Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi vật lý cuối học kỳ tại Kansas State University, USA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229 KB, 7 trang )

Đề thi Vật lý kỹ thuật 1 (Cơ – Nhiệt) Kansas State University - USA
Vật lý kỹ thuật 1 (PHYS. 213)
Bài thi cuối khóa, 15 tháng 5 năm 2009
Thời gian làm bài: 110 phút
Điểm tối đa: 200 điểm
Họ tên: _________________________________
Hướng dẫn: Hãy đọc!
Đây là bài thi không được mở sách, không được mở tài liệu ghi chép. Bài thi này gồm có các câu
hỏi trắc nghiệm và các bài toán. Với mỗi câu hỏi trắc nghiệm, khoanh tròn chữ cái đại diện cho câu
trả lời chính xác nhất. Với các bài toán, sinh viên cần trình bày bài giải một cách khoa học và viết
đáp án cuối cùng bằng số kèm theo đơn vị chính xác vào ô trống ở cuối mỗi câu hỏi. Đáp án bằng
số được đưa ra mà không có các tính toán liên quan sẽ không được cho điểm. Điểm từng phần chỉ
được cho khi bài làm được trình bày rõ ràng.
1. Phát biểu về tính trung thực trong học đường:
Bài thi này sẽ KHÔNG được chấm điểm trừ khi sinh viên ký tên vào lời phát biểu về tính trung thực
trong học đường dưới đây.
Chữ ký của sinh viên là bằng chứng chứng tỏ sinh viên đã đọc, hiểu và tuân thủ ý nghĩa của lời
phát biểu này.
Bằng danh dự của một sinh viên, tôi đã không cho và không nhận
bất cứ sự giúp đỡ trái quy định nào trong bài thi này.

Ký tên: __________________________________
2. (1 điểm) Khoanh tròn tên giảng viên chính và giờ học bài tập - thí nghiệm của bạn:
Nguyen / Thứ ba, thứ năm 7:30 Chini / Thứ ba, thứ năm 9:30
Mody / Thứ ba, thứ năm 11:30 Nakamura / Thứ ba, thứ năm 1:30
Knabe / Thứ ba, thứ năm 3:30 Hua / Thứ tư, thứ sáu 7:30
Bansal / Thứ tư, thứ sáu 9:30
Ghi chú:
Bài thi này bao trùm kiến thức từ chương 1 đến chương 19 của bộ sách Cơ sở vật lý của
David Halliday, Robert Resnick và Jearl Walker.
Nguyễn Đông Hải Giảng viên chính


Đề thi Vật lý kỹ thuật 1 (Cơ – Nhiệt) Kansas State University - USA
3. a) (8 điểm) Một đứa bé đứng trên đỉnh của một tảng đá
cao 4m. Tại t = 0 s, nó ném một quả bóng theo phương ngang
với tốc độ v
0
là 8.0 m/s. Tính tốc độ (độ lớn của vận tốc) của
quả bóng khi nó chạm mặt đất.
b) (4 điểm) Xét 4 quả bóng được ném từ đỉnh của cùng tảng đá đó:
Quả bóng 1 được ném thẳng đứng lên trên, với tốc độ v
0
.
Quả bóng 2 được ném ngang, với tốc độ v
0
.
Quả bóng 1 được ném thẳng đứng xuống dưới, với tốc độ v
0
.
Quả bóng 1 được thả nhẹ (tốc độ ban đầng bằng 0)
i) Quả bóng nào sẽ chạm đất trước tiên (khoanh tròn câu trả lời đúng)
1 2 3 4 2 và 3
ii) Quả bóng nào có tốc độ nhỏ nhất khi chạm mặt đất (khoanh tròn câu trả lời đúng)
1 2 3 4 2 và 3
4. (9 điểm) Một vật khối lượng 0.4 kg được gia tốc từ trạng
thái nghỉ bởi một lò xo có độ cứng 800 N/m bị nén một đoạn
4 cm. Ngay sau khi rời khỏi lò xo, vật trượt trên mặt phẳng
ngang với hệ số ma sát động µ
k
= 0.25. Hỏi vật trượt được
một khoảng cách D bằng bao nhiêu trước khi dừng lại?
5. (10 điểm) Một vật có khối lượng m

