảm nhu cầu đối với
các hàng hóa hay địch vụ có khả năng gây ra các sức ép môi trường, hơn là việc chấp
nhận các "nhu cầu" đã "đặt ra" từ trước, cố gắng tập trung vào việc làm giảm thiểu hay
loại bỏ các ảnh hường môi trường.
Sơ đồ quá trình thực hiện quy hoạch môi trường được trình bày trong Hình 1.

Hình 1. Sơ đồ quá trình thực hiện quy hoạch môi trường
Mô tả quy trình quy hoạch môi trường
Quy trình quy hoạch môi trường về cơ bản cũng tương tự như trong các lĩnh
vực quy hoạch khác, các bước cơ bản của quy hoạch môi trường bao gồm :
4










Điều tra, thu thập các thông tin về điều kiện tài nguyên và môi trường khu vực
nghiên cứu.
Xem xét các khía cạnh môi trường quan tâm và xác định những vấn đề môi
trường bức xúc.
Hình thành mục tiêu.
Thiết kế quy hoạch.
Đề xuất giải pháp quản lý nhằm thực hiện phương án quy hoạch đề xuất.
Đánh giá tác động môi trưcmg, điều kiện môi trường , phương án, dự án.
Các bước thực hiện quy hoạch môi trường :

a) Xác định các vẩn đề môi trường của khu vực
Để có sự hiểu biết và đánh giá được trạng thái, tiềm năng, hạn chể và xu thế biến
đổi điều kiện môi trường khu vực, sử dụng trực tiếp cho công tác quy hoạch, ta cần thu
thập, điều tra, khảo sát đầy đủ các dạng thông tin, tư liệu, dữ kiện khác nhau về môi
trường, tiến hành phân tích đánh giá. Các thông tin, dữ kiện cơ bản thường bao gồm :
điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tể xã hội, bối cảnh phát triển của khu vực, cơ quan
điều hành hoạt động phát triển và các nhóm liên quan.
Thông tin về diều kiên tư nhiên: Các yếu tố môi trường tự nhiên cần phải điều
tra bao gồm :
Khí hậu, địa chất (đất đá, tuổi địa chất, cấu trúc địa chất, đặc điểm địa hoá, địa
chấn, tai biến địa c h ấ t: trượt lở, lún sụt, dòng bùn đá);
Thủy văn nước ngầm : các tầng nước ngầm, giếng, sổ lượng và chất lượng nước
ngầm, đặc điểm địa chất thuỷ văn;
Thủy văn nước mặt : đại dương, biển, hồ, châu thổ, sông, dòng chày, đầm phá,
đất ngập nước, chất lượng nước, đồng bằng ngập lụt;
Tho nhưỡng : loại đất, cấu trúc, tính chất, độ sâu đến mặt nước ngầm, độ dày
tầng phong hoá, độ chặt, khả năng trao đổi cation/anion, độ kiềm, độ axit;
Thực vật : quần xã, quần thể, thành phần loài, phân bố, tuổi, loài quý hiếm, lịch
sử cháy rừng, diễn thế;
Động vật hoang dã : sinh cảnh, các quần thể động vật, các số liệu điều tra về

loài qúy hiếm có giá trị khoa học và giáo dục ; loài bị đe dọa tuyệt chủng;
Sinh địa lý : sinh địa lý vùng, tiểu vùng, đường đồng mức, độ dốc, bậc thang ...
Thông tin về đăc điềm kinh tể - xã h ô i:
Dân sổ : tốc độ sinh trưởng, ti lệ nam nữ, cẩu trúc tuổi, nghề nghiệp và nhân lực,
tình trạng thu nhập;
Sử dụng đất : đặc điểm của vấn đề sử dụng đất ở địa phương, số lượng, chất
lượng, sự phân bô theo không gian các loại hình sử dụng chính (nông, lâm, ngư
nghiệp, công nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn, đât chuyên dùng, đất chưa sử
dụng);
'
Các hoạt động kinh tể hiện t ạ i : các hoạt động khai thác hoặc sử dụng trực tiếp
và không trực tiêp tài nguyên thiên nhiên trong các ngành công nghiệp, khai khoáng,
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ, tình hình giáo
dục, y tế, văn hóa;
Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (tổng thể, ngành), đặc biệt là
các quy hoạch xây dựng và sử dụng đất;
C ơ sờ hạ tầng: các hệ thống giao thông, năng lượng, cấp, thoát nước, quản lý
chất thải rắn đô thị, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các công
trình lịch sử, văn hóa, khảo cổ;

