TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
MÔN HỆ THỐNG CANH TÁC
YXZYWZ
CHUYÊN ĐỀ:
MÔ HÌNH XEN CANH CÂY HỌ ĐẬU
TRONG VƯỜN CAO SU THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN
Giảng viên HD: PGS.TS. Phạm Văn Hiền
SVTH: Bùi Đức Anh
Lớp: DH06NH
Đại Học Nông Lâm TP. HCM, Tháng 06 Năm 2008
Hệ Thống Canh Tác Mô Hình Xen Canh Cây Họ Đậu Trong Vườn Cao Su
SVTH: Bùi Đức Anh Trang
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu..................................................................................................... Trang 2
I- Giới thiệu chung về mô hình xen canh trong vườn cây cao su.................. Trang 3
II- Mô hình cây cao su – cây họ đậu ............................................................. Trang 6
II.1 Giới thiệu chung về cây cao su.................................................... Trang 6
II.1.1. Cây cao su ở Việt nam.................................................. Trang 6
II.1.2. Đặc điểm sinh học cây cao su....................................... Trang 7
II.1.3. Đặc điểm sinh thái cây cao su .................................... Trang 10
II.2 Các bước trồng mới một vườn cây cao su................................. Trang 11
II.2.1 Khai hoang................................................................... Trang 11
II.2.2 Thiết kế vườn cây ........................................................ Trang 12
II.2.3 Chăm sóc vườn cây cao su KTCB............................... Trang 15
II.3 Các kết quả đạt
được từ mô hình:.............................................. Trang 23
II.3.1 Hiệu quả môi trường.................................................... Trang 23
II.3.2 Hiệu quả kinh tế........................................................... Trang 24
II.3.3 Hiệu quả xã hội............................................................ Trang 27
III- Kết luận ................................................................................................. Trang 28
Tài tiệu tham khảo ....................................................................................... Trang 29
Hệ Thống Canh Tác Mô Hình Xen Canh Cây Họ Đậu Trong Vườn Cao Su
SVTH: Bùi Đức Anh Trang
2
LỜI NÓI ĐẦU
Với 170 ngàn tấn mủ cao su tự nhiên xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2008,
Việt Nam xếp thứ 4 về xuất khẩu cao su, sau Thái Lan, Indonexia và Malaixia. Kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam về cao su trong 4 tháng đạt 405 triệu USD, tăng 24%
so với cùng kỳ năm trước. Cao su Việt Nam có mặt tại 40 nước và vùng lãnh thổ,
trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất, chiếm 60% sản lượng xuất khẩu của Việt
Nam… Bộ Công Thươ
ng dự kiến: Việt Nam sẽ xuất 780 ngàn tấn mủ trong năm 2008,
kim ngạch dự kiến: 1,5 tỷ USD. Việt Nam hiện có 495.000 ha cao su, dự kiến sẽ tăng
700.000 ha vào năm 2010.
Cao su là một cây công nghiệp có nhiều triển vọng trong chiến lược phát triển
nền kinh tế nước ta vì nhu cầu nguyên liệu công nghiệp trong nước và nhu cầu xuất
khẩu ngày càng tăng cao. Trong những năm gần đây, các ngành chế biến cao su đã
chiếm một t
ỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu. Để đáp ứng cho nhu cầu về
nguyên liệu nước ta đã và đang phát triển các mô hình cây cao su, từng bước cải tiến
