Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

skkn hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập bộ môn - hiệu quả của việc lập kế hoạch trong học tập bộ môn ngữ văn ở trường ptth đoàn kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.64 KB, 36 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN :
1. Họ và tên : Nguyễn Thị Mỹ Phương
2. Ngày tháng năm sinh : 15 tháng 07 năm 1971
3. Nam, nữ : Nữ
4. Địa chỉ :
Tổ 1A, Khu phố 4, Thị trấn Trảng Bom, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại : 0983890862
6. Email :
7. Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn
8. Đơn vị công tác : Trường PT Dân tộc Nội trú Tỉnh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
- Trình độ chuyên môn cao nhất : Cử nhân
- Năm nhận bằng : 1994
- Chuyên ngành đào tạo : Ngữ Văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC :
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy Ngữ Văn
- Số năm kinh nghiệm : 18 năm
- Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây ( đã được công nhận danh hiệu Chiến
sĩ thi đua cấp cơ sở ) :
+ Hiệu quả của ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học Văn
+ Một số giải pháp hữu ích nhằm tạo hứng thú trong học tập môn Ngữ Văn cho
Học sinh.
1
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP BỘ MÔN -
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH TRONG HỌC TẬP
BỘ MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PTTH.
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Những năm gần đây, chúng ta hay nói về việc lập kế hoạch cho nhiều công
việc, nhiều lĩnh vực trong đời sống. Đó có thể là một kế hoạch nhỏ như kế hoạch


tham quan, du lịch, kế hoạch nghỉ hè, học hè, dạy hè… hay lớn hơn là kế hoạch tài
chính gia đình, kế hoạch công tác trong một năm, một tháng, kế hoạch kinh doanh
của một bộ phận … và gần đây nhất, ngành giáo dục tỉnh nhà đã triển khai việc lập
kế hoạch đến từng giáo viên : giáo viên bộ môn phải có kế hoạch giảng dạy cá
nhân, giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch chủ nhiệm tháng, kế hoạch tiết sinh hoạt
chủ nhiệm , Tổ chuyên môn có kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch hoạt động
chuyên môn của từng tháng, năm học … Đó là xu thế làm việc trong một công ty,
một tổ chức và một xã hội phát triển, văn minh. Sự thành công trong bất cứ hoạt
động nào cũng đều bắt đầu từ việc phải có kế hoạch, các hoạt động phải nằm trong
kế hoạch. Chúng ta không thể “tới đâu hay tới đó” hay “gặp gì làm nấy” một cách
tùy hứng.
Nhìn lại những thành công trong giáo dục và phát triển kinh tế của các quốc gia
lân cận như Nhật Bản, Singapo… ta không lấy gì ngạc nhiên khi trong trường phổ
thông, hầu hết học sinh đều được và đều biết cách sắp xếp cho mình một kế hoạch
học tập phù hợp với năng lực bản thân, với điều kiện kinh tế gia đình, với mục
đích cần đạt trong tương lai.
Chúng ta cũng nghe nhiều đến việc các sinh viên nước ngoài khi bước chân vào
môi trường đại học đều phải có kế hoạch học tập cho mình trong 4 năm gắn bó với
giảng đường. Ở một số sinh viên Việt Nam, việc lập kế hoạch học tập là xa lạ
nhưng không phải là không có. Đã có những sinh viên thành công xuất sắc chương
trình học tập của mình nhờ biết xác định mục tiêu và thiết kế được kế hoạch học
tập phù hợp. Vì vậy, các em không chỉ hoàn thành tốt chương trình học theo quy
định của nhà trường mà còn có thể hoàn thành các bộ môn khác ngoài yêu cầu như
: học vi tính, học anh văn, học các lớp giáo dục kỹ năng sống, tham gia công tác xã
hội và các hoạt động khác …
Ở trường phổ thông của chúng ta, học sinh hầu như chưa hề nghe nói đến việc
lập kế hoạch học tập. Các em thậm chí còn nghe các giáo viên than thở : lập kế
hoạch là việc làm nhiêu khê theo yêu cầu của “cấp trên”, rằng việc lập kế hoạch là
“cho có”, đối phó và hoàn toàn mang tính thủ tục, hành chính. Và vì vậy, chưa nói
2

đến việc yêu cầu học sinh lập kế hoạch học tập, bản thân giáo viên cũng chưa nhận
thức hết tầm quan trọng của việc lập kế hoạch giảng dạy.
Trăn trở với vấn đề này, năm học 2011 – 2012, sau khi được nhà trường phổ
biến và tập huấn cách lập kế hoạch cho các công việc được phân công, bản thân tôi
nhận thấy việc lập kế hoạch cho công tác của mình là vô cùng cần thiết và quan
trọng. Tôi nghĩ đến việc trước khi lập kế hoạch giảng dạy cho cá nhân, giữa GV và
HS lớp mình phụ trách cần có sự thảo luận, cả hai bên cùng thiết kế kế hoạch dạy
– học làm sao cho có sự đối xứng, nhịp nhàng trong quá trình làm việc với nhau
trên cơ sở quy định chung của ngành, của Sở, tổ chuyên môn và bộ môn do mình
phụ trách.
Với suy nghĩ đó, tôi tiến hành hướng dẫn HS hai lớp được phân công giảng dạy
lập kế hoạch học tập bộ môn theo quy định phân phối chương trình chung và theo
từng đặc điểm cá nhân HS, lớp học và đặc biệt theo định hướng tương lai của HS (
HS thi vào khối nào, trường nào … ). Qua một năm học, nhận thấy việc hướng dẫn
HS lập kế hoạch học tập của bộ môn có những kết quả vô cùng thú vị và hiệu quả
không ngờ, tôi mạnh dạn chọn hoạt động này làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm để
mong có cơ hội trao đổi với các đồng nghiệp, các thầy cô có nhiều kinh nghiệm để
phục vụ tốt hơn quá trình dạy – học Văn đang ngày càng xuống cấp trong tình hình
hiện nay.
Với đề tài :
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP BỘ MÔN –
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH TRONG HỌC TẬP
BỘ MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PTTH.”
Tôi không có tham vọng sẽ đưa hoạt động này vào các trường bạn, nhưng riêng
trường Dân tộc Nội trú, với đặc thù môi trường, đặc thù về đối tượng học sinh thì
việc hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập bộ môn là vô cùng cần thiết và hiệu
quả. Qua đó, chúng ta sẽ rèn luyện cho các em các kỹ năng sống cần thiết và biết
định hướng việc học tập, xác định mục tiêu học tập để rồi mai này, khi vào đời,
các em khỏi ngỡ ngàng và trong con đường học tập phía trước, các em biết tạo cơ
hội học tập cho bản thân và sẽ có nhiều đóng góp cho xã hội, cho bản làng.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Đáp ứng nhu cầu chung của xã hội và thực tiễn giáo dục nước nhà là phải đào
tạo cho được những thế hệ HS thành những con người phát triển hoàn thiện về tri
thức và kỹ năng.
Và vấn đề đặt ra cho chúng ta : khi mỗi giáo viên phải lên kế hoạch giảng dạy
của từng năm, từng tháng, thậm chí từng tuần mà kế hoạch đó không phù hợp với
cách học, tiến độ học và kế hoạch học của các đối tượng HS thì liệu kế hoạch
chúng ta đưa ra có hiệu quả và khả năng thực hiện đến đâu ?
3
Chính vì vậy, việc lập kế hoạch giảng dạy của GV trong một năm, một tháng,
ngoài cơ sở là những quy định chung về phân phối chương trình thì kế hoạch đó
cần có sự phù hợp với nhà trường, với đặc điểm cá nhân GV và trên hết là phù hợp
với thái độ, hứng thú và cả mục tiêu học tập của HS. Hướng dẫn HS lập kế hoạch
học tập bộ môn, ngoài mục đích làm cho các em chủ động với việc học tập và
phấn đấu đạt được mục đích học tập của bản thân, kế hoạch học tập của các em
còn là một trong những cơ sở quan trọng để GV định hướng kế hoạch giảng dạy
của mình.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Đối tượng và phạm vi mà chuyên đề hướng đến là HS hai lớp được phân công
phụ trách ( 12A1 và 12A2 ).
Là HS cuối cấp, các em cần có thái độ học tập đúng đắn và phải biết cách sắp
xếp thời gian, phân định nội dung cần học tập và mục tiêu đạt được trong năm học.
Việc lập kế hoạch của HS chỉ dừng lại ở bộ môn Văn.
Kế hoạch của các em không đòi hỏi theo quy định chung và mang tính lý thuyết
mà cần cụ thể và quan trọng là phải xác định được thời gian, mục tiêu và phương
pháp thực hiện.
IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN :
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ý nghĩa và mục đích của việc lập kế hoạch học
tập bộ môn, cần xác định cho HS đây là một thao tác quan trọng và rất thú vị
cho việc học tập bộ môn nói riêng và việc học tập nói chung. Giúp HS hiểu rõ