5


Các vấn đề về thể chế và chính sách : luật pháp, hệ thống quản lý nhà nước về
BVMT, các chính sách khuyến khích kinh tế, chính sách thuế, chính sách giá, chiến
lược đầu tư, quản lý đất đai, kế hoạch và tình hình đầu tư cho kiểm soát ô nhiễm, y tế
cộng đồng;
Thông tin về bối cảnh phát triền khu vưc :
Bối cảnh MT và phát triển khu vực là những yếu tố phản ánh sự tương tác giữa
các hệ thống xã hội và hệ thống tự nhiên, bao gồm : các quan hệ của khu vực nghiên

cứu với vùng khác do vị trí địa lý, các lĩnh vực phát triển chính ảnh hường mạnh đến
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường xung quanh,
những thuận lợi và hạn chế về điều kiện tự nhiên ; kinh tế, xã hội, chính trị và thể chế;
Cơ quan điều hành hoạt động phát triển và các nhỏm liên quan : Các nhóm liên
quan có thể bao gồm Chính phủ, Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính
quyền cấp tình hoặc thành phổ, sở Tài nguyên và Môi trường; chính quyền địa
phương; các khu vực và tổ chức kinh tế công nghiệp, thương mại tư nhân; các tổ chức
phi Chính phủ, hội tình nguyện; tổ chức quần chúng, các đoàn thể, tổ chức văn hóa,
giáo dục, truyền thông; vai trò, chức năng của mỗi tổ chức trong hệ thống quản lý về
phát triển và quản lý môi trường.
Đánh giá tải nguyên thiên nhiên, tác đông và hiềm hoa môi trường, dư báo xu
thế biến đồi môii trường :
Trong đánh giá môi trường người ta thường tập trung vào những nội dung cơ
bản, gồm : đánh giá tài nguyên, đánh giá hiểm họa và đánh giá tính thích hợp cho phát
triển. Cả hai tham sổ của hệ thống môi trường là tài nguyên và hiểm họa môi trường
phải được đánh giá với quan điểm bảo tồn và phát triển bền vững, v ấ n đề thứ ba sẽ
hướng vào việc đánh giá các đặc tính môi trường giúp giảm thiểu các chi phí trong phát
triển, tăng cường giá trị cảnh quan.
Đảnh giả tài nguyên thiên nhiên : Việc đảnh giá tiềm năng của các dạng tài
nguyên thiên nhiên (nước mặt, nước ngầm, đất đai, địa hình, sinh vật, cảnh quan ...)
của khu vực có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển cả hiện tại và tương lai. Mục đích
chính của đánh giá tài nguyên môi trường là xác định các dạng tài nguyên môi trường
có ý nghĩa và những hạn chế trong sừ dụng đ ấ t ; xác định số lượng, chất lượng và sự
hạn che cùa các dạng tài nguyên ; xác định vị trí và sự phân bố trong mỗi khu vực của
tài nguyên và các hạn chế ; ước lượng tác động tiềm năng của các phương án sừ dụng
mỗi dạng tài nguyên và các khu vực bị hạn chế trong khai thác tài nguyên (ví dụ phát
triển vùng đô thị mới trên tầng chứa nước cỏ nguy cơ dễ gây nhiễm bẩn nước ngầm).
Đánh giá tác đỏng vả đánh giá rủi ro môi trường : Mục đích của đánh giá tác
động môi trường là khuyên khích việc xem xét các khía cạnh môi trường trong lập quy
hoạch hoặc ra quyêt định đôi với các dự án, chương trình hay chính sách, qua đó có

