Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.02 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ
NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNO&PTNT HÀ NỘI
1.1. Sự hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội là một chi nhánh
trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, có trụ sở
chính tại số 77 phố Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo quyết định số 56 và 59 tháng
8 năm 1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sự ra đời của Ngân hàng nông
nghiệp Việt Nam theo yêu cầu cấp bách của nền kinh tế với mục đích chủ yếu là
góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kiềm chế làm phát, ổn định tiền
tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trực tiếp giải quyết nâng cao đời sống của nông
dân. NHNN&PTNT Việt Nam có vai trò là Ngân hàng quản lý TW, có hệ thống chi
nhánh rộng khắp trong cả nước từ tỉnh đến huyện, xã gồm hơn 2500 chi nhánh.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo
mô hình Tổng công ty Nhà nước, theo quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 03 năm
1994 của Thủ Tướng Chính phủ, thời gian hoạt động là 99 năm , trụ sở tại Hà Nội ,
Ngân hàng có con dấu riêng và có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam còn
mở tài khoản tại các Ngân hàng khác cả trong nước và ngoài nước để phục vụ thêm
cho việc giao dịch và kinh doanh. Ngân hàng có trách nhiệm bảo toàn và phát triển
vốn, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và có quyền tự chủ về mặt tài
chính.
Ngày 15 tháng 10 năm 1996, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đổi tên
thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam theo quyết định
số 280/QĐ-NH5 do Thống đốc Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sỹ
Khiêm ký.
- Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for agriculture and Rural


Development.
- Tên viết tắt: VBARD
- Trụ sở chính : Số 2 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội là một trong số hơn
2500 chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam. Nó có vai trò trong việc tạo lập nguồn vốn, đáp ứng các nhu cầu tín dụng của
các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội, cung cấp các hình thức dịch vụ Ngân
hàng... góp phần thực hiện các chương trình,mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
hệ thống Ngân hàng Thương mại Quốc doanh do Thống đốc Ngân hàng đề ra và
đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội.
- Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội .
- Tên giao dich quốc tế: Vietnam Bank for agriculture and Rural
Development Hanoi Branch.
- Trụ sở chính : Số 77 Phố Lạc Trung - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố
Hà Nội.
Ngày 26 tháng 03 năm 1998, Ngân hàng Nông thôn Hà Nội ( tiền thân của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội ) được thành lập theo
nghị định số 55/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng có trách nhiệm là
Ngân hàng cấp II quản lý trực tiếp đối với các Ngân hàng cấp huyện gồm 12 Ngân
hàng huyện : Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì, Ba Vì, Phúc Thọ,
Hà Tây, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh.
Tháng 9 năm 1991, Quốc hội Nhà nước Việt Nam có quy định tách tỉnh và
quy hoạch 7 huyện của Hà Nội về cấp tỉnh . Các Ngân hàng chi nhánh cấp huyện
trước đây trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội, sau khi tách tỉnh được thiết
lập và xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp cấp tỉnh . Ngân hàng Nông nghiệp Hà
Nội giờ đây chỉ quản lý 5 huyện còn lại là: Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh , Thanh
Trì. Vai trò quản lý và địa bàn hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Hà Nội đã bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến nguồn vốn và đội ngũ cán bộ
của Ngân hàng.
Năm 1995 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành đổi mới hoạt

