Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nguyên nhân của tình trạng Trốn lậu và gian lận thuế ở nước ta hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.31 KB, 13 trang )

MỞ BÀI
Thực trạng việc gian lận và trốn lậu thuế ở nước ta mấy năm gần đây có
chiều hướng gia tăng và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Để hạn chế thất thu thì
phải có một chính sách thuế và phương thức quản lý phù hợp với tình hình phát
triển của nền kinh tế, đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và người nộp
thuế. Có thể nói nguyên nhân gây thất thu bắt nguồn từ một chính sách thuế và
phương thức quản lý không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc
tìm ra những nguyên nhân để có những giải pháp khắc phục kịp thời là một yêu cầu
khẩn thiết được đặt ra đối với ngành thuế nói riêng và nền kinh tế nước ta nói
chung.
NỘI DUNG
I. Một số khái niệm liên quan.
Như chúng ta đã biết, thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân và
pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các
văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả
trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là
một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà
nước và pháp luật. Trên thực tế thì thuế phản ánh lợi ích của Nhà nước và lợi ích
của người nộp thuế. Nhà nước luôn có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong
khi đó người nộp thuế luôn mong muốn càng giảm số thuế phải nộp càng nhiều
càng tốt. Hay nói cách khác, người nộp thuế luôn muốn dành phần lợi hơn về phía
mình, nên đã cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại tới lợi ích chung, lợi ích công cộng.
Như vậy: “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh
doanh phải nộp cho nhà nước tuỳ theo mức quy định nhằm huy động tài chính cho
chính quyền, tái phân phối thu nhập, hay điều tiết các hoạt động kinh tế-xã hội”.
Trong thực tiễn pháp lý, các hành vi vi phạm pháp luật thuế diễn ra rất đa
dạng, tinh vi, phức tạp với nhiều dạng thức khác nhau. Có thể nhận diện các hành
vi vi phạm pháp luật thuế cơ bản sau:
- Hành vi gian lận thuế, đây là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý làm sai lệch các
thông tin kế toán – tài chính làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế
được hoàn hoặc được miễn, giảm.


- Trốn, lậu thuế là hành vi phạm pháp của các cá nhân và pháp nhân nhằm không
phải nộp thuế hoặc không phải nộp đủ số thuế mà họ phải đóng. Trốn, lậu thuế
khác với tránh thuế vì tránh thuế là hành vi hợp pháp nhằm giảm thiểu số thuế phải
đóng.
* Tiêu chí để xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế là:
+ Chủ thể của hành vi là các cá nhân hoặc tổ chức thuộc đối tượng nộp thuế.
+ Hậu quả của hành vi vi phạm này là dẫn đến việc làm giảm số thuế phải nộp hoặc
tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.
Tóm lại, hiểu một cách chung nhất thì các hành vi trốn thuế, gian lận thuế là
các hành vi của đối tượng nộp thuế vi phạm các quy định của pháp luật về thuế dẫn
đến làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn,
giảm.
Để thực hiện được hành vi trốn lậu thuế, các đối tượng thường dùng các thủ
đoạn như: tránh gặp mặt hoặc không trình diện cơ quan thu và khai man; việc khai
man thuế thường thấy qua việc doanh nghiệp không phát hành hóa đơn bán hàng
theo quy định để cơ quan thu không xác định được đủ giá trị thuế phải thu; cá nhân
khai không đủ thu nhập của mình để lậu thuế thu nhập; khai man thuế hải quan
thường thấy qua việc doanh nghiệp hoặc cá nhân khai báo giá trị hàng hóa nhập
khẩu thấp hơn giá trị thực sự của chúng; hành vi của các nhân viên của cơ quan thu
nhằm bỏ qua cho hành vi trốn lậu thuế của cá nhân và pháp nhân và kiếm lợi riêng
cho mình cũng là hành vi trốn lậu thuế.
Gian lận, trốn lậu thuế đã gây nên tình trạng thất thu thuế, gây tổn hại lớn
cho thu ngân sách nhà nước. Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan
vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khoá nào. Nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi
ích của Nhà nước và lợi ích của người nộp thuế. Trên thực tế thì hai lợi ích này
thường mâu thuẫn với nhau. Nhà nước luôn có khuynh hướng tăng nguồn thu từ
thuế, trong khi đó người nộp thuế luôn mong muốn càng giảm số thuế phải nộp
càng nhiều càng tốt. Hay nói cách khác, ở đâu có thuế khoá thì ở đó có thất thu.
Điều 161 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999 quy định về tội trốn thuế
như sau: “1. Người nào trốn thuế với số tiền từ 50 triệu đồng đến dưới 150 triệu

đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này
hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 153- 160, 164, 193, 195, 196, 230,
232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị
phạt tiền từ một lần đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ
đến hai năm. 2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu
đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn
thuế hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ 500
triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù
từ hai năm đến bảy năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba
lần số tiền trốn thuế.”
II. Thực trạng việc gian lận, trốn lậu thuế ở nước ta hiện nay .
Ở nước ta, hiện tượng gian lận, trốn lậu thuế hay cụ thể là gian lận trong khấu
trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đang là hiện tượng rất phổ biến, thủ đoạn ngày càng
tinh vi và xảo quyệt. Theo kết quả kiểm toán hàng năm, KTNN đã phát hiện một số
sai phạm phổ biến như: hạch toán doanh thu không đúng niên độ kế toán, doanh thu
ghi trên hoá đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán để giảm thuế GTGT đầu ra và
giảm thu nhập chịu thuế, áp dụng sai thuế suất thuế GTGT, không phân bổ thuế
GTGT đối với hàng không chịu thuế...
Đối với thuế TNDN chủ yếu vi phạm ở những khoản chi không được phép
hạch toán như quà biếu, tham quan, chi khuyến mãi... hoặc các hành vi gian lận
trong hoàn thuế GTGT như thành lập nhiều DN trung gian ở nhiều nơi khác nhau,
tổ chức mua bán lòng vòng hàng hoá, dịch vụ lập hồ sơ khống nhằm hạn chế sự
kiểm soát của cơ quan thuế; lập hồ sơ khống xuất khẩu hàng hoá nhất là hàng nông,
lâm, hải sản chưa chế biến qua đường biên giới đất liền để được hoàn thuế...; từ khi
thực hiện việc điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi đối với
một số nhóm mặt hàng, lập tức xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu hạ giá
khai báo tính thuế để gian lận thuế. Nếu như trước kia, hành vi gian lận về thuế qua
giá chỉ xuất hiện ở hàng nhập khẩu thì thời gian gần đây, lực lượng hải quan đã
phát hiện hành vi gian lận thuế qua giá đối với cả hàng xuất khẩu. Có những trường
hợp doanh nghiệp “ẩn lậu” lên tới cả trăm tỷ đồng. Việc thành lập doanh nghiệp để

