Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quan điểm của Đạo Phật về vấn đề Bản thể luận Những đóng góp và hạn chế của Đạo Phật trong đời sống xãhội Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.7 KB, 10 trang )

Quan điểm của Đạo Phật về vấn đề Bản thể luận;
Những đóng góp và hạn chế của Đạo Phật trong đời sống xã
hội Việt Nam hiện nay.

1


“Nhân sinh là kiếp vô thường
Vô thường là kiếp đoạn trường nhân sinh
Người thương người bao nhiêu cũng thiếu
Người ghét người chút xíu cũng dư”
Cùng với thời gian và sự chiêm nghiệm về cuộc sống; những tư tưởng, triết
lý, đạo đức nhà Phật như những câu thơ này đã ăn sâu và trở thành một bộ phận
quan trọng của tư tưởng, văn hóa, đạo đức và thậm chí là tính cách của người Việt
Nam ta.
Mặc dù Phật giáo chủ yếu bàn về vấn đề giải thoát – đưa chúng sinh thoát
khỏi nỗi khổ đau của cuộc đời hiện thực, nhưng với tư cách là một học thuyết
mang đậm tính triết học, những tư tưởng của Phật giáo cũng luận bàn nhiều những
vấn đề của triết học như quan niệm về sự tồn tại của thế giới (bản thể luận), về sự
tồn tại của con người và ý nghĩa của cuộc sống (nhân sinh quan). Những quan
niệm về “pháp”, “bản thể”, “vô thường”, “vô ngã”, “nhân duyên”, “sắc – không”,
“nhân quản”, “luân hồi”, “tứ diệu đế”, “giải thoát”, “Niết Bàn”… là những thể hiện
về điều đó.
Quan điểm của Đạo Phật về vấn đề Bản thể luận
Thuật ngữ bản thể luận (ontology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp mang
nghĩa là những lời lẽ, học thuyết… tạo thành “Học thuyết về tồn tại”. Theo nghĩa
này bản thể luận được hiểu là học thuyết triết học về thực tồn nói chung, hoàn toàn
độc lập với các dạng tồn tại cụ thể của nó. Hay nói cách khác, bản thể luận là quan
niệm, luận thuyết về tồn tại.
Bản thể luận là một trong những nội dung cơ bản của triết học luôn được các
nhà triết học đề cập đến bất luận theo quan điểm, trường phái nào. Những quan


điểm về bản thể luận có thể rất khác nhau, nhưng tựu chung lại theo cách này hay
cách khác, ở trình độ lý luận hay chỉ là những quan niệm có tính hệ thống thì đều
2


nhằm tới việc lý giải sự tồn tại hiện thực trên lát cắt cội nguồn, khởi nguyên của
nó.
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý phật
giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học thuần túy mà mục đích chính
của tư tưởng Phật giáo là sự giải thoát chúng sinh khỏi nỗi khổ của cuộc đời. Đó là
mục đích tối cao, là vấn đề trung tâm của các giáo lý Phật giáo. Tuy nhiên, trong
quá trình thuyết pháp và truyền bá tư tưởng, rất nhiều quan điểm, triết lý Phật giáo
lại thể hiện những khía cạnh triết học sâu sắc mà một trong số chúng là những vấn
đề liên quan đến tư tưởng về bản thể luận.
Theo quan niệm của Phật giáo, bản thể là: “căn bản tự thể của các pháp”, mà
“Pháp là từ chỉ chung hết thảy moi sự vật, hiện tượng, dù là to nhỏ, hữu hình, vô
hình, chân thực, hư vọng. Sự vật cũng là vật, đạo lý cũng là vật, tất thảy đều là
pháp cả”. Theo Kinh Hoa Nghiêm, thế giới bản thể gọi là lý pháp giới, thế giới
hiện tượng gọi là sự pháp giới. Nó như nước với sóng. Như vậy, bản thể vừa là tâm
thức, vừa là vật chất. Nó là cái duy nhất, đầu tiên, là cội nguồn hay thực tại cuối
cùng mà trên đó vũ trị được hình thành. Từ bản thể hay chân không, do vô minh,
vọng động mà xuất hiện chúng sinh. Các chúng sinh sau khi giải thoát lại trở về
hòa nhập với bản thể tuyệt đối này.
Một trong những khái niệm trọng tâm trong quan niệm về bản thể luận của
Phật giáo là khái niệm “Tâm”. Đấy là lý thuyết của Phật về bản chất tồn tại của thế
giới. Cái Tâm ban đầu vốn tròn đầy, yên tĩnh, chưa xao động. Bản thể của Tâm
được ví như mặt nước lặng trong, do gió thổi (vọng tâm sinh khởi) mà tạo ra sóng
to, sóng nhỏ, bọt, bong bóng… Gió ngừng thổi thì sóng hết, bọt tan chúng lại trở
về với mặt nước yên lặng. Đó chính là bản thể của nó. Vậy Tâm là cái bất biến, có
sẵn, không thay đổi. Những biểu hiện biến đổi của tâm là do có tác động từ bên