động quản lý theo Ngân hàng 2 cấp nhằm giảm những thủ tục phiền hà, kém hiệu
quả và tăng quyền tự chủ, năng lực tài chính của Ngân hàng chi nhánh. Hoạt động
này được tiến hành thí nghiệm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh. Từ nay các Ngân hàng cấp huyện không chịu sự quản lý của các Ngân
hàng thành phố mà chịu sự quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội một
lần nữa lại bị thu hẹp về nguồn vốn và phạm vi hoạt động. Ngân hàng chỉ còn quản
lý các chi nhánh Ngân hàng cấp IV là chi nhánh các Ngân hàng nhỏ ở các quận nội
thành như : Cầu Giấy, Đồng Xuân, Chợ Hôm, Giảng Võ, Tây Hồ và Thanh Xuân.
Các chi nhánh Ngân hàng cấp IV là chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp. Như vậy ,
Ngân hàng đã chuyển hoạt động của mình chủ yếu trên địa bàn ngoại thành sang
địa bàn nội thành.
Ngày 15 tháng 10 năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp đổi tên thành Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì Ngân hàng Nông nghiệp
Hà Nội cũng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hà Nội .
Cơ cấu tổ chức và các phòng ban điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Hà Nội như sau:
♦ Ban giám đốc
- Giám đốc : Đặng Văn Mão - Phụ trách tình hình hoạt động kinh doanh của toàn
bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội .
- Phó Giám đốc : Nguyễn Quốc Hùng - Phụ trách lĩnh vực kinh doanh, kế hoach ,
thanh toán Quốc tế.
- Phó Giám đốc : Nguyễn Thị Phồn Lan - Phụ trách lĩnh vực kế toán.
Bộ máy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gồm có 8 phòng ban chính
gồm: Phòng kinh doanh , kế toán, kho quỹ, kiểm soát, hành chính, thanh toán Quốc
tế, kế hoạch và phòng vi tính
♦ Phòng kinh doanh
- Quan hệ tín dụng nông thôn
- Nghiệp vụ tín dụng

- Kinh doanh dịch vụ tổng hợp
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ
- Tham mưu cho Ban Giám đốc...
♦ Phòng kế toán
- Chuyên sâu về nghiệp vụ hạch toán kinh doanh mọ mặt hoạt động của Ngân
hàng cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ.
- Hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh: cho vay, tài khoản, thanh toán, chỉ tiêu,
kế toán nội bộ...
- Thông báo các khoản nợ đến hạn
- Thanh toán bù trừ liên hàng, xét duyệt các khoản Ngân hàng mới mở tài khoản
giao dịch.
♦ Phòng thanh toán Quốc tế:
- Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT bằng tất cả các loại tiền
như: USD, DM, SGD, GBP theo yêu cầu của khách hàng.
- Mở L/C thanh toán với nước ngoàithông qua vay vốn hoặc vốn tự có
- Thanh toán thị trường (Telegraphic Transfer)
- Thanh toán nhờ thu
- Mở L/C trả chậm
- Vay vốn nước ngoài
♦ Phòng kho quỹ
Có chức năng thu, phát tiền cho khách hàng, Ngân hàng có áp dụng thu nhận
trực tiếp tại địa chỉ của khach hàng như là một loại hình dịch vụ của Ngân hàng.
♦ Phòng kiểm soát
Là một bộ phận độc lập, tách riêng đối với Ngân hàng, các phòng kiểm soát
là người của Ngân hàng Nông nghiệp, có chức năng như thanh tra viên trong Ngân
hàng
Có quyền kiến nghị và can thiệp vào các hoạt động của Ngân hàng khi cần
thiết.
♦ Phòng hành chính nhân sự
Đây là phòng được kết hợp từ phòng hành chính pháp chế và phòng tổ chức

đào tạo cán bộ , với những nhiệm vụ sau:
- Hành chính , văn thư, tiếp tân
- Quản trị, quản lý kho tàng, vật tư, ấn chỉ...
- Pháp chế, thư ký, tổng hợp cho Giám đốc, tổ chức họp, lưu trữ hồ sơ pháp lý,
tổng hợp các báo cáo chỉ đạo
- Tổ chức cán bộ: Mô hình, quy chế và hoạt động, quy chế nhân viên, sắp xếp,
bố trí cán bộ.
- Đào tạo, chính sách, lao động tiền lương...
♦ Phòng kế hoạch
- Đề ra kế hoach tổng hợp, phân phối, điều hoà vốn.
- Thống kê, đề xuất chiến lươc kinh doanh, phân tích thông tin đề xuất huy động
vốn.
♦ Phòng vi tính
NHNo&PTNT có 08 chi nhánh Ngân hàng cấp quận trực thuộc:
1- NHNo&PTNT quận Hai Bà Trưng
2- NHNo&PTNT quận Hoàn Kiếm
3- NHNo&PTNT quận Cầu Giấy
4- NHNo&PTNT quận Ba Đình
5- NHNo&PTNT quận Tây Hồ
6- NHNo&PTNT quận Đống Đa
7- NHNo&PTNT quận Thanh Xuân
NHNo&PTNT quận khu vực Tam Trinh Các chi nhánh cấp quận (Chi nhánh
Ngân hàng cấp IV) trên địa bàn Hà Nội của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Hà Nội về thực chất là giống như phòng giao dịch của Ngân hàng. ở
đây bao gồm một ban Giám đốc có một Giám đốc, một Phó giám đốc kiêm kế toán
trưởng và các nhân viên phụ trách vấn đề huy động vốn, cho vay, kế toán, thủ quỹ.
Các chi nhánh cấp quận vừa kinh doanh, vừa thực hiện các mục tiêu kinh tế
xã hội, thực hiện các nghiệp vụ mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Hà Nội cho phép như:
- Nhận tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế.

