Tải bản đầy đủ (.docx) (158 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng TMCP việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.28 KB, 158 trang )

BỘ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----o0o-----

NGUYỄN THỊ MINH

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2014


BỘ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----o0o-----

NGUYỄN THỊ MINH

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hang
Mã ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS BÙI KIM YẾN

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả tài chính của Ngân hàng TMCP Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng Tôi.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực, các nội dung
trích dẫn đều có ghi rõ nguồn gốc và các kết quả trình bày trong Luận văn chưa được
công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Minh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng và hình

Danh mục các biểu đồ
Danh mục các phụ lục
LỜI MỞ ĐẦU:
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................. 3
6. Bố cục của nghiên cứu....................................................................................................................... 3
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHTMCP
1.1. Tổng quan về hiệu quả tài chính của NHTMCP............................................................ 4
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả tài chính.......................................................................................... 4
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của NHTMCP............................................ 5
1.1.2.1. Các báo cáo tài chính của NHTMCP

5

1.1.2.2. Phân tích CAMELS và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính của
NHTMCP............................................................................................................................. 5
1.1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của NHTMCP.................8
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của NHTMCP.............................12
1.1.3.1. Những nhân tố thuộc môi trường vi mô................................................................. 12
1.1.3.2. Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô................................................................. 15


1.2. Sự cần thiết của việc phân tích hiệu quả tài chính của NHTMCP..................... 17
1.2.1. Đối với bản thân ngân hàng............................................................................................... 17
1.2.1.1. Đối với những người quản lý, điều hành................................................................ 17
1.2.1.2. Đối với người lao động................................................................................................. 18
1.2.2. Đối với nhà đầu tư................................................................................................................. 19

1.2.3. Đối với nền kinh tế................................................................................................................ 19
1.3. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về hiệu quả tài chính của ngân
hàng................................................................................................................................................... 20
1.3.1. Nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng (2012)....................................... 20
1.3.2. Nghiên cứu của Vincent Okoth Ongore và Gemechu Berhanu Kusa (2013) 22
1.3.3. Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)........................ 23
Kết luận Chương 1.............................................................................................................................. 26
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHTMCP VIỆT
NAM
2.1. Tổng quan hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam........................................ 27
2.1.1. Trước khi gia nhập WTO................................................................................................... 27
2.1.2. Sau khi gia nhập WTO........................................................................................................ 28
2.2. Thực trạng hiệu quả tài chính của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn
2006 – 2012.................................................................................................................................... 29
2.2.1. Quy mô về vốn và năng lực hoạt động......................................................................... 32
2.2.2. Các chỉ tiêu của khung phân tích CAMELS............................................................... 34
2.2.2.1. Chỉ tiêu bảo đảm an toàn vốn.................................................................................... 35
2.2.2.2. Chỉ tiêu chất lượng tài sản.......................................................................................... 36
2.2.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động....................................................................................... 39
2.2.3. Chất lượng thanh khoản..................................................................................................... 40
2.2.4. Các chỉ tiêu hiệu quả........................................................................................................... 41
Kết luận Chương 2.............................................................................................................................. 44


Chương 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHTMCP VIỆT NAM
3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu.............................................................................................................. 45
3.2. Lượng hóa các biến.................................................................................................................... 45
3.2.1. Các nhân tố nội tại xuất phát từ ngân hàng.................................................................. 46
3.2.1.1. Tỷ lệ an toàn vốn (Equity to assset ratio – CA)................................................... 46

3.2.1.2. Chất lượng tài sản (Loan loss reserves to gross loans – LLR)....................... 47
3.2.1.3. Hiệu quả quản lý (Management Efficienct – ME).............................................. 47
3.2.1.4. Quản lý thanh khoản (Liquidity Management – LIQ)...................................... 48
3.2.1.5. Quy mô ngân hàng (SIZE)........................................................................................... 48
3.2.2. Biến nhân tố vĩ mô................................................................................................................. 49
3.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)............................................................................ 50
3.2.2.2. Tỷ lệ lạm phát (CPI)....................................................................................................... 50
3.3. Thống kê mô tả và ma trận tương quan.......................................................................... 52
3.3.1. Kết quả thống kê mô tả........................................................................................................ 52
3.3.2. Phân tích ma trận tương quan............................................................................................ 53
3.4. Mô hình nghiên cứu................................................................................................................... 54
3.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................... 55
3.5.1. Phương pháp hồi quy OLS thông thường..................................................................... 56
3.5.2. Phương pháp hồi quy OLS với hiệu ứng cố định (Fixed Effect).........................57
3.5.3. Phương pháp hồi quy OLS với hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect).............58
3.6. Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của NHTMCP Việt
Nam.................................................................................................................................................... 59
3.6.1. Mô hình nghiên cứu chỉ bao gồm các biến nội tại của ngân hàng.......................59
3.6.1.1. Mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là ROA....................................................... 59
3.6.1.2. Mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là ROE........................................................ 62
3.6.1.3. Mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là NIM........................................................ 66
3.6.2. Mô hình nghiên cứu chỉ bao gồm các biến nội tại và biến vĩ mô........................ 69
3.6.2.1. Mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là ROA...................................................... 69
3.6.2.2. Mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là ROE...................................................... 71
3.6.2.3. Mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là NIM...................................................... 73