thể lựa chọn, thực thi các chính sách, dự án và hoạt động phát triển có lợi hơn cho môi
trường. Trong đánh giá rủi ro môi trường cần đề cập là sự liên quan giữa hiểm họa môi
trường và phát triển, bao gồm những hệ thống môi trường có nguy c a hay đang bị đe
dọa, tính chất, độ tiềm tàng và mức độ bị đe dọa. Hiểm họa môi trường gồm hai loại
chính : hiểm họa thiên nhiên (ngập lụt, trượt lở, động đất, gió bão) và hiểm họa do hoạt
động của con người gây ra (ô nhiễm không khí, nước, sự cố môi trường như : tràn dầu,
nổ các nhà máy hoá chất, v.v...). Các rủi ro liên quan ten hiểm họa do các hoạt động
phát triển và tai biến thiên nhiên gồm : hóa chất độc hại đối với người, động, thực vật,
vật chất dễ cháy và dễ nổ, các thiết bị cơ học bị hư hòng ; các công trình bị đổ vỡ, hư
hỏng (đập nước, V.V.), thiên tai làm tăng mức độ nguy hại kỹ thuật, tàn phá hệ sinh thái

6


(phú dưỡng, xói mòn đất). Sau khi xác định các rủi ro cần đề ra giải pháp quản lý phù
hợp và mang tính hệ thống.
Xác đinh vấn đề trường then c h ố t:
M ột trong những bước quan trọng nhằm nhận thức rõ nhu cầu cấp thiết của khu
vực chính là xác định các vấn đề môi trường và tài nguyên có ảnh hưởng nghiêm ừọng
đến dân cư và các hệ sinh thái trong vùng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tnrờng và dự
báo các biến đổi trường, cho phép ta xác định các vấn đề trường và tài nguyên nổi cộm
của khu vực. c ầ n tập trung chủ yếu vào những yếu tổ cỏ quan hệ mạnh mẽ với các
hoạt động phát triên hiện tại và tương lai. Có thê xây dựng một danh mục các vân đê
trường và các mối đe dọa có thể có đối với sức khỏe dân cư (nguồn nước sinh hoạt mất
vệ sinh), các chất và nguồn gây ô nhiễm (thuốc trừ sâu sử dụng gần các giếng nước
sinh hoạt, rò ri dầu từ các bể chứa) hay các loại tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hưởng do
ô nhiễm trường.
Các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên : Những vấn đề về tài nguyên thiên nhiên
liên quan đến các tác động mạnh mẽ do phát triển và các mối quan tâm có tính cạnh
tranh có thể đánh giá trên cợ sở xem xét các thông tin về trữ lượng, chất lượng, phân

bố theo không gian, năng suất bền vững, nhu cầu, cách thức sử dụng và mức độ khai
thác chủ yếu. Các dạng tài nguyên cần xem xét bao gồm : nước mặt, các tầng nước
ngầm, không khí, tài nguyên rừng, tài nguyên đất nông nghiệp, xây dựng và phát triển,
tài nguyên thủy sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng và năng lượng; các hệ sinh thái
nhạy cảm, di tích lịch sử, di sản văn hóa và khu vực nghi ngơi du lịch,... Những vấn đề
tài nguyên của mỗi khu vực có tính đặc thù riêng, chứa đựng các yếu tổ hạn chế hay
cản trờ. Chẳng hạn, tài nguyên rừng của khu vực đang bị suy thoái, đất bị xói mòn
mạnh, nước ngầm bị cạn kiệt hay sự khan hiếm của tài nguyên năng lượng.
Ồ nhiễm và hiểm họa môi trường : Những khía cạnh cần tập trung nghiên cửu ở
đây là sự liên quan giữa các nguy cơ môi trường và phát triển, bao gồm các nội dung
về hệ thống môi trường có nguy cơ hay đang bị đe dọa, tính chất, mức độ bị đe dọa
hay mức độ tiềm ẩn. Các hiểm họa môi trường có thể là : hiểm họa liên quan tới sức
khỏe môi trường, các khu vực nhạy cảm môi trường (dễ bị ngập lụt, đất dốc không ổn
định, xói mòn và sụt lún, động đât, chịu tác động mạnh của giỏ và bão V.V.), khu vực
tập trung dân cư quá cao; các nguy cơ tiềm ẩn do hoạt động công nghiệp, khai khoáng,
giao thông vận tải, các khu vực bị ô nhiễm, suy thoải (nước mặt, nước ngầm, không
khí, đất, V.V.), sử dụng hóa chất nông nghiệp quá mức. Trong danh mục các vấn đề
môi trường không chỉ có những vấn đề môi trường hiện tại mà còn phải có cả những
vấn đề môi trường có thể xảy ra trong tương lai. Ví dụ, nguồn nước ngầm hiện tại
không bị ô nhiêm, nhưng đang có nguy cơ bị ô nhiễm do các tác nhân từ các trạm xăng
dầu hay bãi rác trong khu vực.
Các vấn đề môi trường có nguy cơ cao : Sau khi thiết lập được danh mục các
vấn đề tài nguyên môi trường khu vực, cần phải xác định nhóm những yếu tố hay vấn
đê có "nguy cơ cao", có khả năng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe,
với chất lượng môi trường hay chất lượng cuộc sổng người dân, cũng như những vùng
hay khu vực cụ thể tiềm ẩn các nguy cơ cao đó.
Lựa chọn tru tiên : Do sự hạn hẹp về các nguồn lực của khu vực nên không thể
một lúc giải quyêt thành công mọi vân đê môi trường đặt ra. Do đó, cần phải chọn lựa
và xếp hạng ưu tiên để có thể tập trung sự chú ý và hoạt động vào một số vấn đề cụ thể
nào đó. Trong khi xây dựng, điêu quan trọng là phải xem xét song song sự ưu tiên đối