- Cho vay đối với các tổ chức kinh tế hộ gia đình, cá nhân theo mức do Giám đốc
Chi nhánh quy định.
- Cho vay hộ nghèo thông qua nguồn vốn từ Ngân hàng người nghèo.
1.2. Các hoạt động chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Hà Nội
- Hoạt động huy động vốn: Bao gồm cả huy động vốn nội tệ và ngoại tệ với
các hình thức chủ yếu là gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế
huy động qua bán kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng . Ngoài ra Ngân hàng còn huy
động các nguồn khác như: đi vay từ các tổ chức tài chính , Ngân hàng Nhà nước,
các Ngân hàng thương mại khác, nhận vốn uỷ thác, tài trợ cho vay của các tổ chức
quốc tế...
- Hoạt động cho vay: Với mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp
bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ...
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế
- Hoạt động bảo lãnh
Trước đây, khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước và Phát triển Nông
thôn Hà Nội là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến và công
nghiệp thực phẩm. Hiện nay trong quá trình tổ chức, phân cấp địa bàn hoạt động
kinh doanh đã làm cho tính chất nông nghiệp trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng bị giảm đi. Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
hoạt động như mọi Ngân hàng thương mại khác, có khách hàng là các hộ, các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Chính sự thay
đổi đối tượng phục vụ này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng. Những ảnh hưởng do tính thời vụ, tác động của thời tiết, tốc độ quay
vòng vốn chậm, quy mô vay vốn nhỏ,... đã giảm dần nhưng thay vào đó, Ngân
hàng phải chủ động mở rộng kinh doanh đến mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực,
nghành nghề... nên cán bộ Ngân hàng buộc phải học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm
nhằm nắm bắt được hoạt động của nhiều nghành nghề.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có một

lợi thế lớn là nằm trên một khu vực phát triển mạnh mẽ nhất cả nước, có khả năng
huy động và cho vay nhiều. Đóng góp của Ngân hàng đối với sự phát triển của
Ngân hàng Thành phố Hà Nội không phải là nhỏ. Đó là kết quả sự hợp tác giữa
Ngân hàng với các doanh nghiệp, các cấp chính quyền và dân cư. Sự tăng trưởng
và phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế
Thành phố nói riêng và của cả nước nói chung.
2. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNO&PTNT HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA.
Trong những năm qua mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính khu vực, thiên tai lũ lụt, hạn hán tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp,
và đời sống nhân dân, sản xuất hàng hoá ở mức độ thấp và chịu ảnh hưởng lơn của
xuất nhập khẩu. Trước những khó khăn trên, Đảng và Nhà nước đã có những quyết
sách nên nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và vững chắc. Một số doanh nghiệp
đã dần tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, một số ngành hàng, mặt hàng
đã tìm được chỗ đứng trong nước và trên thế giới. Năm 2000, tốc độ tăng GDP đạt
6.7% trong đó sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản Hà nội có nhiều thành tích đáng
phấn khởi, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4.5% so với năm trước.
Sản lượng lương thực có hạt tăng hơn 18 000 tấn, chăn nuôi tăng trưởng khá, sản
xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề chuyền thống đều phát triển khá. Giá trị sản
xuất công nghiệp trên địa bàn cũng tăng 16% so với năm 99 vượt khế hoạch do
thành phố đề ra ( tăng 9.5- 10.5%) và là tốc độ tăng giá trị sản xuất cao nhất kể từ
1998 trở lại. Thương mại, du lịch và các loại dịch vụ khác đạt mức tăng trưởng khá
và tương đối vững chắc, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 13.36% năm. Về giá cả
trong năm chỉ có vàng và ngoại tệ tăng giá còn các mặt hàng khác tương đối ổn
định, thậm chí các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống như lương thực, thực
phẩm, rau xanh, và một số mặt hàng tiêu dùng khác lại có xu hường ổn định. Nhìn
chung tình hình kinh tế thủ đô trong thời gian qua tuy còn gặp nhiều khó khăn
nhưng phát triển sôi động tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng.
Về phía ngành Ngân hàng thống đốc NHNN đã ban hành các cơ chế, chính
sách về điều hành thị trường tiền tề, quản lý ngoại hối, công bố lãi suất cơ bản, cơ

