Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Quá trình hình thành và phát triển công chứng ở Việt Nam BT lớn môn luật sư, công chứng, chứng thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.38 KB, 8 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ
Môn: Luật sư, công chứng, chứng thực

Vàng A Lầu MSSV: 400550
Lớp: N01 – TL 2, Nhóm: 01

MỞ ĐẦU
Công chứng, chứng thực là hoạt động mang tính chất pháp lý, được thực hiện
thường xuyên và phổ biến trong đời sống của người dân. Có thể nói, mặc dù không
còn quá xa lạ với các thủ tục công chứng hay chứng thực nhằm đáp ứng đòi hỏi về
mặt pháp lý cho các giao dịch hay giấy tờ, chữ ký… trong đời sống thường ngày,
nhưng có lẽ ít người hiểu được ý nghĩa thực sự của hai hoạt động này, đặc biệt là
quá trình hình thành và phát triển của nó. Để tìm hiểu rõ về vấn đề này, em đã lựa
chọn đề tài số 01: “Qúa trình hình thành và phát triển công chứng ở Việt Nam”
để làm bài tập học kỳ.
NỘI DUNG
I/ Khái quát về công chứng
1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động công chứng
1.1. Khái niệm
Pháp luật công chứng ở Việt Nam chỉ định nghĩa về “hoạt động công chứng”
không có định nghĩa “công chứng”. Hoạt động công chứng được định nghĩa như
sau: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng
chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn
bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo
đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc
từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của
pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng
(Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014).

Trang 1



BÀI TẬP HỌC KỲ
Môn: Luật sư, công chứng, chứng thực

Vàng A Lầu MSSV: 400550
Lớp: N01 – TL 2, Nhóm: 01

Dựa trên định nghĩa hoạt động công chứng và các quy định của pháp luật
công chứng, chúng ta có thể định nghĩa “công chứng” như sau: Công chứng là công
quyền đứng ra làm chứng (chứng kiến), ban đầu thì cái việc làm chứng đó, trước
đây là do các cơ quan nhà nước thực hiện, sau này là trước sự phát triển mạnh mẽ
của kinh tế kéo theo các hợp đồng, giao dịch ngày càng phong phú và phức tạp
cùng với cùng với việc nhà nước thực hiện nhiều hoạt động, dịch vụ khác nhau, và
để phục vụ tốt nhu cầu của xã hội thì nhà nước không thể ôm đồn mà giải quyết các
hợp đồng, giao dịch đó được mà phải uỷ quyền cho các chủ thể không phải là cơ
quan nhà nước, theo đó hoạt động công chứng trước đó do Nhà nước đảm nhận
hiện nay Nhà nước đã giao quyền cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.
1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, công chứng là hoạt động của công chứng viên. Điều này phân biệt
với chứng thực là hoạt động của người đại diện của cơ quan hành chính công
quyền.
Thứ hai, nội dung cơ bản của công chứng là chứng nhận các hợp đồng và
lập hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của công dân, tổ chức và chứng nhận các
hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật.
Đây là đặc điểm quan trọng của hoạt động công chứng để phân biệt với các
hoạt động mang tính chất hành chính khác của các cơ quan công quyền. Việc lập
hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng và chứng nhận các
hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật chính là việc tạo nên các văn bản
công chứng.
Thứ ba, văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và giá trị thực hiện;


Trang 2


BÀI TẬP HỌC KỲ
Môn: Luật sư, công chứng, chứng thực

Vàng A Lầu MSSV: 400550
Lớp: N01 – TL 2, Nhóm: 01

Văn bản công chứng do Công chứng viên lập theo trình tự, thể thức bắt buộc,
ghi lại chính xác thời gian, không gian, ý chí, nguyện vọng cũng như năng lực chủ
thể của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch. Văn bản công chứng
trước hết nhằm tạo lập giá trị thực hiện giữa các bên tham gia giao dịch, hợp đồng
bằng việc ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên, là căn cứ pháp lý không thể
bác bỏ buộc các bên phải thực hiện đúng các cam kết đã xác lập, đồng thời có giá
trị pháp lý cả với bên thứ ba.
Thứ tư, Nhà nước thực hiện sự quản lý đối với tổ chức và hoạt động công
chứng;
Hoạt động công chứng là hoạt động mang tính dịch vụ công. Công chứng là
một biện pháp phòng ngừa tranh chấp, giúp công dân, tổ chức thực hiện và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình bằng pháp luật. Hoạt động công chứng là hoạt
động bổ trợ tư pháp, cung cấp chứng cứ cho hợp đồng tư pháp nhưng hoàn toàn
khác với hoạt động của các cơ quan tư pháp.
1.3. Vai trò của công chứng trong nền kinh tế thị trường
Việc công chứng có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Công chứng viên được đào tạo một cách chuyên nghiệp được phép Nhà nước uỷ
quyền thay mặt nhà nước để chứng kiến cho hợp đồng, giao dịch dân sự. Việc làm
chứng này thể hiện ở chỗ công chứng viên xem xét toàn bộ hợp đồng, giao dịch,
nếu hợp đồng, giao dịch phù hợp với đạo đức, phù hợp với pháp luật thì công

chứng viên sẽ yêu cầu các bên tham gia hợp đồng, giao dịch ký, điểm chỉ vào từng
trang của văn bản hợp đồng, giao dịch; công chứng viên đóng dấu giáp lai vào từng
trang và cũng ký vào từng trang. Sau đó công chứng viên ghi lời chứng của mình
vào đó, lời chứng phải thể hiện được cả mặt hình thức và mặt nội dung (như Điều
46 Luật Công chứng 2014).
Trang 3