kỹ thuật, gia tăng năng suất, sử dụng các giống mới năng suất cao hơn. Tuy nhiên, quá
trình đầu tư cho trồng mới vườn cây đòi hỏi chi phí khá cao khoảng từ 80-95 triệu/ha,
trong đó khoảng 30 triệu/ha cho năm đầu mà trong thời kỳ đầ
u – thời kỳ kiến thiết cơ
bản (5-7 năm) cây cao su hoàn toàn không sinh lợi. Để khắc phục khuyết điểm này của
các mô hình độc canh cây cao su, các nông trường và các tiểu điền đã chọn ra nhiều
giải pháp như: chọn và sử dụng các giống cây có thời gian kiến thiết cơ bản ngắn hơn,
tìm các biện pháp kỹ thuật thúc đẩy cây về sinh trưởng, trồng xen các loại cây ngắn
ngày vào vườn cây KTCB nhằm tạ
o nguồn thu phụ,… Trong các giải pháp đó, trồng
xen được nhiều nông trường và tiểu điền áp dụng. Cây trồng được chọn thường khá đa
dạng: cây họ đậu, cây thảm phủ, lúa, khoai lang, cà phê, ca cao, mía, thậm chí cây ăn
quả (đối với cách bố trí hàng kép và thu hoạch song song với cao su), …trừ khoai mì
(sắn). Nhưng thường thì người ta xen vào vườn cây các loại cây họ đậu (đậu xanh, lạc,
các loại cây tạo thảm phủ họ đậu, …)
đơn giản là vì nó vừa tạo ra nguồn phụ thu, vừa
tạo thảm phủ, vừa cải tạo đất (tăng N trong đất, làm tơi xốp đất, giữ ẩm cho đất… ) lại
vừa dễ trồng, ít tốn kém cho đầu tư, không cần hoặc chỉ cần ít phân bón. Sau đây là
Hệ Thống Canh Tác Mô Hình Xen Canh Cây Họ Đậu Trong Vườn Cao Su
SVTH: Bùi Đức Anh Trang
3
một số các trình bày về mô hình trồng xen cây họ đậu trong vườn cao su thời kỳ
KTCB.
Đây là lần đầu tiên thực hiện một chuyên đề mang tính chất chuyên ngành nên
trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp và bổ sung của quí thầy và các bạn để chuyên đề hoàn chỉnh
hơn. Xin chân thành cảm ơn.
Đại Học Nông Lâm TP. HCM, Tháng 06 Năm 2008
Bùi Đức Anh
Hệ Thống Canh Tác Mô Hình Xen Canh Cây Họ Đậu Trong Vườn Cao Su
SVTH: Bùi Đức Anh Trang
4
I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔ HÌNH XEN CANH TRONG
VƯỜN CAO SU Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM
Lúc đầu, cây cao su chủ yếu chỉ được trồng trong các mô hình độc canh cao su.
Một chu kỳ sản xuất của một vườn cây thường kéo dài khoảng 20-30 năm. Trong đó
thời gian đầu tức là từ lúc mới trồng cho đến lúc bắt đầu khai thác được gọi là thời kỳ
kiến thiết cơ bản (KTCB), thời kỳ này thường kéo dài khoảng 5-7 năm tùy theo giống
cây hoặc điều kiện khí hậu, thổ nhưỡ
ng. Cây cao su sau khi thu hoạch khoảng 20 đến
25 năm thì sẽ bị thanh lý và được trồng lại. Trong quá trình canh tác trên mô hình độc
canh này người ta nhận ra rằng mặc dù lợi ích sinh ra từ cây cao su là không nhỏ
nhưng chi phí đầu tư cho vườn cây thì cũng không hề ít, lại còn thời gian 5-7 năm cây
chỉ sinh trưởng chứ không sinh lợi.
Sau này, người ta tìm ra những giải pháp là trồng xen thêm một số loại cây ngắn
ngày vào trong mô hình cao su. Ở mỗi nơi thì loại cây được trồng xen với cao su là
khác nhau cho phù hợp với điều kiện và tập quán canh tác của từng vùng.
Hình 1: Vườn cao su trồng xen lạc trong KTCB
ở hu
yện Đức Cơ (Gia Lai)
Hệ Thống Canh Tác Mô Hình Xen Canh Cây Họ Đậu Trong Vườn Cao Su
SVTH: Bùi Đức Anh Trang
5
- Ở Trung Quốc và Sri-Lanka: cây cao su được trồng xen với trà với mật độ 140-
150 cây/ha làm cây che bóng cho vườn trà thu hoạch cả trà và cao su đều rất tốt (tuy
nhiên mô hình này chỉ áp dụng cho cách bố trí hàng kép, mỗi hàng kép cách nhau 16-
22 m).