chế tín dụng, chấn chỉnh hoạt động của NHTM, hành lang pháp lý, cơ chế thông
thoáng, linh hoạt cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, có thể nói từ năm 2000, sự
cạnh tranh trong thị trường tiền tề, tín dụng ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Trên
địa bàn Hà nội có hơn 70 NHTM quốc doanh, thương mại cổ phần, Ngân hàng
nước ngoài, chi nhánh văn phòng đại diện tín dụng. Riêng trong nội thành có tới
hơn 50 Ngân hàng và chi nhánh làm cho thị trường tiền tệ vốn đã sôi động từ các
năm trước thì từ năm 2000 lại càng trở nên phức tạp. Song dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của tổng giảm đốc NHNo&PTNT Việt Nam, sự giúp đỡ của NHNN, sự hỗ trợ
của các cấp Đảng uỷ chính quyền ban ngành thành phố Hà nội cùng vời sự cố
gắng của cán bộ viên chức Ngân hàng, NHNo&PTNT Hà nội đã vượt lên khó khăn
và đã thu được một số kết quả đáng mừng trong hoạt động kinh doanh.
2.1. Công tác huy động vốn.
Để thực hiện được các hoạt động đầu tư của mình, bước đầu tiên Ngân hàng
phải tổ chức tốt công tác huy động vốn. Việc cạnh tranh, thu hut khách hàng gửi
tiền là vấn đề sống còn đối với bản thân mỗi Ngân hàng. Nắm bắt được điều đó,
NHNo&PTNT Hà nội đã tận dụng lợi thế lớn của mình là nằm trên một khu vực
phát triển mạnh mẽ nhất cả nước, có uy tín tốt với khách hàng vì vậy có khả năng
huy động vốn nhiều. Do vậy, Ngân hàng đã tập trung và đặt quan hệ lâu dài với các
doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội nhằm thu hút nguồn tiền gửi của các doanh
nghiệp này. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn cải tiến các hình thức huy động vốn một
cách linh hoạt theo xu hướng của thị trường, tích cực đổi mới phong cách phục vụ
để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn phục vụ cho các nhu cầu
kinh tế. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua được thực hiện
qua bảng sau:
Bảng2: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà nội
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn vốn 1999 2000 2001
1. Tiền gửi TCKT
- Không kỳ hạn
- Có kỳ hạn

2. Tiền gửi dân cư
- Không kỳ hạn
- Có kỳ hạn
3. Tiền gửi và tiền vay của TCTD
1172
813
359
689
425
264
871
1036
700
306
1287
930
357
1022
1020
470
550
1781
1141
640
1454
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội)
Qua tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hà nội trong thời gian qua
ta thấy nguồn vốn luôn tăng trưởng ở mức khá. Cơ cấu nguồn vốn được cải thiện
dần. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu nguồn vốn. Đây
là nguồn vốn có lãi suất thấp, tạo cơ hội thuận lợi để hạ lãi suất cho vay, mở rộng