đây là xu thế chung và là kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
- Cùng HS thảo luận, vận dụng cách lập kế hoạch ( đã được học trong chương
trình Ngữ Văn 10 ) một cách hợp lý và đầy đủ.
- Giới thiệu phân phối chương trình theo quy định của Ngành, của bộ môn.
- Giới thiệu yêu cầu về nội dung của các kỳ thi Tốt nghiệp, Đại học và Học sinh
giỏi để HS định hướng học tập và xác định mục tiêu cần đạt.
- HS lên kế hoạch, thực hiện theo kế hoạch và có sự đánh giá việc thực hiện từng
nội dung, thời gian nhất định
- GV lên kế hoạch phù hợp với yêu cầu chung, yêu cầu Tổ chuyên môn và kế
hoạch học tập của HS.
- Hoàn thiện các bước lập kế hoạch và cùng nhau thực hiện, điều chỉnh cho phù
hợp.
- Hướng dẫn HS đánh giá các hoạt động để rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp
thời.
- Theo dõi, giúp đỡ, động viên HS thực hiện kế hoạch
4
PHẦN II : TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có
hiệu quả hơn những người khác. Vì sao họ lại thành công trong việc sử dụng quỹ thời
gian trong khi chúng ta không làm được như vậy ? Đó là điều mà người GV chúng ta
cần phải làm cho HS của mình hiểu và suy nghĩ.
Người ta nói rằng, mỗi thành công của con người thường đến hai lần, một là khi
bạn lên kế hoạch, hai là sau khi bạn hoàn thành nó. Khi bắt đầu lên kế hoạch, xác định
mục tiêu, bạn đã có niềm vui của người chiến thắng, đó là “nền tảng”, là “cái đà
nhảy” hữu ích cho ý chí và những quyết tâm của bạn trong tương lai.
Học tập đối với HS là cuộc sống, là tương lai. Vì vậy, thời gian học tập là vô cùng
quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay từ hôm nay, cần cho các em hiểu rằng
chính bản thân các em phải tự tạo và phát triển nơi mình một kỹ năng học tập có hiệu

quả, và lập kế hoạch học tập là điều cần thiết.
Không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi mà mục tiêu cần
đạt được của HS lớp 12 là vô cùng lớn lao, quan trọng : tốt nghiệp và đại học. Kế
hoạch học tập được ví như là chiếc phao cứu hộ. Mỗi người, tùy vào nhu cầu, năng
lực sẽ tạo cho mình một kế hoạch học tập riêng.
Kế hoạch học tập không chỉ là một phương pháp khoa học phục vụ cho việc tiến
đến mục tiêu đã xác định, nó còn là niềm tin, là động lực thôi thúc ta hành động. Nếu
có một kế hoạch hoàn chỉnh, ta có thể tối đa hóa hiệu quả học tập, công việc của
mình. Đây cũng được coi như một trong những kỹ năng quản lý thời gian, quản lý bản
thân quan trọng nhất. Những hoạt động này giúp HS hình thành phong cách sống,
phong cách làm việc, phong cách ứng xử, mở rộng và nâng cao kiến thức cá nhân,
sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình, xã hội.
Mỗi trường đề có kế hoạch hoạt động cho từng năm, thấm chí chiến lược phát triển
của nhiều năm tới. Tổ chuyên môn cũng có kế hoạch hoạt động chuyên môn cho từng
năm học, từng tháng phù hợp với đặc điểm của nhà trường, tổ viên. Mỗi GV bộ môn
phải có kế hoạch giảng dạy trên cơ sở phân phối chương trình theo quy định chung
của Sở Giáo dục và Đào tạo. Mỗi GV chủ nhiệm phải có kế hoạch cho nhiệm vụ của
mình …
Vậy, lập kế hoạch là một thao tác, công đoạn không thể thiếu trong bất cứ hoạt
động giáo dục nào.
Việc học tập của HS cũng cần thiết phải có kế hoạch. Kế hoạch cho từng môn học
với sự hướng dẫn trực tiếp của GV bộ môn là điều cần thiết và mang lại hiệu quả cao.
5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
II. 1. Tình hình chung :
- Theo khảo sát mới nhất của PGS.TS Nguyễn Công Khanh trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, có một con số khiến các nhà giáo “giật mình” : Gần 55% học sinh
được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú và không biết cách học tập môn
Văn.
- Theo kết quả sơ bộ kỳ thi đại học năm 2011 có gần 10.000 bài thi bị 0 điểm,

trong đó môn Văn chiếm phần không nhỏ. Cũng sau kỳ thi đại học này, nhiều bài
phân tích, bình giảng văn, thơ của các sỹ tử đã khiến các thầy, cô giáo trực tiếp làm
công tác giảng dạy cũng như các cán bộ trong ban chấm thi phải lên tiếng trước công
luận, rung một tiếng chuông buồn báo hiệu về một thực tế: học sinh ngày càng cảm
thụ các áng văn hay, các bài thơ truyền cảm bằng những tư duy rất thường, nếu không
muốn nói là thô tục.
- Theo TS. Nguyễn Thị Hồng Nam thì có những lý do rất cơ bản để dẫn đến tình
trạng trên là: chương trình quá thiên về nhồi nhét kiến thức lý thuyết mà không chú
trọng đến việc rèn luyện kỹ năng thực hành bài viết; chương trình quá nặng, bài quá
dài là một trong những nguyên nhân khiến giáo viên không thể sử dụng các biện pháp
dạy học tích cực như đàm thoại, thảo luận, cho học sinh thuyết minh, đóng kịch mà
phải "chạy" cho kịp bài, hết bài đúng thời gian chương trình. Và một trong những
nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là học sinh không có phương pháp học tập khoa
học, không chịu đầu tư thời gian, công sức cho môn học và đặc biệt, không xác định
đúng mục tiêu học tập bộ môn.
II. 2. Tình hình cụ thể của trường PT Dân tộc Nội trú :
II.2. 1. Khảo sát một số thông tin liên quan đến chất lượng bộ môn :
Tỉ lệ tốt nghiệp có xu hướng giảm xuống ngày càng thấp, theo thống kê tỉ lệ tốt
nghiệp môn Văn của Sở GD – ĐT Đồng Nai cho thấy :
Tỉ lệ chung cả tỉnh
Điểm
Tỷ lệ %>=5
Môn
Văn Sinh,Hóa Lý,Địa Sử,Địa Toán Anh
Năm 2008 64,6 86,4
Sinh
48,9
Lý
76,1
Sử

