Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chuong trinh hanhdong chong lang phi trong truong hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.48 KB, 4 trang )

Chương trình hành động "Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham
nhũng” (28/05/2009 14:11)


TRƯỜNG tiÓu häc a xu©n t©n

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Xu©n T©n, ngày 1 tháng 9 năm 2009

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
"Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng”
1. Mục tiêu và yêu cầu của chương trình
1.1. Mục tiêu
- Nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm và quyết tâm thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, tham nhũng trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, lao động, thời gian
lao động của cán bộ viên chức (CBVC) và học sinh, trong toàn trường.
- Ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục tệ nạn lãng phí, tham nhũng, làm cho mọi hoạt động trong nhà
trường đều công khai, minh bạch, thể hiện thái độ mô phạm của gi¸o viên và sự trong sáng,
trung thực của Hs
- Định hướng cho các khèi, líp trong toàn trường xây dựng chương trình hành động thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng của đơn vị, đưa công tác này thành nhiệm vụ thường
xuyên trong nhà trường.
1.2. Yêu cầu
- Xây dựng cơ sở ban đầu, đồng bộ về ba mặt: pháp lý, nhận thức và hành động thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trong nhà trường.
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trong nhà trường
đối với từng lĩnh vực công tác đã được quy định trong luật Phòng chống tham nhũng và luật
Thực hành tiết kiệm chống lãng phí.


- Thực hiện ngay và có hiệu quả một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, tham nhũng; tạo chuyển biến thực sự mạnh mẽ, tạo đà cho việc thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trở thành công tác thường xuyên trong toàn trường.
2. Nội dung của chương trình
2.1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.
Ban chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng sẽ xây dựng và tổ chức thực
hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trong các đơn vị trực
thuộc nhà trường; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm
minh, đúng pháp luật với cá nhân, đơn vị trong nhà trường có hành vi lãng phí, tham nhũng;
gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng và chịu trách nhiệm về tình trạng
lãng phí, tham nhũng trong nhà trường.
2.2. Tuyên truyền, học tập, nghiên cứu, quán triệt luật Thực hành tiết kiệm chống lãng
phí và luật Phòng chống tham nhũng.
Ban phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức cho CBVC và HSSV học tập, nghiên cứu, quán triệt
luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật Phòng chống tham nhũng nhằm nâng cao ý thức
tự giác và quyết tâm thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, tham nhũng trong nhà trường.
Việc tổ chức học tập, nghiên cứu các luật trên phải đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, thiết thực,
phù hợp với từng đối tượng, cần được hoàn thành vào đầu học kỳ II năm học 2008 - 2009.
2.3. Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản và những quy định hiện hành trong nhà trường
để triển khai thực hiện luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và luật Phòng chống
tham nhũng.
Nhà trường sẽ tiến hành rà soát các quy định, thủ tục, quy trình công tác hiện hành để phát
hiện các nội dung cần sửa đổi, bổ sung và đề ra các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí, tham nhũng.
Nhà trường sẽ xây dựng và ban hành các văn bản nhằm thực hiện nguyên tắc công khai,
minh bạch trong các hoạt động của nhà trường, trong đó có thủ tục, quy trình giải quyết công
việc với các đơn vị trong trường, CBVC, HSSV và cha mẹ HSSV; đảm bảo tinh giản, hợp lý,
tránh tình trạng CBVC và đơn vị phụ trách công việc lợi dụng các quy định bất hợp lý gây lãng
phí của công, gây nhũng nhiễu, khó khăn đối với cơ quan và cán bộ cấp dưới cũng như đối với
HSSV và cha mẹ HSSV.

