Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC IIHAI BÀ TRƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.6 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC IIHAI BÀ TRƯNG
I. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II -
HAI BÀ TRƯNG
1.
Khái quát chung về ngân hàng.
Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực II - Hai Bà Trưng thuộc hệ
thống Ngân hàng công thương Việt Nam, hoạt động chủ yếu trên hai lĩnh vực
Công nghiệp và Thương nghiệp. Có nhiều đơn vị kinh tế quốc doanh lớn
như: Xí nghiệp liên hợp sợi dệt kim Hà Nội, nhà máy dệt 8 /3, công ty bánh
kẹo Hải Hà, xí nghiệp đóng tầu Hà Nội, tổng công ty Xăng dầu .. . và nhiều
công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã. Ngoài ra quận Hai
Bà Trưng còn là nơi tập trung đông dân cư, quận có 3 khu chợ thuộc loại lớn
của thành phố, nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh khá phát triển như Chợ
Hôm, Chợ Mơ, Chợ Trương Định. Cho nên có thể nói chi nhánh Ngân hàng
công thương khu vực II - Hai Bà Trưng có rất nhiều thuận lợi trong hoạt
động kinh doanh.
Về cơ cấu tổ chức, chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực II - Hai
Bà Trưng gồm có 10 phòng:
+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng kinh doanh đối ngoại
+ Phòng thông tin điện toán
+ Phòng kế toán
+ Phòng kho quỹ
+ Phòng kiểm soát
+ Phòng nguồn vốn
+ Phòng tiếp dân
+ Tổ cân đối tổng hợp
+ Phòng giao dịch ( ở chợ Hôm, chợ Mơ và Trương Định ).
Ngoài ra hoạt động của chi nhánh Ngân hàng còn được thực hiện thông


qua 11 quỹ tiết kiệm và 3 của hàng vàng bạc đá quý. Cùng với đội ngũ cán
bộ hơn 300 người với hơn 60% có trình độ đại học và cao đẳng, trong những
năm qua hoạt động của chi nhánh đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Song song với quá trình đổi mới toàn diện hệ thống Ngân hàng, chi
nhánh Ngân hàng công thương - Hai Bà Trưng đã không ngừng phấn đấu để
tự khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng
vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch,
đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng thường xuyên tăng
cường mở rộng quy mô nguồn vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá đất nước, từng bước thay đổi tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng
như nâng cao về mặt trình độ, nghiệp vụ nhằm hoà nhập với hệ thống Ngân
hàng thế giới.
2. Tình hình hoạt động chung của chi nhánh trong những năm vừa
qua
2.1 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng công thương Hai Bà
Trưng
Thực hiện phương châm đi vay để cho vay, ban Giám đốc chi nhánh
luôn luôn coi trọng công tác huy động vốn để đảm bảo qui mô nguồn vốn
tiếp tục tăng trưởng theo kế hoạch đã định. Ngân hàng công thương - Hai Bà
Trưng đã và đang mở rộng mạng lưới giao dịch một cách mạnh mẽ từ các
khu trung tâm kinh tế cho tới các địa bàn mới. Kết hợp với các biện pháp
đổi mới linh hoạt, đa dạng hoá các hình thức huy động, tạo điều kiện cho
khách hàng tham gia vào Ngân hàng thông qua nhiều hình thức như: Tiền gửi
tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu.. . Trong công tác thanh toán chi nhánh
cũng rất nỗ lực cải tiến đơn giản hoá các thủ tục thực hiện, thực hiện tốt
chính sách khách hàng, cùng với thái độ phục vụ văn minh lịch sự chi nhánh
đã tạo dựng một hình ảnh tương đối tin cậy và uy tín trong con mắt khách
hàng. Đó là những tiền đề cơ bản, tạo điều kiện cho chi nhánh những năm
vừa qua luôn đảm bảo được nguồn vốn dồi dào, đáp ứng nhu cầu phát triển

kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đồng thời còn đảm bảo
nguồn vốn điều chuyển về Ngân hàng công thương Việt Nam theo kế hoạch.
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng có
thể khái quát qua bảng sau:
NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001
Tăng giảm %
1999
với
1998
2001
với
2000
* Tổng nguồn vốn huy
động
825691 932000 1211000 12,9% 29,9%
- Tiền gửi các tổ chức
kinh tế
344302 342000 399000 - 0,7% 16,7%
- Tiền gửi dân cư 481389 590000 812000 22,6% 37,6%
- Huy động bằng VNĐ 810167 869200 993000 7,3% 14,2%
- Huy động bằng ngoại
tệ ( quy đổi )
15524 62800 218000 304,6% 247,1%
( Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 1999,2000,2001 )
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được tình hình huy động vốn của
Ngân hàng khá tốt, luôn tăng đều qua các năm. Như tổng nguồn huy động
năm 2000 hơn 96 là 12,9%, tổng năm 2001 hơn năm 2000 là 29,9 %.

* Công tác quản lý tiền gửi dân cư: Được thực hiện nghiêm túc thường
xuyên bằng nhiều hình thức kiểm tra, đối chiếu công khai.. . Thông qua đó
đã kịp thời chỉ đạo các quỹ tiết kiệm thực hiện đúng quy trình chế độ nghiệp
vụ, khắc phục các sai sót đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi dân cư
và các giấy tờ quan trọng, nâng cao uy tín của Ngân hàng với khách hàng.
* Từ tình hình huy động vốn của Ngân hàng nêu trên ta thấy được
Ngân hàng đã thực hiện tốt nghiệp vụ huy động vốn của mình, tạo được lòng
tin với người dân, tạo được vị trí của mình trên thị trường, đảm bảo được
nguồn dồi dào, đáp ứng thoả mãn nhu cầu hoạt động kinh doanh tín dụng của
chi nhánh. Ngoài ra thường xuyên thực hiện vượt mức kế hoạch điều chuyển
vốn về Ngân hàng Công thương Việt Nam để hỗ trợ cho các địa phương có
nhu cầu phát triển tín dụng nhưng thiếu vốn.
2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư tại Ngân hàng công thương Hai Bà
Trưng.
Thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo của thống đốc Ngân hàng Nhà
Nước và của Tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam, trong những
năm vừa qua hoạt động tín dụng tại chi nhánh đã vượt qua được những khó
khăn thử thách để ổn định và tiếp tục phát triển. Hoạt động của hội đồng tín
dụng đã được chú trọng và tích cực hơn, vì vậy tín dụng tăng trưởng lành
mạnh, chất lượng tín dụng đã được nâng lên, không có nợ quá hạn mới phát
sinh. Chi nhánh đã tập trung đầu tư vốn có hiệu quả, đúng hướng, đúng đối
tượng cho các thành phần kinh tế nhất là kinh tế quốc doanh, thực sự đem
lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Ta có thể thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
trong những năm vừa qua:
Doanh số cho vay năm 2001 giảm 20.545 triệu đồng tức ( -2,9% ) so
với năm 97, và tổng doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ 4,5% tức
31.004 triệu đồng trong tổng doanh số cho vay. Như vậy có thể thấy rõ tình
hình cho vay trung dài hạn của Ngân hàng không cao, mặc dù Ngân hàng đã
chú trọng đến việc nâng cao doanh số cho vay trung dài hạn nhưng do năm