- Tại Thái Lan: các loại cây trồng xen khuyến cáo cho cao su tiểu điền trong thời
gian 3 năm đầu trồng cao su là bắp, lúa nương, đậu, dứa, rau xanh, cỏ chăn nuôi. Các
loại cây trồng xen nên trồng cách hàng cao su 1m. Mía được khuyến cáo không nên
chọn làm cây trồng xen, nhất là vào mùa khô do có thể gây hỏa ho
ạn. Chuối và đu đủ
có thể trồng xen với khoảng cách giữa hàng trồng xen và hàng cao su là 2,5 m, giữa
chuối và đu đủ khoảng cách là 3m, cây họ đậu phủ đất nên được trồng giữa các khoảng
cách này.
- Ở Việt Nam: cây trồng xen thường sử dụng là các loài cây họ đậu, khoai lang, cây
thảm phủ, … thậm chí cà phê – xen 1 hàng cà phê vào giữa 2 hàng cao su (tuy nhiên
cà phê chỉ cho huê lợi trong thời gian 3-4 năm, còn sau đó khi cây cao su đã khép tán
trên hàng thì cà phê không còn cho hiệu quả kinh tế nữa.
- Ngoài ra ng
ười ta còn trồng xen cây ăn trái, mía, dứa, …cùng với cao su.
Việc trồng xen này nói chung là tạo ra thu nhập phụ thêm cho các tiểu điền hoặc
đơn vị nông trường cao su thuộc quản lý nhà nước trong khi cao su còn chưa thu hoạch
được. Ngoài ra, việc trồng xen này còn tạo ra một vài hiệu quả khác nhau đối với từng
loại cây, ví dụ như:
- Cây họ đậu: cải tạo đất do có các nốt sần ở rễ chứa vi khuẩn cố định đạm
(Rhizobium), tạo được nguồn phân cho cây cao su.
- Các loài cây tạo thảm phủ: che phủ măt đất hạn chế tác động của sức nóng từ ánh
sáng măt trời thường làm bay hơi các chất dinh dưỡng trong lớp đất mặt, giảm được
rửa trôi, giữ ẩm và chống xói mòn đất khá hiệu quả.
- Các loại cây như dứa, ca cao thì vẫn có thể thu hoạch khi cao su đã khép tán mặc
dù hiệu quả kinh tế của những cây này mang lạ
i là không cao.
- v.v…
Hệ Thống Canh Tác Mô Hình Xen Canh Cây Họ Đậu Trong Vườn Cao Su
SVTH: Bùi Đức Anh Trang
6
II- MÔ HÌNH CAO SU XEN CANH CÂY HỌ ĐẬU
II.1. Giới thiệu chung về cây cao su
II.1.1. Cây cao su ở Việt Nam
Cây cao su (Hevea brasiliensis) có nguồn gốc từ Amazon (Nam Mỹ), với mật độ
cây thưa thớt và chu kỳ sống trên 100 năm, nên có dạng rừng lớn. Cây được Raoun
một dược sĩ hải quan của Thực Dân Pháp lấy giống từ Java về gieo được một số cây ở
trạm thí nghiệm Ông Yêm (Bến Cát, Bình Dương vào năm 1897. Một số hạt được gửi
cho bác sĩ Yersin đem về trồng t
ại trại thí nghiệm Paster ở Suối Dầu (phía nam Nha
Trang) tạo thành đồn điền cao su đầu tiên ở Việt Nam. Đến năm 1920 người Pháp
trồng 7.000 ha ở ngoại ô Sài Gòn và xung quanh Thủ Dầu Một và Biên Hòa (sản
lượng 3.000 tấn). Rồi đến một thời kì phát triển nhanh từ năm 1920 đến 1945. Sau đó
ngành cao su bị trì trệ do cuộc chiến tranh từ năm 1945 đến năm 1954.
Sau hiệp định Giơnevơ, cho đến năm 1961 Pháp tr
ở lại, mở rộng diện tích và chính
quyền lúc đó ở miền Nam khuyến khích tư nhân trồng cao su, tốc độ phát triển đạt đến
2.600 ha/năm, diện tích đạt 142.770 ha và sản lượng 83.403 tấn là mức cao nhất. Sau
năm 1961, Pháp chủ trương khai thác tận cùng các cây cao su hiện có và hạn chế trồng
mới. Đến năm1975, ta tiếp quản khoảng 60.000 ha cao su với năng suất từ 9 đến 13,8
tạ/ha/năm, giá trị cao su xuất kh
ẩu chiếm khoảng 60% tổng trị giá xuất khẩu của miền
Nam, cao su tiêu thụ trong nước đạt khoảng 10.000 tấn/năm.
