Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Nghiên cứu việc vận hành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.66 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU VIỆC VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU VIỆC VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, Ngân hàng
Mã ngành: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học TS. LÊ VĂN HẢI



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


i

TÓM TẮT
Thị trường Chứng khoán Phái sinh (TTCKPS) là một thị trường bậc cao vừa
mới đi vào hoạt động tại Việt Nam, là một thị trường rất được quan tâm và chuẩn bị
rất kỹ càng. TTCKPS ra đời để đáp ứng lại nhu cầu của nhà đầu tư (NĐT) về một
kênh bảo hiểm giá cả khi giao dịch trên Thị trường Chứng khoán (TTCK), hoàn
thiện và phát triển TTCKPS tạo nên một thị trường có nhiều công cụ giúp bảo hiểm
rủi ro biến động giá, cung cấp thông tin minh bạch và là kênh đầu tư hấp dẫn cho
nhiều đối tượng quan tâm.
Phương pháp chính được sử dụng để nghiên cứu là tổng hợp phân tích, tác
giả tổng hợp cơ sở lý luận, kết quả các công trình nghiên cứu và số liệu từ thị trường
sau đó phân tích, so sánh. Ngoài việc đưa ra các cơ sở lý thuyết, luận văn còn chỉ ra
các điều kiện để phát triển thị trường cũng như phân tích cụ thể các điều kiện đó
trong thực tế. Tiếp theo luận văn nghiên cứu sơ bộ một số thị trường chứng khoán
phái sinh trên thế giới, từ các bài học mà các thị trường trên thế giới đã trải qua tác
giả phân tích và chỉ ra một số bài học cho TTCKPS Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp khảo sát từ những người
đang làm việc liên quan trực tiếp đến TTCKPS để đánh giá năng lực của thị trường.
Luận văn trình bày kết quả khảo sát thành viên thị trường về đánh giá năng lực thị
trường hiện tại, tìm ra những điểm còn tồn tại trong thị trường và nguyên nhân
những tồn tại đó.
Dựa trên cơ sở lý thuyết, phân tích thực tiễn, bài học từ kinh nghiệm các
nước và kết quả khảo sát, luận văn đã đề xuất những giải pháp để thúc đẩy TTCKPS
Việt Nam phát triển.



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Tuấn Anh
Sinh ngày 07 tháng 09 năm 1992 tại: tỉnh Thanh Hóa; Quê quán: tỉnh Thanh Hóa
Là học viên cao học khóa 17 của Trường Đại học Ngân hàng TP . Hồ Chí Minh
Cam đoan luận án:
Nghiên cứu việc vận hành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt
Nam
Người hướng dẫn khoa học : TS Lê Văn Hải
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc
các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi .
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018

Nguyễn Tuấn Anh


iii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM
đã giúp tôi hoàn thành luận văn của mình là các thầy cô trực tiếp giảng dạy trong thời
gian tích lũy kiến thức nâng cao trong khóa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến TS Lê Văn Hải đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong luận văn này. Để hoàn thành
luận văn tôi xin gửi lời cảm ơn đến các nhân viên môi giới của Công ty cổ phần chứng

khoán Sài Gòn chi nhánh Nguyễn Văn Cừ và chi nhánh Nguyễn Huệ thành phố Hồ Chí
Minh đã giúp tôi hoàn thành việc khảo sát cũng như hỗ trợ tìm kiếm thông tin, số liệu.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến bố mẹ gia đình đã luôn động viên cho tôi hoàn thành
nghiên cứu. Tôi xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, động viên và hỗ
trợ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT..................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... ii
LỜI CÁM ƠN..........................................................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.................................................................. xi
MỞ ĐẦU................................................................................................................xii
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH...............................................................1
1.1

TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH............................................................................. 1
1.1.1 Chứng khoán phái sinh............................................................................. 1
1.1.1.1 Khái niệm.......................................................................................... 1
1.1.1.2 Tài sản cơ sở...................................................................................... 1
1.1.1.3 Các sản phẩm chứng khoán phái sinh................................................ 2
1.1.2 Thị trường chứng khoán phái sinh............................................................ 5