64,2 53,2
Năm 2009 58,9 91,3
Sinh
82,9
Lý
54,2
Địa
69,8 52,1
Năm 2010 56,2 92,1
Hóa
72
Địa
58,9
Sử
87,1 57,9
Riêng trường PT Dân tộc Nội trú, tỉ lệ tốt nghiệp 3 năm gần đây được thống kê như
sau :
Năm Năm 2009 Năm 2010 2011
Tỉ lệ % 63,43 30,77
6
II. 2. 2. Nguyên nhân khách quan :
- Các em Học sinh người dân tộc thiểu số không phải là dốt văn, mà là lười học
Văn bởi đã có sẵn những bài hướng dẫn khiến các em thụ động trong suy nghĩ, sao
chép ý hay của văn chương rất máy móc.
- Hầu hết các em còn rất thụ động, ý thức tự học còn hạn chế.
- Học sinh chưa xác định được sự cần thiết của môn học trong tương lai cuộc
sống.
- Chưa biết sắp sếp thời gian học tập hiệu quả mặc dù có quỹ thời gian tương
đối nhiều so với HS trường khác vì ở nội trú.
- Những kĩ năng cơ bản trong học tập và giao tiếp còn yếu kém.

- Các em không có thói quen đọc sách nghiên cứu, không quan tâm đến việc
tìm đọc các tác phẩm văn học, chỉ đọc đoạn trích ở SGK.
- Ít được làm quen với môi trường rộng lớn bên ngoài nên hạn chế về các kỹ
năng sống, nhất là với những công việc đòi hỏi sự khoa học, mới mẻ.
II. 2. 3. Nguyên nhân chủ quan :
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, bản thân tôi nhận thấy, nguyên
nhân chủ quan cũng hết sức quan trọng. Có 2 lí do khiến HS không đạt kết quả cao
trong học tập bộ môn, có thể khái quát như sau :
Một là, kế hoạch giảng dạy của GV chưa phù hợp với nhiều vấn đề liên quan đến HS,
ví dụ có thể GV không thực hiện việc khảo sát chất lượng của HS khi nhận lớp, chưa
nắm được những hạn chế của HS trong học tập bộ môn này, chưa hiểu tâm tư, nguyện
vọng, mục tiêu học tập ( chủ yếu phục vụ cho thi khối nào, trường nào ) của các em
khi học tập bộ môn, sở trường của các em với các thể loại văn nghị luận.
Hai là, số tiết dành cho bộ môn Văn còn hạn chế, 3 tiết theo PPCT chỉ đủ truyền tải
nội dung bài học mà không có thời gian cho HS thực hành để nắm bắt những hạn chế
của từng HS. Các bài viết được tổ chức kiểm tra chung, cắt phách chấm chung ( cho
khách quan và “ thật” ) nên GV phụ trách lớp không thể nắm hết những hạn chế của
bài viết HS lớp mình. Các tiết phụ đạo có GV chỉ dùng để giãn tiết cho các bài dạy
chưa xong.
Từ những vấn đề thực tế trên, tôi nhận thấy việc giáo viên phụ trách lớp có sự
tìm hiểu một cách thấu đáo tình hình học tập bộ môn của HS, quan tâm thực sự tới
mục tiêu học tập của HS, hướng dẫn HS có phương pháp học tập bộ môn cách hợp lý
thì hiệu quả giảng dạy sẽ tốt hơn. Và việc vận động, hướng dẫn HS lập kế hoạch học
tập là một trong những biện pháp tốt nhất để mỗi GV có thể hiểu, nắm bắt thái độ,
tình hình học tập của HS để có cách giúp đỡ, điều chỉnh việc học tập của các em kịp
thời hơn.
7
CHƯƠNG II : NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
I. GIỚI THIỆU CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN :

1. Kế hoạch :
Kế hoạch ( bản kế hoạch ) là “toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống
về những công việc dự định làm trong một thời hạn nhất định, với mục tiêu, cách
thức, trình tự, thời gian tiến hành” ( Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội – 1988 ). Nói cách khác, kế hoạch là chương trình hành động
trong tương lai hướng vào việc thực hiện một mục tiêu nào đó.
Xét về phương diện học tập của HS, còn có thể hiểu :
Kế hoạch học tập bộ môn là thể hiện việc xác định những nội dung học tập,
phương pháp học tập và mục tiêu cần đạt trong các kỳ thi với một giới hạn thời gian
nhất định dành cho bộ môn.
2. Xây dựng kế hoạch :
Xây dựng kế hoạch ( còn gọi là lập kế hoạch ) là xác định các mục tiêu, các
hoạt động và nguồn lực cần thiết để đạt tới mục tiêu một cách phù hợp với tình hình
thực tiễn trong khoảng thời gian xác định.
Xây dựng kế hoạch là làm rõ :
o Khả năng bản thân
o Mục tiêu đạt được trong tương lai
o Nội dung sẽ thực hiện.
o Phương pháp thực hiện
o Đánh giá kết quả.
Xây dựng kế hoạch là hoạt động có ý thức của chủ thể để đưa ra các quyết định về
phương hướng của một hoạt động trước khi thực hiện, nhằm đảm bảo cho hoạt động
đó được tiến hành một cách hợp lý nhất và đạt đích mong muốn.
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH :
Trước khi yêu cầu và hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập bộ môn, GV bộ
môn cần “làm việc tư tưởng” trước với HS về ý nghĩa của việc lập kế hoạch.
Lên kế hoạch là quá trình xem xét quỹ thời gian và dự định sẽ làm gì để đạt được
những mục tiêu đã đề ra.
Lên kế hoạch giúp bản thân dự định sử dụng thời gian của mình như thế nào. Nếu
biết cách lên kế hoạch, có thể giảm stress và tối đa hoá hiệu quả việc học tập của

mình. Đây cũng được coi như một trong những kỹ năng quản lý thời gian quan trọng
nhất.
8
Một kế hoạch thông suốt giúp kiểm soát được những cam kết của mình trong khi
vẫn có thời gian để hoàn thành các môn học khác. Do vậy, nó chính là vũ khí quan
trọng nhất giúp học sinh đối phó với sự quá tải trong chương trình học.
Rèn luyện thói quen lập kế hoạch cho tất cả công việc, hoạt động của bản thân là
một kỹ năng tốt. Trong cuộc đời, chúng ta phải đối mặt với biết bao công việc, biết
bao mục tiêu phải hoàn thành, vì vậy, lập kế hoạch là một hoạt động cần thiết giúp ta
chủ động về mọi mặt : thời gian, phương tiện thực hiện và mục tiêu cho từng công
việc.
Đối với HS, một cấp học, năm học có biết bao nhiêu kiến thức ở tất cả các môn
học cần được hoàn thành, riêng học sinh lớp 12 ngoài việc hoàn thành chương trình
học, các em phải đối mặt với 2 kỳ thi lớn trong cuộc đời, quyết định tương lai của
mình, việc lập kế hoạch giúp ta định hướng thời gian, mức độ đầu tư và phương pháp
học tập cách hợp lý, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau đã đề ra.
Việc lập kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch giúp ta có động lực vươn lên, chấn
chỉnh kịp thời những hạn chế của bản thân và bổ sung kiến thức khi kết quả kiểm tra,
thi thấp hơn so với mục tiêu đề ra.
Việc lập kế hoạch học tập sẽ hiệu quả hơn khi HS được kết hợp với giáo viên bộ
môn, nhóm học tập của lớp trong quá trình học và thực hiện kế hoạch. Sự kết hợp của
GV bộ môn sẽ giúp HS hoàn thành kế hoạch cách tốt nhất, bởi khi HS bị vướng mắc
một khâu nào đó trong khi tiếp thu bài mới, trong quá trình tự học hay rèn luyện thực
hành thì GV sẽ là người giúp các em hoàn thành mục tiêu một cách sớm nhất, hiệu
quả nhất.
Lập kế hoạch học tập sẽ giúp HS dần khắc phục thói quan học tập tùy tiện, học
lệch, ưu tiên quá nhiều thời gian cho cá môn học này mà quên việc rèn luyện môn học
kia, nhất là môn Văn trong hoàn cảnh hiện nay.
III. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH :
Trong phạm vi chuyên đề này, tôi không đề cập đến các yêu cầu khoa học của

