Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.22 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHÚ

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNGDOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNGTHƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. Hồ Chí Minh năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHÚ

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 8340201.
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :PGS., TS. Nguyễn Đăng Dờn

TP. Hồ Chí Minh năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công tr nh hoa h c n của m nh Cụ thể

Tôi t n l

Trần Phú

inh ng

23 09 19

u quán

uảng

Hiện công tác t i

– ti

a

a


iền – Thừa Thi n Huế
g n h ng T

C

i

n Công Th

ng – Chi nhánh Bình

Thuận
h c vi n cao h c

hóa 1 của Tr ờng

ihc

g n h ng T

Hồ Ch

inh

ã số h c vi n 020116140313
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã ngành: 8340201
Cam đoan đề t i
vừa t i


g n h ng Th ng

g ời h

ng d n

uận văn đ

ợc thực hiện

ềtin

l

lập ri ng

hông sao ch p t

n

t

Tôi

in ch u trách nhiệm tr
T

ởđu

Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2019

Tác giả luận văn

công tr nh n


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBTD

CDB
CNH-H H
CTCP
DN
DNNN
DNNVV
DNTN

IBK
JASME
MMTB
NHNN
NHPT
NHTM
NSNN

TCB
TCTD
TMCP
TNHH
UBND

SAIGONBANK
SME
SXKD


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2

M t số t

Tiêu ch

ngày 11

Bảng 2.1

T nh h

Bảng 2.2

D

Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

Bảng 2.6


Bảng 2.7
Bảng 2.8

ố l ợn
D
D
– 2018
D
2018
D
2018
D
2015 -

Bảng 2.9
Bảng 2.10

Phân lo

Bảng 2.11

Tỷ lệ si
trong g


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Sơ đồ
đồ 2.0
Thuận

Biểu đồ 2.1

D

Biểu đồ 2.2

D
– 2018


MỤC LỤC
Mục
TÍN DỤ

1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.4
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.3.1
1.3.2
1.3.3
1.3.4
1.4
1.4.1

1.4.2
1.4.3
1.4.4
1.4.5
THỰC TRẠ
Â

Ý
Khái niệm về t n dụng
h n lo i t n dụng ng n h ng
Phát triển ho t đ
Các nh n tố ảnh h
ẶC
Khái niệm D
hững đặc điểm chủ ếu của D
ặc điểm ho t đ
VAI TRÒ CỦA TÍ
T n dụng ng n h ng góp phần đảm

li n tục
T n dụng ng n h ng góp phần n n

DNNVV.
T n dụng ng n h ng góp phần h nh
T n dụng ng n h ng góp phần tập
c nh tranh của các DNNVV
KI H

Bihc
Bihc

Bihc
Bihc
Bihc



TỔ

2.1


i
Ho t đ ng của

2.1.1
2.1.2

Tỉnh B nh Thuận trong những nă
THỰC TRẠ
TẠI

2.2
2.2.1

T nh h nh D
u

2.2.2

T


T
C
Ch t l
hững tồn t i trong cho va

2.2.4
2.2.5

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.3
3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4
3.4
3.4.1

C
ui mô tốc đ

2.2.3

CÁC
VAY DOA H


i thiệ

I I



HH

D
THƯƠ
CÁC
Cải tiến các thủ tục cho va
hát triển đa d ng các sản phẩm c

c chế đảm
ở r ng hu
Thực hiện tốt ch nh sách tiếp th
ch nh sách chăm sóc hách h ng t
hách h ng hiện t i
CÁC
Cải tiến qu
ng cao ch t l ợng thẩm đ nh
X
Chú tr ng đến công tác đ o t o
I I
VAY D
hát hu



