Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đầu tư theo hình thức công tư để phát triển cơ sở hạ tầng kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.18 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THANH

ĐẦU TƢ THEO HÌNH THỨC CÔNG – TƢ ĐỂ
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG: KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THANH

ĐẦU TƢ THEO HÌNH THỨC CÔNG – TƢ ĐỂ PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Trong nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các
tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang
web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Thanh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả
cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng đào tạo, các anh/chị
chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, tất cả các bạn bè, anh chị em đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để
tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc chắn không thể
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của

các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Thanh


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1.

Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................................... 1

2.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .............................................. 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3

4.

Những đóng góp mới của luận văn .............................................................................. 4


5.

Cấu trúc của luận văn ................................................................................................... 4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
ĐẦU TƢ THEO HÌNH THỨC PPP TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG .................. 6
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 6

1.1.1. Công trình về đầu tư theo hình thức công tư trên thế giới ........................................ 6
1.1.2. Công trình đầu tư theo hình thức PPP tại Việt Nam ............................................... 10
1.1.3. Những kết quả có thể kế thừa ................................................................................. 13
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................... 14
1.2. Cơ sở lý luận về đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng .................... 14
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức của đầu tư theo hình thức PPP .................. 14
1.2.2. Sự cần thiết áp dụng hình thức hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng .... 25
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện của dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ
tầng
............................................................................................................................ 29
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 37
2.1.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 37

2.2.

Thu thập số liệu .......................................................................................................... 37

2.3.


Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 38

CHƢƠNG 3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN PPP TRONG LĨNH
VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở SINGAPORE, INDONESIA VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM .................................................................................................. 43
3.1.

Triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tư của Singapore ........................ 43

3.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến thực hiện dự án PPP trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng .......................................................................................................................... 43
3.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố bên trong đến thực hiện dự án PPP trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng .......................................................................................................................... 48


3.1.3. Thực trạng đầu tư PPP cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Singapore ..................... 53
3.2. Triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tư của Indonesia ........................ 55
3.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến thực hiện dự án PPP trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng .......................................................................................................................... 55
3.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố bên trong đến thực hiện dự án PPP trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng .......................................................................................................................... 66
3.2.3. Thực trạng đầu tư PPP cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Indonesia ..................... 71
3.3. Bài học thành công, thất bại của đầu tư theo hình thức công tư ................................ 74
3.3.1.
3.3.2.
3.3.3.
CHƢƠNG

Khung pháp lý PPP hoàn thiện ........................................................................... 74

Xây dựng cơ quan quản lý PPP độc lập .............................................................. 75
Lựa chọn đối tác tham gia dự án theo PPP ......................................................... 77
4: HÀM Ý CHO VIỆT NAM TRIỂN KHAI DỰ ÁN PPP TRONG LĨNH

VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC.................................... 79
4.1. Tổng quan tình hình triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt
Nam .................................................................................................................................... 79
4.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến thực hiện của dự án PPP trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng ..................................................................................................................... 79
4.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố bên trong đến thực hiện của dự án PPP trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng ..................................................................................................................... 82
4.1.3. Tình hình triển khai dự án PPP để phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam .......... 85
4.2. Hàm ý cho Việt Nam triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng từ kinh
nghiệm triển khai của các nước ............................................................................................ 87
4.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho áp dụng PPP vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ............... 87
4.2.2. Quy định cụ thể chi tiết hơn về việc lựa chọn nhà thầu .......................................... 88
4.2.3. Cách thức quản lý các dự án PPP ........................................................................... 89
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 96


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT


KÝ HIỆU

NGUYÊN NGHĨA

1

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

2

GDP

Tổng giá trị sản lượng quốc nội

4

BOO

Hợp đồng xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh

5

BOOT

6

BLT


7

BT

8

BTO

9

DBOO

Liên doanh, Thiết kế – Xây dựng – Sở hữu – Vận hành

10

DBFO

Thiết kế – Xây dựng – Tài trợ – Vận hành

11

DBO

Thiết kế – Xây dựng – Vận hành

12

O&M


Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý

13

PPP

Đầu tư theo hình thức công tư (đối tác công tư)

14

WB

Ngân hàng thế giới

Xây dựng - Sở hữu – Kinh doanh – Chuyển giao
Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