2
= 4.0 kg nằm trên
mặt phẳng nghiêng không ma sát với góc nghiêng θ = 30
o
.
Nó được nối với một vật khác có khối lượng m
1
= 6.0 kg
nằm trên mặt phẳng ngang không ma sát bằng một sợi dây
có khối lượng không đáng kể. Ròng rọc không có khối
lượng và không ma sát. Hai vật được thả từ trạng thái nghỉ.
Tìm gia tốc của mỗi vật.
6. Tại bề mặt Trái đất, gia tốc trọng trường là 9.8 m/s
2
. Một người có trọng lượng 900N khi ở trên
bề mặt Trái đất. Người này đi đến một hành tinh có khối lượng gấp đôi khối lượng Trái đất và bán
kính gấp ba lần bán kính Trái đất.
a) (6 điểm) Tính gia tốc trọng trường tại bề mặt của hành tinh đó.
b) (3 điểm) Tính trọng lượng của người trên hành tinh đó.
7. (9 điểm) Một quyển sách vật lý nặng 3.0 kg nằm trên một mặt dốc
nghiêng 30
o
có hệ số ma sát nghỉ là 0.50 và hệ số ma sát động là 0.35.
Một lực F
a
= 20N tác dụng vào quyển sách. Lực này vuông góc với mặt
dốc như hình vẽ. Tính giá trị lớn nhất của lực ma sát nghỉ, f
s, max
.
Nguyễn Đông Hải Giảng viên chính

không ma sát
Đề thi Vật lý kỹ thuật 1 (Cơ – Nhiệt) Kansas State University - USA
8. (10 điểm) Một sợi dây được căng thẳng giữa hai điểm cố định cách nhau một khoảng L, được
kích thích bởi một nguồn dao động có tần số f = 60 Hz. Dây dao động tạo thành hình ảnh sóng dừng
với 3 bó sóng. Lực căng dây là 20N và tổng khối lượng dây là 0.015 kg. Tìm giá trị L?
Gợi ý: Có thể tìm bước sóng theo L trước.
9. Một hệ gồm 2 vật, mỗi vật có khối lượng m = 2.0 kg, ở hai đầu của một
thanh nhẹ (chiều dài 0.5m) có thể quay tự do quanh trục của nó như hình
vẽ. Một sợi dây quấn xung quanh một ống nhẹ có bán kính R = 10 cm được
buột vào thanh. Một vật nặng M = 11 kg được cột vào đầu kia của sợi dây.
a) (4 điểm) Tính moment quán tính của hệ vật có thể quay tự do quanh
trục của nó.
Gợi ý: vì khối lượng của thanh và ống là không đáng kể, nên chỉ có hai vật
nặng khối lượng m đóng góp vào moment quán tính. Hai vật này có thể coi
như chất điểm.
b) (9 điểm) Khi M rơi, nó làm cho hệ vật (gồm thanh và các vật m ở hai
đầu) quay. Nếu M được thả từ nghỉ, thì tốc độ của nó là bao nhiêu khi nó
đã rơi được quãng đường 5.0 m?
10. (8 điểm) Một quả cầu bằng thép khối lượng 2.0 kg (khối lượng
riêng 7870 kg/m
3
) được treo bằng một sợi dây và nhúng trong nước
(khối lượng riêng 1000 kg/m
3
). Tính lực căng của dây treo. Giả thiết là
quả cầu đứng yên.
11. (8 điểm) Một vật M khối lượng 20.0 kg chuyển động với tốc độ 100 m/s theo chiều dương trục
x. Vật bị nổ thành 2 mảnh có khối lượng m
1
= 8.0 kg và m

2
= 12 kg. Mảnh m
2
chuyển động với tốc
độ 325 m/s theo chiều dương trục x. Ngoại lực không đáng kể. Xác định hướng và tốc độ chuyển
động của mảnh m
1
sau vụ nổ.
12. Vật M được treo bởi hai sợi cáp như hình vẽ, θ = 60
o

φ = 30
o
. Lực căng T
2
của sợi cáp 2 là 100 N.
a) (6 điểm) Tính lực căng T
1
của sợi cáp 1.
b) (6 điểm) Xác định khối lượng vật M.
Nguyễn Đông Hải Giảng viên chính
quả cầu
nước
dây treo
Đề thi Vật lý kỹ thuật 1 (Cơ – Nhiệt) Kansas State University - USA
13. Một thanh có khối lượng m
1
= 2m và chiều dài a có gắn một chất điểm
khối lượng m
2