một bản kế hoạch. Ví dụ, cách phân tích SWOT, hay các nguyên tắc SMART, hay
phương pháp xác định 5W, 1H, 2C, 5M Ở đây, với đối tượng là HS phổ thông,
hơn nữa, chỉ dừng lại ở một bộ môn cụ thể nên bản thân tôi, sau khi nghiên cứu
các nguyên tắc và yêu cầu của việc lập kế hoạch, chỉ rút ra những yêu cầu căn bản
và cần thiết để giúp HS định hướng nội dung phải đạt, phương pháp thực hiện và
mục tiêu cần đạt trong học tập bộ môn của mình, phù hợp với yêu cầu bộ môn và
năng lực học sinh.
Một bản kế hoạch học tập bộ môn của HS cần phải đạt các yêu cầu cụ thể như
sau :
- Kế hoạch cần đảm bảo tính mục đích ( HS phải xác định được mục đích học tập
bộ môn, kết quả học tập bộ môn và hướng vận dụng kiến thức bộ môn )
9
- Kế hoạch phải phù hợp ( nội dung chương trình theo quy định, thời gian, năng
lực bản thân, điều kiện nhà trường )
- Kế hoạch cần cụ thể về nội dung thực hiện và phương pháp thực hiện.
IV. GIỚI THIỆU PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THEO QUY ĐỊNH –
CƠ SỞ CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP BỘ MÔN
( Các nội dung chính ) :
HỌC KÌ I
Tiết 1,2 Khái quát văn học Việt Nam từ CM tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
Tiết 3 Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Tiết 4 Tuyên ngôn Độc lập (phần một: Tác giả)
Tiết 5 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tiết 6 Bài viết số 1: Nghị luận xã hội
Tiết 7,8 Tuyên ngôn Độc lập (phần hai: Tác phẩm )
Tiết 10,11 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Tiết 13 Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Tiết 14 Phong cách ngôn ngữ khoa học
Tiết 15 Trả bài viết số 1, Bài viết số 2 Nghị luận xã hội (bài làm ở nhà)
Tiết 16,17 Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003

Tiết 18 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Tiết 19,20 Tây Tiến
Tiết 21 Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Tiết 22 Việt Bắc (phần một: tác giả)
Tiết 23, 30 Luật thơ
Tiết 25,26 Việt Bắc (Phần 2: Tác phẩm)
Tiết 27 Phát biểu theo chủ đề
Tiết 28,29 Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Tiết 31 Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
Tiết 32,33 Bài viết số 3: Nghị luận văn học
Tiết 36 Thực hành một số phép tu từ cú pháp
Tiết 37,38 Sóng
Tiết 39 Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Tiết 40,41 Đàn ghi ta của Lor-ca
Tiết 42 Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Tiết 43,44 Quá trình văn học và phong cách văn học
Tiết 45 Trả bài viết số 3
Tiết 46,47 Người lái đò Sông Đà (trích)
Tiết 48 Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Tiết 49,50 Ai đã đặt tên cho dòng sông (trích)
Tiết 52 Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Tiết 53,54 Bài viết số 4
10
HỌC KÌ II
Tiết 55,56 Vợ chồng A Phủ (trích)
Tiết 57,58 Bài viết số 5: Nghị luận văn học
Tiết 60,61,62 Vợ nhặt
Tiết 63 Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Tiết 64,65,66 Rừng xà nu
Tiết 67,68 Những đứa con trong gia đình

Tiết 69 Trả bài viết số 5 - Bài viết số 6: Nghị luận văn học (học sinh làm ở nhà)
Tiết 70,71 Chiếc thuyền ngoài xa
Tiết 72 Thực hành về hàm ý
Tiết 76,77 Thuốc
Tiết 78 Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
Tiết 79,80 Số phận con người (trích)
Tiết 82,83 Ông già và biển cả (trích)
Tiết 84 Diễn đạt trong văn nghị luận
Tiết 85,86,87 Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Tiết 89,90 Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Tiết 91 Phát biểu tự do
Tiết 92,93 Phong cách ngôn ngữ hành chính
Tiết 94 Văn bản tổng kết
Tiết 95,96 Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Tiết 97 Ôn tập phần Làm văn
Tiết 98,99 Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
Tiết 101,102 Ôn tập phần văn học
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP BỘ MÔN
NGỮ VĂN 12 :
V.1. Xác định những kiến thức cơ bản cần đạt trong từng học kỳ, tháng.
- Học kỳ 1 :
+ Kiến thức : Đọc – hiểu 5 văn bản thuộc thể loại thơ ( Tây Tiến, Việt Bắc, Đất
Nước, Sóng, Đàn Ghi ta của Lor-ca ) và 2 văn bản văn xuôi ( người lái đò Sông
Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông? )
+ Làm văn : Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội ( về một hiện tượng
đời sống và một tư tưởng đạo lý ), kỹ năng làm văn nghị luận văn học ( về một bài
thơ, đoạn thơ )
+ Tiếng Việt : Giữ gìn sự trong sáng của TV và phong cách ngôn ngữ, phép tu
từ cú pháp.
11

- Học kỳ 2 :
+ Kiến thức : Đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi ( Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt,
Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, Chiếc thuyền ngoài xa, Hồn Trương
Ba, da hàng thịt )
+ Làm văn : Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm, đoạn trích văn xuôi, kỹ
năng phân tích nhân vật.
+ Tiếng Việt : Hàm ý, phong cách ngôn ngữ hành chính.
- Đối với những HS có hướng thi đại học Khối C, D : Nội dung ôn tập phải bao gồm
cả chương trình văn học lớp 11. Cách làm bài cho dạng đề thi đại học.
V. 2. Biết xác định những ưu, khuyết điểm của bản thân đối với bộ môn Văn
và các môn khác nếu cần.
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để biết “lượng sức mình”.
- Học sinh cần xác định được những ưu, khuyết điểm của bản thân một cách cụ thể
khi học môn Ngữ Văn.
- Những ưu, khuyết điểm cần xác định là :
+ Sở thích đối với bộ môn.
+ Việc yếu kém hay khá giỏi các môn khác có gây ảnh hưởng đến việc học tập
môn Văn ?
+ Năng lực diễn đạt.
+ Khả năng đọc – hiểu tác phẩm.
+ Kỹ năng xác định, tìm hiểu đề.
+ Kỹ năng làm văn nghị luận xã hội và kỹ năng cảm thụ tác phẩm.
+ Cách tóm tắt tác phẩm, khái quát vấn đề.
- Yếu tố GV phụ trách giảng dạy cũng là một trong những ưu, khuyết điểm của HS
trong việc học môn Văn …
V. 3. Xác định mục tiêu học tập bộ môn Văn.
- Mục tiêu là điều mà mình muốn đạt được. Rõ ràng, trong cuộc đời mỗi người, vạch
ra mục tiêu là vô cùng quan trọng.
- Trước khi vạch ra mục tiêu cụ thể cho bộ môn, có thể phải xác định những mục tiêu
“tầm xa: như :