3.4.2

Ho n thiện pháp luật về


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn, khoa học của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trƣờng, DNNVV có vai trò rất quan trọng trong việc
thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nƣớc, giải quyết công ăn việc làm
cho ngƣời lao động. Vì vậy, ƣu tiên phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là chủ
trƣơng lớn của nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia đang phát triển. Sự phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với nƣớc ta hiện nay
đang trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thông qua việc thực hiện
nhiều cải cách về cơ chế, chính sách. Có thể thấy rằng hệ thống pháp luật, môi
trƣờng kinh doanh đang dần đƣợc cải thiện và ngày càng có chuyển biến tích cực
tạo điều kiện cho DNNVV phát triển. Tuy nhiên trong quá trình phát triển các
doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh các khó khăn
về công nghệ, trình độ quản lý, thị trƣờng tiêu thụ...thì vấn đề vốn phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh cũng là một vấn đề nan giải. Vì vậy để phát triển loại hình
doanh nghiệp này phục vụ cho phát triển kinh tế cần phải có các giải pháp tăng
cƣờng các nguồn cung ứng vốn cho loại hình doanh nghiệp này, trong đó nguồn
vốn tín dụng của Ngân hàng phải đƣợc quan tâm hàng đầu vì những ƣu điểm vốn
có của nó.
Trƣớc sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự phát triển của loại hình doanh
nghiệp nhỏ và vừa, việc mở rộng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này là một
điều tất yếu không chỉ phù hợp với định hƣớng của Nhà nƣớc mà nó còn là một thị

trƣờng mang lại nhiều tiềm năng cho các TCTD. Hiện tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Công Thƣơng CN Bình Thuận cũng đang có nhiều quan tâm đến loại hình
doanh nghiệp này.
Nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng
nhƣ tạo điều điều kiện cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng Chi nhánh


2

Bình Thuận mở rộng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này một cách hiệu
quả, tôi đã chọn nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài :
“PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG CHI
NHÁNH BÌNH THUẬN”
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là đề tài đã có nhiều tác giả
nghiên cứu, tuy nhiên nếu xét về mặt không gian và thời gian thì đề tài: “Phát triển
hoạt động cho vay khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Công thương Chi nhánh Bình Thuận” là một đề tài hoàn toàn mới và
chƣa từng đƣợc đề cập trong các công trình nghiên cứu trƣớc đây.
3.

Mụ ti u ụ đ h và nhiệm vụ nghiên cứu

Qua tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Công thƣơng Chi nhánh Bình Thuậncũng nhƣ những chính sách mà chính quyền
địa phƣơng hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, luận văn đã đƣa ra đƣợc
các giải pháp thích hợp nhằm mở rộng và phát triển hoạt động cho vay đối với loại
hình doanh nghiệp này. Thông qua đó, một mặt đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần phát triển kinh tế của địa phƣơng

và đất nƣớc, mặt khác góp phần tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng một cách hợp
lý, đa dạng hóa các khoản mục đầu tƣ và cấp tín dụng nhằm nâng cao vị thế cạnh
tranh của Ngân hàng trên địa bàn.
Để đạt đƣợc mục tiêu và mục đích nghiên cứu, đòi hỏi luận văn phải đƣợc
nghiên cứu một cách nghiêm túc, dựa trên những căn cứ khoa học để đề ra những
giải pháp mang tính thuyết phục cao.
4.
-

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tƣợng nghiên cứu:Hoạt động cho vay khách hàng DNNVV tại Ngân

hàng TMCP Sài Gòn Công thƣơng Chi nhánh Bình Thuận.


3

-

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng cho vay của Ngân

hàng TMCP Sài Gòn Công thƣơng Chi nhánh Bình Thuận đối với các
DNNVVtrong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018,đồng thời đề ra những giải
pháp nhằm mở rộngvà phát triển hoạt động cho vay đối với loại hình doanh nghiệp
này trong hiện tại và một số năm tiếp theo. Hƣớng tiếp cận DNNVV đề cập trong
luận văn đƣợc dựa trên tiêu chí vốn.
5.

Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu


Luận văn đƣa ra một cơ sở lý luận khá hoàn chỉnh về tín dụng ngân hàng và
vai trò của nó đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua phân tích
những điểm mạnh và yếu của loại hình doanh nghiệp này cho thấy vốn là nhân tố
quan trọng nhất cần thiết cho quá trình phát triển của doanh nghiệp. Vì thế mở rộng
tín dụng ngân hàng cho đối tƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa là một vấn đề tất yếu.
Ngoài ra, luận văn còn đƣa ra một số bài học kinh nghiệm về việc mở rộng TDNH
đối với DNNVV ở một số quốc gia, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm chung.
6.