1.1.2.1 Khái niệm.......................................................................................... 5
1.1.2.2 Thành viên của thị trường chứng khoán phái sinh.............................6
1.1.2.3 Sự khác biệt giữa giao dịch chứng khoán và giao dịch chứng khoán
phái sinh........................................................................................................ 7
1.1.3 Vai trò và tính tất yếu của chứng khoán phái sinh và thị trường chứng
khoán phái sinh.................................................................................................. 8
1.1.3.1 Vai trò................................................................................................ 8
1.1.3.2 Tính tất yếu...................................................................................... 10
1.2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VIỆC VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH......................................................... 11
1.2.1 Khái niệm............................................................................................... 11


v
1.2.2 Tiêu chí đánh giá việc vận hành và phát triển thị trường chứng khoán
phái sinh.......................................................................................................... 11
1.2.2.1 Tiêu chí định tính............................................................................. 11
1.2.2.2 Tiêu chí định lượng.......................................................................... 12
1.2.3 Điều kiện chính để vận hành và phát triển thị trường chứng khoán phái
sinh.................................................................................................................. 12
1.2.3.1 Cơ sở pháp lý................................................................................... 12
1.2.3.2 Điều kiện kinh tế tài chính............................................................... 13
1.2.3.3 Điều kiện hàng hóa cơ sở................................................................. 14
1.2.3.4 Điều kiện về kỹ thuật....................................................................... 14
1.3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC VẬN HÀNH VÀ PHÁT


TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH.....................................15
1.3.1 Đối với thị trường chứng khoán phái sinh Singapore.............................15
1.3.2 Đối với thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc.............................17
1.3.3 Đối với thị trường chứng khoán phái sinh Trung Quốc..........................19
1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................ 22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM........................................................... 25
2.1

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT

NAM................................................................................................................... 25
2.1.1 Cấu trúc thị trường................................................................................. 25
2.1.1.1 Mô hình tổ chức của sở giao dịch chứng khoán phái sinh...............25
2.1.1.2 Thành phần tham gia thị trường....................................................... 26
2.1.1.3 Mô hình giao dịch chứng khoán phái sinh....................................... 32
2.1.2 Phân tích tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh Việt
Nam................................................................................................................. 39


vi
2.2

PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM.....................................42
2.2.1 Cơ sở pháp lý.......................................................................................... 42
2.2.2 Điều kiện về hàng hóa cơ sở................................................................... 44
2.2.2.1 Chỉ số VN30, Chỉ số HNX30 và Trái phiếu chính phủ....................44

2.2.2.2 Các tài sản cơ sở khác...................................................................... 45
2.2.3 Điều kiện về kinh tế................................................................................ 45
2.2.4 Điều kiện về kỹ thuật.............................................................................. 47
2.2.5 Đánh giá về các điều kiện vận hành và phát triển thị trường chứng khoán
phái sinh Việt Nam.......................................................................................... 47
2.2.5.1 Kết quả đạt được.............................................................................. 47
2.2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại................................. 48
2.3

KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

VIỆT NAM......................................................................................................... 51
2.3.1 Lựa chọn mô hình và các yếu tố phân tích............................................. 51
2.3.2 Thiết kế bảng khảo sát............................................................................ 52
2.3.3 Phương pháp đo lường........................................................................... 52
2.3.4 Tổng hợp và phân tích các kết quả nhận được........................................ 53
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI
SINH VIỆT NAM PHÁT TRIỂN............................................................................ 57
3.1

ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH........................................................................... 57
3.2

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

VIỆT NAM PHÁT TRIỂN.................................................................................. 58
3.2.1 Giải pháp đối với cơ quan, tổ chức quản lý, điều hành và giám sát thị
trường.............................................................................................................. 58