với đồng thời hai lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ chất lượng môi trường.
Tiêu chí để xếp hạng ưu tiên trong đầu tư được thiết lập một cách khoa học trên cơ sở
7


xác định định lưcmg đối với các thành phần môi trường, tài nguyên bị tác động, mức
độ ảnh hưởng đổi với sức khỏe cộng đồng, mức độ thiệt hại về năng suất, sản lượng,
quy mô sản xuất, tiềm năng và năng lực địa phương, khả năng huy động vổn, ảnh
hưởng đối với lớp người nghèo khổ, tính chất và mức độ trâm trọng (cuờng độ, ngăn
hạn, dài hạn, hồi phục hay không), v.v...
Làm sáng tỏ các vấn để tru tiên được lựa chọn : Các vẩn đề môi trường và mối
liên quan của chúng thường phức tạp hơn nhiều so với những suy nghĩ ban đầu, đặc
biệt khi phải chú ý đến các mâu thuẫn trong lợi ích của các nhóm hường thụ khác
nhau. Sẽ rất hữu ích nếu xem xét chúng một cách cẩn thận và thu hút sự tham gia của
cộng đồng vào toàn bộ quá trình quy hoạch môi trường.

b) Thiết lập mục tiêu môi trường
Mục tiêu môi trường có thể được phân chia thành mục tiêu chiến lược/lâu dài và
mục tiêu cụ thể. Mục tiêu chiến lược/lâu dài được xác lập dựa trên chiến lược bảo vệ
môi trường ở cấp quốc gia, vùng hay địa phương và những vấn đề tài nguyên môi
trường cụ thể của mỗi vùng. Mục tiêu cụ thể thường là những mục tiêu mang tính định
lượng, những tiêu chí phải đạt được trong một khoảng thời gian ngắn trước mat. Các
vấn đề môi trường cụ thể thường xuẩt phát từ nhu cầu bảo vệ môi trường thiên nhiên,
sử dụng hợp lý đất, hạ tầng cơ sở môi trường , sức khỏe cộng đồng, vệ sinh môi
trường, cấp nước sạch, phòng ngừa ô nhiễm, xử lý chất thải... Vì vậy, các mục tiêu cụ
thể về môi trường cũng phải hướng vào các vấn đề cụ thể đối với từng thành phần môi
trường khác nhau.
Xác lâp muc tiêu :
Có nhiều phương thức khác nhau để xác định mục tiêu : căn cứ vào chính sách, chiến
lược, sự lựa chọn của chính quyền địa phương ; xác định thông qua các quá trình bầu