vừa qua nền kinh tế có nhiều biến động mạnh, hơn nữa việc đầu tư trung dài
hạn bị hạn chế bởi lý do các xí nghiệp bị nợ đọng quá lớn hoặc thiếu các dự
án khả thi.. . lý do thứ hai là chính sách tài chính của Nhà nước thông qua
công cụ chính sách thuế và chính sách lãi suất chưa khuyến khích được
doanh nghiệp tập chung đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ.
Bảng dư nợ và nợ quá hạn cho ta thấy đến 31/12/2001 dư nợ trung dài
hạn là 34.108 triệu đồng, chiếm 10,1% trong tổng dư nợ, giảm so với năm
2000 là 19.494 triệu đồng ( do khoanh nợ trung hạn của công ty dệt 8/3 theo
quyết định của chính phủ là 1.182.224 USD )
Tuy nợ quá hạn đã giảm ( năm 2001 chỉ chiếm 4,4% trong tổng dư nợ)
nhưng doanh số cho vay và tổng dư nợ trong năm qua giảm và tình hình cho
vay trung - dài hạn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng dư nợ. Vậy nguyên nhân tại
sao và làm thế nào để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời là một hoạt động cần
thiết.
3. Hoạt động thẩm định dự án tại Ngân hàng công thương Hai Bà
Trưng
Trong thời kỳ bao cấp Ngân hàng hoàn toàn thực hiện nghiệp vụ cấp
phát vốn cho các dự án, công trình đã được bố trí theo kế hoạch đầu tư hàng
năm của Nhà nước. Ngân hàng luôn được các cơ quan cung ứng nguồn đảm
cân đối vững chắc về mặt tài chính.
Đối với các dự án này Ngân hàng chỉ tham gia vào việc thẩm định với
tư cách là một thành viên cùng các bộ các ngành chủ quản. Như vậy việc
thẩm định chưa được coi trọng về phía Ngân hàng, không xác định được sự
phụ thuộc trực tiếp giữa việc cấp phát vốn và việc tính toán hiệu quả vốn
đầu tư, mọi việc hoàn toàn dựa vào kế hoạch của Nhà nước rót từ trên
xuống. Lúc này Ngân hàng chỉ đóng vai trò một máy bơm thực hiện việc cấp
phát vốn theo kế hoạch mà không gắn liền với hiệu quả kinh tế.
- Từ khi thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập được ban hành và áp
dụng thì cũng là lúc Ngân hàng được giao toàn quyền sử dụng vốn, tổ chức
kinh doanh gắn liền với hiệu quả kinh tế. Mọi dự án đầu tư đều được thực

hiện theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi, thu hẹp đối tượng cấp phát vốn
đầu tư từ Ngân sách nhà nước, coi trọng hiệu quả đầu tư, quy định rõ trách
nhiệm hoàn trả vốn đầu tư, xác định rõ hơn chủ đầu tư để đảm bảo thu hồi
vốn và lãi. Chính vì vậy sau khi thực hiện cơ chế cho vay có hoàn trả này
Ngân hàng phải tăng cường nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư về
cả tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - chủ đầu tư cũng như
các khía cạnh đầu tư của dự án để từ đó đưa ra quyết định cho vay có lãi,
góp phần nâng cao tính tự chủ linh hoạt cho các hoạt động của mình, từng
bước hoà nhập với cơ chế mới.
Hiện nay mục tiêu góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển sản
xuất ngày càng cao của nền kinh tế. Việc đầu tư vốn trung và dài hạn cho
các thành phần kinh tế là tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc tăng
trưởng kinh tế của từng doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. Chi
nhánh rất quan tâm đến lĩnh vực này và sẵn sàng đầu tư vốn cho dự án có
hiệu quả, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước và địa
phương, trên nguyên tắc tất cả các dự án xin vay đều phải được thẩm định
kỹ càng trước khi duyệt cho vay. Tuy nhiên tình hình nợ quá hạn tại Ngân
hàng công thương Hai Bà Trưng vẫn đến mức đáng quan tâm, chiếm tới 6,1%
tổng dư nợ năm 2000. Tuy năm 2001 đã giảm xuống 4,4% nhưng hãy còn
cao. Chính vì lẽ đó đòi hỏi chi nhánh phải luôn tăng cường đổi mới nâng cao
chất lượng thẩm định góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Do đặc điểm trên địa bàn phục vụ của chi nhánh có nhiều doanh
nghiệp quốc doanh trung ương cũng như địa phương hoạt động trong nhiều
lĩnh vực khác nhau: Công ty thuộc ngành dệt, sản xuất bánh kẹo, sản xuất
kinh doanh vật liệu xây dựng, các công ty xây dựng và sửa chữa .. . Nhu cầu
vốn ở khu vực này lớn cả về vốn trung và dài hạn lẫn vốn ngắn hạn. Nên vốn
của chi nhánh đầu tư vào khu vực này chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó,
ngoài việc đầu tư vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh chi nhánh cũng rất
quan tâm cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh. Nhưng để đảm bảo an
toàn vốn và thực hiện cơ chế tín dụng hiện hành, tốc độ đầu tư vốn cho khu