+ Bạn muốn đạt được điều gì (nghề nghiệp, tiền bạc, địa vị, kiến thức, …)
+ Bạn mơ ước gì?
- Từ đó, xác định những mục tiêu cụ thể.
- Có thể gợi ý một số nội dung sau ( tùy vào khả năng bản thân, HS có thể tự đề ra
những mục tiêu học tập cho phù hợp với sở thích, hạn chế … )
+ Hoàn thiện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý …
+ Biết cách phân tích một nhân vật …
+ Đạt kết quả trong các bài viết, bài thi…
12
+ Tốt nghiệp môn Văn loại nào ?
+ Thi đại học khối C, D bao nhiêu điểm.
+ Phấn đấu đạt điểm môn Văn trên 6,5 để đủ điểm đạt danh hiệu HSG, hs khá
hoặc đạt điểm học sinh trung bình, thoát yếu kém vì môn Văn …
- Mục tiêu càng cụ thể, phù hợp, thiết thực HS càng có cơ hội đạt được mục tiêu và
có động lực thực hiện kế hoạch.
- Từ mục tiêu chung cho việc học tập bộ môn Văn, GV tiếp tục hướng dẫn HS triển
khai những mục tiêu nhỏ cho từng tháng, từng kỳ …
+ Ví dụ như trong học kỳ I này, mục tiêu của bạn là đạt loại giỏi; vậy trong các
tháng này, ít nhất bạn phải hoàn thành những kiến thức cơ bản nào?
- Phân chia mục tiêu theo đúng lô-gíc (sao cho điểm đến cuối cùng là mục tiêu lớn)
giúp bạn quản lí thời gian, khối lượng công việc tốt hơn.
- Khi đã xác định mục tiêu rõ ràng rồi thì cần biết là mục tiêu đó có khả năng đạt được
được hay không ? Thực hiện bằng cách nào ?
V. 4. Những phương pháp phù hợp với bản thân có thể áp dụng trong việc
học tập bộ môn.
- Phương pháp học tập bộ môn Văn hiệu quả nhất là gì ?
- Những phương pháp nào phù hợp với bản thân ?
- Có thể vận dụng một số phương tiện cụ thể để thực hiện mục tiêu như :
+ Đọc sách nào tham khảo? Lên mạng tìm tài liệu và lên thư viện?
+ Phương pháp đọc tác phẩm và ghi nhớ nội dung tác phẩm ?

+ Thực hành các đề bài làm văn này như thế nào? Làm bài đầy đủ, chi tiết hay
lập dàn ý ? đọc bài tham khảo trước hay làm xong mới đọc ? Lập dàn ý nhờ Gv sửa
xong mới làm ?
+ Học chung với nhóm hay tự học ?
+ Thu thập thông tin cho các hiện tượng đời sống theo chủ đề ? Tìm thêm các
câu danh ngôn theo từng chủ đề để có ngữ liệu phục vụ bài viết, bài thi ?
+ Ghi lại tất cả dẫn chứng ở các tác phẩm hay chỉ cần gạch trong SGK ?
V. 5. Xác định thời gian dành cho bộ môn trong một tuần, một ngày.
- Giúp HS xác định tầm quan trọng ưu tiên của công việc :
+ Tại sao thực hiện công việc này mà không phải thực hiện việc kia?
+ Bạn bỏ ra bao nhiêu chi phí (thời gian, sức lực, …) cho việc này?
+ Nếu bạn không thực hiện việc đó thì có ảnh hưởng gì đến kết quả?
+ Những điều tốt đẹp / hậu quả gì mà bạn có thể nhìn thấy được?
- HS cần xác định rõ : trong giờ tự học buổi tối dành bao nhiêu thời gian cho những
nội dung mà mình đề ra, ngoài các tiết học trên lớp ?
- Ngày nghỉ, có dành thời gian cho học bộ môn Văn không? Ôn tập dần dần hay gần
kiểm tra, thi mới học.
13
- Các tác phẩm phải được hoàn thành như thế nào : khi học xong tác phẩm là đồng
thơi phải biết cách phân tích tác phẩm, nắm những nết chính về nội dung, nghệ
thuật…
- Các tiết phụ đạo GV hướng dẫn cách làm bài, giời tự học mỗi tối có xem lại hay
không hay chờ khi nào có thời khóa biểu mới học ?
V. 6. Tham khảo ý kiến của GV bộ môn, nhóm học tập, bạn thân hay cán sự
bộ môn.
- HS cần tham khảo ý kiến của GV bộ môn tham mưu, góp ý cho những kế hoạch học
tập của mình, đặc biệt là góp ý về phương pháp học tập, phương pháp đọc tác phẩm.
- Cán sự phụ trách bộ môn Văn cũng có thể góp ý cho các bạn cùng lớp về phương
pháp tự học, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin.
- Trường Dân tộc Nội trú có tổ chức hình thức nhóm học tập của từng lớp, nhóm học

tập sẽ cùng nhau góp ý, xây dựng kế hoạch học tập dựa trên cơ sở mục tiêu, năng lực
từng thành viên.
V. 7 . Thực hành lập kế hoạch học tập bộ môn của cá nhân.
- Gv có thể gợi ý các biểu mẫu, hình thức chung
- Hoặc HS có thể tự thiết kế riêng cho mình kế hoạch, tùy theo ý thích cá nhân nhưng
phải dựa trên những yêu cầu cần thiết của một bản kế hoạch.
- Cho HS thời gian suy nghĩ 1 tuần, Gv sẽ xem lại kế hoạch, công nhận và khuyến
khích, giám sát HS thực hiện
CHƯƠNG III : HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
I. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH :
Số
TT
Họ và tên HS Lớp Kết quả
HK I
Kết quả
HK II
Thành tích khác Ghi chú
1 Hoàng Thị Điệp 12A1 8.1 8.1
Học sinh Giỏi cấp
Tỉnh môn Văn –
Giải Khuyến
khích
2 Hà Mộng Thiên 12A1 7.3 8.1
3 Hoàng Bích Trâm 12A1 7.2 8.2
Học sinh Giỏi cấp
Tỉnh môn Văn –
Giải Ba
14
4 Phùng Thị Huệ 12A2 5.7 6.2
5

Văn Thị Ngọc
Hương
12A2 4.7 5.7
6 K’ Gia Cơ 12A2 4.8 5.1
Xác nhận của Ban Giám Hiệu Giáo viên bộ môn
Nguyễn Thị Mỹ Phương
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Qua quá trình cùng HS thực hiện kế hoạch dạy – học trên cơ sở cô – trò tương tác
với nhau, bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau :
- Ưu điểm :
+ Làm việc theo kế hoạch giúp GV và HS chủ động về thời gian và những nội
dung, những kỹ năng làm bài cần đạt trong suốt quá trình học tập.
+ GV và HS – qua việc thực hiện kế hoạch – có thể kịp thời điều chỉnh
phương pháp dạy – học cho phù hợp với nhau, kịp thời xác định những kiến
thức – kỹ năng nào còn hạn chế để tiếp tục luyện tập, đầu tư thêm thời gian.
+ HS có ý thức hơn đối với nhiệm vụ học tập, có nỗ lực thực hiện đúng mục
tiêu đã đề ra, và vì được điều chỉnh, giúp đỡ kịp thời từ GV, nhóm học tập, HS
đỡ thấy chán nản khi không thực hiện được kế hoạch đã đề ra, hoặc kết quả bài
thi, kiểm tra không như mong muốn có thể phấn đấu ở bài viết tiếp theo hoặc
rút kinh nghiệm qua tiết sửa bài, nội dung rút kinh nghiệm được ghi chép cụ thể
để ghi nhớ.
+ Tạo được mối quan hệ thân thiện giữa GV và HS, HS mạnh dạn tham khảo ý
kiến GV khi có cần điều chỉnh kế hoạch. Tiết học, nội dung học đã được chuẩn
bị, nằm trong “kế hoạch”, vì vậy, không “xa lạ” với HS, ngược lại, HS đã có
thể chuẩn bị trước nội dung.
- Nhược điểm :
+ GV thực sự mất rất nhiều thời gian vì phải quan tâm, theo dõi chặt chẽ HS
thực hiện kế hoạch học tập và phải có sự điều chỉnh kế hoạch giảng dạy của cá
15
nhân. Ngoài các tiết lên lớp, GV nhiều khi phải gặp riêng HS để phân tích,