tín dụng, lựa chọn thu hút khách hàng mới và các khách hàng lớn tới giao dịch.
Nguồn tiền gửi có kỳ hạn cũng có xu hướng tăng, như vậy có thể giúp Ngân hàng
có nguồn vốn ổn định, vững chắc tạo điều kiện cho vay đối với các dự án lớn
trung và dài hạn. Tuy nhiên, trong cơ cấu tiền gửi và tiền vay của Ngân hàng thì
nguồn tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng. Điều này thể
hiện mối quan hệ tốt giữa Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác, đảm bảo khả
năng thanh toán kịp thời. Tuy nhiên, đây là nguồn huy động với lãi suất cao vì vậy,
Ngân hàng cần xem xét để giảm tỷ trọng của nguồn vốn này trong cơ cấu của Ngân
hàng, giúp hạ lãi suất của các nguồn huy động được.
Đánh giá chung tình hình nguồn vốn trong thời gian qua của NHNo&PTNT
Hà nội thì nguồn vốn liên tục tăng trưởng ở mức khá, năm 1999 là 2.632 tỷ VND
thì đến năm 2000 là 3.345 tỷ VND, sang năm 2001 con số này đạt 4.255 tỷ VND,
tăng 27,5% so với năm 2000 và chiếm thị phần là 4,4% trong tổng nguồn vốn huy
động của các tổ chức tín dụng trong toàn thành phố. Ngân hàng luôn đạt mục tiêu
tăng trưởng vốn đã đề ra đầu năm. Các Ngân hàng thực sự quan tâm đến nguồn
vốn kinh doanh, sự kết hợp giữa kinh doanh tín dụng với kinh doanh nguồn vốn và
các khoản kinh doanh tổng hợp khác đã được Ngân hàng chú trọng hơn. Trong cơ
chế thị trường, nhiều NHTM đã chú ý đến việc thu hút nguồn vốn để tạo thế và lực
thì NHNo&PTNT Hà nội cũng đã phát huy thế mạnh của mình về mạng lưới hoạt
động, sự nhạy bén với thay đổi lãi suất và tinh thần phục vụ tốt nên nguồn vốn tăng
trưởng khá. Các Ngân hàng đã biết kết hợp giữa huy động vốn ngắn hạn với huy
động vốn trung và dài hạn để bổ sung lẫn nhau giữa cân đối vốn và lãi suất. Đặc
biệt, các Ngân hàng đã thu hút được khách hàng có nguồn vồn lớn và lãi suất hợp
lý điển hình như: công ty công viên nước Hồ tây, công ty kinh doanh nước sạch Hồ
tây...
2.2. Tình hình sử dụng vốn.
Một trong những hoạt động của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, vì vậy
song song với việc huy động vốn Ngân hàng cần thúc đẩy hoạt động đầu tư tín
dụng để những đồng vốn mình huy động được có thể bù đắp được chi phí đi vay và
thu được một phần lợi nhuận từ phần chênh lệch. Bảng sau cho biết về tình hình sử

dụng vốn của NHNo&PTNT Hà Nội trong thời gian qua.
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 1999 2000 2001
1. Doanh số cho vay
2. Doanh số thu nợ
3. Dư nợ
4. Nợ quá hạn
1975.850
2.001.496
957.294
3.451.052
3.111.715
1.297.134
23.013
4.040.012
3.757.000
1.572.000
40.314
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ liên tục
tăng qua các năm năm sau cao hơn năm trước. Doanh số cho vay năm 1999 là:
1.975.850 triệu VND thì sang năm 2000 tăng vọt lên 3.451.052 triệu VND, gấp
1,75 lần so với năm 1999. Doanh số cho vay năm 2001 tăng lên 4.040.012 triệu
VND tăng 27% so với năm 2000. Điều đó, chứng tỏ Ngân hàng đã kịp thời nắm
bắt nhu cầu khách hàng và chủ động đáp ứng nhu cầu làm tăng doanh số cho vay
qua các năm. Doanh số thu nợ qua các năm cũng tăng lên đáng kể, nếu trong năm
1999 doanh số thu nợ là 2.001.496 triệu VND thì sang năm 2000 con số này là
3.111.715 triệu VND và tăng lên 3.757.000 năm 2001. Doanh số thu nợ chứng tỏ
bên cạnh việc mở rộng doanh số cho vay các thành phân kinh tế, Ngân hàng cũng