3.2.1.1 Cập nhật các văn bản pháp luật phù hợp và kịp thời........................ 58


vii
3.2.1.2 Tái cấu trúc tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán....................59
3.2.1.3 Tăng cường chất lượng các hàng hóa cơ sở.....................................60
3.2.2 Giải pháp đối với nhà phát hành, cung cấp sản phẩm, dịch vụ...............61
3.2.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh............................................... 61
3.2.2.2 Hoàn thiện và phát triển nhà tạo lập thị trường................................ 62
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.................................................. 63
3.2.3 Giải pháp đối với nhà đầu tư.................................................................. 64
KẾT LUẬN............................................................................................................. 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 68
PHỤ LỤC I: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI
SINH VIỆT NAM................................................................................................... 72
PHỤ LỤC II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI
SINH VIỆT NAM................................................................................................... 75
PHỤ LỤC III: ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỈ SỐ VN30..................77
PHỤ LỤC IV: ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỈ SỐ HNX 30 VÀ HỢP
ĐỒNG TƯƠNG LAI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ.................................................. 78


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BSC
CCP
CFFEX
CKPS

EFA
GDCK
GDP
GTGD

HĐHĐ
HĐKH
HĐQC
HĐTL
HNX
HOSE
HSC
IM
IM
KBNN
KH
KLGD


KRX
MBS
MR
MR
NĐT
NHNN
NHTM
NTLTT
NTLTT
OI
SGDCK



ix
Từ viết tắt
SGX
SSI
TK
TPCP
TPCP
TTBT
TTCK
TTCKPS
TVBT
TVGD
UBCKNN
VCSC
Vietinbank

VNDS
VPBS
VSD


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh quyền chọn mua và quyền chọn bán ------------------------------ 5
Bảng 1.2: Sự khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh ------ 8
Bảng 2.1: Điều kiện trở thành thành viên giao dịch --------------------------------- 28
Bảng 2.2: Danh sách được cấp phép là thành viên giao dịch CKPS ------------- 29

Bảng 2.3: Điều kiện về vốn tổi thiểu của thành viên bù trừ ------------------------ 30
Bảng 2.4: Danh sách các thành viên bù trừ của VSD ------------------------------- 31
Bảng 2.5: Một số đặc điểm của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 ----------------- 33

Bảng 2.6: So sánh mô hình kiểm soát tài khoản 1 tầng và mô hình kiểm soát tài
khoản 2 tầng --------------------------------------------------------------------------------- 35

Bảng 2.7: Các thông số quy chiếu tài khoản tại thành viên giao dịch và tại VSD
-------------------------------------------------------------------------------------------------- 36
Bảng 2.8: Bộ chỉ số quản lý tỷ lệ ký quỹ ----------------------------------------------- 37
Bảng 2.9: Tổng hợp giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh năm 2017 --- 39
Bảng 2.10: Tổng hợp giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh Qúy 1 2018 39
Bảng 2.11: Tổng hợp giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài năm 2017 ---------- 40
Bảng 2.12: Tổng hợp giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài Qúy 1 2018 -------- 41
Bảng 2.13: Hệ thống văn bản pháp lý của TTCKPS Việt Nam ------------------- 43
Bảng 2.14: Chỉ số kết quả của cuộc khảo sát ------------------------------------------ 54


xi

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Mô hình thanh toán không qua CCP ....................................................
Hình 2.2: Mô hình thanh toán qua CCP ................................................................
Hình 2.3: Thị phần môi giới HĐTL của các CTCK trên TTCKPS trong Qúy 1
2018 ...........................................................................................................................
Sơ đồ 1.1: Các sản phẩm trên thị trường chứng khoán phái sinh ........................
Sơ đồ 2.1: Cơ chế giao dịch trên thị trường Chứng khoán Phái sinh Việt Nam
...................................................................................................................................
Sơ đồ 2.2: Các bước để giao dịch chứng khoán phái sinh ...................................
Sơ đồ 3.1: Kiến nghị trình tự ra đời các sản phẩm phái sinh ..............................