3.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................................... 74
3.7.1. Biến tỷ lệ an toàn vốn (CA).............................................................................................. 74
3.7.2. Biến chất lượng tài sản (LLR)......................................................................................... 75

3.7.3. Biến hiệu quả hoạt động (ME)......................................................................................... 76
3.7.4. Biến chất lượng thanh khoản (LIQ)............................................................................... 76
3.7.5. Biến quy mô ngân hàng (SIZE)....................................................................................... 77
3.7.6. Biến tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)......................................................................... 78
3.7.7. Biến tỷ lệ lạm phát (CPI)................................................................................................... 79
Kết luận Chương 3.............................................................................................................................. 80
Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
NHTMCP VIỆT NAM
4.1. Kết quả đạt được từ nghiên cứu.......................................................................................... 81
4.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao HQTC của các NHTMCP Việt Nam..................82
4.2.1. Đối với Chính phủ.................................................................................................................. 82
4.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước............................................................................................ 83
4.2.3. Đối với các NHTMCP Việt Nam...................................................................................... 84
4.2.3.1. Nâng cao năng lực tài chính...................................................................................... 84
4.2.3.2. Nâng cao chất lượng tài sản....................................................................................... 86
4.2.3.3. Tiết giảm các chi phí hoạt động............................................................................... 89
4.2.3.4. Quản lý chất lượng thanh khoản.............................................................................. 90
4.2.3.5. Nâng cao năng lực quản trị và năng lực giám sát của ngân hàng................90
4.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu mới.............................................. 91
Kết luận Chương 4.............................................................................................................................. 92
KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO

: Tổ chức Thương mại Thế Giới


BCTC

: Báo cáo tài chính

BCTN

: Báo cáo thường niên

HQTC

: Hiệu quả tài chính

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

TCTD

: Tổ chức Tín dụng

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTMCP : Ngân hàng thương mại Cổ phần

VAMC

: Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam


CA

: Tỷ lệ an toàn vốn (Equity to assset ratio)

LLR

: Chất lượng tài sản (Loan loss reserves to gross loans)

ME

: Hiệu quả quản lý (Management Efficienct)

LIQ

: Quản lý thanh khoản (Liquidity Management)

SIZE

: Quy mô ngân hàng

GDP

: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

CPI

: Tỷ lệ lạm phát

FEM


: Phương pháp hồi quy OLS với hiệu ứng cố định (Fixed effect model)

REM

: Phương pháp hồi quy OLS với hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effect
model)


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1.1: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy của nghiên cứu Trịnh
Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) 24
Bảng 2.1: Số lượng các Ngân hàng tại Việt Nam............................................................................ 29
Bảng 2.2 : Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu............................................................................ 30
Bảng 2.3: Chỉ số hoạt động NHTMCP Việt Nam từ năm 2006 – 2012.................................. 31
Bảng 2.4 : Vốn điều lệ của hệ thống NHTMCP Việt Nam từ năm 2006 – 2012.................33
Bảng 2.5: Sở hữu của các Ngân hàng nước ngoài tại NHTMCP Việt Nam năm 2012 .. 33
Bảng 2.6: Hệ số CAR của một số ngân hàng giai đoạn 2009 -2011........................................ 36
Bảng 2.7: Cấu phần tài sản của Ngân hàng trong Khu vực Châu Á Thái Bình Dương 37
Bảng 2.8: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của Việt Nam so với các nước
trong khu vực

39

Bảng 2.9: So sánh tỷ lệ ROA và ROE của các NHTMCP và toàn ngành.............................. 41
Bảng 2.10: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của Việt Nam so với

các quốc gia Châu Á Thái

Bình Dương............................................................................................................................. 43
Hình 3.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.......................................... 51

Bảng 3.2: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy................................................ 51
Bảng 3.3: Dữ liệu thống kê mô tả.......................................................................................................... 52


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tín dụng và huy động của hệ thống Tổ chức tín dụng................30
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tín dụng nền kinh tế so với GDP ở một số nước ASEAN (%)..............32
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu.............................................. 35
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng......................................................................... 38
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của một số Ngân hàng trong năm 2012........................................... 38
Biểu đồ 2.6: Kết quả HQTC của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2006 – 2012................41