chú trọng vào việc nâng cao chất lượng và giám sát chặt chẽ các khoản cho vay,
giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay và
doanh số thu nợ, dư nợ của Ngân hàng cũng tăng liên tục. Từ con số 957.294 triệu
VND đã tăng lên 1.572.000 triệu VND vào năm 2001, tăng 275.000 triệu VND so
với năm 2000 và đạt mức tăng là 21,2% . Trong năm 2001 trong tổng dư nợ là
1.572.000 triệu VND thì có 59.000 triệu VND là dư nợ cho vay cầm cố, còn lại là
dư nợ cho vay thông thường 1.512.000 triệu VND, tăng 467.000 triệu VND so với
năm 2000. Nguyên nhân tăng là do năm 2001 NHNo&PTNT Hà nội giải ngân
được hai dự án lớn, ngoài ra còn một số dự án trung và dài hạn nhỏ. Bên cạnh, việc
giữ ổn định số khách hàng hiện có đã đưa một số doanh nghiệp về mở tài khoản và
có quan hệ tín dụng lớn như: công ty dệt Hà nội, công ty thương mại thuốc lá...
Trong năm 2001 NHNo&PTNT Hà nội cũng đã chú trọng mở rộng đầu tư
cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt là các công ty cổ phần, công ty
TNHH, dư nợ đến 31/12/2001 là 158 tỷ VND tăng 87 tỷ VND bằng 122% so với
năm 2000. Khối HTX dư nợ là 2.9 tỷ dồng, giảm so với năm 2000. Ngyên nhân là
do các HTX trên địa bàn Hà nội không nhiều, mặt khác một số HTX tuy đã có
quan hệ tín dụng nhứng sau khi thẩm định xét thấy không khả thi nên không đầu tư
đựơc. Năm qua, Ngân hàng thực hiện “ khoán tín dụng “ đến từng cán bộ tín dụng,
mỗi cán bộ tín dụng đã năng động hơn, xác định trách nhiệm của mình hơn do vậy
đã mạnh dạn tiếp thị cho các DNTN và hộ sản xuất. Bên cạnh đó, đơn vị cho vay
chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, tư thương buôn bán, nhu cầu kinh doanh đa dạng,
phong phú, nhu cầu vốn cần nhiều nên dư nợ hộ sản xuất năm qua là 49 tỷ tăng
26,7 tỷ so với năm 2000. Để tăng dư nợ cho vay, năm 2001 Ngân hàng cũng đã
triển khai cho vay tiêu dùng đến tận những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
và cho vay cầm cố giấy tờ có giá nên dư nợ ở hai khu vực này cũng tăng khá so với
năm trước.
Từ khi thực hiện cơ chế đổi mới đến nay, NHNo&PTNT Hà nội đã mở rộng
phạm vi kinh doanh của mình sang nhiều lĩnh vực. Bên cạnh khách hàng truyền
thống trong lĩnh vực nông nghiệp và lương thực như: Tổng công ty lương thực
miền Bắc, công ty lương thực Vĩnh Hà, công ty lương thực Lương Yên, Tổng công

ty vật tư nông nghiệp, Ngân hàng còn có nhiều khách hàng lớn trong lĩnh vực xây
dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp. Các khách hàng có quan hệ tốt
với Ngân hàng là công ty Xây lắp vật tư xây dựng 7, Công ty XLVTXD5, công ty
gạch ốp lát Hà nội, công ty XD&PTNT, Tổng công ty da giầy, nhà máy thuốc lá
Thăng Long, công ty bia Hà Nội...
Bảng 4: Lãi suất kinh doanh nội tệ
Đơn vị: %
Lãi suất 2000 2001
1. Đầu vào 0,44 0,484
2. Đầu ra 0,63 0,616
3. Chênh lệch = (2)-(1) 0,19 0,132
4.Tăng, giảm -0,058
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội)
Năm 2001, mặc dù bị cạnh tranh gay gắt nhất là về lãi suất huy động vốn và
cho vay nhưng do tận thu lãi tốt nên lãi suất cho vay thực thu tuy thấp hơn năm
2000 nhưng không lớn và hầu hết các Ngân hàng có chênh lệch lãi suất dương mặc
dù có Ngân hàng trả lãi trước. Chênh lệch lãi suất năm 2001 thấp hơn năm 2000 là
tất yếu vì xu hướng chênh lệch lãi suất ngày càng bị thu hẹp do các Ngân hàng nên
lãi suất đầu vào lớn.
2.3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại.
Hoạt động kinh doanh đối ngoại là một mặt hoạt động nghiệp vụ rất quan
trọng có liên quan đến phát triển kinh tế của đất nước cũng như của từng doanh
nghiệp có liên quan đến xuất nhập khẩu. Năm 2001, NHNo&PTNT Hà nội đã tiếp
tục tích cực mở rộng với quan hệ với các Ngân hàng nước ngoài. Nếu những năm
trước NHNo&PTNT Hà nội đã làm tốt công tác thanh toán quốc tế thì năm 2001
công tác này được chú trọng hơn và kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại đã có
chuyển biến tích cực là:
♦ Về xuất khẩu:
- Đã gửi chứng từ đòi tiền 110 món, trị giá 2,7 triệu USD, tăng 20% so với năm
2000.