Từ ngày sau giải phóng đến nay nhà nước ta đánh giá cao su là ngành mũi nhọn
cho nền kinh tế quốc dân, Ngay từ năm 1976, ta bắt đầu trồng mới cao su, trung bình
khoảng 3.000 ha/năm, đến cuối năm 1985 ta đạt được diện tích trồng khoảng 180.000
ha, năm 1992 là 200.000 ha, năm 1993 là 220.000 ha năng suất bình quân là khoảng
10-12 tạ/ha/nă
m.
Trong tình hình rừng của chúng ta đang bị tàn phá nặng nề, việc phát triển cây cao
su sẽ làm tăng thảm xanh che mặt đất, chống ô nhiễm và bảo vệ cũng như cải thiện
môi trường của đất nước.
Hệ Thống Canh Tác Mô Hình Xen Canh Cây Họ Đậu Trong Vườn Cao Su
SVTH: Bùi Đức Anh Trang
7
Hình 2: Rễ cao su
II.1.2. Đặc điểm sinh học cây cao su
II.1.2.1. Cơ quan sinh trưởng cây cao su
a. Rễ
-Rễ cọc (Rễ trụ): Dài từ 3 đến 5m khi gặp
đất có cấu trúc tốt có thể sâu trên 10m. đảm bảo
cho cây cắm sâu vào đất, giúp cây chống đỗ ngã
và đồng thời hút nước và muối khoáng từ các
lớp đất sâu.
-Rễ bàng: Hệ thống rễ bàng cao su phát triển
nhiều, mập, phân nhánh chi chít thành một
máng lưới rễ tơ, rễ bàng có khuynh hướng m
ọc
hướng lên đất mặt, tán là vươn rộng đến đâu thì
rễ bàng ăn đến đó, rễ bàng thường vươn xa đến
6-10 m.
b. Thân
-Thân hình trụ tròn, gốc hơi phình to, đường
thẳng đứng, ít cong, bắt đầu phân cành ở độ cao
2-2,5 m.
-Cành lá um tùm, nhưng tán gọn không xòe
rộng, cao su hoang dại cao đến 30-50 mvaf
vòng thân ở 1m cách mặt đất lên đến 5m, thậm
chí 8-9m.
-Sau khi cây cạo mủ được vài năm thì thân
tăng trưởng nhanhveef chiều cao và vòng thân,
sau 16-20 nă
m thì tăng trưởng chậm lại và
ngừng hẳn.
-Mùa khô thân cây tăng trưởn chậm, mùa mưa tăng trưởng nhanh, cây non trung
bình 30 ngày hoặc 30 ngày thì mọc thêm một tầng lá.
Hình 3: Thân cao su
Hệ Thống Canh Tác Mô Hình Xen Canh Cây Họ Đậu Trong Vườn Cao Su
SVTH: Bùi Đức Anh Trang
8
c. Lá
Lá kép, mọc cách gồm 3 lá chét với, khi
trưởng thành, lá có màu xanh đậm ở mặt trên là
và màu nhạt hơn ở mặt dưới lá. Lá gắn với
cuống lá thành một góc gắn 180
o
. Phần cuối
phiến lá chét nơi gắn vào cuống lá bằng một
cọng lá ngắn có tuyến mật, tuyến mật chỉ chứa
mật trong giai đoạn lá non, vừa ổn định. Từ lúc
còn là giai đoạn mầm đến khi ổn định, sự hình
thành tầng lá cao su gồm 4 giai đoạn:
-Giai đoạn 1: chồi mầm đang ngủ.
-Giai đoạn 2: chồi mầm phát triển, vươn dài ra thành một đoạn thân, các vảy lá ở
chồi mầm phát triển thành các lá non, màu tím sậm.
-Giai đoạn 3: lá non có màu xanh nhạt, phiến lá mỏng, lá mọc rũ.