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Kết quả hồi quy mô hình khả năng sinh lợi của NHTM Malaysia
Phụ lục 02: Kết quả hồi quy nghiên cứu đo lường hiệu quả tài chính của các NHTM
Kenya
Phụ lục 03: Tổng hợp hướng tác động của các biến trong các nghiên cứu về hiệu
quả tài chính tại nước ngoài
Phụ lục 04: Kết quả hồi quy nghiên cứu hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam
Phụ lục 05: Các thương vụ mua lại cổ phần của NHTMCP Việt Nam
Phụ lục 06: Tổng hợp các nhóm chỉ tiêu phân tích CAMELS
Phụ lục 07: Kết quả ma trận tương quan
Phụ lục 08: Kết quả hồi quy chỉ bao gồm các yếu tố nội tại của ngân hàng với biến
phụ thuộc ROA
Phụ lục 09: Kết quả hồi quy chỉ bao gồm các yếu tố nội tại của ngân hàng với biến
phụ thuộc ROE
Phụ lục 10: Kết quả hồi quy chỉ bao gồm các yếu tố nội tại của ngân hàng với biến
phụ thuộc NIM
Phụ lục 11: Kết quả hồi quy bao gồm các yếu tố nội tại của ngân hàng và biến vĩ mô

với biến phụ thuộc ROA
Phụ lục 12: Kết quả hồi quy bao gồm các yếu tố nội tại của ngân hàng và biến vĩ mô
với biến phụ thuộc ROE
Phụ lục 13: Kết quả hồi quy bao gồm các yếu tố nội tại của ngân hàng và biến vĩ mô
với biến phụ thuộc NIM
Phụ lục 14: Tổng hợp hướng tác động của các biến độc lập đối với biến HQTC
Phụ lục 15: Danh sách các ngân hàng TMCP Việt Nam được chọn trong mô hình
định lượng
Phụ lục 16: Dữ liệu sử dụng cho mô hình định lượng


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiêu cứu:
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế Giới (WTO), đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội phát triển hơn và gặt hái được
những thành công đáng kể đối với toàn nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói
riêng.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải nâng cao năng
lực cạnh tranh, hoàn thiện khung pháp lý, các chuẩn mực an toàn hoạt động nhằm giảm
dần khoảng cách và đáp ứng các yêu cầu của các chuẩn mực của ngân hàng quốc tế.
Đồng thời trang bị những tiền đề tốt nhất và vững vàng nhất để đối mặt với những rủi ro
có khả năng gia tăng trong hoạt động ngân hàng trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh
quốc tế,
Sức khỏe của một ngân hàng được đánh giá bằng chính năng lực và HQTC của
ngân hàng đó. Sức khoẻ tài chính của ngân hàng không những đảm bảo an toàn cho
người gửi tiền mà nó có ý nghĩa quan trọng đối với các cổ đông, các nhân viên ngân
hàng và đối với toàn bộ nền kinh tế. Như vậy dưới góc độ nội bộ ngân hàng, việc nghiên

cứu HQTC và các nhân tố tác động đến HQTC là quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối
với các nhà quản lý của ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định điều hành nhằm
mang lại lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng và điều đó càng quan trọng hơn trong giai đoạn
hiện nay – giai đoạn mà các ngân hàng phải tự cấu trúc bộ máy hoạt động của chính
mình để theo kịp với tư duy phát triển của kinh tế toàn cầu.
Xuất phát từ tính cấp thiết của yêu cầu nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu với
tên gọi“ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của Ngân hàng
TMCP Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn của mình.
Như vậy, với việc nghiên cứu thành công, kết quả nghiên cứu sẽ mang lại những
đóng góp sau:
 Cấp độ vi mô: Nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để các nhà quản trị và điều hành

ngân hàng xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của ngân hàng và
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Để từ đó, có thể đưa ra những quyết định


2
hợp lý mang tính hiệu quả giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động,
tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thương hiệu.
 Cấp độ vĩ mô: Nghiên cứu là cơ sở khoa học để Chính phủ và NHNN xác định

được các yếu tố vĩ mô tác động đến HQTC của các NHTMCP. Từ đó, có thể đưa
ra những chính sách vĩ mô kịp thời và hợp lý nhằm xây dựng hệ thống ngân
hàng vững chắc, đảm bảo việc kinh doanh lành mạnh và hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC
của các NHTMCP Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc phân tích HQTC của
các NHTMCP và ý nghĩa của việc phân tích các nhân tố tác động đến HQTC của các

NHTMCP. Trên cơ sở lý luận đó, đánh giá thực trạng HQTC của các NHTMCP Việt
Nam và sử dụng mô hình phân tích định lượng nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố tác động đến HQTC của các NHTMCP. Đồng thời, đề xuất một
số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao HQTC của các NHTMCP Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung vào việc nghiên cứu HQTC của 29 NHTMCP tại Việt Nam với việc phân
tích đóng góp của các nhân tố tác động đến HQTC.
Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu gồm 29 NHTMCP được giải thích như sau: Tính
đến thời điểm 31/12/2012, Việt Nam có 38 NHTMCP trong đó có 09 NHTMCP không
có đầy đủ dữ liệu tài chính trong thời kỳ nghiên cứu năm 2006 – 2012 là NHTMCP Bắc
Á, NHTMCP Bảo Việt, NHTMCP Việt Nam Thương Tín, NHTMCP Tiên Phong,
NHTMCP Bưu Điện Liên Việt, NHTMCP Đại Tín (nay là NHTMCP Xây Dựng Việt
Nam), NHTMCP Bản Việt, NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu và NHTMCP Đại Á.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn khảo sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của 29 NHTMCP Việt Nam
trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2012. Nghiên cứu lựa chọn thời kỳ nghiên cứu
năm 2006 - 2012 bởi những lý do sau:
 Đây là giai đoạn đánh dấu Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế

(WTO) và nền kinh tế trong nước bước sang giai đoạn toàn cầu hóa với kinh tế
thế giới. Chính điều này đã tạo ra những tác động đến quá trình tự do hóa tài


3
chính nhằm nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các
NHTMCP tại Việt Nam;
 Là giai đoạn hệ thống Ngân hàng Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý, khung

chính sách cho việc phát triển nhằm giảm dần khoảng cách so với các chuẩn
mực Ngân hàng Quốc tế;

 Nguồn số liệu đầy đủ và có độ tin cậy cao nhằm phản ánh tốt kết quả nghiên cứu

khi đo lường.
5. Phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu nghiên cứu vấn đề HQTC của các NHTMCP Việt Nam. Do đó để
đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:


Phương pháp phân tích định tính: Trên cơ sở lý thuyết phân tích của hệ thống
phân tích CAMELS, bài nghiên cứu sẽ sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích
CAMELS. Đồng thời sử dụng các bảng số liệu, đồ thị để khái quát thực trạng tình
hình tài chính của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.



Phương pháp phân tích định lượng: Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác
động đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam và sử dụng mô hình hồi quy tuyến
tính bằng việc chạy thực nghiệm trên phần mềm Eviews 6.0 với kỹ thuật hồi quy
bảng (Panel Regression) để xây dựng và kiểm định các biến trong mô hình.



Dữ liệu phân tích được sử dụng trong nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập từ các
báo cáo được lấy từ các nguồn như sau:
 Đối với các số liệu vĩ mô: Dữ liệu được lấy từ nguồn báo cáo của NHNN, Quỹ

Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế Giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á,
……được công bố trong giai đoạn 2006 – 2012.
 Đối với số liệu vi mô: Dữ liệu được lấy từ các báo cáo tài chính và báo cáo


thường niên của 29 NHTMCP Việt Nam được công bố chính thức trên website
của các ngân hàng trong giai đoạn 2006 – 2012.
6. Bố cục của nghiên cứu:

Nội dung của Luận văn gồm có 04 Chương:
CHƯƠNG 1: Lý luận về việc HQTC của NHTMCP
CHƯƠNG 2: Thực trạng về HQTC của các NHTMCP Việt Nam


4
CHƯƠNG 3: Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến HQTC của
NHTMCP Việt Nam
CHƯƠNG 4: Giải pháp nâng cao HQTC của các NHTMCP Việt Nam


5

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1. Tổng quan về hiệu quả tài chính của NHTMCP:
1.1.1. Khái niệm hiệu quả tài chính:
Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục
tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có được kết quả trong những
điều kiện nhất định. Hiệu quả được phân thành 02 nhóm phân tích, cụ thể:
 Hiệu quả tuyệt đối (hiệu quả = kết quả nhận được theo hướng mục tiêu – chi phí

bỏ ra) cho phép đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp trên cả phương diện chiều
rộng và chiều sâu.

 Hiệu quả tương đối (hiệu quả = kết quả nhận được theo hướng mục tiêu/chi phí

bỏ ra) cho phép so sánh hiệu quả của các doanh nghiệp có quy mô khác nhau,
các kỳ khác nhau.
Khi xem xét hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức, các nhà phân
tích thường đánh giá và xem xét qua nhiều khía cạnh khác nhau như quản trị, tài chính
và kinh tế. Trên khía cạnh tài chính, HQTC còn được gọi là hiệu quả sản xuất – kinh
doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh
nghiệp, phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế.
Xét về khía cạnh ngân hàng, HQTC là một khái niệm rất rộng, phản ánh kết quả
hoạt động kinh doanh và đầu tư của một ngân hàng với các yếu tố nội tại của chính ngân
hàng trong môi trường kinh tế - xã hội nhất định. HQTC là kết quả hoạt động kinh doanh
có xét đến các yếu tố chi phí trong quá trình hoạt động. Để đánh giá HQTC, người ta
thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu gồm lợi nhuận, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản
(ROA), tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), giá trị gia tăng (VA),….
Như vậy, HQTC của các NHTM là một phạm trù hiệu quả kinh tế - tài chính, phản
ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của các NHTM; là khả năng đạt được mục tiêu