BẢNG

1


3.1

2

3.2

3

4.1

4

4.2

NỘI DUNG
Các quy định về PPP tại Indonesia
Các dự án của Indonesia đã thực hiện dưới hình thức
PPP tính đến thời điểm năm 2014
Nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào cơ sở hạ tầng giao
thông từ 2011-2020
Số lượng dự án PPP và tổng đầu tư phân theo lĩnh vực
và hình thức tại Việt Nam

ii

TRANG
68

77


87

92


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT

HÌNH

NỘI DUNG

1

1.1

Sơ đồ các dòng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng

29

2

2.1

Sơ đồ quy trình nghiên cứu

38

3


3.1

4

3.2

5

3.3

6

3.4

7

3.5

8

3.6

Quy trình đấu thầu của Indonesia

72

9

4.1


Cơ cấu của một cơ quan quản lý giám sát dự án PPP

98

Tỉ lệ nợ công của Singapore từ năm 2000 đến 2014 (tính
theo %GDP)
Cơ chế hợp tác giữa các bên trong một hợp đồng PPP
thông thường tại Singapore
Cơ cấu chung của một nhóm giám sát quản lý PPP
Cơ chế hợp tác giữa các bên của nhà máy nước
SingSpring
Tỷ lệ nợ công của Indonesia trong giai đoạn 2000 – 2014
(%GDP)

iii

TRANG

45

50

53

57

61



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự
phát triển của hạ tầng giúp nâng cao mức sống cho xã hội thông qua việc mang lại
những sản phẩm dịch vụ công cộng tốt hơn, đồng thời cơ sở hạ tầng cũng hỗ trợ cho
sự tăng trưởng kinh tế và củng cố vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì vậy
hầu hết các quốc gia đều dành ngân sách lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng.
Đầu tư dưới hình thức công - tư (PPP) đã được áp dụng rộng rãi và thu được
nhiều thành quả trên thế giới đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Thế mạnh của
hình thức PPP là cung cấp dịch vụ công nghệ hiện đại ngay cả khi ngân sách công
có hạn, chuyển giao đúng thời gian với giá cả ổn định, nhờ đó giảm chi phí.
Đầu tư dưới hình thức công tư đã xuất hiện từ thế kỷ XVIII ở Pháp để xây
dựng các kênh đào, sau đó là các cây cầu ở London vào thế kỷ XIX hay cây cầu
Brooklyn nổi tiếng ở New York cũng vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, hình thức này chỉ
thực sự bắt đầu phổ biến trên thế giới từ đầu thập niên 1980 và nó đã đóng một vai
trò nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước phát triển. Ở các nước
đang phát triển, hình thức này bắt đầu phổ biến từ đầu thập niên 1990, nhất là ở khu
vực Mỹ Latinh. Đối với các quốc gia đang phát triển có nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ
tầng hình thức này đã chứng tỏ được tính hiệu quả của nó trong việc rút ngắn
khoảng cách tài chính.
Các quốc gia ở Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á đã áp dụng hình thức này
rộng rãi và đã thu được các thành tựu cũng như các kinh nghiệm. Singapore áp dụng
đầu tư dưới hình thức công tư từ năm 2003, tính đến nay đã có 10 dự án hoàn thành
và đi vào vận hành. Theo kinh nghiệm ứng dụng PPP ở Singapore, mức giảm chi
phí thực hiện dự án thực hiện theo hình thức PPP có thể đạt tới 15-20%. Còn
Indonesia là nước có vốn đầu tư cho các dự án dưới hình thức PPP thuộc top 10 của
thế giới trong giai đoạn 1990-2014 (vị trí 8/10; vốn đầu tư 67,618 triệu USD). Đây

1



là lý do luận văn lựa chọn Singapore, Indonesia để nghiên cứu kinh nghiệm triển
khai đầu tư theo hình thức công tư, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Ở Việt Nam, đầu tư dưới hình thức công tư đã bắt đầu được nghiên cứu và
đưa vào áp dụng từ năm 1994 tuy nhiên kết quả đạt được còn hạn chế bởi chủ yếu
mới chỉ được thực hiện trong lĩnh vực giao thông vận tải theo hình thức triển khai
BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) và BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành)
trong khi các quốc gia đi trước đã mở rộng hình thức này sang rất nhiều lĩnh vực
khác. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 1994-2014 Việt Nam
đã có 84 dự án được thực hiện theo hình thức PPP với tổng mức vốn cam kết
khoảng 13,3 tỉ đô la.
Xuất phát từ thực tiễn như vậy, luận văn đã lựa chọn đề tài: Đầu tư theo hình
thức PPP để phát triển cơ sở hạ tầng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
nhằm đánh giá thực tế triển khai các dự án PPP của các nước và đưa ra hàm ý để
triển khai hình thức PPP trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
- Mục đích: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cách thức triển khai các dự án
PPP của Singapore và Indonesia để phát triển cơ sở hạ tầng và nhằm rút ra hàm ý
cho Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình liên quan để có thể kế
thừa và xây dựng được khung khổ lý thuyết và xác định phương pháp nghiên cứu
cho đề tài luận văn.
+ Tình hình triển khai đầu tư PPP tại Singapore và Indonesia. Tập trung
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện của dự án công tư trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng tại một số nước để làm rõ những thành công đã đạt được, phát hiện
những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của chúng. Từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.

