Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử ở lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.65 KB, 8 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
- Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Phòng Giáo Dục huyện
Tên đề tài sáng kiến: “Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học
lịch sử ở lớp 6”
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ
đầu tư tạo ra sáng kiến):
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy môn lịch sử lớp 6.
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (ghi ngày nào
sớm hơn): 5/9/2019
4 - Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Những ưu và nhược điểm của phương pháp đóng vai trong dạy học lịch
sử:
Theo nhiều học sinh, nếu học môn Lịch sử theo kiểu thầy cô đọc và học sinh chép
thì sẽ nhàm chán. Chính vì vậy, các hoạt động giao lưu, trao đổi, diễn kịch lịch sử
sẽ giúp học sinh say mê, có động lực học tập đặc biệt là đóng vai trong dạy học
lịch sử.
+ Ưu điểm: Phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử giúp cho việc học tập bộ
môn lịch sử của học sinh được hứng thú nhiều hơn và nhập vai làm cho học sinh
thấm sâu bài học nhiều hơn và nâng cao kỹ năng tự tin trình bày, phát biểu trước
tập thể đông người, phù hợp với khả năng và tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 6. Môn
lịch sử là môn có nhiều sự kiện, hiện tượng vì vậy trò chơi học tập sẽ làm cho tiết
dạy nhẹ nhàng sinh động. Học sinh thích học hơn và nhớ bài lâu hơn, hình thành
kĩ năng lịch sử cho học sinh, không khí lớp học vui tươi, thoải mái, giúp giáo viên
thay đổi hình thức dạy học.
+Nhược điểm: Đối với phương pháp đóng vai là phương pháp trong môn
lịch sử,học sinh có thể hóa trang như các nhân vật lịch sử nhưng quá cầu kì hay
đầu tư nhiều tiền bạc cho vai diễn thì không thể thành công vì không thể đủ thời
gian trong một tiết học. Không thể có tiền để liên tục áp dụng phương pháp này


khi hóa trang.
1


4.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
giải pháp đã biết: Thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi học tập lịch sử cho học sinh
vừa phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập vừa rèn luyện kĩ năng
lịch sử cho học sinh. Từ đó giúp học sinh tự bổ sung kiến thức cho mình.
Chọn đề tài “Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử ở lớp 6”
khi giảng dạy lịch sử 6 tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm về việc tổ chức trò
chơi học tập lịch sử lớp 6 mà tôi đã thực hiện năm 2018-2019, nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng học tập bộ môn sử khối 6, giúp các em ham thích học lịch sử
và có được một số kĩ năng cơ bản về lịch sử.
Bản thân là giáo viên dạy môn lịch sử tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi đóng vai
trong học tập giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học, dễ khắc sâu kiến thức, nắm
được một số kĩ năng lịch sử. Đồng thời làm cho tiết học sinh động hơn, học sinh
ham thích học hơn.
4.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp…..
Để thực hiện đề tài này tôi dựa vào thực tế giảng dạy bộ môn lịch sử đối với học
sinh khối lớp 6 ở trường trung học cơ sở Lương Thế Vinh trong thời gian qua và
qua những lần khảo sát trong học sinh.
* Tài liệu tham khảo :
-Sách giáo khoa lịch sử lớp 6 - Tổng chủ biên PHAN NGỌC LIÊN – NXBGD.
-Sách giáo viên lịch sử lớp 6 - Tổng chủ biên PHAN NGỌC LIÊN – NXBGD.
-Tư liệu Lịch sử lớp 6 – LÊ ĐÌNH HÀ –BÙI TUYẾT HƯƠNG –NXBGD.
-Sách 1001 câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 –Chủ biên TRẦN VĨNH THANH –
NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh.
-Sách hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử THCS (Phần
Lịch sử Việt Nam ) – Chủ biên NGUYỄN THỊ CÔI –NXBGD.

-Sách thiết kế bài giảng Lịch sử 6 –NGUYỄN THỊ THẠCH –NXB Đại Học Quốc
Gia Hà Nội .
4.4. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
4.4.1. Điều tra :
PHIẾU ĐIỀU TRA (Tôi tiến hành điều tra ở 3 lớp khối 6 năm học
2018 – 2019 với các câu hỏi dưới đây)
Câu 1: Câu hỏi tìm hiểu hứng thú bộ môn (em hãy trả lời theo ý của
mình) :
2