cừ chính trị ; do các hội nghị giữa các bên tham gia hay của cộng đồng lựa chọn.
Trong quy hoạch môi trường các cộng đồng nhỏ, cần phải thiết lập các mục tiêu có
tính địa phương, rất cụ thể, hết sức thiết thực và có tính khả thi cao. Khi các mục tiêu
đã được lựa chọn thì đó là sự cam kết của một nhóm các tổ chức đối với những vấn đề
và cơ hội được nêu ra.
Thiết kế quv hoach :
Thiết kế quy hoạch là việc thể hiện các ý tưởng quy hoạch một cách cụ thể bằng
các giải pháp hợp lý, khoa học nhăm đạt tới các mục tiêu môi trường đã lựa chọn. Quy
hoạch tổng thể môi trường cho một vùng thường bao gồm các nội dung và mục tiêu cơ
bản là : quản lý chất lượng nước, chất lượng không khí và chất thải răn, quản lý rừng
và sinh vật hoang dã, quy hoạch môi trường đô thị, quy hoạch môi trường lưu vực,
quản lý đới bờ, phát triên thể chê và sự phôi hợp hành động ; tổ chức quan trắc, giám sát
môi trường, các môi liên kêt giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Thiết kế quy hoạch môi trường dựa trên các giải pháp kỳ thuật không gian khác
nhau như : phân vùng nhăm quản lý chât lượng môi trường, phân vùng sinh thái môi
trường, quy hoạch tổ chức lãnh thổ (quy hoạch sử dụng đất) theo mục tiêu bảo vệ thiên
nhiên, môi trường. Kỹ thuật phân vùng (zoning) là công cụ cơ bản, quan trọng trong
quy hoạch sử dụng đất nhằm kiểm soát việc sử dụng đất trong khu Vực theo những
mục đích xác định. Kỹ thuật này được áp dụng phô biên ờ Mỹ và nhiều nước khác trên
thế giới. Trong thiết kế quy hoạch môi trường, phân vùng cũng là một công cụ kỹ
thuật quan trọng, được ứng dụng theo cách này hay cách khác. Giải pháp quy hoạch
thay đổi tùy thuộc phạm vi lchông gian và đôi tượng quy hoạch cụ thể, có thể là một
hoặc kết hợp các kỹ thuật được mô tà dưới đây :
8


Phân vùng quản lý chất lượng môi trường : được áp dụng trong m ột số trường
hợp như quy hoạch quản lý chất lượng nước mặt theo mục đích sử dụng, quy hoạch
quản lý chât lượng môi trường một lãnh thồ... Việc quy định các khu vực môi tnròmg
theo tiêu chuân chât lượng môi trường khác nhau dựa trên quy đinh của Nhà nước và

địa phương tương ứng. Từ đó, đưa ra khả năng kiểm soát các hoạt động, mức độ khai
thác tài nguyên môi trường, mức độ cho phép trong xả thải các loại chất thải vào môi
trường địa phương trong một hệ thống môi trường thống nhất. Ví dụ : Nội dung quy
hoạch môi trường của Thành phố Tokyo ở Nhật Bản gồm xác định các vấn đề môi
trường cân xem xét trong quy hoạch (ô nhiễm không khí, tiếng ồn, chất lượng nước,
đât, độ rung, độ lún, ánh sáng mặt trời, sóng điện từ, địa hình, thực vật, động vật và
môi trường tự nhiên, các khu di tích và cảnh quan lịch sử, việc bảo tồn các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường sổng) và phân vùng quàn lý môi trường dài hạn
Thành phô thành 8 “vùng môi trường” với các vân đê môi trường nôi cộm đặc trưng.
Quy hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên : quy hoạch môi trường theo hướng tổ
chức lãnh thổ hay quy hoạch sử dụng đất bền vững thường hướng vào việc xác định
các khu vực có những đòi hòi đặc biệt về sử dụng và quản lý. Khu vực thường được
chia thành các tiểu vùng khác nhau, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược sừ dụng đất và
quản lý tài nguyên. Việc hoạch định cần tuân thủ các yêu cầu pháp lý được quy định
trong Luật Đất đai và các luật pháp liên quan. Các mục tiêu môi trường như : bảo tồn
đa dạng sinh học, bảo tồn các hệ sinh thái quan ừọng, quản lý tổt các vùng nhạy cảm
môi trường, phòng chống tai biến và ô nhiễm môi trường sẽ là những mục tiêu hàng
đầu, phải được chú trọng trong quá trình hoạch định cụ thể.
Quy hoạch sinh thải học : Tiếp cận sinh thái học là một trong các kỹ thuật có thể
áp dụng vào quy hoạch môi trường khu vực. Trên quan điểm sinh thái học, môi trường
khu vực là một hoặc tập hợp của các hệ sinh thái có quan hệ mật thiết với nhau, ôđum
đã phân chia cảnh quan lãnh thổ dựa trên các vai trò sinh thái cơ bản thành bốn kiểu hệ
sinh thái cơ sờ : các hệ thống sản xuất, các hệ thống bảo tồn hay hệ thống tự nhiên, các
hệ thống liên hợp, hệ thổng đô thị và khu công nghiệp. Quy hoạch không gian môi
trường trên cơ sờ tiếp cận hệ sinh thái là việc đề xuất các phương án tổ chức và sắp
xếp các kiểu hệ sinh thái. Đe có một môi trường khu vực bền vững, tính đa dạng hệ
sinh thái càng phải lớn và đảm bảo tỷ lệ thích hợp để các hệ sinh thái đáp ứng các yêu
cầu cân bằng sinh thái. Nói cách khác, mỗi vùng hay khu vực sẽ là một tập hợp của
nhiều kiểu hệ sinh thái có tuổi khác nhau. Quy hoạch sinh thái đòi hỏi tuân thủ nguyên
tắc mức độ phù hợp cao nhất và việc sắp xếp các lô đất cận kề là tương thích. Phân