Biểu đồ 2.1: Tình hình giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt
Nam ...........................................................................................................................
Biểu đồ 2.2: Vốn hóa thị trường chứng khoán ......................................................
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP 2017 .................


xii

MỞ ĐẦU
1.

Lý do nghiên cứu
Cùng với sự phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế, thị

trường tài chính của Việt Nam đang ngày càng phát triển góp phần ngày càng quan
trọng đối với sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội. Với vai trò là cầu nối trực
tiếp giữa người cần vốn và người có vốn, cả thị trường trái phiếu và thị trường cổ
phiếu ngày càng mở rộng về quy mô, thu hút sự tham gia đông đảo của các tổ chức
phát hành, nhà môi giới, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên bên cạnh
đó, hàng hóa của TTCK vẫn rất đơn điệu nếu chỉ có các chứng khoán là cổ phiếu
phổ thông, trái phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Các nhà đầu tư Việt Nam từ lâu đã
mong muốn đầu tư với công cụ bảo hiểm (công cụ đầu cơ hay bảo hiểm khi cổ
phiếu xuống giá). Vì vậy việc ra đời TTCKPS là một nhu cầu cấp thiết để phát triển
thị trường tài chính ngày càng sâu, rộng và đa dạng; đáp ứng nhu cầu đầu tư sinh lợi
và phòng ngừa rủi ro. Thực tiễn phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh trên
thế giới đã khẳng định rằng công cụ phái sinh là một sản phẩm tài chính tất yếu
trong tiến trình phát triển của thị trường tài chính.
Năm 2015, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐCP ngày 5/5/2015 về TTCKPS. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng ban hành các thông tư số
11/2016/TT-BTC, ngày 19/01/2016 hướng dẫn một số điều của Nghị định số
42/2015/NĐ-CP, số 23/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số

11/2016/TT-BTC để tạo cơ sở pháp lý cho TTCKPS. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng
đã tổ chức các Hội thảo về chứng khoán phái sinh và TTCKPS tại Tp. Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Hà Nội; Triển khai công tác tuyên truyền, đào tạo nhằm giúp công tác triển
khai và vận hành TTCKPS đạt hiệu quả cao, thuận lợi và an toàn…
Đến nay thì các công cụ phái sinh đã phát triển rất nhanh, mạnh trên phạm vi toàn
cầu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính tiền tệ. Các công cụ
này cho thấy tính năng nổi bật trong việc phòng ngừa rủi ro, đáp ứng nhu cầu và lợi ích
cho nhiều đối tượng tham gia thị trường nhưng cũng cho thấy tính chất phức tạp và nếu
không quản lý tốt có thể gây nên bất ổn kinh tế. TTCKPS là một thị trường tài chính
bậc cao, nhiều nước trên thế giới đã vận hành từ rất lâu, nhưng với Việt Nam còn rất
mới. Ngày 10/8/2017, TTCKPS Việt Nam chính thức ra mắt và


xiii
khai trương. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của thị trường chứng khoán
Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam
trong quá trình hoàn thiện cấu trúc thị trường chứng khoán, thị trường tài chính Việt
Nam.
Là một thị trường cao cấp của thị trường tài chính, TTCKPS cần phải trải qua
quá trình học hỏi liên tục. Bên cạnh việc nghiên cứu để thị trường ngày càng mở
rộng và phát triển, TTCKPS cũng cần phải thường xuyên đánh giá thị trường để tìm
ra các rủi ro có thể xảy ra trong thị trường, phân tích chúng và có những giải pháp
nhằm giải quyết triệt để và hạn chế các rủi ro đó. TTCKPS Việt Nam đã đi vào hoạt
động hơn 6 tháng cần thiết phải có một đánh giá đo lường chất lượng của thị trường
và tìm ra những khuyết điểm hiện hữu cũng như đưa ra các giải pháp để thúc đẩy
TTCKPS Việt Nam phát triển, vì những lý do này tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu
việc vận hành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu của mình.
2.


Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

Đối với các tài liệu nước ngoài: thông qua nguồn dự liệu Internet, tác giả tham
khảo một số nghiên cứu sau:
Gary DeWaal 2014, CFTC commissioner raises ghost of HanMag securities to
discuss clearinghouse risk management issues, Available from
< [07/Dec/2014]. Trong bài viết này tác giả đã tường thuật lại sự cố
của TVGD HanMag trên TTCKPS Hàn Quốc cùng với đó là nguyên nhân xảy ra sự
cố. Tác giả bài viết cũng đã giải thích sự cần thiết của cơ chế bù trừ trung tâm trên
TTCKPS.
Tianying Zhou 2016, Overview on Derivatives Trade in China, Available from
< [Sep/2016]. Tác giả nghiên cứu
về lịch sử TTCKPS Trung Quốc từ năm 1987 đến năm 2015, nghiên cứu đã đưa ra
mốc thời gian giao dịch các sản phẩm phái sinh và nguyên nhân dẫn đến sự thất bại
của các thử nghiệm giao dịch các sản phẩm phái sinh tại Trung Quốc.


xiv
Ngoài 2 nghiên cứu cụ thể của tài liệu nước ngoài, tác giả cũng tham khảo các
trang điện tử của các TTCKPS các nước Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc. Việc
nghiên cứu về TTCKPS từ các tài liệu nước ngoài giúp tác giả có cái nhìn tổng quát
hơn về việc vận hành và phát triển TTCKPS của một số nước trên thế giới và các sự
cố đã từng xảy ra trên TTCKPS, từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam.
Đối với các tài liệu trong nước: thông qua nguồn dữ liệu của Trường Đại học
Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh, các tạp chí chuyên ngành, các thông báo từ cơ quan
quản lý đã có những nghiên cứu về TTCKPS sau:
Nguyễn Sơn 2017, ‘Những vấn đề đặt ra trong triển khai thị trường chứng khoán
phái sinh ở Việt Nam’, Tạp chí tài chính kỳ 1 (tháng 4/2017). Nghiên cứu tìm hiểu các
công tác chuẩn bị cho TTCKPS Việt Nam trước khi đi vào hoạt động bao gồm: cơ chế
pháp lý, hệ thống công nghệ, công tác đào tạo tấp huấn và tuyên truyền, một số giải

pháp cần làm để vận hành thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.

Nguyễn Thị Phương Dung 2017, ‘Thị trường chứng khoán phái sinh và dư địa
phát triển mới của chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí tài chính kỳ 2 (tháng 2/2017).
Bài viết đưa ra kinh nghiệm của các quốc gia với dẫn chứng rút gọn về quá trình
hình thành và phát triển TTCKPS Ba Lan, các nghị định thông tư định hình khung
pháp lý cho TTCKPS Việt Nam, những ưu điểm nhược điểm của chứng khoán phái
sinh. Từ đó bài viết chỉ ra không gian phát triển mới là TTCKPS Việt Nam và
hướng đến một TTCKPS phát triển an toàn, hiệu quả.
Phạm Thị Bích Thảo 2016, ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng
khoán phái sinh Việt Nam’, Tạp chí tài chính kỳ 2 (tháng 12/2016). Nghiên cứu cho
thấy, có 3 nhân tố đã ảnh hưởng đến hình thành và phát triển TTCK phái sinh Việt
Nam: Chính sách pháp luật, Môi trường kinh tế, Công nghệ viễn thông và mức độ
tác động của từng nhân tố đố với mô hình.
Nguyễn Phước Kinh Kha 2015, Phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài
chính tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu đã tổng hợp cơ sở lý thuyết liên quan đến giao dịch phái sinh hàng hóa phi
tài chính, làm nổi bật đặc điểm riêng biệt của thị trường này. Ngoài ra, thực trạng của
giao dịch này sẽ được phân tích cụ thể đối với từng giao dịch khác nhau, từng sàn