mua bán, sử dụng hóa đơn GTGT bất hợp pháp đang là chiêu bài làm giàu bất
chính được nhiều đối tượng sử dụng hiện nay. Loại tội phạm này thường hoạt động
dưới phương thức và thủ đoạn là thành lập doanh nghiệp với rất nhiều ngành nghề
kinh doanh, thuê nhà với hợp đồng ngắn hạn làm trụ sở công ty để có điều kiện
mua hóa đơn GTGT. Sau khi mua được hóa đơn, các đối tượng bỏ trốn khỏi địa chỉ
kinh doanh. Chỉ cần dạo qua thị trường và ghé vào bất cứ cửa hàng kinh doanh xe
gắn máy nào cũng có thể dễ dàng phát hiện được những thủ đoạn gian lận thuế
dưới hình thức ghi hoá đơn không đúng với giá thực bán; một chiếc xe Dylan giá
bán trên thị trường khoảng 100 triệu đồng, nhưng trên hoá đơn các cơ sở này bán ra
luôn chỉ ghi khoảng 60-70 triệu; chỉ tính riêng năm 2008 (kiểm toán niên độ 2007),
Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực thuế như: xác định
sai thuế suất thuế GTGT; hạch toán thiếu doanh thu; hạch toán vào chi phí một số
khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ (kết quả kiểm toán 235 đơn vị, 21 bộ ngành và
194 đơn vị dự toán thuộc 35 địa phương đã xác định thuế và các khoản phải nộp
tăng thêm 164,2 tỷ đồng...); công tác hoàn thuế, xoá nợ và miễn giảm thuế sai quy
định thuộc trách nhiệm của các cơ quan thuế (năm 2007 có 11/35 địa phương miễn
giảm thuế không đúng đối tượng, miễn giảm tiền thu sử dụng đất sai đối tượng, sai
thẩm quyền... 68,1 tỷ đồng...); chi phí vượt định mức (kết quả kiểm toán hồ sơ thuế
của 469 doanh nghiệp tại cơ quan thuế 35 tỉnh, KTNN xác định các khoản phải nộp
NSNN tăng thêm 452,3 tỷ đồng).Theo nguồn tin từ Bộ Công an, các vi phạm có
chiều hướng tăng lên theo các năm, cụ thể: nếu năm 1999 chỉ phát hiện 3 vụ vi
phạm, năm 2000 lên 17 vụ, năm 2001 phát hiện 64 vụ, thì tính đến hết tháng 8 năm
2002 đã phát hiện 147 vụ vi phạm với tổng số tiền bị chiếm đoạt khoảng 480 tỷ
đồng; đã khởi tố 46 vụ, xử lý hành chính 25 vụ... Như vậy, hiện tượng gian lận
trong việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT không chỉ gây thiệt hại về nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước mà còn có những tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh
doanh và sự tăng trưởng của nền kinh tế.
III. Nguyên nhân của tình trạng gian lận và trốn lậu thuế.
1. Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất, hệ thống pháp luật của nước ta còn chưa đồng bộ, nhiều nội dung

còn chồng chéo, gây khó khăn cho người thực hiện.
- Chính sách thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp khá thông
thoáng, nhưng việc theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó như
thế nào thì còn buông lỏng. Từ khâu hậu kiểm, quản lý doanh nghiệp sau giấy phép
đến sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều kẽ
hở, tạo điều kiện cho việc thành lập các doanh nghiệp “ma”. Mặt khác cơ chế thanh
toán giữa các giao dịch kinh tế còn chưa bắt buộc thông qua hệ thống ngân hàng do
vậy rất khó kiểm soát việc các hoạt động kinh tế đó đã phát sinh thực tế hay chỉ
trên giấy tờ.
- Thiếu các quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động và cơ cấu tổ chức của
bộ máy quan lý thuế và nguyên tắc xử lý mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý
thuế, đặc biệt trong xu thế quản lý thuế hiện đại.
- Luật Quản lý thuế năm 2006 chưa xác định rõ cơ chế bảo đảm thực hiện, vì
vậy phần nào đã hạn chế tính khả thi của các quy định trong Luật Quản lý thuế và
chính điều này chưa thực sự khuyến khích tính tuân thủ pháp luật của chủ thể có
nghĩa vụ thuế. Chẳng hạn tại Điều 53, Luật quản lý thuế quy định trách nhiệm hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh “người Việt Nam xuất cảnh để
định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan quản
lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân trong trường
hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo thông báo của cơ quan quản lý thuế.
Với quy định này, nếu không xác định rõ cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan quản lý
thuế và cơ quan công an thì chắc chắn điều luật này sẽ không có tính khả thi, bởi
thực tế hiện nay, Cục thuế địa phương không thể biết đối tượng nào nợ thuế đang
chuẩn bị xuất cảnh để thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và ngược lại.
- Luật quản lý thuế 2006 đã quy định trách nhiệm việc cung cấp các thông
tin, tài liệu của các bên có liên quan cho cơ quan thuế và ngược lại. Tuy nhiên chỉ
cung cấp khi cơ quan thuế có yêu cầu, vì vậy có rất nhiều thông tin cần thiết nhưng
cơ quan thuế không biết được đầu mối để cung cấp thông tin và yêu cầu cung cấp
thông tin, chẳng hạn, thông tin về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thường

các doanh nghiệp mở rất nhiều tài khoản ở các ngân hàng thuộc các địa phương

×