2



+ Hàm ý cho Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức công tư
trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng từ kinh nghiệm của các nước.
- Câu hỏi nghiên cứu
+ Thực trạng triển khai dự án PPP tại các nước Singapore và Indonesia trong
lĩnh vực cơ sở hạ tầng?
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện của dự án công tư trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng tại Singapore và Indonesia như thế nào?
+ Hàm ý cho Việt Nam để thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ
tầng từ kinh nghiệm triển khai của các nước là gì?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Thực tế triển khai hình thức PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của
Singapore và Indonesia.
+ Hàm ý cho Việt Nam từ kinh nghiệm triển khai của các nước
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: nghiên sử dụng số liệu, sự kiện trong giai đoạn 2010 – 2015.
+ Về mặt không gian: nghiên cứu việc thực hiện dự án công tư trong lĩnh
vực cơ sở hạ tầng tại Singapore, Indonesia.
+ Về nội dung: nghiên cứu việc triển khai các dự án công tư trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng tại Singapore và Indonesia, trong đó tập trung nghiên cứu tới các nhân
tố ảnh hưởng tới việc triển khai dự án PPP ở các nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng
bao gồm: yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trọng. Do thời lượng có hạn, luận văn chỉ
đi sâu phân tích một số nhân tố tác động đến thực hiện của dự án PPP trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng gồm: Các nhân tố bên ngoài (môi trường pháp lý, môi trường kinh tế
xã hội), các nhân tố bên trong (đánh giá nhu cầu của thị trường, quy định về hợp
đồng hợp tác công tư, lựa chọn đối tác, cách thức quản lý). Từ đó rút ra bài học kinh

3



nghiệm cho Việt Nam để phát triển đầu tư theo hình thức công tư trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về đầu tư dưới hình thức công tư trong
lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
- Chỉ ra kinh nghiệm triển khai dự án công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở
Singapore, Indonesia trong đó tập trung chính nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến việc triển khai dự án PPP và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Hàm ý cho Việt Nam để triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng
từ kinh nghiệm của các nước.
5. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về đầu tư theo
hình thức công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng: giới thiệu chung về đề tài nghiên
cứu gồm lý do lựa chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích & câu
hỏi nghiên cứu, phương pháp và số liệu nghiên cứu, cấu trúc của luận văn. Trình
bày nội dung cơ bản của các nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành trước đó về
đầu tư theo hình thức công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Khái quát những lý
thuyết cơ bản về cơ sở hạ tầng, hợp tác công tư, các hình thức triển khai, các nhân
tố ảnh tới thực hiện của hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu và
nguồn số liệu.
Chương 3: Kinh nghiệm triển khai dự án công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ
tầng ở Singapore, Indonesia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Trình bày kinh
nghiệm triển khai dự án công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore và
Indonesia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chương 4: Hàm ý cho Việt Nam triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở
hạ tầng từ kinh nghiệm của các nước: trình bày tổng quan triển khai đầu tư công tư
4



ở Việt Nam và nêu một số hàm ý cho Việt Nam để thực hiện dự án PPP trong lĩnh
vực cơ sở hạ tầng ở Việt Nam từ kinh nghiệm của các nước.
Kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu, nêu ra các hạn chế của luận văn và đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ ĐẦU TƢ THEO HÌNH THỨC PPP TRONG LĨNH VỰC CƠ
SỞ HẠ TẦNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Công trình về đầu tƣ theo hình thức công tƣ trên thế giới
Các công trình nghiên cứu PPP trên thế giới rất phong phú và có nhiều kết
quả quan trọng đã được công bố. Các kết quả nghiên cứu khẳng định không tồn tại
một hình thức PPP chuẩn và mỗi nước có chiến lược riêng tùy thuộc bối cảnh, thể
chế, nguồn tài trợ và tính chất dự án và nhấn mạnh các quốc gia có thể chế mạnh,
khung pháp lý đầy đủ và minh bạch thường thành công với hình thức PPP. Tiêu
biểu một số công trình sau:
Bon-Gang Hwang, Xianbo Zhao (7/2013), "Public

private partnership

projects in Singapore: Factors, critical risks and preferred risk allocation from the
perspective of contractors", International Journal of Project Management. Bài báo
phân tích các dự án thực hiện dưới hình thức PPP tại Singapore, chỉ ra các yếu tố
thành công quan trọng cũng như tầm quan trọng tương đối của các yếu tố tích cực
và tiêu cực ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của các dự án PPP tại Singapore, và để xác