6
kinh doanh của NHTM trên cơ sở thiết lập, tổ chức điều hành chiến lược, chính sách và
các chương trình hoạt động kinh doanh.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của NHTMCP:
1.1.2.1. Các báo cáo tài chính của NHTMCP:
Đo lường và đánh giá HQTC của bất kỳ tổ chức hay NHTMCP nào thì trước tiên
nhà phân tích phải quan tâm đến hệ thống báo cáo tài chính.
Cũng giống như bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, hệ thống báo cáo tài chính của
NHTM bao gồm 04 biểu mẫu:
 Bảng cân đối kế toán (hay bảng tổng kết tài sản): Là một báo cáo tài chính tổng


hợp phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng dưới hình thức tiền
tệ tại một thời điểm nhất định.
 Báo cáo kết quả kinh doanh: Phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả

kinh doanh trong suốt một kỳ của ngân hàng.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình

thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của ngân hàng.
 Thuyết minh báo cáo tài chính: Là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài

chính của ngân hàng nhằm giải thích và bổ sung thêm những thông tin về tình
hình hoạt động tài chính của ngân hàng trong kỳ mà các dữ liệu bằng số trong
các báo cáo tài chính khác không thể hiện hết được.
1.1.2.2. Phân tích CAMELS và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính của
NHTMCP:
Phân tích hiệu quả là một giai đoạn quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng,
là cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên nhân ảnh
hưởng đến chiến lược kinh doanh và kiến nghị những giải pháp xử lý, là cơ sở cho
những quyết định kịp thời và đúng đắn. Do đó, việc sử dụng các chỉ tiêu trong quá trình
phân tích và đo lường hiệu quả là cách thức phổ biến vì nó giúp cho người phân tích
đánh giá được hiệu quả bằng cách so sánh với giá trị đạt được và chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó.
Trong những thập kỷ gần đây, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IMF) đã đưa ra khung
phân tích CAMELS để đánh giá mức độ lành mạnh của từng định chế tài chính riêng rẽ


7
và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế và các quốc gia
đã vận dụng khung phân tích CAMELS để xếp hạng các ngân hàng về khả năng hoạt

động, khả năng cạnh tranh và khả năng chống đỡ với các rủi ro. Trong đó, thể hiện bao
hàm tính hiệu quả hoạt động. Khung phân tích CAMELS liên quan đến việc phân tích 06
nhóm các chỉ tiêu có tác động đến sức khỏe của các định chế tài chính gồm:
 Mức độ an toàn vốn: Capital Adequacy
 Chất lượng tài sản : Asset Quality
 Quản lý: Management
 Lợi nhuận: Earning
 Thanh khoản: Liquidity
 Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường: Sensitivity to Market Risk

Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng các chỉ tiêu nhằm đo lường, phân
tích và đánh giá sự tác động đến HQTC của NHTMCP. Các chỉ tiêu được được tác giả
sử dụng trong nghiên cứu là:
 Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy – CA):

Vốn chủ sở hữu là một trong những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng đến lợi nhuận của
ngân hàng. Nó là tấm đệm, làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng trong trường hợp
vốn huy động giảm bởi những nguyên nhân từ nền kinh tế hay những thông tin bất lợi
ảnh hưởng đến người gửi tiền.
Mức độ an toàn vốn (CA) là một chỉ tiêu thể hiện giá trị vốn chủ sở hữu của ngân
hàng được dùng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, nó
còn phản ánh khả năng chịu lỗ và rủi ro tài chính của ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ
CA cao tức là ngân hàng đó có khả năng chịu đựng mạnh mẽ được trước những rủi ro tài
chính và giảm sự cần thiết phải vay vốn hay huy động từ bên ngoài và sau đó sẽ làm cho
lợi nhuận gia tăng cao hơn. Đồng thời, mức độ an toàn vốn cao còn cho thấy sức mạnh
nội bộ của ngân hàng trước những thiệt hại của cuộc khủng hoảng kinh tế hay khủng
hoảng tài chính. Đồng thời, tỷ lệ thuận với khả năng phục hồi của các ngân hàng với các
tình huống khủng hoảng. Nó giúp cho các nhà quản lý sẽ linh hoạt hơn trong việc xử lý
các rủi ro và làm giảm nguy cơ vỡ nợ và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận bằng cách



8
định hướng kinh doanh và phát triển của các nhà quản trị. Từ đó, làm tăng lợi nhuận cho
ngân hàng.
 Chất lượng tài sản (Loan loss reserves to gross loans – LLR):

Tài sản ngân hàng là một biến cụ thể có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân
hàng. Tài sản ngân hàng bao gồm danh mục đầu tư tín dụng, tài sản cố định, khoản đầu
tư và các tài sản khác.
Hoạt động cho vay được xem là hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng.
Chất lượng của danh mục cho vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng
và nguy cơ mà ngân hàng phải đối mặt là những tổn thất phát sinh từ là các khoản nợ
quá hạn. Theo Dang (2011), kinh doanh tín dụng là khu vực dễ bị tổn thương đối với
nhiều Tổ chức tài chính và là nguyên nhân lớn nhất của các thất bại của các ngân hàng.
Do đó, chất lượng tài sản (LLR) chính là mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng và được
đo bằng tỷ lệ phần trăm của giá trị dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay.
Khi LLR cao nghĩa là chất lượng tài sản của ngân hàng kém và ngân hàng phải đối
mặt với nguy cơ rủi ro cao hơn. Từ đó, làm cho thu nhập từ lãi vay giảm. Đồng thời, làm
gia tăng các chi phí trong việc thu hồi khoản vay quá hạn. Vì vậy, làm giảm lợi nhuận
của ngân hàng. Mặt khác, nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo áp
lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng và điều này dẫn đến khủng hoảng
thanh khoản hoặc dẫn đến tình trạng rút tiền hàng loạt tại ngân hàng.
 Hiệu quả quản lý (Management Efficienct – ME):