xv
giao dịch thông qua các bảng khảo sát từ phía bên cung cấp sản phẩm, bên mua sản
phẩm và phỏng vấn chuyên gia. Các tồn tại của thị trường sẽ được phân tích một cách
khách quan, từ góc nhìn của các chủ thể tham gia thị trường. Một số giải pháp được tác
giả đề xuất làm điều kiện để phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam.
Nguyễn Thị Hồ Bách Ý 2012, Ứng dụng hợp đồng tương lai cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu đã hệ thống hóa các lý
luận cơ bản về thị trường chứng khoán và công cụ tương lai cổ phiếu. Nghiên cứu cũng
điểm qua tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam sau 10 năm hoạt động qua đó

nhận định những rủi ro trên thị truờng chứng khoán năm 2012. Phân tích tình hình triển
khai các công cụ tương lai, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc phát triển công
cụ tương lai cổ phiếu. Luận văn đã thống kê những kinh nghiệm ứng dụng công cụ
tương lai cổ phiếu tại một số thị trường chứng khác từ đó đề xuất các giải pháp và kiến
nghị lộ trình ứng dụng nó trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Các nghiên cứu trước đây được các tác giả thực hiện tại khoảng thời gian
trước khi TTCKPS đi vào hoạt động, các luận điểm nghiên cứu dựa vào các văn bản
pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nghiên cứu. Những nghiên cứu trước chủ yếu
mang tính tổng quát, chỉ nghiên cứu một số sản phẩm chứng khoán phái sinh trong
tương lai chưa thể đánh giá được thị trường. Trong luận văn này sẽ nghiên cứu trên
toàn bộ TTCKPS, thông qua luận văn, sẽ tìm hiểu, phân tích việc vận hành và phát
triển TTCKPS Việt Nam, chỉ rõ những mặt hạn chế tồn đọng và đưa ra những ý kiến
nghị để TTCKPS Việt Nam được hoàn thiện và phát triển bền vững.
3.
3.1.

Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về TTCKPS và phân tích hoạt động thực tế

TTCKPS Việt Nam. Luận văn rút ra những tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại
đó, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy TTCKPS Việt Nam phát triển.
3.2.

Mục tiêu cụ thể:



Nam.





Chỉ ra và phân tích những thành tựu và tồn tại của TTCKPS Việt
Đánh giá năng lực của TTCKPS Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy TTCKPS Việt Nam phát triển.


xvi
4.

Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn nhằm trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
-

TTCKPS Việt Nam đang còn những tồn tại nào, nguyên nhân của

các tồn tại đó?
Thực trạng TTCKPS Việt Nam được đánh giá như thế nào bằng phương
pháp

Thompson-Strickland?
Để thúc đẩy TTCKPS Việt Nam phát triển cần thực hiện những giải pháp
gì?

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu việc vận hành và phát triển thị
trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi về không gian: TTCK và cơ chế vận hành, phát triển

TTCKPS Tại Việt Nam.
6.

Phạm vi về thời gian: từ 31/03/2017 đến 31/03/2018

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp sau:
-

Phương pháp mô tả: trình bày cụ thể về nội dung, quy trình liên

quan đến vận hành và phát triển TTCKPS Việt Nam
-

Phương pháp thống kê: thu thập, tổng hợp, phân tích, tổng hợp số

liệu dựa trên các báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX),
Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và các tài liệu trên các
phương tiện thông tin đại chúng: trên báo, tạp chí chuyên ngành, Internet về

TTCKPS.

-

Phương pháp tổng hợp: chọn lọc, đúc kết từ thực tiễn và lý luận để

đề ra giải pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
-

Phương pháp so sánh: dựa theo chỉ tiêu, các số liệu ghi nhận qua

từng thời điểm để đánh giá về tình trạng giao dịch trên TTCKPS để thấy
được sự tăng trưởng của thị trường.