hướng dẫn HS điều chỉnh kế hoạch cho từng tháng.
+ HS nhiều khi cảm thấy mệt mỏi vì phải chạy đua với thơi gian vì còn phải
học nhiều bộ môn khác nữa. Hoặc HS dễ nản lòng khi ngay từ tháng đầu tiên
không đạt mục tiêu học tập như đã đề ra, dẫn đến tình trạng làm cho có theo
yêu cầu của GV bộ môn.
+ Nếu không có sự hỗ trợ của GVCN và ban cán sự lớp thì việc theo dõi thực
hiện kế hoạch khó bao quát hết tất cả HS.
+ Có nhiều GV bộ môn khác cho việc này là “nhiêu khê”, “bày đặt”, vì vậy
một số em không mặn mà với kế hoạch học tập của mình.
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Không phải HS nào được hướng dẫn lập lế hoạch học tập bộ môn cũng có ý chí
thực hiện theo kế hoạch, và cũng không phải HS nào cũng có sự tiến bộ đối với bộ
môn khi lập kế hoạch học tập.
Và GV phụ trách bộ môn không phải khi nào cũng có thể theo giám sát các em
trong việc thực hiện kế hoạch, giúp các em điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
Nhưng ở chừng mực nào đó, việc lập kế hoạch học tập bộ môn, bước đầu giúp các
em có được những định hướng và mục tiêu phấn đấu học tập, kiểm soát được sự tiến
bộ trong học tập bộ môn, vì vậy, có thể giúp các em học tập ngày càng tốt hơn.
Chỉ có niềm đam mê bộ môn, tâm huyết với nghề thì chúng ta mới có thể đi hết
những đoạn đường gian nan trong công việc.
Việc hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập bộ môn xem ra còn nhiều trở ngại phía
trước ( vì khách quan, chủ quan … ). Nhưng dù cho khó khăn vẫn phải làm, vì không
có con đường nào khác là HS phải tự học, phải yêu mến bộ môn và hứng thú với việc
học thì người GV mới có thể đứng vững trên bục giảng. Không có GV “dạy tốt” thì
không có học sinh “học tốt”, ngược lại, không có học sinh “học tốt” thì GV cũng
không thể “dạy tốt” được.
Hãy làm cho HS hiểu rằng, việc lập kế hoạch học tập – không chỉ cho một bộ môn
cụ thể nào – mà là kế hoạch học tập của cuộc đời mình là vô cùng cần thiết và quan
trọng. Nó không chỉ là kỹ năng tư duy, kỹ năng định hướng, kỹ năng làm chủ bản
thân mà còn là một thao tác không thể thiếu trong môi trường học tập ở trình độ cao

hơn hoặc trong công việc sau này.
Chúng ta nói nhiều về việc tích hợp các kỹ năng sống cho HS qua bài dạy, tiết dạy,
thì việc GV bộ môn hướng dẫn HS thực hiện kế hoạch học tập là điều cần thiết và
hiệu quả nhất.
Xã hội phát triển đòi hỏi chúng ta thích nghi với công việc, với cuộc sống. Rèn
luyện HS thành những người trẻ năng động, hữu ích chính là mục tiêu của ngành Giáo
16
dục hôm nay. Chúng ta không chỉ dạy HS kiến thức mà còn phải rèn luyện các em
“hòa nhập” với tác phong làm việc của thời đại khoa học – đặc biệt là với các em học
sinh trường Dân tộc Nội trú.
Học tập một cách khoa học sẽ giúp HS trở thành những nhà khoa học trong tương
lai. Với niềm tin đó, mặc dù còn nhiều hạn chế và chưa thật đầy đủ, chưa chuyển tải
hết được tham vọng và khát vọng trong việc dạy học môn bộ môn, chuyên đề này chỉ
là một thử nghiệm nhỏ và mong được sự đóng góp ý kiến, sự hưởng ứng của Quý
Đồng nghiệp, Quý Thầy Cô đi trước để sẽ hoàn thiện hơn khi áp dụng cho các thế hệ
HS tiếp theo – nếu khả thi.
Trường PT Dân tộc Nội trú, ngày 15 tháng 05 năm 2012
GV thực hiện

Nguyễn Thị Mỹ Phương
17
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
________________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________
Trường PT Dân tộc Nội trú Tỉnh, ngày 15 tháng 05 năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2010 – 2011

Tên sáng kiến : HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP BỘ MÔN –
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH TRONG HỌC TẬP
BỘ MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PTTH.
Họ tên tác giả : Nguyễn Thị Mỹ Phương
Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn tổ Xã hội.
Đơn vị : Trường PT Dân tộc Nội trú Tỉnh
Lĩnh vực :
- Quản lý giáo dục : □
- Phương pháp giáo dục : □
- Phương pháp dạy học bộ môn : □
- Lĩnh vực khác : □
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng :
Tại đơn vị □ Trong ngành □
1. Tính mới : ( Đánh dấu x vào 1 trong 2 ô dưới đây )
- Có giải pháp hoàn toàn mới □
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có □
2. Hiệu quả : ( Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây )
- Hoàn toàn mới và đã áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao □
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn
ngành có hiệu quả cao □
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao □
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị
có hiệu quả cao □
3. Khả năng áp dụng : ( Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây )
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách
Tốt □ Khá □ Đạt □
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống
Tốt □ Khá □ Đạt □
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong

phạm vi rộng
Tốt □ Khá □ Đạt □
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm
quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
Xác nhận của Tổ chuyên môn
( Ký tên và ghi rõ họ tên )
Thủ trưởng đơn vị
( Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
18
PHẦN PHỤ LỤC
MÔ HÌNH KẾ HOẠCH HỌC TẬP BỘ MÔN
CỦA HỌC SINH
&
MỘT SỐ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CỦA GV TƯƠNG
ỨNG VỚI KẾ HOẠCH HỌC TẬP CỦA HS.
19
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
TỔ XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SIH GIỎI NGỮ VĂN 12
Năm học 2011 – 2012
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học2011-2012 của trường PTDTNT tỉnh;
Căn cứ vào kế hoạch của Tổ chuyên môn;
Phân công của Ban giám hiệu trường PT Dân tộc Nội trú Tỉnh;
Kế hoạch đề xuất :
I. Đặc điểm tình hình :
1. Thuận lợi :