- Đã thu tiền 104 món trị giá 2,4 triệu USD, tăng 12 % so với năm 2000
♦ Về nhập khẩu:
- Đã mở được 743 L/C nhập khẩu, trị giá 104 triệu USD, tăng 33% so với năm
2000.
- Đã thanh toán 736 L/C với số tiền 108 triệu USD, tăng 18% so với năm 2000.
- Thanh toán trả trước được 904 món với số tiền 26,3 triệu USD, tăng 55%.
- Thanh toán nhờ thu 201 món, trị giá 5,3 triệu USD tăng 2,3 triệu USD so với
năm 2000.
Năm 2001, tỷ giá giữa USD và VND không ngừng tăng trong khi giá xuất
khẩu của nhiều mặt hàng giảm mạnh như cà phê, gạo và các hàng nông sản khác
làm cho xuất khẩu chậm, đồng thời gây tâm lý cho nhiều doanh nghiệp không
muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng làm cho ngoại tệ vốn khan hiếm từ năm 2000
sang năm 2001 càng trở nên khó khăn hơn. Thấu hiểu khó khăn của doanh nghiệp
cũng là khó khăn của Ngân hàng nhất là trong quan hệ quốc tế, nên NHNo&PTNT
Hà nội đã tìm nhiều giải pháp kể cả phải chấp nhận mua kỳ hạn và cung ứng cho
nhiều doanh nghiệp với giá giao ngay và chấp nhận lỗ về tỷ giá để đảm bảo cung
ứng đủ lượng ngoại tệ cần thiết cho doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ tích cực của
NHNN Việt Nanm và NHNo&PTNT Việt Nam đã bán cho NHNo&PTNT Hà nội
46,2 triệu USD để thanh toán nhập khẩu phân bón nên phần lớn nhu cầu về ngoại
tệ trong năm đều được đáp ứng tương đối kịp thời và đầy đủ, không để xảy ra tình
trạng thanh toán chậm mà ngược lại NHNo&PTNT Hà nội còn được nhiều Ngân
hàng nước ngoài tín nhiệm vì đã làm tốt công tác thanh toán quốc tế và nhờ vậy
một số doanh nghiệp kể cả một số tổng công ty 90-91 đã thực hiện thanh toán với
nước ngoài qua NHNo&PTNT Hà nội
2.4. Tài chính thanh toán và ngân quỹ.
♦ Về công tác thanh toán: với nguồn vốn lớn nên công tác thanh toán của
NHNo&PTNT Hà nội năm 2001 càng trở nên phức tạp và khẩn trương hơn các
năm trước, tuy vậy NHNo&PTNT Hà nội đã tổ chức tốt công tác thanh toán vốn
cho các doanh nghiệp nhất là các quỹ hỗ trợ, kho bạc Nhà nước, Tổng công ty Bảo
hiểm Việt Nam, Bảo hiểm y tế và các Tổng công ty 90 – 91.

Năm 2001 đã chuyển tiền điện tử 10.542 món với 12.011 tỷ đồng, tăng 7 lần
doanh số thanh toán năm 2000 mà không để xẩy ra sai sót, nhầm lẫn cho khách
hàng.
♦ Ngân quỹ: với mạng lưới gồm 8 chi nhánh trực thuộc và 20 phòng giao dịch
tuy thiếu về phương tiện điều chuyển nhưng NHNo&PTNT Hà nội đã tổ chức tốt
công tác Ngân quỹ nên vừa mở rộng được diện thu tiền mặt tại chỗ cho một số
doanh nghiệp vừa cung ứng kịp thời chính xác các nhu cầu thu chi của khách hàng
nhất là chi xã hội cho các chi nhánh kho bạc, các trường Đại học....

×