= m ở một đầu của nó. Hệ thanh và chất điểm dao động qua
lại quanh một điểm tựa, giống như con lắc. Chất điểm cách điểm tựa một
khoảng a.
a) (5 điểm) Xác định khoảng cách giữa điểm tựa và khối tâm của con lắc
theo a.
b) (8 điểm) Xác định quán tính quay của con lắc quanh điểm tựa theo m và
a.
c) (4 điểm) Tính tần số góc của dao động nhỏ của con lắc.
14. Một khối khí biến đổi trạng thái theo chu trình kín được
cho trên đồ thi p-V như hình vẽ. Khối khí thực hiện một công
dương.
a) (2 điểm) Khối khí biến đổi trạng thái theo chiều nào vòng
quanh chu trình kín? (khoanh tròn câu trả lời đúng)
cùng chiều kim đồng hồ
ngược chiều kim đồng hồ
chiều nào cũng được
b) (4 điểm) Tính độ lớn của công mà khối khí thực hiện trong
1 chu trình.
c) (3 điểm) Tính độ lớn của nhiệt lượng trao đổi trong 1 chu trình.
d) (2 điểm) Khối khí nhận nhiệt hay tỏa nhiệt? (khoanh tròn câu trả lời đúng)
Nhận nhiệt Toả nhiệt
15. (8 điểm) Có 50g nước đá ở nhiêt độ -10
o
C. Cần cung cấp bao nhiêu nhiệt lượng sao cho trạng
thái cuối cùng là nước ở +5
o
C?
[nhiệt dung riêng của nước đá là 2220 J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước là 333 J/kg.K, nhiệt dung
riêng của nước là 4190 J/kg.K]
Câu hỏi trắc nghiệm: Mỗi câu có giá trị 3 diểm trừ khi có số điểm khác kèm theo. Khoanh

tròn câu trả lời đúng trong mỗi câu hỏi.
16. (6 điểm) Tọa độ của một quả bóng trên trục x
theo thời gian được vẽ trên hình bên trong khoảng
từ 0s đến 2.7s. Tọa độ x đạt cực tiểu tại thời điểm
0.33s và cực đại tại hời điểm 1.7s.
i) Tại t = 0.33s, vận tốc của quả bóng là
a) dương b) bằng 0 c) âm
ii) Tại t = 0.33s, gia tốc của quả bóng là
a) dương b) bằng 0 c) âm
Nguyễn Đông Hải Giảng viên chính
điểm
tựa
Đề thi Vật lý kỹ thuật 1 (Cơ – Nhiệt) Kansas State University - USA
17. (6 điểm) Một quả đạn được bắn với vận tốc v
0
từ nòng
súng trên mặt đất dưới góc bắn θ
0
so với phương ngang. Quả
đạn rơi xuống đất ở cùng độ cao với nơi mà nó được bắn. Bỏ
qua sức cản của không khí.
i) Giá trị nào trong số các giá trị dưới đây của góc θ
0
sẽ làm
cho tầm xa là lớn nhất?
a) 10
o
b) 30
o
c) 50

o
d) 70
o
i) Giá trị nào trong số các giá trị dưới đây của góc θ
0
sẽ làm
cho thời gian bay của quả đạn là lớn nhất?
a) 10
o
b) 30
o
c) 50
o
d) 70
o
18. Một thang máy khối lượng m đang đi lên với gia tốc g/4 (g là gia tốc trọng trường). Lực căng
của dây cáp kéo thang máy là:
a)
4
mg
b)
3
4
mg
c)
mg
d)
5
4
mg

19. Một vật chuyển động dọc theo trục x dưới tác dụng của nhiều lực.
Đồ thị hình bên mô tả một trong những lực đó (lực F) theo vị trì x của
vật. Lực F hướng dọc theo trục x. Công thực hiện bởi lực F khi vật di
chuyển từ 0 đến 10m là bao nhiêu?
a) 4.0 J b) 10 J c) 24 J c) 25 J d) 40 J
20. (6 điểm) Tiết diện của 3 đoạn đường
được vẽ trong hình bên. Một chiếc xe, mô
tả bằng chấm tròn màu đen, đang chạy trên
các đoạn đường này vơi tốc độ không đổi.
i) Trên đoạn đường nào thì gia tốc của xe là lớn nhất?
a) 1 b) 2 c) 3
i) Trên đoạn đường nào thì phản lực của mặt đường tác dụng lên xe là lớn nhất?
a) 1 b) 2 c) 3
21. Một bánh xe (khối lượng M và bán kính R) có thể quay tự do quay tâm của
nó chịu tác dụng của một lực vuông góc với nó như hình vẽ. Giả thiết rằng tất cả
khối lượng của bánh xe tập trung ở rìa ngoài của nó, nên có thể xem như vòng
tròn. Gia tốc góc của bánh xe này là:
a)
2
F
MR
b)
F
MR
c)
2
F
MR
d)
2F

MR
22. (6 điểm) Một bánh xe (bán kính 0.4m) lăn không trượt trên sàn với tốc độ ban đầu 2 m/s và gia
tốc không đổi. Sau 5s, tốc độ của nó là 6 m/s.
i) Trong trường hợp này thì
a) phải có ma sát nghỉ b) phải có ma sát động c) không cần ma sát
ii) Gia tốc góc của bánh xe có độ lớn bao nhiêu?
a) 0.32 rad/s
2
b) 0.8 rad/s
2
c) 2 rad/s
2
d) 8 rad/s
2
Nguyễn Đông Hải Giảng viên chính

×