Phƣơng pháp nghi n ứu

Trên cơ sở thu thập tài liệu, thông tin liên quan,luận văn sử dụng phƣơng
pháp định tính, thông quaphân tíchduy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tổng hợp,
phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng..., từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm mở rộng
và phát triển hoạt động cho vay đối với các DNNVV tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Công thƣơng Chi nhánh Bình Thuận.
7. Những kết quả mới đạt đƣợc trong nghiên cứu
Luận văn đã hệ thống đƣợc một cơ sở lý luận khá hoàn chỉnh về vai trò của
tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của các DNNVV. Dựa vào lý luận đó, luận
văn tiến hành phân tích thực trạng về tình hình hoạt cho vay của Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Công thƣơng Chi nhánh Bình Thuận đối với các DNNVV thời gian qua, từ
đó đã đƣa ra đƣợc những giải pháp nhằm mở rộngvà phát triển hoạt động cho
vayđối với loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới.


4

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng:

- Chương 1:Lý luận chung về tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thươngchi nhánh Bình Thuận.
- Chương 3: Các giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho
vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương
Chi nhánh Bình Thuận.


5

CHƢƠNG 1
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1.1.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và
các chủ thể khác), trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng
trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên vay có trách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Nhƣ vậy, bản chất của tín dụng là giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả.
Tín dụng có các đặc trƣng nhƣ sau:
-

Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức

là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản).
Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy bên cho vay khi chuyển vay

tài sản
cho bên đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng ngƣời đi vay sẽ trả nợ đúng hạn.
Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay. Hay nói cách khác,
bên đi
vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
-

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay đƣợc cấp trên cơ sở cam kết

hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý đƣợc thể hiện ở những văn bản xác
định quan hệ tín dụng nhƣ hợp đồng tín dụng, khế ƣớc… trong đó, bên đi vay cam
kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng.
Kinh tế thị trƣờng càng phát triển, thì các ngân hàng càng phải nghiên cứu
đƣa ra các hình thức tín dụng đa dạng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng, từ đó đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận, phân
tán rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh. Chính vì vậy, ngân hàng cung cấp rất nhiều


6

loại tín dụng, cho nhiều đối tƣợng khách hàng với những mục đích sử dụng khác
nhau.
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa
trên một số tiêu thức nhất định. Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều
loại khác nhau tùy theo những tiêu thức khác nhau nhƣ:
1.1.2.1. Căn cứ vào mục đích
-

Tín dụng bất động sản: là loại tín dụng liên quan đến việc mua sắm và xây


dựng bất động sản nhƣ nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp,
thƣơng mại và dịch vụ.
-

Tín dụng công nghiệp và thƣơng mại: là loại tín dụng ngắn hạn để bổ sung

vốn lƣu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại và
dịch vụ.
xuất

Tín dụng nông nghiệp: là loại tín dụng để trang trải các chi phí sản

nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên
liệu….
-

Tín dụng tiêu dùng: đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình

để mua sắm hàng hóa tiêu dùng nhƣ xe hơi, trang thiết bị trong nhà….
1.1.2.2. Căn cứ và thời hạn cho vay
-

Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 12 tháng trở xuống và

đƣợc sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lƣu động của các doanh nghiệp và các
nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
-

Tín dụng trung hạn: theo quy định hiện nay của nhà nƣớc Việt Nam, cho


vay trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Còn đối với các nƣớc trên thế giới,
loại cho vay này có thời hạn đến 7 năm.


Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm (Việt Nam)

trên 7 năm đối với các nƣớc trên thế giới. Tín dụng dài hạn nhằm đáp ứng cho nhu
cầu đầu tƣ dài hạn nhƣ xây dựng cơ bản (nhà xƣởng, dây chuyền sản xuất…), xây
dựng cơ sở hạ tầng (đƣờng xá, cảng biển, sân bay…), cải tiến và mở rộng sản xuất


7

có quy mô lớn. Do thời hạn đầu tƣ thƣờng kéo dài nên tín dụng dài hạn thƣờng áp
dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án.
1.1.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- Tín dụng không đảm bảo: là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa trên uy tín của bản thân
khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả
năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào
uy tín của bản thân khách hàng mà không cần nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
-

Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng đƣợc ngân hàng cung ứng phải có tài

sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Đối với khách hàng không
có uy tín cao, hay đối với trƣờng hợp cho vay với mức độ rủi ro cao, khi vay vốn
đòi hỏi phải có đảm bảo. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm
nguồn thu thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn, tạo áp lực

buộc ngƣời vay phải trả nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
1.1.2.4. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng
-

Tín dụng bằng tiền: là loại tín dụng mà hình thái giá trị của nó đƣợc cung

cấp bằng tiền. Đây là loại tín dụng chủ yếu của ngân hàng và thực hiện bằng các kỹ
thuật khác nhau nhƣ: tín dụng ứng trƣớc, thấu chi, tín dụng trả góp….
-

Tín dụng bằng tài sản: là hình thức tín dụng mà hình thái giá trị của nó là

bằng tài sản. Riêng đối với ngân hàng cho vay bằng tài sản đƣợc áp dụng phổ biến
đó là tài trợ thuê mua. Theo phƣơng thức cho vay này, ngân hàng hoặc các công ty
thuê mua cung cấp trực tiếp tài sản cho ngƣời đi vay đƣợc gọi là ngƣời đi thuê, và
theo định kỳ ngƣời đi thuê hoàn trả nợ vay bao gồm vốn gốc và lãi.
-

Tín dụng bằng uy tín: là loại tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy

tín. Hình thức tín dụng này chính là bảo lãnh ngân hàng.
1.1.2.5. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
-

Tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và

lãi theo định kỳ. Loại cho vay này chủ yếu đƣợc áp dụng cho vay bất động sản nhà


Thông thƣờng có bốn phƣơng thức trả góp sau:



8

+

Phƣơng pháp cộng thêm.

+
định

Phƣơng pháp trả vốn góp bằng nhau và trả lãi theo số dƣ vào cuối mỗi

+
của

Phƣơng pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi tính trên mức hoàn trả

kỳ.

vốn gốc.
+
Phƣơng thức trả vốn gốc và lãi bằng nhau trong tất cả các định kỳ
(phƣơng

pháp hiện giá).
-

Tín dụng hoàn trả một lần: là loại tín dụng mà khách hàng hoàn trả vốn gốc


và lãi một lần khi đến hạn. Loại tín dụng này thƣờng áp dụng cho những khoản vay
nhỏ và có thời hạn ngắn.
của

Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà việc trả nợ vay

khách hàng không quy định thời hạn cụ thể. Việc hoàn trả phụ thuộc vào khả năng
tài chính của ngƣời đi vay. Loại tín dụng này thƣờng áp dụng cho những khoản vay
thấu chi, thẻ tín dụng.
1.1.2.6. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng
-

Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng trong đó, ngân hàng trực tiếp cấp

vốn cho ngƣời có nhu cầu, đồng thời ngƣời đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho
ngân hàng.
-

Tín dụng gián tiếp: là khoản cho vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại

các khế ƣớc hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.

+

Chiết khấu thƣơng mại: ngƣời thụ hƣởng hối phiếu hoặc lệnh phiếu còn

trong hạn thanh toán có thể nhƣợng lại cho ngân hàng. Trong trƣờng hợp này ngân
hàng cấp cho khách hàng một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lãi chiết khấu và hoa
hồng phí. Khi các chứng từ này đến hạn thanh toán ngƣời thụ lệnh hối phiếu hoặc



ngƣời phát hành lệnh phiếu có trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng. Trong nghiệp
vụ chiết khấu thƣơng mại ngƣời đƣợc cấp tín dụng và ngƣời chịu trách nhiệm
thanh toán chính cho ngân hàng là hai ngƣời khác nhau.