ngoài, có sự tiếp xúc của “lục căn” (cơ quan cảm giác chủ quan) với “lục trần”
3


(thế giới khách quan) làm xuất hiện tâm với tính cách là ý thức chủ quan làm tâm
xao động, chạy theo cái ảo, cái giả mà sinh ra “tham”, “sân”, “si”… là quá trình tạo
nghiệp, tạo nhân, dễ làm che mờ bản chất, làm con người đi vào vòng luân hồi
không dứt. Nhưng khi vượt qua được điều đó, khi con người được giải thoát, có
được trí tuệ bát nhã để phá tan vô minh, khi cái tâm ý thức không còn bị tác động
và chi phối bởi các yếu tố khách quan thì vạn vật trở về chính nó – cái Tâm ban
đầu thanh tịnh, yên tĩnh, trong trẻo, là khởi nguồn của tồn tại.
Như vậy, thế giới hiện tượng (vạn tượng) đều từ bản thể (chân tâm, chân
như) mà ra. Cái chân như đó là pháp chân thật, không hình không tướng, lúc nào
cũng vậy, bất biến. Tức là, thế giới vật chất cụ thể do nhân duyên tạo thành chỉ là
hư ảo, cái bản thể không hình tướng mới là chân thực duy nhất. Như vậy, cái bản
thể, cái chân như đó ở trong thế giới trần tục, lẫn với bụi đời (cửu hỗn phàm trần)
chứ không phải ở sự tồn tại bí ẩn nào. Người giác ngộ sẽ thấy điều đó còn người
trần tục lại tưởng Bồ đề ở rất xa xôi. Khi giác ngộ thì bản thể thần diệu đó vốn là
hư không, những vẫn biểu hiện ra muôn hình vạn trạng để nhận dạng ra nó.
Một trong những quan niệm điển hình của Phật giáo khi đề cập đến vấn đề
bản thể luận là khái niệm “Không”. Trong quan hệ với “sắc”, nếu “không” là cái
bắt đầu của mọi tính, đó là bản tính vũ trị, là “chân như pháp tính” hoặc “phật
tính”, nói tắt là “như” hay “chân như”, nó là cái độc lập tự tại, không do ai sinh ra
thì “sắc” được hiểu như là hiện tượng bộc lô ra và tồn tại không thể tách rời
“không” (bản thể). “Sắc” còn được hiểu là vật chất đối lập với “không” là tâm, là
tinh thần. Theo tư tưởng Bát Nhã thì sắc tức là không, không tức là sắc, sắc chẳng
khác không, không chẳng khác gì sắc. Trong sắc có không, trong không có sắc.
Kinh Phật thường có cụm từ sắc sắc không không để nói về sự vô thường của đời
sống.