a. Trong quá trình học lịch sử bạn có thích học môn này không ?
b. Khi đọc các sự kiện lịch sử bạn có cảm giác thích thú không ?
c. Khi tham gia nhóm ngoại khoá về lịch sử , sưu tầm các tài liệu về lịch sử
bạn thấy như thế nào?
d. Bạn có thú vị khi nghe báo cáo kết quả nghiên cứu của các đề tài về lịch
sử không ?
e. Nếu có cuộc thi học sinh giỏi môn lịch sử bạn có thích tham gia không?
f. Khi thầy cô yêu cầu vẽ bản đồ hoặc sưu tầm tài liệu lịch sử bạn có hứng
thú không ?
g. Bạn có thích nghiên cứu những biến cố lịch sử của các nước không ?
Câu 2 : Tại sao bạn không thích học môn lịch sử ? (chọn câu phù hợp với
các em)
a. Vì môn lịch sử có nhiều sự kiện, hiện tượng khó nhớ.
b. Vì môn lịch sử là một môn học khô khan.
c. Vì môn lịch sử là một môn học thuộc lòng.
d. Giáo viên dạy không lôi cuốn.
Câu 3 : Bạn có thích học lịch sử qua hình thức tổ chức trò chơi đóng vai
hay không ?(chọn câu phù hợp với các em)
a. Rất thích.

b. Thích.
c. Không thích.
Câu 4 : Tại sao bạn thích học lịch sử dưới hình thức trò chơi đóng vai?
(chọn câu phù hợp với các em)
a. Dễ hiểu và nhớ lâu nội dung bài học.
b. Lớp học sinh động.
c. Được thưởng điểm.
d. Được rèn luyện kĩ năng nhiều hơn.
4.4.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh : ( Tôi tiến hành
nghiên cứu ở 3 lớp khối 6 năm học năm học 2018 – 2019, với các câu hỏi dưới
đây) :
Câu 1 : Dựa vào nội dung bài học, em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn
Lang ? (Giáo viên cho học sinh làm tại lớp)
Câu 2 : Quan sát hình 26 (vòng tay, khuyên tai đá) em thấy có những loại
hiện vật nào ? Em có nhận xét gì về những hiện vật đó ? Việc tìm thấy những đồ
3


trang sức nói trên trong các di chỉ khảo cổ có ý nghĩa như thế nào ? (Giáo viên cho
học sinh làm tại lớp)
Câu 3 : Em hãy điền những kí hiệu thích hợp lên lược đồ cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng để thể hiện diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? (Giáo viên
cho học sinh làm tại lớp)
4.4.3 Những mẫu phiếu học sinh làm:
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến .
4.5.1. Hơn năm qua, tôi đã áp dụng các trò chơi đóng vai cho học sinh vào quá
trình giảng dạy môn lịch sử 6 .
4.5.2. Sau đây là một số dẫn chứng minh họa cho việc áp dụng trò chơi đóng vai
trong giảng dạy môn lịch sử ở lớp của bản thân tôi từ dễ đến khó .
TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI

( Lí Bí lên ngôi vua, người dân nước Vạn Xuân )
4.5.3.Bài áp dụng :
Bài 21 :
Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân (542-602
Hoạt động 2 : Nước Vạn Xuân thành lập
1.Mục đích áp dụng: Truyền thụ bài mới (giúp rèn kĩ năng diễn đạt cho học
sinh) .
2. Quá trình tổ chức :
a. Chuẩn bị của giáo viên :
 Giáo viên chuẩn bị kịch bản.
 Giáo viên chuẩn bị phiếu đánh giá để phát cho các cổ động viên với 2 câu hỏi
sau :
- Theo em, bạn nào thể hiện hay nhất ở cả 2 mặt diễn xuất và nội dung lời
thoại ?
- Theo em, có bao nhiêu ý kiến giống em ?
b. Tiến hành trên lớp :
 Bước 1:
 Giáo viên chọn 3 em thể hiện và phân vai cho từng em.
 Giáo viên quy định :

4


- Các em phải thể hiện chính xác lời thoại của nhân vật và diễn xuất phù
hợp với tính cách từng nhân vật.
- Giáo viên làm người dẫn chương trình.
- Em nào thể hiện hay nhất sẽ được giáo viên thưởng điểm.
 Bước 2: Giáo viên điều khiển trò chơi theo thứ tự sau :
 Người dẫn chương trình : “Lý Nam Đế uy nghi trong chiếc áo hoàng bào
bước lên trên trước bàn thờ trịnh trọng đọc:”.

 Lý Nam Đế: “ Hôm nay ngày mồng một tháng giêng năm Giáp Tý. Nhân tiết
xuân con cháu nước Việt kính dâng trời đất đế hiệu nước Nam: Vạn Xuân từ
đây tên nước muôn đời ”.
 Người dẫn chương trình : Tiếng trống lại khoan thai, âm vang từng hồi. Vừa
dứt tiếng trống lão tướng Phạm Tu đứng trước hàng quân giọng vang lên
sang sảng:
 Phạm Tu: “ Nhớ ngày lập nước quân tướng xin thề, bảo tồn xã tắc muôn đời
soi chung”.
 Quân lính đồng thanh : “xin thề.”