vực này đang chững lại có xu hướng giảm dần. Chi nhánh đã và đang chú
trọng đầu tư trung dài hạn cho các xí nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả
nhằm nâng dần cơ cấu vốn đầu tư trung và dài hạn tăng lên trong tổng dư
nợ. Vốn của chi nhánh đã thực sự góp phần tăng trưởng về mặt kinh tế và
đạt hiệu quả về mặt xã hội. Dưới đây có một số dự án mà chi nhánh có
tham gia đầu tư vốn trong những năm gần đây:
+ Với xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà Nội Ngân hàng đã đầu tư
10,438 tỷ VNĐ để xây dựng nhà máy may thêu Đông Mỹ đã đi vào sản xuất
cuối quý IV/ 1998
+ Với công ty bánh kẹo Hải Hà Ngân hàng đã đầu tư một dây chuyền
sản xuất bánh quy dòn của ITALYA với số vốn 855.000 USD và một dây
chuyền sản xuất đường Glucoxiro trị giá 1,425 tỷ VNĐ và bắt đầu đi vào
hoạt động từ năm 1999
+ Công ty cầu đường 56 được đầu tư 4,5 tỷ VNĐ để mua máy móc
thiết bị đổi mới công nghệ dây chuyền nghiền đá vào năm 2000 .. .
.. .
Chúng ta thấy các dự án đầu tư thuộc diện quản lý và xem xét của
Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng chủ yếu là hình thức trang bị lại thiết
bị kỹ thuật, cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh nên thời hạn đầu tư
thường ngắn từ 3
÷
5 năm ( thuộc diện tín dụng trung hạn ). Phương thức
này giúp cho Ngân hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh, tính an toàn và
chính xác của món vay đầu tư là tương đối cao. Mặt khác do quy mô dự án
đầu tư không lớn nên cũng có tác động đến quy trình, nội dung và chỉ tiêu
thẩm định các dự án đầu tư của Ngân hàng.
Quá trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng công thương khu vực
II - Hai Bà Trưng sẽ được minh hoạ thông qua việc xem xét quá trình thẩm
định một dự án cụ thể.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II - HAI BÀ TRƯNG
Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng, em
đã tìm hiểu thực trạng công tác thẩm định dự án của Ngân hàng qua nhiều dự
án, đã nắm được các thành tựu đạt được của Ngân hàng và bên cạnh đó cũng
có những tồn tại và nguyên nhân của nó. Em xin trình bày ở phần sau. Còn
phần thực trạng do hạn chế của một luận văn vì vậy em xin trình bày một dự
án theo em là cơ bản nhất khái quát thực trạng công tác thẩm định dự án
tại Ngân hàng.
Dưới đây là minh hoạ về quá trình thẩm định một dự án đầu tư ở Chi
nhánh Ngân hàng công thương II - Hai Bà Trưng để giúp ta có phần nào hiểu
thêm công tác thẩm định tại chi nhánh:
Tên dự án: Đầu tư thiết bị lẻ một dây chuyền nghiền sàng đá.
1.
Thẩm định về hồ sơ xin vay.
Khi lập hồ sơ vay vốn công ty xây dựng công trình 56 gửi tới Ngân
hàng các tài liệu sau:
+ Đơn xin vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.
+ Công văn số 336 CV ngày 12/5/2000 của công ty 56 có xác nhận của
cấp chủ quản.
+ Quyết định số 672 QĐ/QPKT ngày 20/8/1999 của tổng cục CNQP và
kinh tế.
+ Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác số 597/HĐKT.
+ Dự án vay vốn 33/TC 20/1/97.
+ Hợp đồng số 56/CM 2/2000 ngày 28/5/2000 ký giữa công ty COMEC
và tổng công ty Thành An.
+ Dự án tổng thể dây chuyền khai thác chế biến đá tổng 14.760 tỷ số
354 KH ngày 1/7/1999 của XN 897
+ Và một vài tài liệu khác.
2.Thẩm định doanh nghiệp vay vốn.
Sau khi nghiên cứu bộ hồ sơ xin vay của công ty dây dựng công trình