4


Từ quan niệm “Không” đó, Phật giáo đưa ra khái niệm “Pháp”. Ngoài ra,
Phật giáo còn đưa ra quan niệm “Nhân duyên” như là một yếu tố cấu thành nên tồn
tại.
Tư tưởng về bản thể luận của triết học Phật giáo được thể hiện rõ nhất qua
các tư tưởng: “vô ngã” và “vô thường”.
Phật dạy vạn vật chuyển biến không ngừng trong từng satna (từng giây, từng
phút, thậm chí chỉ bằng cái nháy mắt). Từ con người cho đến vũ trụ vạn vật đều
vận hành theo quy luật: thành, trụ, hoại, không (hoặc sinh, trụ, dị, diệt) được ví như
bốn mùa xuân, hạ, thu, đông hay sinh, lão, bệnh, tử. Trong bốn thời kỳ đó, thời kỳ
Trụ lại là hết sức ngắn ngủi, chỉ bằng một satna. Tức là mọi hiện tượng đang tồn tại
thực tế trước mắt không phải là cố định mà ở trên một dòng biến đổi thường xuyên,
vĩnh viễn vô thủy, vô chung. Vì thế gian vô thường nên mọi vật đều vô tự tính
(không có tự tính hay là không có bản thể riêng). Đó chính là sự vô ngã (anatman)
ở con người.
Chính từ quan điểm bản thể luận này mà những tư tưởng căn bản của Phật
giáo mới hướng tới việc lý giải nỗi khổ của đời người và tìm cách giải thoát con
người khỏi nỗi khỗ trong thuyết “Tứ diệu đế”.
Những quan điểm về bản thể luận trong triết học Phật giáo, mặc dù còn có
một số điểm hạn chế xét từ phương diện nhận thức luận mácxít, nhưng nó là sự thể
hiện một cách đặc sắc nhất những tư tưởng biện chứng tinh tế đến phi thường và sự
khai phóng những cảm nhận tâm linh vượt ra ngoài mọi thực chứng cho sự tồn tại
không phải lúc nào cũng chứng minh và giải thích được từ phương diện khoa học
của thế giới. Đó chính là điểm tích cực của triết học Phật giáo.
Những đóng góp và hạn chế của Đạo Phật trong đời sống xã hội Việt
Nam hiện nay

5



Phật giáo từ lâu vốn đã đi sâu trong tiềm thức người dân, gắn bó với sinh
hoạt cộng đồng của người Việt, một sự gắn bó tự nhiên không do áp đặt của chính
quyền, cả khi Phật giáo được tôn là Quốc giáo. Sự tồn tại lâu dài của Phật giáo
trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã đem lại những đóng góp đáng kể cho
văn hóa, tư tưởng, kinh tế, chính trị trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Đặc biệt,
Phật giáo đã có rất nhiều đóng góp to lớn cho nền tảng tư tưởng văn hóa Việt Nam.
Trước hết Phật giáo đã đóng vai trò tích cực trong các cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm tâm hồn, đạo đức,
hành vi cư xử của người Việt, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. Trước sự
đòi hỏi của dân tộc, của tín đồ Phật giáo, Phật giáo Việt Nam đã đóng góp tích cực
cho nền văn hóa nước nhà.
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đề cập đến vấn đề: những
ảnh hưởng theo hướng tích cực và hạn chế của đạo Phật đối với thế hệ trẻ người
Việt Nam hiện nay.
Ngày nay ở nước ta Phật giáo không còn ở vị trí chính thống Nhà trường. Ở
các cấp học phổ thông, không có chương trình giảng dạy lịch sử, triết lý, đạo đức
Phật giáo một cách hệ thống. Số gia đình Phật tử cũng không còn đông như trước
đây. Sinh viên các trường Đại học chỉ nhận được rất ít kiến thức sơ bộ về Phật giáo
thông qua bộ môn “Lịch sử Triết học phương Đông”, trừ những khoa chuyên
ngành Triết học.
Thực tế cho thấy, phần lớn những hiểu biết của chúng ta về Phật giáo trước
hết là chịu ảnh hưởng tự nhiên của gia đình, sau đó là từ bạn bè, thầy cô và những
mối quan hệ xã hội khác. Trong đó, ảnh hưởng của gia đình có tác động lớn lên
mỗi chúng ta. Nếu trong mỗi gia đình mọi người đều theo đạo Phật hoặc không
theo một tôn giáo nào nhưng vẫn giữ tập tục đi lễ chùa vào những ngày âm quan