Bước 3: Sau khi 3 bạn hoàn thành phần thi các cổ động viên

nhận xét, đánh giá kết quả.
 Bước 4: Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm về diễn xuất, mức
độ chính xác của lời thoại, công bố kết quả chung cuộc.
B2.TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
(vua Ngô, Tiết Tổng, người dân Âu Lạc, Bà Triệu)
Bài áp dụng :Bài 20 :TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(GIỮ A THẾ KỈ I – GIỮA THẾ KỈ VI)
Hoạt động 4 : Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (Năm 248)
1. Mục đích áp dụng : Củng cố bài ( giúp rèn kĩ năng diễn đạt cho học
sinh).



2. Quá trình tổ chức :
a. Chuẩn bị của giáo viên .
Giáo viên chuẩn bị kịch bản.




Giáo viên chuẩn bị phiếu đánh giá để phát cho các cổ động viên với 2 câu hỏi

sau :
5


- Theo em, bạn nào thể hiện hay nhất ở cả 2 mặt diễn xuất và nội dung
lời thoại ?
- Theo em, có bao nhiêu ý kiến giống em ?
b. Tiến hành trên lớp :
 Bước 1:
 Giáo viên chọn 4 em thể hiện và phân vai cho từng em.
 Giáo viên quy định :
- Các em phải thể hiện chính xác lời thoại của nhân vật và diễn xuất phù
hợp với tính cách từng nhân vật.
- Giáo viên làm người dẫn chương trình.
- Em nào thể hiện hay nhất sẽ được giáo viên thưởng điểm.
 Bước 2: Giáo viên điều khiển trò chơi theo thứ tự sau :
 Người dẫn chương trình “Do không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề,
nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi làm cho vua Ngô hết sức lo lắng nên đã hỏi
Thái Thú Giao Chỉ là Tiết Tổng”.
 Vua Ngô “ Ngươi hãy cho ta biết vùng đất Giao Chỉ là vùng đất như thế
nào ?”.
 Tiết Tổng “ Muôn tâu bệ hạ, Giao Chỉ………đất rộng , người nhiều, hiểm trở
độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”.
 Người dẫn chương trình “ Năm mười chín tuổi, Bà Triệu cùng anh trai là
Triệu Quốc Đạt tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa mài gươm luyện võ,
chuẩn bị khởi nghĩa. Lúc đó có người khuyên Bà”.

 Người dân Âu Lạc “ Bà là nữ nhi, không nên đánh giặc làm gì mà hãy lấy
chồng cho hợp đạo”.
 Người dẫn chương trình “ Bà Triệu khẳng khái đáp”.
 Bà Triệu “ Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở
biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom
lưng làm tì thiếp cho người”.
 Bước 3: Sau khi 4 bạn hoàn thành phần thi các cổ động viên
nhận xét, đánh giá kết quả.
 Bước 4: Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm về diễn xuất, mức
độ chính xác của lời thoại, công bố kết quả chung cuộc.
4.5.4. Kết quả đạt được :
6


1. Nhiều lần khảo sát trong học sinh khối 6 tôi thấy kĩ năng lịch sử và hứng thú học
tập lịch sử của học sinh ngày càng tăng. Sau đây là kết quả khảo sát học sinh khối
6 trong năm học qua:

Năm học

Hứng thú

Kĩ năng

2018 – 2019

87%

88%


5- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):………………
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Từ năm học 2018 – 2019 đến nay tôi đã thực hiện phương pháp tổ chức trò
chơi nói trên vào các bài như sau :
Trò chơi đóng vai : với các bài sau :
Bài 19 , Bài 20 , Bài 21.
-. Trong năm qua nhà trường đã dự 2 tiết khi tôi áp dụng phương pháp tổ chức
trò chơi học tập. Cả 2 tiết đều được xếp loại Giỏi.
-Trong năm qua tôi đã thao giảng 2 tiết (cho tổ dự) với 4 giáo viên dự giờ. Cả
2 tiết đều được xếp loại Giỏi.
7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp
dụng thử.
Đề tài này đã được thực hiện từ năm học 2018-2019 và tiếp tục
thực hiện cho đến nay với số lớp và số học sinh từng lớp ở năm học:
Năm học

6/1

2018-2019

33

6/2

6/3

33


Tổng số học sinh

33

99

Qua kết quả đạt được, tôi thấy muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp
6, giáo viên cần tổ chức các trò chơi học tập lịch sử cho học sinh. Với phương
pháp trên kết hợp với giọng giảng bài của giáo viên sinh động sẽ gây được hứng
thú trong học tập của học sinh, đồng thời rèn luyện được các kĩ năng lịch sử cho
các em.
Phương pháp tổ chức trò chơi học tập lịch sử, giáo viên có thể sử dụng trong quá
trình truyền thụ kiến thức mới, phần củng cố bài, kiểm tra bài cũ, kể cả dùng cho
học sinh học tâp ở nhà. Trò chơi học tập này rất sát với nội dung bài học. Thường
thì đơn giản nên dễ thưc hiện.

7


8



×