9

+ Mua các khoản nợ của doanh nghiệp (nghiệp vụ factoring).
1.1.3. Phát triển hoạt động cho vay
Thƣờng khi nói đến “phát triển”, ngƣời ta thƣờng nghĩ đến việc phát triển
theo chiều rộng và chiều sâu của hoạt động đó. Phát triển hoạt động cho vay cũng
vậy, nó đƣợc xem nhƣ việc mở rộng hoạt động cho vay và nâng cao hiệu quả của
hoạt động cho vay.


Mở rộng hoạt động cho vay:

Mở rộng hoạt động cho vay là một khái niệm kinh tế, chỉ một phƣơng thức
kinh doanh của NHTM qua việc phấn đấu cho sự tăng lên về quy mô, khối lƣợng,
không gian, chất lƣợng tín dụng các khoản cho vay và tăng lợi nhuận của ngân
hàng để đảm bảo cho ngân hàng phát triển bền vững bằng việc các ngân hàng có
khả năng đáp ứng nhanh chóng, rộng rãi các nhu cầu vay vốn của mọi chủ thể hội
đủ những điều kiện theo quy định, qua đó thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế của các
chủ thể kinh tế và nền kinh tế. [4]
Từ khái niệm trên cho thấy nội dung, khái niệm mở rộng hoạt động cho vay
bao gồm những điểm chủ yếu sau:
Một là, mở rộng hoạt động cho vay là một khái niệm kinh tế chỉ một phương
thức kinh doanh của NHTM:
Là một khái niệm kinh tế bởi nó chứa đựng yếu tố kinh tế, phản ánh về lợi

nhuận, về tăng trƣởng kinh tế. Mở rộng hoạt động cho vay còn chứa đựng tính chất
xã hội bởi chứa đựng sự tín nhiệm và sự điều chỉnh của pháp luật và những quy
định, những quy trình, điều kiện mang tính chất pháp lý. Hoạt động cho vay là một
trong những hoạt động chủ yếu của NHTM và thƣờng mang lại lợi nhuận chủ yếu
cho ngân hàng, nhất là ngân hàng ở những nƣớc đang phát triển. Với lẽ đó các
NHTM thƣờng rất quan tâm đến hoạt động tín dụng sao cho có hiệu quả tối ƣu.
Hai là, mở rộng nguồn vốn của ngân hàng:
Muốn mở rộng hoạt động cho vay các ngân hàng phải có đủ năng lực vốn thì
mới có thể có khả năng cung ứng nguồn vốn theo nhu cầu của các chủ thể trong nền


10

kinh tế, lẽ đƣơng nhiên là các chủ thể vay vốn phải đáp ứng các điều kiện cho vay
cần thiết mà ngân hàng đƣa ra.
Để có thể thực hiện đƣợc mở rộng hoạt động cho vay các ngân hàng phải mở
rộng đƣợc nguồn vốn của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại thì việc
các NHTM phải nâng cao năng lực tài chính, khả năng cung ứng vốn cho nền kinh
tế phát triển là điều quan trọng.
Ba là, mở rộng không gian, thời gian hoạt động:
Ngân hàng phải có đủ những điều kiện để mở rộng không gian, thời gian
hoạt động. Điều đó có nghĩa là ngân hàng phải mở rộng cả mạng lƣới hữu hình (địa
điểm giao dịch trực tiếp) và vô hình (giao dịch gián tiếp qua sử dụng công nghệ
điện tử, thông tin) nhằm tăng khả năng giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, bảo mật,
an toàn đáp ứng nhu cầu và những lợi ích cho nhiều loại khách hàng khác nhau, ở
những không gian rộng và thời gian có tính liên tục.
Do đó để mở rộng hoạt động cho vay cần chú trọng mở các dịch vụ liên quan
đến kinh doanh cho vay. Mở rộng hoạt động cho vay không chỉ thuần túy là khách
hàng giao dịch trực tiếp mà cần chú trọng các dịch vụ sử dụng công nghệ điện tử,
tin học. Tạo điều kiện để thu hút khách hàng bằng những dịch vụ sử dụng công