BÀI TẬP HỌC KỲ
Môn: Luật sư, công chứng, chứng thực

Vàng A Lầu MSSV: 400550
Lớp: N01 – TL 2, Nhóm: 01

Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước uỷ nhiệm thực hiện
nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng
ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
ổn định và phát triển kinh tế-xã hội.
II/ Qúa trình hình thành và phát triển công chứng ở Việt Nam
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển công chứng trên thế giới
Công chứng đã xuất hiện trên thế giới từ rất sớm. Công chứng xuất hiện ở Ai
Cập, Hy Lạp, La Mã với hình thức là Dịch vụ văn tự, tức là ghi lại bằng văn bản
các giao dịch, thoả thuận giữa các bên.
Công chứng phát triển mạnh vào khoảng thời kì XIV, XV thời kì Phục hưng
và cách mạng chủ nghĩa ở các quốc gia châu Âu. Tại châu Á, hệ thống công chứng
ở Nhật Bản đã có 110 năm lịch sử. Theo chính các luật gia của Nhật Bản nhận xét,
thì hệ thống công chứng của họ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ thống công chứng
của Cộng hoà Pháp và có tiếp thu một số quy định về công chứng Công hoà Liên
bang Đức cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử riêng của Nhật Bản.
2. Qúa trình hình thành và phát triển công chứng ở Việt Nam

2.1. Thời kì Pháp thuộc đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Hoạt động công chứng xuất hiện khá sớm ở Việt Nam, kể từ khi thực dân
Pháp xâm lược nước ta. Sauk hi biến nước ta tthanhf một nước thuộc địa nửa phong
kiến và để phục vụ cho các lợi ích của mình tại Việt Nam, thực dân Pháp đã thành
lập một hệ thống công chugws ở nước ta. Theo Sắc lệnh ngày 24/08/1931 của Tổng
thống Cộng hoà Pháp về tổ chức công chứng (được áp dụng ở Đông Dương theo
quyết định ngày 07/10/1931 của Toàn quyền Đông Dươmg).

Trang 4


BÀI TẬP HỌC KỲ
Môn: Luật sư, công chứng, chứng thực

Vàng A Lầu MSSV: 400550
Lớp: N01 – TL 2, Nhóm: 01

Theo đó, người thực hiện công chứng là công chứng viên mang quốc tịch
Pháp do Tổng thống Pháp bổ nhiểm và giữ chức vụ suốt đời. Quy chế công chứng
viên do Nhà nước bổ nhiệm (cụ thể do tổng thống Pháp bổ nhiệm và giữ chức vụ
suốt đời). Công chứng viên hoạt động với tư cách là người thi hành công vụ, hoạt
động mang tính chất của người hành nghề tự do. Khi đó Việt Nam chỉ có một văn
phòng công chứng ở Hà Nội, ba văn phòng công chứng ở Sài gòn, ngoài ra ở các
thành phố Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng thì việc công chứng do Chánh lục sự
Tòa án sơ thẩm kiểm nhiệm.
2.2. Thời kì sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1991
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà cũng rất quan tâm đến hoạt động công chứng. Ngày 01/10/1945 Bộ
trưởng Bộ Tư Pháp Vũ Trọng Khánh đã ký quyết định về một số vấn đề liên quan
đến công chứng như: Bãi chức công chứng viên người Pháp, bổ nhiệm một công

chứng viên người Việt Nam thay thế, những quy định cũ về công chứng của Pháp
vẫn được áp dụng, trừ những quy định trái với chính thể Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Thời kì đó công chứng viên phải chịu trách nhiệm và chịu sự kiểm tra, giám
sát của các Ủy ban hành chính các cấp.
Để đáp ứng các nhu cầu giao dịch dân sự của nhân dân, ngày 15/11/1945 Hồ
Chủ tịch ký Sắc lệnh 59/SL quy định về thể lệ thị thực các giấy tờ với nội dung
trình tự thủ tục thị thực giấy tờ cho công dân trong giao lưu dân sự như mua bán,
trao đổi, chứng nhận địa chỉ cụ thể của một người tại địa phương. Xét về nội dung
đây chỉ là một thủ tục hành chính càng về sau việc áp dụng Sắc lệnh 59/SL càng
mang tính hình thức, chủ yếu xác nhận ngày tháng, năm, chữ ký và địa chỉ thường
trú của đương sự.