6



trọng như ngày Tết, lễ, rằm… Người già thường nói chuyện với con cháu về Đức
Phật, Bồ Tát, về đạo lý làm người dựa vào các giáo lý Phật giáo.
Vì vậy, những tư tưởng Phật giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của
thanh thiếu niên hiện nay. Như ở các trường phổ thông, các tổ chức đoàn, đội luôn
phát động các phong trào nhân đạo như “Lá lành đùm lá rách”, “Quỹ giúp bạn
nghèo vượt khó”, “Quỹ viên gạch hồng”… Chính vì vậy ngay từ nhỏ các em học
sinh đã được giáo dục tư tưởng nhân đạo, bác ái, giúp đỡ người khác mà cơ sở của
nền tảng ấy chính là tư tưởng giáo lý nhà Phật đã hòa quyện vào với giá trị truyền
thống của con người Việt Nam.
Khi trưởng thành là học sinh phổ thông hay sinh viên đại học, những thanh
thiếu niên có nhiều hoạt động thiết thực hơn. Việc giúp đỡ người khác không phải
hạn chế ở việc xin bố mẹ tiền để đóng góp mà còn có thể bằng chính kiến thức, kỹ
năng, sức lực của mình. Sự đồng cảm với những con người gặp khó khăn, những
số phận bất hạnh cô đơn đã thể hiện truyền thống từ bi, bác ái của học sinh, sinh
viên. Từ đó, giúp những người Việt trẻ có đủ nghị lực và tâm huyết để lập ra những
kế hoạch, tham gia vào những hoạt động thiết thực như hội chữ thập đỏ, hội tình
thương, các chương trình phổ cập văn hóa cho trẻ em nghèo, chăm nom các bà mẹ
Việt Nam nghèo… Hình ảnh hàng đoàn thanh niên, sinh viên tình nguyện vẫn hàng
ngày băng qua mọi nẻo đường tổ quốc góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu
mạnh thật đáng xúc động và tự hào!
Tất cả những điều đó chứng tỏ thanh niênm sinh viên ngày nay không chỉ
năng động, sáng tạo mà còn thừa hưởng những giá trị đạo đức tốt đẹp của ông cha,
đó là sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người, giúp đỡ mọi người qua cơn
hoạn nạn mà không chút nghĩ suy, tính toán. Và ta cũng không thể phủ nhận Phật
giáo đã góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp ấy. Hơn bao giờ hết việc giáo dục

7



nhân cách cho thế hệ trẻ trở nên rất quan trọng và một trong những phương pháp
hữu ích là nêu cao truyền bá tinh thần cũng như tư tưởng nhà Phật trong thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, những suy nghĩ quan niệm này có thể phai nhạt, thậm chí đi
ngược lại khi ta gặp một trào lưu tư tưởng mới, đem lại một thế giới quan mới. Từ
trong môi trường gia đình, xã hội; chúng ta phần nào đó chịu ảnh hưởng của đạo
Phật nhưng không sâu sắc như các triều đại trước và mục đích tìm đến đạo Phật
không còn mang tính hướng đạo chân chính như trước nữa. Do nhiều nguyên nhân
nhưng trước hết do sự xâm nhập của nhiều trào lưu tư tưởng, học thuyết phương
Tây vào nước ta cách đây vài ba thế kỷ. Đặc biệt là sự giác ngộ lý luận Mác –
Lênin, chủ nghĩa cộng sản của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao
động đã tạo tiền đề xây dựng hệ thống tư tưởng, nguyên tắc hành động cho phong
trào cách mạng của nhân dân Việt Nam. Đảng ta rất chú trọng việc truyền bá học
thuyết này cho quần chúng nhân dân, nhất là đối tượng thanh thiếu niên, những
người chủ nhân tương lai của đất nước.
Chính vì vậy, thanh thiếu niên chúng ta ngày nay khi rời ghế nhà trường
được trang bị không những kiến thức để làm việc mà còn cả kiến thức về lý luận
chính trị. Điều này giúp ta nhận thức được về cơ bản giữa mô hình lý tượng nhân
đạo của Phật giáo và chủ nghĩa cộng sản là: một bên duy tâm, một bên duy vật.
Một bên diệt dục triệt để bằng ý chí và coi dục là căn nguyên của mọi tội lỗi; bên
kia thì cố gắng thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người bằng lao động với
năng suất và chất lượng cao nhằm cải tạo thế giới, coi đó là tiêu chuẩn đánh giá
tính nhân đạo thực sự tiến bộ của xã hội. Một bên hứa hẹn cõi niết bàn tự do cho
tất cả mọi người, từ bi bác ái như nhau, không còn bị ràng buộc bởi các nhu cầu
trần tục; còn bên kia khẳng định mô hình lý tưởng cho mọi người lao động, coi lao
động là nhu cầu sống chứ không phải phương tiện sống, lao động không còn là