định các yếu tố nguy cơ quan trọng và phân bổ rủi ro ưa thích dành cho các dự án
PPP trong Singapore.
Bộ tài chính Singapore, Cẩm nang hợp tác công tư các năm từ 2004 đến
2014. Cẩm nang chỉ ra các quy định pháp luật điều chỉnh về hình thức hợp tác công
tư, các loại hình dự án PPP, các tiêu chí lựa chọn dự án, thông tin các dự án đã thực
hiện và các dự án tiềm năng.
Bộ kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia, Cẩm nang hợp tác công tư các
năm từ 2009 đến 2014. Cẩm nang chỉ ra các quy định pháp luật điều chỉnh về hình
thức hợp tác công tư, các loại hình dự án PPP, các tiêu chí lựa chọn dự án, thông tin
các dự án đã thực hiện và các dự án tiềm năng.

6


Dailami, Mansoor, và Michael Klein (1997), "Government Support to
Private Infrastructure Projects in Emerging Markets", Policy Research Working
Paper, No.1688, Washington: World Bank. Nghiên cứu chỉ ra các chính sách hỗ trợ
của Chính phủ đối với các dự án cơ sở hạ tầng tư nhân ở các thị trường mới nổi như
Ấn Độ, Trung Quốc, … trong các lĩnh vực: điện, khí đốt, nước và giao thông vận tải
và viễn thông. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vốn tư nhân chảy vào các quốc gia đang
phát triển ngày càng tăng nhanh, 15% đầu tư cơ sở hạ tầng hiện nay được tài trợ bởi
nguồn vốn tư nhân tại các thị trường mới nổi. Nhưng so với nhu cầu, đầu tư tư nhân
như đang tiến triển chậm. Nghiên cứu phân tích các yếu tố để thu hút khối tư nhân
tham gia các dự án cụ thể như các nhà đầu tư yêu cầu hỗ trợ của Chính phủ trong
các hình thức tài trợ, ưu đãi về thuế, nợ hoặc vốn chủ sở hữu đóng góp, hoặc bảo
lãnh. Hiệu quả đạt được là lớn nhất khi các bên tư nhân đảm nhận những rủi ro mà
họ có thể quản lý tốt hơn so với các khu vực công cộng. Khi các Chính phủ thiết lập
các chính sách tốt - đặc biệt là giá bù đắp chi phí và cam kết đáng tin cậy, các nhà
đầu tư sẵn sàng đầu tư mà không cần hỗ trợ của Chính phủ đặc biệt. Từ nghiên cứu
trên, luận văn có thể kế thừa các chính sách hỗ trợ của các nước để đề xuất áp dụng

cho Việt Nam.
Dr. Ir. Bastary Pandji Indra (2011), "PPP Policy and Regulation in
Indonesia", Bộ kế hoạch phát triển quốc gia (Ministry of National Development
Planning). Nghiên cứu chỉ ra những cải tổ của luật pháp Indonesia trong việc thực
thi các dự án PPP, đồng thời cũng chỉ ra các chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh triển
khai đầu tư dưới hình thức công tư tại Indonesia.
Michael và các tác giả (2011), "Impact of the Capital Market Collapse on
Public - Private Partnership Infrastructure Projects", Journal of construction
engineering and management. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong điều kiện thị trường
hiện nay, các dự án đường bộ PPP với những đặc điểm cơ bản sau sẽ thu hút được
các nhà đầu tư: Tỷ lệ đòn bẩy ở mức vừa phải, khả năng trả nợ tốt, nguồn lực tài
chính ổn định, sử dụng bảo hiểm tín dụng phù hợp, dòng tiền thanh toán ổn định,
phân bố rủi ro công bằng và hợp lý, khung pháp lý đầy đủ và minh bạch, chính sách
7


ưu đãi hấp dẫn, cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu lực, tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu tương xứng với rủi ro của dự án, năng lực của các thành viên trong tập
đoàn tư nhân mạnh. Nghiên cứu này cũng khẳng định khủng hoảng tài chính đã làm
thay đổi cơ chế phân bố rủi ro theo hướng tăng mức phân bổ cho Chính phủ và
giảm bớt cho khu vực tư nhân. Một số hình thức hỗ trợ được các tác giả đề xuất như
phát hành trái phiếu Chính phủ, bảo lãnh tín dụng và bảo lãnh trực tiếp. Từ kết quả
nghiên cứu trên, luận văn có thể kế thừa được những nguyên tắc để xác định được
tiêu chí nên lựa chọn các dự án triển khai theo hình thức PPP và các chính sách để
hỗ trợ PPP phát triển. Trên cơ sở đó lựa chọn và đề xuất các hình thức phù hợp với
Việt Nam.
Liu, X.P và Wang, S, Q (2006), "Risk allocation principle and framework for
PPP projects", Construction Economics. Nghiên cứu đã chỉ ra các rủi ro khi đầu tư
theo hình thức PPP như: rủi ro tài chính, rủi ro chính trị, pháp lý, rủi ro từ các tác
động xã hội. Nghiên cứu cũng đưa ra các nguyên tắc để giảm thiểu rủi ro đó để đảm