56 và các tài liệu có liên quan cán bộ thẩm định đưa ra kết luận.
- Công ty xây dựng công trình 56 thuộc tổng công ty Thành An - Bộ
quốc phòng, được thành lập từ năm 1959. Năm 1999 được sát nhập và đổi
tên theo QĐ số 464 ngày 17/4/1999 của bộ quốc phòng.
- Đăng ký kinh doanh số 110786 ngày 10/6/1999 do uỷ ban kế hoạch
thành phố Hà Nội cấp.
- Giấy phép hành nghề xây dựng số 292 ngày 1/11/1996 do bộ xây
dựng cấp.
- Ngành nghề kinh doanh: Xây lắp và nhận thầu thi công các công
trình công nghiệp, dân dụng, giao thông vận tải, thuỷ lợi, thuỷ điện, SXKD
vật liệu xây dựng và vận tải hàng hoá.
Công ty có các đơn vị thành viên sau.
* Xí nghiệp 31: Xây dựng công trình.
Trụ sở: Xã Thanh Trì - huyện Thanh Trì - Hà Nội.
* Xí nghiệp 32: Xây dựng công trình giao thông.
Trụ sở: Xã Phú Cường huyện Sóc Sơn - Hà Nội.
* Xí nghiệp vật liệu xây dựng 897.
Trụ sở: Xã Mông Hoá - Kỳ Sơn - Hoà Bình.
* Đội 2: Vận tải hàng hoá.
Trụ sở: Tại công ty.
* Đội 5: Sửa chữa thiết bị xe máy công trình, thi công mặt đường giao
thông
Trụ sở: Tại công ty.
Mặt khác căn cứ vào số liệu trong bảng tổng kết tài sản của công ty
qua các năm 1997,1998,1999 cán bộ tín dụng đã tổng hợp thành bảng số liệu
sau để có thể đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
tình hình tài chính của công ty.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY XD 56
Đơn vị: Triệu đồng
C h ỉ t i ê u ĐV T Tr đ 19 9 9 2 000 2 000 / 1 9 9 9 20 0 1 20 0 1 /2 0 0 0 6 t ( 2 0 0 2 )

I.Tình hình SXKD
1. Sản lượng “
2. Giá trị TSL “ 14991 20307 + 35,5% 28617 + 40,9% 22487
3. GTSL hàng tiêu thụ “ 14958 15725 + 5,1% 21410 + 36,2% 12513
4. Tổng chi phí “ 14291 15104 + 5,7% 20738 + 37,3% 12204
5. Kết quả SXKD “ 666 721 + 8,3% 672 - 6,8% 309
6. GT hàng tồn kho ứ
đọng