2.4. Xây dựng chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử của CBVC, HSSV trong toàn
trường.
Giáo dục tính trung thực và thái độ đấu tranh chống mọi biểu hiện gian lận cho thế hệ trẻ là
biện pháp cơ bản, lâu dài nhằm thực hành tiết kiệm và phòng chống lãng phí, tham nhũng.
Trên cơ sở luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, luật Phòng chống tham nhũng, Bộ GD&ĐT
đã xây dựng, ban hành quy định “Tiêu chuẩn đạo đức Nhà giáo”. Trên cơ sở đó nhà trường sẽ
cụ thể hóa các quy định cho phù hợp với hoàn cảnh của trường, xây dựng và ban hành “Quy
tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của CBVC”.
Đồng thời với việc xây dựng, ban hành “Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của CBVC”,
nhà trường sẽ xây dựng “Quy tắc ứng xử và đạo đức của tuổi trẻ học đường” làm chuẩn mực
cho HSSV trong học tập, rèn luyện, trong quan hệ với thầy cô giáo, bạn bè, cha mẹ, anh chị
em và nhân dân, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc phòng chống các gian dối trong học tập,
rèn luyện.
2.5. Phát huy vai trò của các đơn vị, đoàn thể quần chúng trong công tác thực hành tiết
kiệm, phòng chống lãng phí, tham nhũng.
Công đoàn, Đoàn TNCSHCM cần tích cực tham gia thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
tham nhũng; đề cao tính mô phạm, mẫu mực của nhà giáo, đảm bảo sự trong sạch của nhà
trường, tập trung khắc phục các biểu hiện gian lận trong lĩnh vực giáo dục, đấu tranh với các
biểu hiện vụ lợi, lãng phí của một số giảng viên trong trường.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, luật
Phòng chống tham nhũng trên trang Web của nhà trường; bảo đảm tính khách quan, chính xác
của tin bài được đăng tải; chú trọng nêu gương các cán bộ, giảng viên liêm chính, trong sạch;
biểu dương các HSSV trung thực trong học tập, rèn luyện; tập trung phê phán tệ nạn gian dối
trong thi, kiểm tra, đánh giá.
Ban thanh tra nhà trường xử lý kịp thời, đúng thẩm quyền các đơn thư khiếu nại, tố cáo,
khẩn trương kiểm tra để có kết luận chính xác, khách quan đối với các vụ việc, xử lý nghiêm
minh những hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Nhà trường sẽ tăng cường công tác tự kiểm tra về quản lý tài chính, tài sản, công tác mua
sắm, sử dụng thiết bị dạy học, công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản và chất lượng
công trình, chất lượng và hiệu quả thực hiện các chương trình và dự án hợp tác quốc tế.

2.6. Các lĩnh vực cụ thể cần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.
Các đơn vị trong trường phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ quan, phát huy
vai trò làm chủ của CBVC và HSSV. Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng ngăn chặn,
đẩy lùi, khắc phục hiện tượng lãng phí, tham nhũng trong nhà trường ở các lĩnh vực cụ thể sau:
- Tuyển sinh, thi, kiểm tra, cấp phát, quản lý, sử dụng văn bằng, chứng chỉ.
- Tuyển giáo viên, công chức, viên chức, cử người đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.
- Xét duyệt đề tài, đề án và cấp kinh phí nghiên cứu khoa học công nghệ, kinh phí đầu tư cho
dự án, xét tặng các giải thưởng nghiên cứu khoa học công nghệ.
- Thi đua khen thưởng, xét tặng cờ thi đua, huân chương, huy chương, phong tặng danh hiệu
Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
- Mua sắm tiết bị, tài sản.
- Xây dựng cơ bản.
- Liên kết đào tạo, hợp tác với nước ngoài, đi công tác, học tập ở nước ngoài, tổ chức hội nghị,
hội thảo với các tổ chức quốc tế và nước ngoài. Các khoản đóng góp, tài trợ của các tổ chức
trong và ngoài nước đều phải báo cáo công khai việc sử dụng.
Nhà trường sẽ xem xét lại tất cả các hoạt động trên cơ sở kế hoạch hóa, các họat động cần
được lập dự toán, được thẩm định, phê duyệt, phân bổ kinh phí đúng trình tự, nội dung, đối
tượng và theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị trong nhà trường cần xây dựng chương trình hành động thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, tham nhũng của đơn vị mình trên cơ sở rà soát những vấn đề sau:
- Quản lý sử dụng ngân sách Nhà nước.
- Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
- Quản lý, sử dụng đất đai, nhiệm sở làm việc, nhà công vụ.
- Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
- Quản lý, sử dụng vốn và tài sản, trang thiết bị, điện nước, văn phòng phẩm...
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Ban chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng có trách nhiệm tổ chức và
chỉ đạo CBVC và HSSV toàn trường thực hiện luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và luật
Phòng chống tham nhũng; chỉ đạo và tổ chức các hoạt động cụ thể của các đơn vị theo nội