bảo hài hòa lợi ích các bên tham gia. Từ những nội dung trên, luận văn kế thừa cơ
sở lý luận các rủi ro của PPP để đánh giá hoạt động kiểm soát rủi ro PPP trên thực
tế và đề xuất các biện pháp thực tiễn cho Việt Nam.
Piet de Vries và Etienne B.Yehoue (2013), "The Routledge Companion to
Public-Private Partnerships". Nghiên cứu đã đưa ra những cơ sở lý luận về hình
thức đầu tư công tư, các nhân tố ảnh hướng tới hình thức đầu tư công tư gồm: Pháp
luật, thể chế kinh tế, tài chính, … và đưa ra các nguyên tắc để quản lý các dự án đầu
tư theo hình thức công tư. Từ những nghiên cứu trên, luận văn có thể kế thừa về cơ
sở lý luận về hình thức đầu tư công tư để có cơ sở đánh giá các ưu nhược điểm, thực
tiễn triển khai và đề xuất biện pháp đẩy mạnh hình thức PPP nói chung và trong lĩnh
vực cơ sở hạ tầng nói riêng cho Việt Nam.
Plumb Ion, Zamfir Andreea, Mina Laura (2009), "Public - private
partnership - Solution or victim of the current economic crisis?", The Journal of the
Faculty of Economics - Economic, trang 426 - 430. Nghiên cứu đưa ra nhằm trả lời

8


câu hỏi "Đầu tư theo hình thức PPP là giải pháp hay cái bẫy của khủng hoảng kinh
tế". Nghiên cứu đã chỉ ra rằng PPP tiếp tục được xem là một trong những chiến lược
quan trọng để cung cấp nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng ngay cả trong điều kiện khủng
hoảng kinh tế. Nghiên cứu cho rằng PPP giúp nhà nước tập trung tốt hơn vào chức
năng chính của mình: đại diện người dân và quản lý các dịch vụ không thể chuyển
giao cho tư nhân. Ngoài ra, các hợp đồng PPP giúp tạo việc làm trung và dài hạn,
đây là yếu tố quan trọng trong các chương trình chống khủng hoảng. Đồng thời
nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng của PPP trong thời gian tới và nhận định việc triển
khai hình thức PPP thành công hay không phụ thuộc vào nội tại của từng nước và
cách thức quản lý PPP của các nước đó. Từ kết quả nghiên cứu trên, luận văn kế
thừa những kết quả nghiên cứu về lợi ích của PPP để củng cố phần cơ sở lý luận về
ưu điểm của đầu tư theo hình thức công tư. Từ đó có thêm cơ sở đề xuất áp dụng

cho Việt Nam.
Sinthya Roesly, giám đốc điều hành của Quỹ bảo lãnh cơ sở hạ tầng
Indonesia (Indonesia Infrastructure Guarantee Fund – IIGF) (06/2014), "Public
Private Partnership Model in Indonesia – Focus on Water sector PPP": Báo cáo chỉ
tập trung vào các dự án PPP trong lĩnh vực ngành nước, xử lý nước thải ở
Indonesia. Báo cáo đưa ra những đặc điểm của dự án PPP, các vấn đề quan trọng,
các yếu tố quyết định thành công, chuỗi giá trị của dự án PPP trong các dự án PPP
ngành nước ở Indonesia.
World Bank (2010), "Private activity in infrastructure remains at peak levels
but is becoming more selective, Public Private Infrastructure Advisory Facility
(PPIAF)" đưa ra những đánh giá khẳng định vai trò PPP tại các nước đang phát
triển các bằng chứng thực tiễn. Vào những năm 90, sự kỳ vọng của Chính phủ vào
vai trò quan trọng của khu vực tư nhân trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng đã tạo sự
tự tin cho các nhà đầu tư tư nhân tăng mạnh, đạt đỉnh cao ở năm 2006. Tuy nhiên,
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm đầu tư tư nhân sụt giảm mạnh ở các
năm 2008 và 2009, nhưng nó đã nhanh chóng hồi phục và tăng mạnh hơn. Đầu tư tư
nhân trong năm 2010 đạt 29 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2009, với 93 dự án được
9