-Giai đoạn 4: Lá có màu xanh đậm, phiến lá dày bình thừơng, đạt được kích thước
cố định, là xòe ngang ra. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn lá ổn định.
d. Vỏ
Vỏ gồm 3 lớp, từ ngoài vào:
-Lớp mộc thiêm (Lớp bấn): Màu nâu đậm,
gồm các tế bào chết, có chức năng bảo vệ các
lớp bên trong.
-Lớp da cát: Là lớp vỏ cứng phía ngoài là da
đá chứa nhiều tế bào đá và ít mạch mủ, bên
trong có nhiều mạch mủ hơn.
-Lớp da lụa: có nhiều mạch mủ hơn nữa và
là lớp chủ yếu cung cấp mủ, Mạch mủ cao su là
nh
ững ống nhỏ chứa mủ cao su, chạy dọc thân
và cành, từ gốc đến ngọn, ở vỏ chúng nằm gần
Hình 4: Lá cao su
Hình 5: Mặt cắt ngang thân cao su
Hệ Thống Canh Tác Mô Hình Xen Canh Cây Họ Đậu Trong Vườn Cao Su
SVTH: Bùi Đức Anh Trang
9
sát bên ngoài tượng tầng, các mạch mủ gần tượng tầng cho nhiều mủ nhất, và có nhiều
nhất ở lớp dày 2-3mm, đường kính các mạch mủ vào khoảng 20-50 um.
II.1.2.2. Cơ quan sinh sản cây cao su
a. Hoa
Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu nghĩa
là hoa đực và hoa cái riêng nhưng mọc trên
cùng một cây. Phát hoa hình chùm, mọc ở đầu
cành. Trên mỗi chùm hoa đều có hoa đực và
hoa cái với tỉ lệ thường là một hoa cái cho 60
hoa đực, một chùm hoa lớn có thể có đến 2.500-
3000 hoa đực. Hoa cao su hình chuông nhỏ
, dài
từ 3,5 – 8,0 mm, màu vàng nhạt, mùi hương
thoang thoảng.
Cây cao su từ 5-6 tuổi trở lên bắt đầu trổ hoa
và thường mỗi năm trổ một lần vào tháng 2-3 dương lịch trong điều kiện khí hậu ở
miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên đôi khi cũng trổ bông rải rác trông năm, thường vào
những lúc cây mọc lá non.
b. Hạt
Hình bầu dục hay tròn, đường kính khoảng 2
cm,màu nâu nhạt, có vân nâu đạm hơn ,lưng
tròn, bụng hẹp, bên trong vỏ
cứng có nhân hạt
gồm hai phần chủ yếu là phôi nhủ và cây mầm,
hạt cao su nảy mầm hạ địa.
Hình 6: Hoa cao su
Hình 7: Hạt cao su
Hệ Thống Canh Tác Mô Hình Xen Canh Cây Họ Đậu Trong Vườn Cao Su
SVTH: Bùi Đức Anh Trang
10
Hình 8: Hoa, Quả, Hạt, Lá cao su
c. Quả
Quả cao su là quả nang gồm 3 ngăn, mỗi
ngăn chứa một hạt và trong thực tế hiếm thấy có
quả cao su chứa ít hơn 3 hạt. Hình tròn hơi dẹp
có đường kính từ 3 – 5 cm, vỏ ngoài quả lúc
còn non màu xanh chứa nhiều mủ, khi quả già
vỏ quả khô có màu nâu nhạt. Vỏ quả được cấu
tạo bằng nhiều lớp tế bào trong đó có 3 lớp tế
bào lignin cơ học, lúc quả chín, các l
ớp lignin
cơ học này hoạt động khiến vỏ quả vở mạnh
theo đường giữa của mỗi ngăn và phóng hạt đi
xa ,,, có khi đến 15m. Quả cao su vở nhiều vào
lúc thời tiết khô hạn. Quả cao su khi hình thành
và phát triển được 12 tuần thì đạt được kích thước lớn nhất, 16 tuần sau khi vỏ quả đã
hoá gỗ và 19- 20 tuần thì quả chín.