Trang 5


BÀI TẬP HỌC KỲ
Môn: Luật sư, công chứng, chứng thực

Vàng A Lầu MSSV: 400550
Lớp: N01 – TL 2, Nhóm: 01

Ngày 29/02/1952 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 85/SL quy định về thể lệ trước
bạ về các việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất được ban hành. Do hoàn cảnh
lịch sử bấy giờ nên Sắc lệnh 85 chỉ áp dụng đối với những vùng tự do hoặc những
vùng thuộc Uỷ ban kháng chiến. Cũng theo Sắc lệnh này, Uỷ ban kháng chiến cấp
xã hoặc xã được nhận thực vào văn tự theo hai nội dung: nhận thực chữ ký của các
bên mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất và nhận thực người đứng ra bán, cho, đổi
là chủ của những nhà cửa, ruộng đất, đem bán trao đổi.
Đến năm 1981 có Nghị định 143 của Hội Đồng Bộ trưởng quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp. Trên cơ sở của Nghị định 143, Ngày

10/10/1987 Thông tư số 574/QLTPK quy định về công tác công chứng nhà nước
được ban hành với cùng với nó là sự ra đời của phòng công chứng TP. Hồ Chí
Minh, phòng công chứng Hà Nội và một số phòng công chứng ở các địa bàn khác
(nếu có nhu cầu), công tác công chứng, chứng thực của UBND cũng được kiện
toàn. Sau đó, để tạo điều kiện hơn nữa cho các địa phương tiếp cận với hoạt động
công chứng, Bộ tư pháp đã ban hành Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987
hướng dẫn thực hiện các việc làm công chứng, tại thời điểm này chủ thể duy nhất
thực hiện công chứng là phòng công chứng.
2.3. Thời kì từ năm 1991 đến nay


Thời kì từ năm 1991 đến trước khi Luật Công chứng năm 2006 có hiệu lực
Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân thời kỳ này và theo quan điểm chỉ đạo

của Đảng, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 45/HĐBT ngày
27/02/1991 về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước. Tiếp đó, Chính phủ ban
hành Nghị định 31/CP về tổ chức và hoạt động của công chứng Nhà nước vào ngày
18/5/1996 thay thế cho Nghị định số 45/HĐBT, theo đó Phòng công chứng là thuộc

Trang 6


BÀI TẬP HỌC KỲ
Môn: Luật sư, công chứng, chứng thực

Vàng A Lầu MSSV: 400550
Lớp: N01 – TL 2, Nhóm: 01

Sở tư pháp, quy định này là nhằm chuyên môn hóa hoạt động công chứng và giảm
tải cho Ủy ban nhân dân.

Ngày 08/02/2000 Chính phủ ban hành Nghị định 75/NĐ –CP về công chứng,
chứng thực. Nghị định này đã có sự khác biệt công chứng do Văn phòng công
chứng cấp và chứng thực do Uỷ ban nhân dân cấp. Đây là Nghị Định có nhiều điểm
mới so với các văn bản trước đây như khái niệm công chứng, chứng thực được
phân biệt rạch ròi; phạm vi công chứng, chứng thực được quy định rộng hơn; trình
tự thủ tục được quy định rõ ràng, cụ thể...


Từ ngày 01/7/2007 (ngày Luật Công chứng năm 2006 có hiệu lực) đến nay
Ngày 29/11/2006 Quốc hội thông qua Luật Công chứng chính thức có hiệu

lực ngày 1/7/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,
chứng thực chữ ký cũng được triển khai, từ đây hai hành vi công chứng, chứng
thực được phân biệt rõ ràng, cụ thể: Luật Công chứng là bộ luật đầu tiên quy định
về hoạt động công chứng ở nước ta, gồm 8 chương, 67 điều với các nội dung về
công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch; lưu trữ hồ sơ, phí công chứng, thù lao công chứng, xử lý vi phạm, khiếu
nại, giải quyết tranh chấp.
Ngày 20/6/2014, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Công chứng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 (Luật Công chứng 2014). Luật
chỉ quy định về các vấn đề về công chứng.
KẾT LUẬN
Qua đây, ta thấy ngay từ những ngày đầu xây dựng Nhà nước pháp quyền,
Đảng và Nhà nước đã chú trọng công tác hoàn thiện hơn nữa đội ngũ cán bộ làm
công tác công chứng, chứng thực cũng như xây dựng hành lang pháp lý thông
Trang 7


BÀI TẬP HỌC KỲ
Môn: Luật sư, công chứng, chứng thực


Vàng A Lầu MSSV: 400550
Lớp: N01 – TL 2, Nhóm: 01

thoáng nhằm tạo điều kiện tối đa cho người dân thực hiện đủ và tốt hoạt động pháp
lý thiết yếu này. Từ đề tài này có thể giúp chúng ta hiểu được ít nhiều về quá trình
hình thành và phát triển công chứng ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Luật Công chứng năm 2014;
Công chứng Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hướng theo mô hình công
chứng La tinh, PGS. TS. Hoàng Thế Liên, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư
pháp, Số xuất bản: 01/2005;

3. Hoạt động công chứng ở nước ta hiên nay, Lê Thị Thu Hiền, khoá luận Tốt

nghiệp của Lê Thị Thu Hiền, Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Thúy, Hà Nội
năm 2011;
4. />5.

/>
Trang 8



×