triển khai (tăng 75% so với năm 2009) đã đầu tư tư nhân quay trở lại vị trí trước khi
xảy ra khủng hoảng. Nghiên cứu khẳng định niềm tin của khu vực tư nhân đã được
khôi phục và mở ra bức tranh lạc quan về việc thu hút đầu tư tư nhân trong lĩnh vực
đường bộ theo hình thức hợp tác công tư. Báo cáo là cơ sở để luận văn thu thập số
liệu thực trạng triển khai hình thức này tại các nước.
Wang, S.Q, Tiong, R.L.K, Ting, S.K và Ashley (2000), "Evaluation and
Management of Political Risks in China's BOT Projects", Journal of Construction
Engineering and Management, 126/3, tr. 242 - 250. Nghiên cứu đã chỉ ra những tác
động của yếu tố chính trị đến các dự án BOT tại Trung Quốc và cũng phân tích các
rủi ro chính trị khi thực hiện các dự án BOT tại Trung Quốc. Việt Nam thường có

những chính sách áp dụng học tập kinh nghiệm của Trung Quốc vì vậy những đánh
giá của nghiên cứu trên giúp luận văn tham khảo để đề xuất áp dụng cho Việt Nam.
Young Hoon Kwark và các tác giả (2009), "Towards a comprehenshive
understanding of Public Private Partnerships for Infrastructure Development",
Califonia Management Review. Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố tác động đến
thành công của PPP và kết luận không có sự khác biệt về các nhân tố này giữa các
nước phát triển và đang phát triển. Luận văn có thể tham khảo kết quả nghiên cứu
này để đề xuất cách thức áp dụng PPP cho Việt Nam.
1.1.2. Công trình đầu tƣ theo hình thức PPP tại Việt Nam
Liên quan tới đề tài ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu, tiêu
biểu một số công trình sau:
Vấn đề Hợp tác đầu tư công tư nói chung và triển khai hình thức tại Việt
Nam nói riêng, từ năm 1996 đến nay đã có rất nhiều cuộc hội thảo, chuyên đề tổ
chức với sự tham gia của các Bộ ngành Việt Nam (Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài
Chính, Bộ Giao thông vận tải,…) và các tổ chức nước ngoài (USAID, JICA, ADB,
World Bank,…) đã đưa ra các nhận định về vấn đề PPP. Cụ thể như: Kỷ yếu hội
thảo (5/2008), “Hợp tác Nhà nước tư nhân”, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn
Nhà nước (SCIC) phối hợp với PriceWaterCoopersHouse tổ chức. Kỷ yếu hội thảo
10


(06/2007), Quan hệ đối tác công tư trong việc cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng cho
người nghèo tại Việt Nam, do Ngân hàng Phát triển Châu Á tổ chức tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh.
Dương Lê Vân (2014), luận văn thạc sỹ, “Hoàn thiện khung pháp lý về đối
tác công – tư ở Việt Nam trong phát triển kết cấu hạ tầng”, Đại học kinh tế - Đại
học quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu trả lời câu hỏi: "Thực trạng khung pháp lý của
Việt nam về đầu tư theo hình thức công - tư và đề xuất để hoàn thiện khung pháp lý
cho Việt Nam". Tác giả đã nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng chính sách
pháp lý về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói chung và

khung pháp lý về PPP trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt
Nam. Tác giả nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề này và
kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về PPP trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. Pháp lý là một trong những
nhân tố để thúc đẩy đầu tư theo hình thức công tư và luận văn có thể kế thừa các
nghiên cứu về khung pháp lý ở lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt
Nam để phát triển thêm ở các lĩnh vực khác.
Huỳnh Thị Thúy Giang (2012), luận án tiến sỹ, "Hình thức hợp tác công - tư
để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam". Luận án sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh để đánh giá tình hình đầu tư tư nhân trong lĩnh vực đường bộ để cân nhắc áp
dụng PPP tại Việt Nam. Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đo lường mức độ sẵn lòng đầu tư
của các nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực đường bộ. Luận án đã nghiên cứu bằng
các bằng chứng thực nghiệm về hình thức hợp tác công - tư trong lĩnh vực giao
thông đường bộ. Nhận diện cơ hội của PPP từ thực trạng đầu tư tư nhân trong lĩnh
vực giao thông đường bộ Việt Nam và đo lường mức độ sẵn lòng đầu tư theo PPP
của khu vực tư nhân trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam. Một số hạn
chế của đề tài là: nghiên cứu chỉ thực hiện trong lĩnh vực đường bộ trong khi Chính
phủ Việt Nam muốn triển khai áp dụng hình thức PPP cho tất cả dự án cơ sở hạ tầng
11