- Đội tuyển HS giỏi được thành lập và có quá trình bồi dưỡng tương đối dài.
- Các em trong đội tuyển yêu mến bộ môn Văn, có những khả năng thuộc về năng khiếu tốt.
- Ban giám hiệu tạo điều kiện cho GV và HS thực hiện tốt thời gian ôn luyện.
2. Khó khăn :
- HS ít được cọ sát với cuộc sống xã hội xung quanh, không có điều kiện đọc báo, xem thời sự hằng
ngày, vì vậy, vốn sống và kiến thức xã hội còn nhiều hạn chế.
- Các phương tiện học tập của HS không phong phú, HS sông nội trú vì vậy, không có sự quan tâm
nhắc nhở của gia đình.
- Không gian học tập không riêng biệt làm cho HS chưa thật đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu tài
liệu
- HS không học đều các môn, còn hạn chế các môn tự nhiên, vì vậy, cũng cần đầu tư cho các môn
học này.
II. Các mục tiêu phấn đấu trong công tác bồi dưỡng HSG khối 12 :
- Rèn luyện cho HS các kỹ năng làm văn nghị luận xã hội, nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
- HS nắm được các kiến thức cơ bản, có khả năng hệ thống kiến thức theo chủ đề, theo tác giả, theo
giai đoạn sáng tác, phong cách sáng tác, đặc điểm thể loại …
- Bổ sung kiến thức xã hội, kiến thức văn học về các tác giả lớn trong chương trình PTTH.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt và kỹ năng nhận biết yêu cầu đề.
- Phấn đấu có 03 / 05 HS đạt giải từ KK đến giải 3.
- Luyện tập một số đề bài của các kỳ thi HS.
III. Nội dung, biện pháp thực hiện :
1. Mục tiêu 1 : Rèn luyện cho HS các kỹ năng làm văn nghị luận xã hội, nghị luận về một ý kiến bàn
về văn học.
+ Nội dung :
- HS nắm được phương pháp làm bài.
- Nhận diện đề bài.
+ Biện pháp thực hiện :
20
- Ôn tập kiến thức cũ về phương pháp làm bài.
- Thực hành các đề bài cụ thể .

2. Mục tiêu 2 : HS nắm được các kiến thức cơ bản, có khả năng hệ thống kiến thức theo chủ đề, theo
tác giả, theo giai đoạn sáng tác, phong cách sáng tác, đặc điểm thể loại …
+ Nội dung :
- HS nắm được các kiến thức cùng chủ đề, cùng tác giả, cùng giai đoạn, thời kỳ văn học hay
cùng thể loại sáng tác. Chủ yếu bổ sung kiến thức lý luận văn học.
- Kỹ năng hệ thống hóa kiến thức.
- Nhận diện các nội dung của đề ra.
+ Biện pháp thực hiện :
- Đọc nhiều tác phẩm ngoài chương trình.
- Thực hành các đề bài cụ thể .
3. Bổ sung kiến thức xã hội, kiến thức văn học về các tác giả lớn trong chương trình PTTH.
+ Nội dung :
- Chọn một số chủ đề theo gợi ý của GV.
- Về kiến thức xã hội, bổ sung các câu danh ngôn, các vấn đề xã hội quan tâm hiện nay, các
tấm gương học tập, sống tốt.
- Xác định các tác giả có trong chương trình với đặc điểm sáng tác, chủ đề sáng tác, thể loại
+ Biện pháp thực hiện :
- Tìm kiếm thông tin, hệ thống các thông tin thành chủ đề.
- Thực hành các đề bài cụ thể .
4. Rèn luyện kỹ năng diễn đạt và kỹ năng nhận biết yêu cầu đề.
+ Nội dung :
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, phát triển câu, dùng từ phù hợp với đặc trưng nghị luận xã hội
hay văn học.
- Nhận diện đề bài và các yêu cầu cảu nó, nhất là các ý kiến bàn về văn học.
+ Biện pháp thực hiện :
- Luyện tập viết đoạn văn theo các thao tác lập luận, chứng minh …
- Thực hành các đề bài cụ thể .
IV. Lịch trình thực hiện:
Tuần
Thứ -

ngày Nội Dung Thời gian Ghi chú
1
3
9 / 8
Ôn tập kỹ năng làm văn NLXH Từ 14h – 17h30’
5
11 / 8
Thực hành + sửa bài nt
2 3
23 / 8
Giới thiệu tài liệu tham khảo về NLXH nt
5
25 / 8
Hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin phục
vụ bài văn NLXH
nt
3
3
6 / 9
Một số đề tài trong văn học VN nt
5
8 / 9
Một số đề tài trong văn học VN nt
4 3
13 /9
Một số đề tài trong văn học VN, đặc
biệt VHVN từ 1945 - 1975
nt
21
5

15 / 9
Một số đề tài trong văn học VN, đặc
biệt VHVN từ 1945 - 1975
nt
5 3
20 / 9
Mở rộng dẫn chứng phục vụ đề tài nt
5
22 / 9
Thực hành NLVH về một ý kiến bàn về
VH
nt
6 3
27 / 9
Thực hành NLVH về một ý kiến bàn về
VH
nt
5
29 / 9
Thực hành NLVH về một ý kiến bàn về
VH
nt
7 3
4 / 10
Thực hành NLVH về một ý kiến bàn về
VH
nt
5
6 / 10
Củng cố kiến thức – Giải đáp thắc mắc nt

8 3
11 / 10
Củng cố kiến thức – Giải đáp thắc mắc nt
Duyệt của Tổ CM Người thực hiện
Nguyễn Thị Mỹ Phương
22
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
TỔ XÃ HỘI
Số : 2 / KHGD - XH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trảng Bom, ngày 19 tháng 9 năm 2011
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12
NĂM HỌC 2011 – 2012
- Căn cứ vào Tài liệu Hướng dẫn thực hiện PPCT THPT bộ môn Ngữ Văn (dùng cho các cơ
quan quản lí giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm học 2008 - 2009);
- Công văn số 7299/BGDĐT-GDTrH ngày 12/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
phân phối chương trình THCS, THPT năm học 2008 - 2009;
- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
kèm Công văn số … ;
- Căn cứ vào kế hoạch năm học 2011 – 2012 của Trường PT Dân tộc Nội trú;
- Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn Tổ Xã hội;
Nhóm bộ môn Ngữ Văn xây dựng kế hoạch giảng dạy Ngữ văn khối 12 cụ thể như sau :
HỌC KỲ I
Tuần Tiết Tên bài dạy
Nội dung tích hợp
1
15/8 -
20/8
1-2

Khái quát VHVn từ CMT8
- hết TK XX
3 NL về một tư tưởng, đạo lí
- GDKNS : Ra quyết định ( lựa chọn được vấn đề và tìm
cách giải quyết vấn đề cách đúng đắn, phù hợp ) Tự nhận
thức ( tiếp thu quan niệm đúng đắn và phê phán quan niện sai
lầm )
2
22/8 -
27/8
4
Tuyên ngôn Độc lập
( tác giả )
- TTHCM : Đóng góp lớn lao về văn học nghệ thuật và vẻ
đẹp tâm hồn, phẩm chất đạo đức HCM qua các sáng tác :
HCM : một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự
nghiệp
5
Giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt
- GDKNS : Giao tiếp ( trao đổi, tìm hiểu và khả năng biểu
đạt, yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của TV )
6 Bài viết số 1 - NLXH
- GDKNS : Giải quyết vấn đề ( suy nghĩ về vấn đề NL ) Tự
23
nhận thức ( giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con
người cần hướng tới )
3
29/8 -
3/9

7-8
Tuyên ngôn độc lập
( tác phẩm )
- TTHCM : Tư tưởng độc lập dân tộc của CT HCM - liên hệ
tư tưởng HCM về độc lập - tự do
- GDKNS : Tự nhận thức ( bài học về lòng yêu nước và ý
thức trách nhiệm công dân ), Tư duy sáng tạo ( Phân tích,
bình luận bản TNĐL )
9
Giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt ( tt )
- GDKNS : Tự nhận thức ( trách nhiệm cá nhân trong việc
trau dồi ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của TV )
4
5/9 -
10/9
10-11
Nguyễn Đình Chiểu - ngôi
sao sáng trong văn nghệ
dân tộc
- GDKNS : Tự nhận thức ( giá trị lớn lao của thơ văn NĐC,
trân trọng con người và tác phẩm NĐC ) Tư duy sáng tạo
( Phân tích, bình luận về thân thế và sự nghiệp NĐC )
12
Đt : Mấy ý nghĩ về thơ
+ Đôt-xtôi-ép-xki
5
12/9 -
17/9
13