II. Tình hình tài chính “
1. Vốn tự có: - Vốn LĐ “ 300 1250 +316,7% 1250 0% 1250
- Vố n CĐ “ 1867 1685 - 9,7% 4499 + 167% 4459
2. Vốn huy động “
3. Vốn vay “
- Vay ngắn hạn: “ 3299 3972 + 20,4% 12534 +
215,5%
11558
Trong đó: + NHCT II “ 1600 2126 1300 2900
+ NH QĐội “ 1000 8199 6800
+ Nội bộ “ 34 25 940 1858
- Vay trung hạn “ 1264 702 - 44,5% 142 - 79,8% 0
- Vay dài hạn “ 401 119 - 70,3% 1953 + 1541% 1671
NHĐTXD, cục đầu tư “ 6725 8130 + 20,9% 13710 + 68,6% 15558
-Nợ khó đòi “
4.Các khoản phải trả “ 4085 7952 +94,7% 14336 + 80,3% 18099
5. Tổ ng tài sản có “ 10853 16234 + 49,6% 31421 + 93,6% 37545
a. Nguyên giá “ 15660 16811 + 7,3% 20615 + 22,6% 21915
Đã khấu hao “ 12891 14188 +10,06% 14980 + 5,6% 15411
b. Tài sản lưu động “ 1118 5429 +385,5% 11716 + 115,8% 14663
6. Số lượng LĐ 372 345 343 329

7. Thu nhập B/Q năm 1000 395 480 +21,5% 560 + 16,7% 693
(Báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp)
Qua kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm ta thấy công ty xây dựng 56 là
đơn vị làm ăn có lãi.
Về chi tiết cán bộ thẩm định dự án lần lượt tính toán các chỉ tiêu có
liên quan:
* Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp qua chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:
Trên doanh thu = Lợi nhuận của công ty / doanh thu của công ty
Trên vốn = Lợi nhuận của công ty / Nguồn vốn của công ty
* Đánh giá khả năng tự cân đối tài chính của công ty qua các chỉ
tiêu: Hệ số tài trợ, khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán ngắn
hạn.
Từ các cách tính trên ta có bảng sau:
Chỉ tiêu 1997 1998 1999
Tỷ suất lợi nhuận trên
- Doanh thu 0,04 0,04 0,03
- Vốn 0,3 0,24 0,11
Hệ số tài trợ 0,2 0,18 0,18
Khả năng thanh toán chung 1,06 1,13 1,02
Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,22 0,77 0,69
Tóm lại: Qua quá trình thẩm định doanh nghiệp vay vốn cho thấy khả
năng thanh toán ngắn hạn, cũng như tình hình tài chính của công ty không
được khả quan lắm, nhưng đây là doanh nghiệp xây lắp công trình nên có
các khoản nợ trong các công trình chưa thanh toán lớn và trong các năm vừa
qua doanh nghiệp làm ăn có lãi, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước đầy đủ, có
quan hệ tín dụng với Ngân hàng và khách hàng tốt. Hơn nữa nhu cầu xây
dựng đang ngày càng ra tăng và công ty đã có được uy tín tốt trên thị trường
nên được khách hàng tin tưởng. Chính vì vậy có thể chấp nhận được.
3. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư

Trước khi đi vào thẩm định sự cần thiết phải đầu tư ta đi vào thẩm
định đôi chút cơ sở pháp lý của dự án.
- Dự án đầu tư tăng năng lực khai thác SX đá của đơn vị đã được các
cấp chủ quản thông qua.
- Dự án của đơn vị đã có trong danh mục đầu tư theo chỉ định của
chính phủ: QD 237 KTTH ngày 20/9/1999 của thủ tướng chính phủ.
Các hợp đồng thương mại đã có.
- Hợp đồng mua bán hàng hoá số 56 CM 2-2000 được ký kết giữa công
ty COMEC S.P.A ITALY và công ty xây dựng công trình 56.
- Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác số 597/ HĐKT giữa đơn vị và tổng công
ty Thành An.
Từ đó ta thấy cơ sở pháp lý của dự án là hợp lý ta đi vào thẩm định sự
cần thiết phải đầu tư.

×