tích tính thích hợp của đất đai cùng với kỹ thuật đánh giá tác động môi trường để lựa
chọn sự tương thích giữa các loại hình phát triển khi bố trí gần nhau, sẽ tạo ra phương
án tổ chức lãnh thổ tối ưu. Quy hoạch sinh thái được thực hiện ở Australia ngay từ
năm 1941 với 6 bước kỹ thuật : vạch ranh giới cho 93 khu vực ở Australia, tiến hành
điều tra và kiểm kê các nguồn tài nguyên, khuyến khích các cơ quan điều hành và
chính phủ địa phương lập ké hoạch bảo tồn và phát triển trên cơ sở phân cấp quy
hoạch cho các ủy ban phát triển khu vực để đảm bảo có sự tham gia cùa công chúng,
gắn sự phát triển của mỗi khu vực với chính sách kinh tế quổc gia.
Quy hoạch quản lý tài nguyên và đất đai : Quy hoạch quản lý tài nguyên và đất
đai được thực hiện ở bang British Columbia (Canada). Theo đó, khu vực quy hoạch
được phân thành các vùng cụ thể với mục tiêu, chiến lược hướng dẫn và định hướng
trong tương lai việc sử dụng, quản lý đât đai và tài nguyên. Đê thực hiện được điêu đó,
người ta phải tiến hành thu thập các dạng thông tin cơ bản vê điêu kiện tự nhiên (đât,
địa chất, lớp phủ thực vật, nơi cư trú của động vật, thủy văn, nguôn nước, V.V.), hoạt
9


động của con người (du lịch, khu công nghiệp, hoạt động đánh bắt cá, V.V.), các thông
tin vê nông nghiệp, tiềm năng dâu, khí đôt, các khu vực đã được quy hoạch (di tích,
công viên), ở các nước Bắc Mỹ, hầu hết các lớp thông tin bản đồ tài nguyên được quản
lý băng hệ thông thông tin địa lý (GIS), rât thuận tiện cho công tác quy hoạch lãnh thổ.
Sau khi hoàn thành việc thu thập thông tin, nhóm quy hoạch phải phát triển các kịch
bản hoặc một kể hoạch, Công việc này kéo theo một sổ bước : xác định ranh giới các
đơn vị quy hoạch quản lý tài nguyên, tóm lược những hoạt động và giá trị tài nguyên,
xây dựng mục tiêu và chiên lược áp dụng cho từng khu vực lẻ, áp dụng phương thức
phân vùng và đánh giá tác động môi trường các kịch bản. Kết quả cuối cùng của hoạt
động quy hoạch là bản đô phác hoạ sự phân bổ về mặt không gian những khu vực
quản lý tài nguyên và phân vùng sử dụng đât. Các mục tiêu vả chiến lược, về mặt kế
hoạch, đưa ra những định hướng rộng, tồng thể cho các cơ quan đổi với công tác quản
lý các nguồn lực kinh tế, xã hội và môi trường trong khu vực quy hoạch, hưởng dẫn các

cơ quan xây dựng các chương trình ưu tiên cho riêng cơ quan mình và mang tính liên
ngành.