dung Chương trình hành động Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng đã được xây
dựng và ban hành.
3.2. Xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng đúng tiến độ dự kiến và đảm bảo chất lượng.
3.3. Giao cho Trưởng các đơn vị (đồng thời là thành viên Ban chỉ đạo thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, tham nhũng) xây dựng chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, tham nhũng của đơn vị mình, tổ chức và chỉ đạo CBVC, HSSV trong đơn vị thực hiện
tốt chương trình đã xây dựng.
3.4. Ban chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng tổ chức họp để xem xét và
đóng góp ý kiến vào chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng
của các đơn vị; sau khi hoàn thiện, chương trình chính thức được thực hiện ở các đơn vị trong
trường.
3.5. Nhà trường xây dựng tiêu chí bình xét thi đua năm, trong đó có tiêu chí thực hiện luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và luật Phòng chống tham nhũng. Nhà trường sẽ khen
thưởng các đơn vị và cá nhân thực hiện tốt nội dung chương trình thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, tham nhũng; phê bình hoặc xử lý kỷ luật các đơn vị và cá nhân làm không tốt hoặc vi
phạm.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.
Để tập trung chỉ đạo công tác thực hành tiết kiệm và phòng chống lãng phí, tham nhũng, Nhà
trường đã thành lập Ban chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng với cơ cấu:
Hiệu trưởng - Trưởng ban, P. Hiệu trưởng - P.Trưởng ban, Trưởng phòng TCHC - UV thường
trực, các ủy viên là Đại diện Đảng ủy, công đoàn, các phòng, khoa, trung tâm, đoàn TNCSHCM.
4.2. Các bước tiến hành
Nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên hàng
năm nhưng trong thời gian trước mắt toàn trường cần thực hiện tốt những công việc sau:
- Tổ chức thảo luận đóng góp ý kiến cho dự thảo Chương trình hành động Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, tham nhũng của nhà trường (Thời gian từ 01/12 - 15/12/ 2008).
- Thành lập các Ban: Ban phổ biến giáo dục pháp luật, Ban rà soát văn bản quy phạm pháp
luật, Ban chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng (thời gian từ 05/12 -

15/12/2008)
- Ra quyết định ban hành Chương trình hành động Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham
nhũng của nhà trường (Thời gian từ 15/12 - 30/12/ 2008)
- Tổ chức học tập luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và luật Phòng chống tham nhũng
cho CBVC trong toàn trường (Thời gian từ 15/1- 20/1/2009), cho HSSV vào đầu học kỳ 2 năm
học 2008 - 2009.
- Các đơn vị xây dựng chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham
nhũng của đơn vị mình (gửi về phòng TCHC trước ngày 1/8/2009 để tổng hợp nộp Ban chỉ đạo
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng)
- Rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định, thủ tục và những việc làm gây lãng phí, tham nhũng
trong các đơn vị trực thuộc trường (Thời gian từ tháng 4/2009).
- Phát động cuộc vận động Đề cao tính mô phạm, mẫu mực của nhà giáo, giữ gìn sự trong sạch
của nhà trường (Thời gian từ 15/9/2009).
- Học tập, nghiên cứu Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục (Thời gian trước 15/ 3/2009)
- Học tập, nghiên cứu Quy tắc ứng xử và đạo đức của học sinh, sinh viên (Thời gian trước
15/10 /2009).
- Thanh tra, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Các đơn vị trong trường tổng kết, đánh giá công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
tham nhũng tại đơn vị mình theo báo cáo quý, năm.
+ Báo cáo quý: Hoàn thành trước ngày mùng 1 của tháng đầu quý sau.
+ Báo cáo năm (Tổng hợp từ các báo cáo quý và dự báo kết quả thực hiện của quý IV): Hoàn
thành trước ngày mùng 1 của tháng 9 hàng năm.
- Nhà trường kiểm tra toàn diện việc thực hiện chương trình Thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí, tham nhũng của các đơn vị trong trường.
Nhà trường tổng kết, đánh giá và có chế độ khen thưởng những đơn vị, cá nhân gương
mẫu, có sáng kiến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, đồng thời xử lý
nghiêm những trường hợp vi phạm.

×