Hiệu quả quản lý là một trong những yếu tố nội tại quan trọng xác định lợi nhuận
ngân hàng. Nó đều hiện diện trong các chỉ tiêu tài chính như tốc độ tăng trưởng tài sản,
tín dụng hay lợi nhuận. Chất lượng quản lý thường là những đánh giá chủ quan thông
quan hệ thống quản lý, tổ chức kỷ luật, hệ thống kiểm soát, chất lượng của nhân viên và
của những người đánh giá.
Theo Rahman và Cộng sự (2009), khả năng quản lý được thể hiện bằng cách triển

khai các biện pháp nhằm sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận
và tối thiểu hóa chi phí. Do đó, chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý được đo bằng chi
phí trên thu nhập.


9
 Quản lý thanh khoản (Liquidity Management – LM):

Thanh khoản là một yếu tố quyết định mức độ hoạt động của ngân hàng. Thanh
khoản là khả năng đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng đặc biệt là với
người gửi tiền. Có 02 lý do giải thích được tầm quan trọng của thanh khoản đối với ngân
hàng:
 Thứ nhất: Các ngân hàng cần phải có thanh khoản để đáp ứng được các nhu cầu

vay mới của khách hàng mà không cần phải thu hồi các khoản vay hay các
khoản đầu tư hiện tại.
 Thứ hai: Thanh khoản đáp ứng tất cả các nhu cầu tài chính hàng ngày của ngân

hàng do ngân hàng huy động tiền gửi ngắn hạn (lãi suất thấp) và cho vay số tiền
đó với kỳ hạn dài (lãi suất cao) nên có sự phân biệt khoảng cách giữa thời điểm
ngân hàng phải thanh toán và thời điểm nhận thanh toán.
Thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và nâng cao uy tín của
ngân hàng. Các vụ đổ vỡ ngân hàng trong cuộc Khủng hoảng tài chính Thế giới năm
2008 của các ngân hàng như Northen Rock, Lehman Brother,… đều có nguyên nhân đổ
vỡ từ việc thanh khoản kém chứ không phải là chất lượng tài sản có kém mới là nguyên
nhân trực tiếp.
1.1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích HQTC của NHTMCP:
Lợi nhuận của NHTMCP là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu
phải thu trừ đi các khoản chi phí phải trả hợp lý và hợp lệ. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp
đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTMCP. Có rất nhiều cách để đo lường lợi nhuận

của NHTM và chỉ số tài chính là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Các chỉ tiêu
tài chính cho phép người phân tích giải thích được các ngân hàng dữ liệu tài chính và
thông tin kế toán. Mặt khác, còn cung cấp được cho người phân tích một sự hiểu biết sâu
sắc hơn về tình hình tài chính của NHTMCP và giúp cho việc đánh giá hiệu quả của
ngân hàng. Hơn nữa, việc sử dụng chỉ tiêu tài chính còn giúp cho việc so sánh giữa các
ngân hàng có quy mô khác nhau thông qua việc so sánh các chỉ tiêu trung bình ngành.
Do đó, các chỉ số tài chính về lợi nhuận luôn là điểm hấp dẫn đối với các nhà phân tích.
Theo nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng (2012) về việc nghiên cứu
HQTC của các NHTM tại Malaysia đưa ra các chỉ tiêu đánh giá như sau:


10
 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA):
ROA =

Thu nhập ròng

Tổng tài sản

ROA là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của 1 đồng tài sản có tại ngân hàng
và khả năng quản lý các chi phí tiền gửi một cách hợp lý để đầu tư các tài sản nhằm
mang lại lợi nhuận. Giá trị ROA càng cao thì ngân hàng tạo ra nhiều lợi nhuận. Đây là
một trong những chỉ tiêu cơ bản được các nhà phân tích ngân hàng sử dụng vì:
 Phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản.
 Tạo ra sự kết nối các kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư của

ngân hàng bất kể ngân hàng đã dùng nguồn vốn nào để phục vụ cho các hoạt
động kinh doanh và là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân
hàng, cho thấy khả năng trong việc chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập
ròng.