8


nguồn gốc của khổ đau, qua lao động con người hoàn thiện cả bản thân và hoàn

thiện cả xã hội.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mọi lĩnh vực trong
đời sống con người đều có bước nhảy vọt. Xu thế toàn cầu hóa thể hiện ngày càng
rõ nét. Điều kiện đó đòi hỏi con người phải hết sức năng động, nhanh nhạy nắm bắt
vấn đề trong cuộc sống. Trong khi đó, theo giáo lý nhà Phật con người trở nên
không có tham vọng tiến thân, bằng lòng với những gì mình đã có, sống nhẫn
nhục, không đấu tranh, hướng tới cõi niết bàn khi cuộc sống trần gian đã chấm dứt.
Như vậy, đạo đức Phật giáo đã tách con người ra khỏi điều kiện thực tiễn
của con người xã hội, làm cho con người có thái độ chấp nhận chứ không phải là
cải tạo thế giới. Đạo đức xuất thể của Phật giáo là chạy trốn nhu cầu bản năng chứ
không phải chế ngự thiên nhiên, bắt nó phục vụ mình. Các chương trình xã hội của
Phật giáo không phải cải tạo lại điều kiện sống mà chỉ để cố san bằng xã hội bằng
đạo đức, trong xã hội đó ai cũng từ bi, hỉ xả, bác ái, nhẫn nhục… Đạo đức nhà Phật
bị giảm mất giá trị nhân đạo vì chính thái độ yếu thế này, khi những nhu cầu về thể
xác bị coi là trần tục, kém đạo đức. Nhất là trong cuộc sống ngày nay, khi mà con
người đã đạt được một trình độ nhất định, quan niệm trên ngày càng khó có thể tồn
tại.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng, ngày nay những người đi chùa hầu hết không
có đủ tri thức về Phật giáo cho nên khó có thể giáo dục đạo Phật một cách tự giác,
tích cực trong xã hội và gia đình. Phật giáo bác học cũng bị mai một nhiều, không
còn phát huy vai trò hướng đạo. Các vị sư thầy, cao tăng chưa ý thức được hết vai
trò của họ trong việc xây dựng hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam. Các
buổi giảng kinh đàm đạo, các buổi lễ trên chùa chưa được tổ chức theo tinh thần
khai thác những tinh túy của đạo lý Phật giáo, mà phần nhiều theo thị hiếu: cầu an,
giải hạn, cầu lộc… của giới bình dân. Phật giáo bình dân cũng sa sút. Người dân
9


lên chùa thường quá chú trọng đến lễ vật, đến các ham muốn tầm thường. Do
không được giáo dục đầy đủ, đúng đắn giáo lý nhà Phật, số đông thanh thiếu niên

đã đua theo thị hiếu của mọi người. Họ đến chùa cúng bái, thắp hương vái xin
Phật, Bồ Tát, La Hán theo những mong muốn học hành, tình cảm, sức khỏe, vật
chất… hoặc hơn nữa, họ coi đến chùa chỉ là hình thức đi chơi, giải trí với bạn bè
kèm theo đó là sự thiếu nghiêm túc trong ăn mặc, đi đứng, nói năng. Số lượng học
sinh, sinh viên nói riêng cũng như số lượng người dân đi chùa gần đây càng đông.
Song ý thức cầu thiện, cầu mạnh về nội tâm còn quá ít so với những mong muốn tư
lợi. Có rất ít người đến chùa để tìm sự thanh thản trong tâm hồn, để tu dưỡng
nghiền ngẫm đạo lý làm người, về thiện – ác. Như vậy, mục đích đến chùa của
người dân đã sai lầm, tầm thường hóa so với điều mà giáo lý nhà Phật muốn hướng
con người ta vào.
Dù còn những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận
những giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại. Đặc trưng hướng nội của
Phật giáo giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của
mình để không gây ra đau khổ bất hạnh cho người khác. Nó giúp con người sống
thân ái, yêu thương nhau, xã hội yên bình. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XXI, chuẩn
mực nhân cách mà một thanh niên cần có đòi hỏi phải hoàn thiện cả về mặt thể xác
và tinh thần, phải có đủ khả năng chinh phục cả thế giới khách quan lẫn thế giới
nội tâm. Đạo đức thế hệ trẻ do vậy có thể khai thác sự đóng góp tích cực của Phật
giáo để xây dựng đạo đức nhân văn hoàn thiện hơn, tự giác cao hơn.
Như vậy, trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn tồn tại và
gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác hạt nhân tích cực
hợp lý của đạo Phật nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt là thế
hệ trẻ, là một mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng hợ của xã hội –
gia đình - nhà trường và bản thân cá nhân mỗi người Việt trẻ./.
10



×