như đường sắt, cảng biển, sân bay. Hai là kết quả nghiên cứu chỉ phù hợp áp dụng
trong giai đoạn đầu của hình thức PPP. Từ kết quả nghiên cứu trên, luận văn kế thừa
kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ để đề xuất
cách thức áp dụng PPP trong các lĩnh vực khác.
Thân Thanh Sơn, Nguyễn Hồng Thái, KT&PT, số 206 (II), tháng 08 năm
2014, tr. 72-79, "Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát triển hạ tầng
giao thông đường bộ Việt Nam". Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng phân bổ các yếu tố rủi ro và kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân
bổ 51 yếu tố rủi ro cho thấy 41,2% các yếu tố rủi ro được cho là cần chia sẻ giữa hai
bên, tiếp đến là rủi ro do tư nhân đảm nhiệm với tỷ lệ 39,2% và cuối cùng là rủi ro
do Nhà nước đảm nhiệm với tỷ lệ 19,6%. Đồng thời, nghiên cứu xác định được mối
liên hệ tương quan giữa rủi ro tổng thể trong hình thức PPP đường bộ Việt Nam với
các yếu tố rủi ro được phân bổ cho các bên tham gia là mối liên hệ tương quan tỷ lệ
thuận và tương đối chặt chẽ. Từ nghiên cứu trên, luận văn sẽ kế thừa kết quả nghiên
cứu về các loại rủi ro, nhận định những loại rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến PPP
trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ để đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
rủi ro đó áp dụng cho Việt Nam.
ThS. Phạm Dương Phương Thảo, Nghiên cứu và trao đổi, “Kinh nghiệm
triển khai hình thức đầu tư công - tư (PPP) trên thế giới để phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông đô thị”. Bài viết phân tích các nhân tố tác động đến sự thành công của
hình thức PPP như: vai trò và trách nhiệm của Chính phủ; Lựa chọn đối tác tư nhân
phù hợp; Nhận dạng và phân bố rủi ro thích hợp; Tài chính cho PPP một cách hợp
lý; Thực hiện phân tích chi phí lợi ích. Tác giả cũng đưa ra kinh nghiệm triển khai
hình thức PPP trên thế giới trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như Anh, Ấn
Độ, Malaysia, Hàn Quốc, Hà Lan. Tác giả phân tích nguyên nhân thành công và
thất bại trong việc triển khai hình thức PPP của các nước và rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.

12


Nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt “PPP - Lời giải cho bài toán vốn để
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển
và Hội nhập (2013), cố gắng phân tích tính hiệu quả của việc áp dụng hình thức
PPP để giải quyết bài toán vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại
Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra một số bất cập trong việc triển khai thí điểm hình
thức PPP theo Quyết định 71 tại Việt Nam, đặc biệt trong sự thiếu hụt hành lang

pháp lý và tính đồng bộ không cao, chưa hài hòa về cả lợi ích và cơ chế chia sẻ rủi
ro giữa các bên.
Nhóm nghiên cứu RS-09, (2014), “Phương thức đối tác công – tư (PPP)
Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam”, Ủy ban kinh tế của quốc
hội và UNDP tại Việt Nam. Để thấy được bức tranh tổng thể về việc triển khai hình
thức PPP trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu thực tiễn triển khai 5 dự án
PPP tại các nước phát triển, trong đó có 3 dự án thành công và 2 dự án không thành
công, Đề tài phân tích những khó khăn về thể chế/quy định/pháp luật/thông tin...…
của Việt Nam trong việc thúc đẩy vốn tư nhân nước ngoài cho các dự án PPP ưu
tiên đã được nêu trong Hội nghị Trung ương 4; đưa ra những khuyến nghị về cơ chế
mang tính đặc cách phù hợp với điều kiện để Việt Nam có thể áp dụng hình thức
PPP cho một vài dự án về kết cấu hạ tầng trong thời gian tới.
1.1.3. Những kết quả có thể kế thừa
Những nghiên cứu kể trên đã phần nào giải đáp và cung cấp những kiến thức
cần thiết về PPP và thực tiễn PPP trên thế giới về thực hiện nguồn vốn tư nhân tham
gia theo hình thức PPP, những bài học thành công và thất bại khi áp dụng hình thức
này ở các nước phát triển và đang phát triển. Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác
giả có thể kế thừa để phát triển cơ sở lý luận về PPP, kinh nghiệm triển khai quốc
tế, từ đó đề xuất các giải pháp trong việc phát triển áp dụng hình thức PPP để phát
triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

13


1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu
Tất cả các công trình nghiên cứu liên quan trên đã đề cập tới chủ đề Hợp tác
đầu tư dưới hình thức công tư ở những góc độ nhất định, đi sâu vào những lĩnh vực
chuyên biệt (như khung pháp lý, môi trường, đường bộ...) hoặc nghiên cứu kinh
nghiệm của các nước phát triển về cách thức triển khai. Hiện chưa có công trình nào
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện của dự án công tư.