NL về một hiện tượng đời
sống
- GDKNS : Ra quyết định ( xác định, phân tích, bày tỏ chính
kiến cá nhân cách đúng đắn ) Tự nhận thức ( ý thức và thái
độ đúng khi tiếp thu quan niệm đúng đắn và phê phán quan
niệm sai lầm )
14
Phong cách ngôn ngữ khoa
học
- BVMT : Các văn bản liên quan đến môi trường
-GDKNS : Giao tiếp ( trình bày, trao đổi về PCNNKH ) Tư
duy sáng tạo ( Phân tích, đối chiếu các ngữ liệu để tìm hiểu
về PCNNKH )
15
Trả bài 1 - bài 2 NLXH (về
nhà)
- GDKNS : Giải quyết vấn đề ( suy nghĩ về vấn đề NL ) Tự
nhận thức (giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con
người cần hướng tới )
6
19/9 -
24/9
16-17
Thông điệp nhân ngày TG
phòng chống AIDS
- GDKNS : Tự nhận thức ( trách nhiệm của mỗi cá nhân đối
với đại dịch AIDS ) Ra quyết định ( xác định những việc cá
nhân và xã hội cần làm để góp phần vào cuộc chiến này )
18
NL về một bài thơ, đoạn

thơ
- GDKNS : Ra quyết định ( xác định được đối tượng NL )
Giao tiếp ( trình bày, trao đổi về nội dung và nghệ thuật của
bài thơ ) Tư duy sáng tạo
( Phân tích, đối chiếu, bình luận về vẻ đẹp nội dung và nghệ
thuật của một bài thơ, đoạn thơ )
7
26/9 -
1/10
19-20 Tây Tiến
- GDKNS : Giao tiếp ( trình bày, trao đổi về nội dung và
nghệ thuật của bài thơ ) Tư duy sáng tạo
( Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài thơ so với
thơ ca CM cùng thời ) Tự nhận thức
( bài học về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó )
21
NL về một ý kiến bàn về
Văn học
8
3/10 -
8/10
22 Việt Bắc ( tác giả )
23 Luật thơ
24 Trả bài 2
9
10/10 -
15/10
25-26 Việt Bắc ( tác phẩm )
- TTHCM : Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị, gần gũi
- đó là nét chính trong phong cách HCM

- BVMT : Thiên nhiên Việt Bắc là nét đẹp đặc trưng của đất
nước, thiên nhiên cũng góp phần vào công cuộc giữ nước
- GDKNS : Giao tiếp ( trình bày, trao đổi về nội dung và
nghệ thuật của bài thơ ) Tư duy sáng tạo
( Phân tích, so sánh, bình luận về tình cảm CM cao đẹp của
bài thơ) Tự nhận thức ( bài học về nghĩa tình thuỷ chung )
27 Phát biểu theo chủ đề
- GDKNS : Giao tiếp ( xác định chủ đề, xây dựng dàn ý,
trình bày bài phát biểu ) Tư duy sáng tạo
( tìm kiếm và xử lý thông tin phù hợp với đối tượng và mục
đích giao tiếp ) Ra quyết định ( xác định đúng vấn đề và nội
dung, tự tin khi trình bày )
24
10
17/10 -
22/10
28-29
Đất nước + Đt Đất nước
(NĐT )
- GDKNS : Giao tiếp ( trình bày, trao đổi về bài thơ ) Tư duy
sáng tạo (Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài
thơ ) Tự nhận thức ( bài học về tình yêu đất nước )
30 Luật thơ ( tt )
11
24/10 -
29/10
31
Thực hành một số phép tu
từ ngữ âm
- GDKNS : Giao tiếp ( trình bày suy nghĩ , cảm nhận về hiệu

quả biểu đạt có dùng Bptt ngữ âm ) Tư duy sáng tạo (Phân
tích, đối chiếu hiệu quả của phép tu từ ngữ âm)
32-33 Bài viết số 3 - NLVH
- GDKNS : Giải quyết vấn đề ( suy nghĩ về vấn đề NL ) Tự
nhận thức (giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con
người cần hướng tới )
12
31/10 -
5/11
34-35
Đt : Dọn về làng, Đò lèn,
Tiếng hát con tàu
36
Thực hành một số phép tu
từ
cú pháp
- GDKNS : Giao tiếp ( trình bày suy nghĩ , cảm nhận về hiệu
quả biểu đạt có dùng Bptt cú pháp ) Tư duy sáng tạo (Phân
tích, đối chiếu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ cú pháp)
13
7/11 -
12/11
37-38 Sóng
- GDKNS : Giao tiếp ( trình bày, trao đổi về bài thơ ) Tư duy
sáng tạo (Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài
thơ ) Tự nhận thức ( bài học về tình yêu chân chính )
39
LT vận dụng kết hợp
các phương thức biểu đạt
trong VNL

- GDKNS : Giao tiếp ( trình bày suy nghĩ cá nhân về tác
dụng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt )
Tư duy sáng tạo ( Lựa chọn và vận dụng kết hợp các PTBĐ
phù hợp )
14
14/11 -
19/11
40-41
Đàn ghi-ta của Lor-ca +
Đt : Bác ơi, Tự do
- GDKNS : Giao tiếp ( trình bày, trao đổi về hình tượng Lor-
ca, cách thể hiện cảm xúc của tác giả ) Tư duy sáng tạo (Phân
tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca, về
bài thơ ) Tự nhận thức ( bài học về tinh thần bất khuất của
người anh hùng dân tộc )
42
LT vận dụng cá thao tác
lập luận
- BVMT : chú ý các ngữ liệu về môi trường, sưu tầm các Vb
viết về môi trường
15
21/11 -
26/11
43-44
Quá trình VH và
phong cách VH
45 Trả bài 3
16
28/11 -
3/12

46-47 Người lái đò Sông Đà
- BVMT : Sự giàu có về tài nguyên và phong cảnh miền Tây
Tổ quốc - nhận thức và trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên, con
người, giữ gìn những giá trị của môi trường, thiên nhiên
- GDKNS : Tự nhận thức ( bài học về ý nghĩa của công việc
và giá trị của mỗi con người ) Tư duy sáng tạo (Phân tích, so
sánh, bình luận về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà và hình
tượng người lái đò trong cuộc vượt thác )
48
Chữa lỗi lập luận trong
VNL
- GDKNS : Tự nhận thức ( sửa chữa lỗi lập luận để nâng cao
chất lượng bài văn NL) Ra quyết định ( xác định đúng vấn đề
và nội dung để lập luận chặt chẽ hơn )
17
5/12 -
10/12
49-50
Ai đã đặt tên cho dòng sông
?
+ Đt : Những ngày đầu của
nước VN mới
- BVMT : Vẻ đẹp nên thơ, tích đọng lịch sử - văn hoá bao
đời của sông Hương - gợi tình yêu thiên nhiên - ý thức giữ
gìn thiên nhiên và những giá trị văn háo, lịch sử gắn với thiên
nhiên
- GDKNS : Tự nhận thức ( bài học về sự gắn bó cũa mỗi cá
nhân với quê hương đất nước ) Tư duy sáng tạo (Phân tích,
so sánh, bình luận về nét riêng đặc sắc của Nguyễn Tuân và
H.P.N.Tường )

51 Ôn tập Văn học
18
12/12 -
17/12
52
Thực hành Chữa lỗi lập
luận trong VNL
53-54 Bài viết số 4
19
25

×