-

Phương pháp khảo sát:


xvii
 Với mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu đã xác định ở trên,
tác giả thu thập ý kiến về các điều kiện vận hành và phát triển TTCKPS.
Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý để xây dựng ma trận các điều kiện theo
mô hình phân tích đánh giá các yếu tố bên trong của Thompson
Strickland, từ đó rút ra kết luận về năng lực hiện tại của TTCKPS.
 Tác giả tiến hành khảo sát đến đối tượng đang làm việc, tham gia
trực tiếp tại TTCK.
7.

Đóng góp của đề tài
Đã có những nghiên cứu về nội dung vận hành và phát triển Thị trường Chứng


khoán Phái sinh tại Việt Nam, các nghiên cứu trước chủ yếu chỉ dừng lại ở mức giới
thiệu hay định hướng thị trường một cách chung. Đề tài này là một chủ đề khá nóng
trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại, đề tài sẽ có những đóng góp như sau:


Về mặt lý luận:
Hệ thống và tổng kết những lý luận cơ bản về vận hành và phát triển

thị trường chứng khoán phái sinh .
 Làm rõ cách thức vận hành của TTCKPS Việt Nam, những thay đổi trước

và sau khi có TTCKPS: nêu ra ý nghĩa của TTCKPS đối với nền kinh tế.


Về mặt thực tiễn:
Đề tài đánh giá được năng lực hiện tại của TTCKPS, chỉ ra các tồn tại của

TTCKPS cũng như nguyên nhân từ đó đề xuất ra giải pháp để thúc đẩy TTCKPS Việt

Nam phát triển.
8.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được thành 3 chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận về vận hành và phát triển thị trường chứng khoán


phái sinh


Chương 2: Thực trạng vận hành và phát triển thị trường chứng khoán phái

sinh Việt Nam


Chương 3: Giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

phát triển.


xviii
Đầu mỗi chương có giới thiệu chung, kết thúc mỗi chương có tóm tắt chung, hết ba
chương có kết luận luận văn. Luận văn cũng thể hiện các nguồn tài liệu tham khảo
và các tài liệu có liên quan.


1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về CKPS và TTCKPS. Trong đó các khái
niệm về CKPS, TTCKPS vai trò và tính tất yếu của TTCKPS. Chương 1 cũng giới
thiệu các thành phần tham gia TTCKPS, chỉ ra một số điểm khác biệt cơ bản nhất
giữa TTCK và TTCKPS. Ngoài ra, các điều kiện để phát triển TTCKPS cũng được
phân tích cụ thể trong chương này. Cuối cùng, chương 1 giới thiệu ba TTCKPS trên
thế giới bao gồm TTCKPS Singapore, TTCKPS Hàn Quốc, TTCKPS Trung Quốc.

Bên cạnh phân tích các điểm mạnh điểm yếu của từng thị trường, các sự cố trên
từng thị trường mắc phải từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
1.1.1 Chứng khoán phái sinh
1.1.1.1 Khái niệm
Theo Robert L. Mcdonald (2017, trang 23) cho rằng: “Chứng khoán phái sinh
là một công cụ tài chính có giá trị được xác định bới giá cả của hàng hóa khác”.
Chứng khoán Phái sinh có dạng hợp đồng tài chính trong đó quy định quyền
lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc/và
chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá đuợc thỏa thuận truớc vào một thời điểm
nhất định trong tương lai.
1.1.1.2 Tài sản cơ sở
Mỗi công cụ chứng khoán phái sinh đều được phát hành trên cơ sở một loại tài
sản tài chính nào đó. Tài sản mà giá của các công cụ chứng khoán phái sinh phụ
thuộc vào được gọi là tài sản cơ sở. “Tài sản cơ sở là chứng khoán và các tài sản
khác được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh”. (Nghị
định số 42-2015-NĐ-CP).
Tài sản cơ sở được chia làm hai (02) dạng chính:
– Hàng hóa:


2
+ Thực phẩm/nông sản ( ngũ cốc, thịt, cà phê, hồ tiêu v.v..)
+ Kim loại (vàng, bạc, kẽm, v.v…)
+ Năng lượng (khí đốt, dầu, v.v…)
+ Khác (thời tiết, kết quả bầu cử, v.v…)
– Công cụ tài chính:
+ Cổ phiếu (Chỉ số cổ phiếu, cổ phiếu đơn lẻ)
+ Trái phiếu (trái phiếu CP, Trái phiếu chính quyền địa phương, Trái

phiếu Doanh nghiệp)
+ Lãi suất (lãi suất ngân hàng, lãi suất ngoại tệ)
+ Tiền tệ (USD, Yên Nhật, Euro, v.v..)
+ Chứng khoán Phái sinh
1.1.1.3 Các sản phẩm chứng khoán phái sinh
Chứng khoán Phái sinh được chia thành 04 loại chính:


Hợp đồng Kỳ hạn (HĐKH):
HĐKH là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một

loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định
trước tại ngày thực hiện giao dịch.
HĐKH cho biết trước về:
+

Loại hàng hóa (tài sản) sẽ giao dịch là gì;

+

Khối lượng hàng hóa (tài sản) sẽ giao dịch là bao nhiêu;

+

Thời điểm diễn ra giao dịch đó;

+

Giá giao dịch.


Hợp đồng Kỳ hạn là một thoả thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một tài
sản nào đó vào một thời điểm định trước trong tương lai. Do vậy, trong loại hợp
đồng này, ngày ký kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau. Hai bên chịu
sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ khi cả hai bên
thoả thuận hủy hợp đồng.
Hiếm có 2 HĐKH nào có tất cả nội dung điều khoản trong hợp đồng giống hệt
nhau. Với tính chất song phương như vậy, HĐKH có 02 nhược điểm chính:


(1)

3
Sau khi tham gia hợp đồng, nếu nhà đầu tư có ý định thoát khỏi các quyền

lợi/nghĩa vụ với đối tác, nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bên thứ 3
để chuyển giao hợp đồng.
(2)

Nhà đầu tư sẽ phải hứng chịu toàn bộ rủi ro trong trường hợp đối tác của

hợp đồng không thực hiện các nghĩa vụ đã được quy định tại hợp đồng. Việc tham
gia hợp đồng có thể đi kèm với các khoản chi phí không nhỏ liên quan đến việc
giám sát nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý khi đối tác không thực hiện hợp đồng.
HĐKH là một loại CKPS có lịch sử phát triển lâu đời và được nhiều đối tượng
sử dụng làm công cụ phòng hộ rủi ro. Tuy nhiên, trước nhu cầu của thị trường, sản
phẩm Hợp đồng tương lai (HĐTL) đã được ra đời để khắc phục các nhược điểm trên.



Hợp đồng Tương lai

HĐTL là một dạng hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao

dịch tại thị trường tập trung.
Đặc điểm của hợp đồng tương lai

 Tính chuẩn hóa

Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao
dịch chứng khoán phái sinh. Vì vậy, các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn
hóa. Cụ thể, sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể các nội
dung chi tiết của một hợp đồng, như: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của
hợp đồng (số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng với một hợp đồng), cách thức
giao - nhận cũng như thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn...

 Tính chất cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Khi tham gia vào một giao dịch hợp đồng tương lai, cả hai bên giữ vị thế mua
và bán của hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định. Cụ
thể, khi hợp đồng tương lai đáo hạn, bên bán của hợp đồng có nghĩa vụ giao một
khối lượng tài sản cơ sở xác định cho bên mua và có quyền được nhận tiền từ bên
mua. Ngược lại, bên mua của hợp đồng có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận trong
hợp đồng và có quyền nhận tài sản chuyển giao từ bên bán.
 Các bên tham gia giao dịch hợp đồng tương lai phải đáp ứng

yêu cầu ký quỹ


×