Do đó, ROA là chỉ tiêu tài chính toàn diện để đo lường HQTC của các ngân hàng.
 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE =

Thu nhập ròng

Vốn chủ sở hữu bình quân

ROE được xác định bằng việc lấy thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu. Đồng thời,
ROE chính là chỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng tạo lợi nhuận của vốn chủ sở hữu. Nó cho
thấy hiệu quả của ngân hàng trong việc quản lý và sử dụng vốn của các cổ đông, khi
ROE cao ngụ ý rằng ngân hàng đã tạo được những thành quả trong việc quản lý và tạo ra
doanh thu cho các cổ đông.
Hơn nữa, mối quan hệ giữa ROA và ROE được thể hiện thông qua công thức:

ROE =

=

ROA ×

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Nhìn vào công thức trên, ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa ROA và ROE.
Nếu ROE quá lớn so với ROA có nghĩa là vốn tự có chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng
nguồn vốn, ngân hàng đã huy động vốn nhiều để cho vay. Từ đó cho thấy, thu nhập của


11
một ngân hàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản (sử dụng nhiều nợ hay vốn

chủ sở hữu). Như vậy, đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự cân nhắc trong việc sử dụng
nguồn vốn hoạt động của ngân hàng mình nhằm điều chỉnh giữa vốn tự có so với vốn
huy động một mặt đảm bảo được tính an toàn cho hoạt động ngân hàng, mặt khác gia
tăng lợi nhuận cho chính ngân hàng mình.
Tóm lại, ROE là chỉ tiêu quan trọng nhất về chỉ tiêu lợi nhuận và tiềm năng phát
triển của ngân hàng. ROE có xem xét đến chi phí huy động vốn và là sự kết hợp giữa
hoạt động kinh doanh, đầu tư và các quyết định huy động vốn của nhà đầu tư.
 Tỷ lệ lãi suất biên (NIM):Thu nhập lãi − Chi phí lãi
NIM =

Tổng tài sản

NIM là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời cơ bản từ hoạt động cho vay của ngân
hàng theo mức tài sản có bình quân. Thu nhập lãi của ngân hàng được đề cập là giá trị
thu nhập mà ngân hàng nhận được từ giá trị tài sản có như tiền lãi của các khoản vay, tài
khoản thấu chi, tài trợ thương mại,…. Chi phí lãi vay là số tiền lãi mà ngân hàng phải trả
bao gồm các khoản huy động và các khoản phải trả khác (tức tài sản nợ).
Hoạt động của ngân hàng liên quan đến các hoạt động cho vay và tiền gửi, thông
thường ngân hàng sẽ huy động tiền gửi của Khách hàng với mức lãi suất thấp và dùng số
tiền này để cho vay hoặc thực hiện các nghiệp vụ đầu tư với mức lãi suất cao hơn. Chính
vì vậy, NIM càng cao càng có lợi cho ngân hàng vì tỷ lệ lãi tạo ra trên tài sản có sinh lời
của ngân hàng là cao.
Việc sử dụng chỉ tiêu NIM giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có cơ sở để dự báo
trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời
và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
Ngoài ra, đối với việc phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết, các
nhà phân tích còn sử dụng các chỉ tiêu đặc thù để phân tích hiệu quả của các Doanh
nghiệp niêm yết như:
 Chỉ số P/E của cổ phiếu = giá thực tế của cổ phiếu/thu nhập của cổ phiếu. Chỉ


tiêu thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường của mỗi cổ phiếu so với mệnh giá
của chúng. Chỉ tiêu này càng cao thì càng cho thấy doanh nghiệp có khả năng tài


12
chính mạnh và triển vọng kinh doanh tốt. Điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư
nhiều hơn.
Chỉ số P/E thường phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng của cổ
phiếu hơn là kết quả kinh doanh đã qua. Các nhà phân tích thường so sánh P/E
của các doanh nghiệp cùng ngành, nếu chỉ số P/E cao hơn bình quân tức là thị
trường kỳ vọng doanh nghiệp sẽ gia tăng hiệu quả trong thời gian sắp tới. Tuy
nhiên, chỉ số P/E cao thường ám chỉ một mức độ rủi ro lớn và rủi ro hàm ý một
cơ hội thu lợi nhuận lớn hơn. Những cổ phiếu này thường nhạy cảm với thông
tin còn những cổ phiếu có P/E thấp thì không.
 Thu nhập một cổ phiếu (EPS) = lợi nhuận sau thuế/số lượng cổ phiếu đang lưu

hành. Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi cổ phiếu thì mang lại lợi nhuận bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ giá trị cổ phiếu
trên thị trường.
 Cổ tức của một cổ phiếu phổ thông (DPS) = Tổng cổ tức của cổ phiếu phổ

thông/Số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của NHTMCP:
HQTC là điều kiện quyết định đến sự tồn tại của bất kỳ tổ chức kinh doanh và đặc
biệt quan trọng trong quá trình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Do đó, để nâng cao
HQTC đòi hỏi các ngân hàng phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC.
Chính điều này sẽ tạo cơ sở cho công tác quản trị tài chính ngân hàng bởi vì các ngân
hàng luôn muốn nâng cao HQTC của mình nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu
tư, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Cũng giống như bất kỳ hoạt động của một tổ chức nào, hoạt động ngân hàng nói

chung đều chịu sự tác động qua lại, phối hợp lẫn nhau giữa các nhân tố ngoại vi hay còn
gọi là nhân tố vĩ mô và của các nhân tố được tạo ra của chính bản thân ngân hàng đó. Và
dưới đây là những phân tích về các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến HQTC của
NHTMCP:
1.1.3.1. Những nhân tố thuộc môi trường vi mô:
HQTC phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được đo lường
thông qua các chỉ tiêu khả năng sinh lời (Return on Assets – ROA), khả năng sinh lời