c) Quy trình thực hiện quy hoạch môi trường
Sơ đồ khung quy trình quy hoạch môi trường được trình bày trong Hình 2, theo
đó các tiền đề để thực hiện quy hoạch môi trường được lựa chọn như sau :
Quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường : bản đồ chất lượng không
khí, bán đồ phân vùng các yếu tố khí hậu, bản đồ tài nguyên và sử dụng đất, bản đồ
phân vùng tài nguyên nước, bản đồ tài nguyên khoáng sản, bản đồ kinh tể xã hội khu
vực quy hoạch, v.v.
Quy hoạch bảo tồn các giá trị tự nhiên và xã hội bao gồm : bản đồ hiện trạng và
quy hoạch các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá,
các giá trị thiên nhiên quan trọng, v.v.
Quy hoạch hạ tầng cơ sờ bảo vệ môi trường bao gồm : bàn đồ và bản thuyết
minh quy hoạch kinh tế xã hội, các dự báo và đánh giá tác động môi trường của các dự
án kinh tể xã hội, các phác thảo về bản đồ quy hoạch cơ sở hạ tầng : cấp nước, thoát và
xử lý nước thải, thu gom và chôn lấp chất thải rắn, v.v.
d) Các sản p h ẩ m của quy hoạch m ôi trường
Sản phẩm của các nghiên cứu về quy hoạch môi trường được trình bày dưới các
dạng khác nhau :
Bản đồ : bản đồ quy hoạch môi trường tổng thể khu vực, bản đồ quy hoạch môi
trường thành phần, bản đồ quy hoạch hạ tầng cơ sở bảo vệ môi trường.
Báo cáo tổng hợp và thuyết minh quy hoạch môi trường, các báo cáo quy hoạch
môi trường thành phần và báo cáo thuyêt minh bản đô quy hoạch hạ tâng cơ sờ bào vệ
môi trường.
Danh mục các dự án môi trường và kinh tế xã hội ưu tiên để thực hiện quy
hoạch môi trường cho các mốc thời gian.

10



H ình 2. Sơ đồ quy trìn h quy hoạch môi trư ờ n g

11


K É T LUẬN
1. Cho dù chưa có định nghĩa chung thống nhất, các quan niệm về quy hoạch
môi trường của các tác giả khác nhau đều có những điểm giống nhau về mục tiêu phát
triển bền vững của quy hoạch; điểm xuất phát của quy hoạch là điều kiện tự nhiên kinh
tế xã hội của khu vực; quan điểm tiếp cận để thực hiện quy hoạch là quan điểm hệ
thống, sinh thái, địa phương, biến đổi và phòng ngừa; nguyên tắc thực hiện quy hoạch
môi trường.
2. Quy hoạch mòi trường có thể bao gồm : quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên
và môi trường khu vực, quy hoạch bảo tồn các giá trị thiên nhiên và lịch sừ văn hoả
quan trọng, quy hoạch hạ tầng cơ sở bảo vệ môi trường. Quy hoạch môi trường cỏ thể
thực hiện dưới dạng : quy hoạch môi trường tổng thể, quy hoạch môi trường chuyên
ngành, v.v.
3. Quy trình thực hiện quy hoạch môi trường có thể khác nhau, nhưng bao gồm
các nội dung : thu thập tài liệu, khảo sát bổ sung về khu vực quy hoạch; đánh giá và dự
báo tác động môi trường các hoạt động kinh tể xã hội; lựa chọn các vấn môi trường ưu
tiên, thiết lập tiêu chí, chỉ tiêu và thực hiện quy hoạch môi trường, đề xuất chính sách,
giải pháp thực hiện quy hoạch môi trường; quan trắc, giám các động tiêu cực đến môi
trường và kinh tế xã hội.
TÀI LIỆU TH A M K H Ả O
1. Lẽ Quý An và nnk. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp nhà nước " Quy hoạch
môi trường Đồng bàng sông Hồng", lưu trữ Trung tâm tư liệu Quốc gia, 2004.
2. Lưu Đức Hải, Vũ Quyết Thắng, Nguyễn Thị Hoàng Liên, Phạm Thị Việt Anh;
Cẩm nang quản lý môi trường, NXB. Giáo dục, 2006.
3. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lý môi trường cho sự phát triên bên

Vững, NXB. DHQGHN, 2000, 2002.
4. Vũ Quyết Thẳng, Quy hoạch môi trường, NXB. ĐHQGHN, 2003.

12



×