Nghiên cứu này đặt mục tiêu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực
hiện của dự án công tư của Indonesia, Singapore trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm. Đồng thời nêu ra hàm ý cho Việt Nam để thực hiện dự
án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Đó là lý do tác giả chọn đề tài:
“Đầu tư theo hình thức công tư để phát triển cơ sở hạ tầng: Kinh nghiệm quốc tế và
hàm ý cho Việt Nam”.
1.2. Cơ sở lý luận về đầu tƣ theo hình thức PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức của đầu tƣ theo hình thức PPP
1.2.1.1.

Khái niệm về đầu tƣ dƣới hình thức công tƣ

Khái niệm đầu tư dưới hình thức công – tư và khái niệm đối tác công tư là
tương đồng nhau được dịch ra từ cụm từ tiếng anh Public Private Partnership (PPP).
Khái niệm này đã xuất hiện từ khá sớm và có nhiều các cách định nghĩa khác nhau
đối với thuật ngữ này tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia, tổ chức nghiên cứu.
Theo định nghĩa của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đầu tư dưới hình thức
công – tư bao gồm một loạt các mối quan hệ có thể có giữa khu vực Nhà nước và
khu vực tư nhân liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ
công. Trong mối quan hệ đối tác công - tư, phía Nhà nước là các tổ chức Chính phủ,
bao gồm các Bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương; phía tư nhân có thể là các
đối tác trong hoặc ngoài nước, các doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có chuyên môn về
tài chính hoặc kỹ thuật liên quan đến dự án. Đóng góp của Chính phủ cho mối quan
hệ đầu tư công – tư có thể được thể hiện dưới dạng vốn đầu tư, chuyển giao tài sản

14


hoặc các đóng góp bằng hiện vật khác. Vai trò của khu vực tư nhân trong mối quan
hệ này thể hiện ở việc sử dụng chuyên môn về thương mại, quản lý, điều hành, và

cải tiến nhằm thực hiện, vận hành dự án một cách hiệu quả. Trong nhiều trường
hợp, khu vực tư nhân cũng có thể đóng góp vốn đầu tư. Khi đưa ra khái niệm này,
ADB cho rằng PPP tuy có sự tham gia của khu vực tư nhân nhưng vẫn thừa nhận
vai trò của Chính phủ trong việc đảm bảo nghĩa vụ xã hội được đáp ứng. Khái niệm
của ADB nhấn mạnh PPP có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các bên của hợp
đồng sao cho tận dụng được nguồn lực và tính hiệu quả trong việc thực hiện dự án
và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của hợp đồng.
Khác với ADB, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa
đối tác công – tư là một thỏa thuận giữa Nhà nước với một hay nhiều đối tác tư
nhân (có thể bao gồm các nhà điều hành và nhà tài trợ), theo đó phía tư nhân cung
cấp dịch vụ sao cho đảm bảo được mục tiêu cung cấp dịch vụ của Nhà nước song
hành với mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư tư nhân và tính hiệu quả của quan hệ
hợp tác này phụ thuộc vào sự chuyển giao rủi ro một cách đầy đủ sang đối tác tư
nhân. Trong mối quan hệ này, Chính phủ quy định chất lượng và số lượng cơ sở hạ
tầng mà phía tư nhân cung cấp. Đối tác tư nhân có thể chịu trách nhiệm thiết kế, xây
dựng, cấp vốn, vận hành, quản lý tài sản cố định và cung cấp dịch vụ cho Chính phủ
hoặc người dân. Đối tác tư nhân có thể được nhận các khoản thanh toán từ phía
Chính phủ hoặc thu lợi nhuận trực tiếp từ việc thu phí sử dụng cơ sở hạ tầng hoặc
dịch vụ công cộng. So với định nghĩa của ADB, định nghĩa của OECD nhấn mạnh
sự chuyển giao rủi ro từ phía Nhà nước sang phía tư nhân; theo đó, rủi ro cần được
phân bổ cho đối tác nào có khả năng quản lý rủi ro tốt nhất. Rủi ro có thể được phân
chia theo hai cách. Cách phân chia thứ nhất dựa trên khả năng kiểm soát rủi ro.
Theo đó, rủi ro bên trong là rủi ro có thể kiểm soát được; rủi ro bên ngoài là rủi ro
không thể kiểm soát được, như thiên tai, chiến tranh, bạo động dân sự… Theo cách
phân chia thứ hai, rủi ro bao gồm rủi ro về pháp lý, chính sách chính trị và rủi ro
thương mại.

15



×