nghệ cao, vƣợt khỏi địa lý hành chính, quốc gia: chẳng hạn các dịch vụ qua máy rút
tiền tự động (ATM) sử dụng 24/24 giờ, thẻ tín dụng sử dụng ở nhiều nơi cả trong
nƣớc và nhiều nƣớc khác nhau…
Bốn là, mở rộng các đối tượng khách hàng:
Lƣợng khách hàng tăng lên cả về quy mô và chất lƣợng nhằm sử dụng có
hiệu quả vốn vay từ ngân hàng. Mở rộng khách hàng cả về số lƣợng và chất lƣợng
nhằm tăng tầng số giao dịch của khách hàng cả về quy mô, số lƣợng và chất lƣợng;
cả khách hàng trong nƣớc và ngoài nƣớc; giữ vững khách hàng cũ nhất là khách
hàng tốt và tăng thêm lƣợng khách hàng mới. Đa dạng hóa các loại khách hàng
trong mọi tầng lớp cộng đồng dân cƣ. Trong đó cần chú trọng đơn giản hóa và đa
dạng các điều kiện tín dụng cho phù hợp với từng loại đối tƣợng khách hàng và số
lƣợng, giá trị cấp tín dụng.


Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay:


11

Mở rộng hoạt động cho vay thƣờng gắn với nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nhất
là rủi ro tín dụng. Để đảm bảo an toàn và nâng cao chất lƣợng tín dụng còn phải hết
sức chú trọng đảm bảo thực hiện mục tiêu của nguồn vốn huy động, sự linh hoạt
trong mục tiêu, thời hạn huy động. Cho vay là cần thiết, song cần phải chú trọng
đến hiệu quả tín dụng (cho vay) về mặt tài chính và hiệu quả về mặt kinh tế xã hội.
Hiệu quả của tín dụng nói chúng và hiệu quả của hoạt động cho vay nói riêng
là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó
phản ánh qui mô tín dụng và chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đó là
khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của các mục tiêu kinh tế
xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn,
mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ nguồn tích lũy do đầu tƣ tín dụng và do đạt

đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát
triển bền vững của ngân hàng. Hiệu quả tín dụng đƣợc thể hiện trên hai mặt: hiệu
quả về mặt tài chính và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, theo đó, nâng cao hiệu quả
hoạt động cho vay đƣợc hiểu là nâng cao hiệu quả về mặt tài chính và nâng cao
hiệu quả về mặt kinh tế xã hội của hoạt động cho vay.



Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả về mặt tài chính:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ: là chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng trƣởng
dƣ nợ
của ngân hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng cho nền kinh tế cũng
nhƣ khả năng hấp thụ vốn ngân hàng của nền kinh tế. Chỉ tiêu này đƣợc tính toán
nhƣ sau:

Chỉ số này càng lớn thể hiện khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của
ngân hàng cũng nhƣ khả năng hấp thụ vốn ngân hàng của nền kinh tế càng cao.
Tỷ lệ nợ quá hạn : Chỉ tiêu này thƣờng nói lên chất lƣợng tín dụng
của một


ngân hàng. Thông thƣờng chỉ số này dƣới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của
ngân hàng bình thƣờng. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn


12

chiếm tỷ trọng trên tổng dƣ nợ lớn thì nó phản ánh chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng
tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngƣợc lại.

( )
- Tỷ lệ nợ xấu :
Hiện nay thì dƣ nợ cho vay của các TCTD đƣợc chia làm 5 nhóm:
+ Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): gồm các khoản nợ trong hạn mà các TCTD
đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; các khoản nợ
quá hạn dƣới 10 ngày đƣợc các TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đúng hạn; các
khoản nợ gốc và lãi quá hạn đã đƣợc trả đầy đủ, đồng thời các khoản nợ gốc và lãi
đến hạn tiếp theo đƣợc khách hàng trả nợ đúng hạn trong vòng 3 tháng đối với
khoản nợ ngắn hạn, 6 tháng đối với các khoản nợ trung dài hạn.
+

Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến

90 ngày; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
+
91

Nợ nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ

ngày đến 180 ngày; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phân loại vào nhóm 2; các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm
lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
+

Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360

ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả
nợ lần thứ hai.
+


Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ quá hạn trên

360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn
trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa quá hạn hoặc đã quá hạn; các khoản nợ khoanh,
nợ chờ xử lý.