II.1.3. Đặc điểm sinh thái cây cao su
II.1.3.1. Điều kiện khí hậ
u
a. Nhiệt độ: Trung bình 25
o
C là tốt nhất nhưng có cây có thể chịu được nhiệt độ từ
10-15
o
C nều không kéo dài quá lâu.
b. Lượng mưa: Đều và tối thiếu là 1.500 mm /năm. Đất phải giữ ẩm, giữ màu tốt.
c. Nắng: phải được khoảng 1.600 giờ/năm. Mây mù nhiều làm giảm năng suấtvà
tạo điều kiện cho các bệnh lá và bệnh rễ phát triển.
d. Gió: quanh năm, chỉ gió nhẹ khoảng 3 m/s vì gỗ cao su giòn dễ gãy.
II.1.3.2. Điều kiện đất
đai
a. Độ cao trên mặt biển: Đất càng cao cây càng chậm lớn năng suất càng thấp,
không nên trông cao su ở dộ cao trên 500 m.
b. Độ dốc: Đất bằng phảng hoặc dốc dưới 8% (hay 5
o
) là tốt nhất, từ 8- 16% nên
trông theo đường đồng mức, cao hơn 25% nhất thiết phải làm bậc thang. Đất
càng dốc thì việc đi lại của công nhân càng khó khăn.
c. Độ sâu: Đất càng sâu càng tốt ví rễ trụ ăn sâu.
Hệ Thống Canh Tác Mô Hình Xen Canh Cây Họ Đậu Trong Vườn Cao Su
SVTH: Bùi Đức Anh Trang
11
d. Lí tính: cấu trúc đất nên trung bình đến nhẹ, thoát nước tốt, cần đủ thành phần
sét là chất keo giữ ẩm và giữ màu.
e. Hóa tính:
- Đạm (N): hàm lượng tốt nhất là 0,15% đến 0,20% với tỷ lệ C/N vào khoảng
10-12.
- Lân (P): tổng lượng P trong đất khoảng 150-180 ppm ở đất xám và khoảng
2.000 đến 3.000 ppm ở đất đỏ.
- Độ pH: 4,5 đến 5,5 là phù hợp nhất.
g. Điều kiệ
n kinh tế xã hội: Có trục đường giao thông, có sắn nước hoặc gần nguồn
nước, có đủ nhân lực, có khó hậu trong lành.
II.1.3.3. Tăng trưởng của cây cao su
Ngay sau khi trồng, dù là cây thực sinh hay cây ghép, trong 1,5 đến 2 năm đầu tiên,
cây cao su non phát triển do sự hình thành các tầng lá mới từ chồi ngọc của thân chính
cho nên cây chỉ có một thân chính. Sự phân cành xuất hiện đầu tiên khi cây có được
tầng lá thứ 9 hoặc thứ 10, lúc ấy cây được khoảng 2 tuổi và có chiều cao khoả
ng 2m.
Nhịp độ tăng trưởng nghĩa là tốc độ tăng vanh thân cây là một đặc tính di truyền
của giống cây nhưng chịu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện chăm sóc. Trên các
vườn cây thực sinh, mức độ đồng đều về tăng trưởng giữa các cây trong khi đó trên
các vườn cây ghép, do mang cùng một đặc tính di truyền của cây mẹ và cây cha, nên
có mức độ đồng đều về tăng trưởng giữ
a các cây cao.
II.2 Các bước trồng mới một vườn cây cao su
II.2.1 Khai hoang
Mục đích: Dọn sạch đất loại bỏ tất cả các mầm bệnh chứa trong rễ cây rừng trong
khi vẫn giữ lại được độ phì của đất.
- Đối với viêc trồng mới, khai hoang là dọn sạch tất cả các loại cây hoang dại và
san bằng địa hình. Các cây bị đốn hạ phải được cho ngã theo một chiều nhất định
nhằm thuận lợi cho quá trình dọn sạ
ch. Việc dọn sạch đất có thể thực hiện theo cách
đốt bỏ dư thừa thực vật. Cách này tuy làm mất một ít chất hữu cơ trong đất do bay hơi
nhưng lại tiêu diệt được mầm bệnh trong đất; ngoài ra còn làm gia tăng phosphate, các