13
của vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) và các chỉ tiêu khác (nếu có) theo quan
điểm của người phân tích.
Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vi mô là các nhân tố bên trong nội bộ của
chính NHTMCP ảnh hưởng đến HQTC cụ thể như:
 Cấu trúc tài chính của NHTMCP:

Là cơ cấu nguồn vốn mà ngân hàng huy động để tài trợ cho các tài sản của mình.
Cấu trúc tài chính được đo lường thông qua các chỉ tiêu như tỷ suất nợ, tỷ suất tự tài trợ
hay tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Như chúng ta đã biết, hoạt động ngân hàng
là một trong những hoạt động kinh doanh nhạy cảm với thông tin và rủi ro cao. Do đó,
nếu một ngân hàng mà có cấu trúc tài chính lành mạnh, đảm bảo an toàn cho hoạt động
kinh doanh và đáp ứng các nhu cầu phát triển sẽ làm động lực thúc đẩy, gia tăng sự tăng
trưởng, quy mô hoạt động,….và hạn chế rủi ro kinh doanh. Chính điều này làm gia tăng
HQTC của NHTMCP trên các phương diện như:
 Gia tăng khả năng sinh lời thể hiện tính hiệu quả của đồng vốn kinh doanh;
 Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của ngân hàng trong trường hợp nợ

xấu gia tăng thì với tiềm lực tài chính mạnh của mình, các ngân hàng sẽ sử dụng
dự phòng rủi ro để bù đắp các tổn thất nhằm hạn chế phần nào những thiệt hại
đối với ngân hàng.

Mối liên hệ giữa cấu trúc tài chính đến HQTC của ngân hàng được thể hiện thông
qua mô hình Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown được sử dụng cực kỳ rộng
rãi trong việc phân tích báo cáo tài chính đến năm 1970. Sơ đồ cây Dupont trong phân
tích báo cáo tài chính:

ROE =

=

ROA ×

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Như vậy, để tăng ROE của ngân hàng, có thể thực hiện các giải pháp tăng hiệu quả
hoạt động ROA hoặc tăng tỷ số nợ (khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả). Khi vượt qua
điểm hoà vốn, đòn bẩy tài chính có tương quan thuận với HQTC. Như vậy, thông qua
việc xây dựng cấu trúc vốn hợp lý, tối ưu để nâng cao hơn nữa HQTC của ngân hàng.


14
 Năng lực quản trị và điều hành:

Các NHTMCP – Bản thân chúng cũng là các doanh nghiệp song là các doanh
nghiệp đặc biệt. Do vậy, hoạt động quản trị ngân hàng không những tác động đến giá trị
của ngân hàng và giá vốn của họ mà còn tác động đến giá vốn của các doanh nghiệp và
các khách hàng mà họ cho vay vốn. Công tác quản trị ngân hàng sẽ tác động trực tiếp
không chỉ đến giá trị của ngân hàng mà còn tới vị thế và uy tín của ngân hàng.
Năng lực quản trị và điều hành của ngân hàng tác động đến khả năng chấp nhận rủi
ro và là thước đo cho khả năng chống đỡ của ngân hàng trước những biến động của nền
kinh tế. Và điều đó được thể hiện ở bộ máy tổ chức, trình độ lao động, chiến lược và

mục tiêu kinh doanh. Như vậy, một ngân hàng có năng lực quản trị và điều hành tốt sẽ
làm giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng đầu vào với chi phí thấp
nhất tạo ra sản phẩm đầu ra với giá trị cao nhất. Từ đó, sẽ làm gia tăng hiệu quả lợi
nhuận của ngân hàng, gia tăng vị thế và hình ảnh của ngân hàng ở hiện tại và tương lai.
 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin:

Trong các thập niên vừa qua, công nghệ thông tin được xem như là xu hướng chính
trong hoạt động ngân hàng hiện đại. Với việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ
được lựa chọn là phù hợp sẽ đảm bảo cho sự phát triển công nghệ tin học ngân hàng
đúng hướng, là yếu tố giúp các NHTMCP tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, tăng
cường năng lực và hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP. Mặt khác, còn giúp cho việc
đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tăng vòng quay tiền tệ và nâng cao hiệu quả đồng vốn của
xã hội.
 Trình độ và chất lượng người lao động:

Từ xưa đến nay, con người luôn luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh của bất kỳ tổ chức nào. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ
chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức.
Giá trị hàng hóa được cấu thành bởi 02 bộ phận là giá trị dịch chuyển và giá trị gia
tăng. Trong đó, giá trị dịch chuyển là giá trị của các yếu tố sản xuất và được chuyển hóa
vào giá trị vốn có của sản phẩm còn giá trị gia tăng chính là phần chênh lệch giữa giá trị
hàng hóa với giá trị chuyển dịch, phần giá trị này cơ bản là do lao động sáng tạo ra.


×