13

Trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.
( )

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ
xấu. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lƣợng tín dụng
của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân
hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thƣờng mà là có nguy cơ mất vốn.
Các NHTM hiện đang thực hiện xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ
phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế, đặc điểm kinh doanh của mình
theo tinh thần QĐ 493 của Thống đốc NHNN. Đây là một bƣớc tiến ban đầu trong
quá trình tiếp cận an toàn vốn, không chỉ nhằm mục đích phân loại nợ, mà còn
nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lƣợng tín dụng, nâng cao hiệu quả tín
dụng.
-

Tỷ lệ sinh lời của tín dụng : Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của

hoạt động tín dụng, nó cho biết số tiền lãi thu đƣợc trên 100 đồng dƣ nợ là bao

nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả tín dụng càng tốt.
( )


-

Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội :

Giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong xã hội, qua đó mang lại thu

nhập cho ngƣời lao động, giúp ngƣời lao động ổn định cuộc sống, từ đó góp phần
ổn định trật tự xã hội.
-

Gia tăng giá trị sản phẩm, hàng hóa, bao gồm cả giá trị gia tăng trực tiếp và

giá trị gia tăng gián tiếp. Đó là những giá trị gia tăng do các dự án có vốn tín dụng
tác động tăng thêm (giá trị gia tăng trực tiếp) và những giá trị thu đƣợc từ các hoạt
động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền từ các dự án có vốn tín dụng tạo ra (giá
trị gia tăng gián tiếp).


14

-

Thông qua cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân để đầu tƣ dây chuyền sản

xuất, công nghệ, máy móc thiết bị... có thể hỗ trợ và ràng buộc các tổ chức, cá nhân
này trong việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

-

Đóng góp quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách và tăng nguồn thu

ngoại tệ cho quốc gia thông qua hoạt động xuất khẩu.
-

Góp phần quan trọng vào việc cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế xã

hội của các địa phƣơng thông qua các chƣơng trình, dự án cho vay phát triền hạ
tầng cơ sở ; và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thông qua đầu tƣ cho
vay tiêu dùng, cho vay đầu tƣ các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động cho vay.
Hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả hoạt động cho vay nói riêng phản
ánh qui mô và chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Qui mô tín dụng tăng
và có chất lƣợng cao sẽ dẫn tới hiệu quả hoạt động tín dụng cao, điều đó cho thấy
tăng trƣởng tín dụng có chất lƣợng và hiệu quả hoạt động tín dụng có mối quan hệ
chặt chẽ và tác động qua lại. Nếu tăng trƣởng tín dụng vƣợt quá tầm kiểm soát của
ngân hàng sẽ dẫn đến tình trạng ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán, chất
lƣợng tín dụng giảm sút, từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng kém.
Hiệu quả hoạt động tín dụng chịu ảnh hƣởng của ba nhân tố chủ yếu là
khách hàng – ngân hàng – môi trƣờng kinh doanh.
1.1.4.1.

Từ phía khách hàng:

Khách hàng là nhân tố quyết định trong quan hệ tín dụng, ảnh hƣởng đến
chất lƣợng tín dụng. Một khoản vay có đƣợc hoàn trả đầy đủ, đúng hạn hay không
phụ thuộc vào khả năng trả nợ và ý thức trả nợ của khách hàng. Các nhân tố xuất

phát từ phía khách hàng có thể do trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến
sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát gây ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ
hoặc cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ.
1.1.4.2.

Từ phía ngân hàng:

Để hoạt động cho vay ngày càng tốt và thu hút đƣợc nhiều khách hàng, trong
từng giai đoạn ngân hàng phải có những chính sách tín dụng thích hợp và phù hợp


×