Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận cao học, thể chế chính trị ở xingapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.85 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thể chế hay chế độ chính trị là cách tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội,
luật pháp, hành chính, có nhiệm vụ điều hành đời sống của một nhân quần
sống chung với nhau. Người ta có thể nói thể chế chính trị là nền tảng của một
căn nhà, trên đó xây dựng căn nhà, và trong đó sinh sống những con người.
Căn nhà chỉ vững chãi khi nền móng của nó tốt, và những người sống trong
đó mới chịu khó làm ăn, tu bổ, làm đẹp căn nhà. Trái lại, một căn nhà được
xây dựng trên một nền tảng không tốt đẹp, vững chắc, không mang lại sự hài
hòa, có thể sập bất cứ lúc nào, tất nhiên những người sống trong đó không
được thoải mái, bị chèn ép, bóc lột, lúc nào cũng lo sợ căn nhà bị sập, thì còn
đâu đầu óc làm đẹp, tu bổ căn nhà.
Một cách đại lược, từ xưa đến nay, người ta có thể nói có 2 hình thức thể
chế chính trị : thể chế chính trị độc tài và thể chế chính trị dân chủ.
Thể chế chính trị độc tài có thể nói là là nền móng căn nhà không tốt, vì
những người cai quản căn nhà không do dân bầu lên. Từ xưa đến nay, nó
thường dựa trên, dưới hình thức này hay hình thức khác, 2 cột trụ chính, đó là
bộ máy thông tin, tuyên truyền nhằm bôi bác sự thật, cho dân ăn bánh vẽ ; và
bộ máy công an nhằm dọa nạt dân. Chính vì vậy nên nó không mang lại sự
hài hòa, đồng thuận giữa những người sống trong đó.
Thể chế chính trị dân chủ là một căn nhà dựa trên nền móng tốt, vì người
cai quản căn nhà nhà là do dân bầu lên, họ bắt buộc phải nghĩ đến dân, nếu họ
muốn được bầu hay tái đắc cử. Chính vì vậy nó mang lại sự hài hòa, đồng
thuận của những người sống trong đó.
Vậy thể chế chính trị có tác động như thế nào đến các nước trên thế giới
nói chung và đến Xingapore nói riêng. Bài tiểu luận về thể chế chính trị ở
Xingapore này sẽ giúp chúng ta sáng rõ thêm về sự phát triển thần kì của đất
nước được coi là một trong bốn con rồng của châu á.


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE
Singapore nằm ở khu vực Đông Nam Á. Singapore là một hòn đảo có


hình dạng một viên kim cương, bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ khác.
1. Diện tích :
2. S= 647,6km2
2. Dân số :
Tổng số dân của nước này là 4.553.009 ( tính đến tháng 7/2007) trong đó
76,8% là người Hoa, 13,9% là người Mã Lai, 7,9% là người Ấn Độ, Pakistan
và srilanka, 1,4% là người gốc khác.
3.Xã hội :
Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa khác nhau
như Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai…
4. Ngôn ngữ chính:
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong kinh doanh và hanh chính, Tuy vậy,
tiếng Trung( Phổ Thông), Tiếng Mã Lai và tamil cũng là ngôn ngữ chính thức
và là một phần bắt buộc trong chương trình học ở trường. Tiếng Quảng Đông,
Phúc kiến được sử dụng rất rộng rãi ở Singapore
5. Tôn giáo:
đạo Phật 28%, đạo Thiên Chúa 19%, đạo Hồi 16%, đạo Hinđu 5%.
6. Kinh tế:
Singapore là một quốc gia hầu như không có tài nguyên, nguyên liệ đều
phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ ít than, chì, nham thạch, đất sét, không
có nước ngọt đất canh tác hẹp, chủ yếu trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả,
do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực
phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Singapore có một số cơ sở hạ tầng và
2


một số ngành công nghiệp lớn nhất Châu Á và thế giới như: Cảng biển, công
nghiệp, đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy
móc tinh vi… Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa, máy tính điện tử
và hàng bán dẫn.

-Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu
Châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dực vào buôn bán và dịch vụ.
Singapore cũng là nước đi đầu trong chuyển dổi sang nền kinh tế tri thức.
Singapore là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực
Đông Nam Á. Tổng sản phẩm quốc dân GDP năm 1989 là 28.058 triệu đôla,
năm 1990 là 30.022 triệu đôla, năm 1991 là 32.124 triệu đôla. Trước khủng
hoảng kinh tế mức tăng GDP hàng năm là 7%, GDP bình quân đầu người là
20690 đôla. Cơ cấu trong GDP: nông nghiệp 1%, công nghiệp 36%, dịch vụ
63%, quốc phòng 5,3%.
Với một nền kinh tế phát triển như vậy Singapore được mệnh danh là
một trong bốn con rồng Châu Á.
7. Văn hóa – giáo dục :
Singapore đang ra sức thu hút nhân tài của cácnước bằng nhiều biện
phấp hỗ trợ tài chính, cũng như các chương trình học mở rộng cho nhiều đối
tượng từ các nước khác trong khu vực. Trẻ em bắt đầu đi học khi 6 tuổi, hệ
thống giáo dục cơ bản singapore là 10 năm, 6 năm cấp I, và 4 năm cấp II. Sau
đó học sinh có thể chọ tiếp dự bị đại học (pre- university) hoặc các trường kỹ
thuật (polytechnic).
Singapore rất chú trọng đầu tư cho nền giáo dục và giành 3.8% GDP cho
giáo dục. Tỉ lệ nguồi biết chữ chiếm 91,1%.

3


PHẦN II: ĐẢNG CHÍNH TRỊ
1. Khái niệm về đảng chính trị
Đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất,có tổ chức nhất của một giai cấp
hay cụ đấu tranh một bộ phận của một giai cấp,làm công cho lợi ích của một
giai cấp.
2. Đặc điểm về đảng chính trị

Đảng chính trị mang bản chất của một giai cấp cụ thể,bản chất giai
cấp được thể hiện ở hệ tư tưởng,ở mục tiêu lí tưởng,ở nguyên tắc tổ
chức,đường lối…
Đảng chính trị là một tổ chức xã hội tự nguyện,liên minh của ngững
người cùng lí tưởng,theo đuổi mục đích chính trị nhất định,cố gắng giành
quyền lãnh đạo đối với đời sống chính trị và tổ chức xã hội, ra sức giành và
giữ chính quyền để thực hiện đường lối của mình.
Đảng chính trị hoạt động thuyết phục truyền bá các quan điểm, tư tưởng
bằng cách tập hợp những người có cùng chí hướng. Đảng thu hút vào hàng
ngũ của mình bộ phận tích cực nhất của giai cấp, chứ không bao giờ toàn bộ
giai cấp.
Đảng đại diện cho lợi ích giai cấp , đấu tranh để bảo vệ lợi ích giai cấp.
Đảng có mục tiêu nhất định được thể hiện qua cương lĩnh hoặc tuyên
ngôn của đảng.
Đảng có nguyên tắc tổ chức và có tổ chức nội bộ thích hợp, có khả năng
tổ chức và vận động cử tri.
Đảng chính có những phương tiện vật chất như văn phòng, trụ sở, cơ
quan báo chí, thông tin, xuất bản…

4


III. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA XINGAPORE
1. Định nghĩa
Thể chế hay chế độ chính trị là cách tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội,
luật pháp, hành chánh, có nhiệm vụ điều hành đời sống của một nhân quần
sống chung với nhau. Người ta có thể nói thể chế chính trị là nền tảng của một
căn nhà, trên đó xây dựng căn nhà, và trong đó sinh sống những con người.
Căn nhà chỉ vững chãi khi nền móng của nó tốt, và những người sống trong
đó mới chịu khó làm ăn, tu bổ, làm đẹp căn nhà. Trái lại, một căn nhà được

xây dựng trên một nền tảng không tốt đẹp, vững chắc, không mang lại sự hài
hòa, có thể sập bất cứ lúc nào, tất nhiên những người sống trong đó không
được thoải mái, bị chèn ép, bóc lột, lúc nào cũng lo sợ căn nhà bị sập, thì còn
đâu đầu óc làm đẹp, tu bổ căn nhà.
2. Sự phát triển chính trị ở XINGAPORE
Trước khi bị Hà Lan xâm lược, XINGAPORE là nước chư hầu của
Inđônêxia, rồi thành thuộc địa của Bồ Đào Nha trong thế kỉ thứ XVIII.
Năm 1824, theo thỏa ước Anh – Hà Lan. Xingapore trở thành thuộc địa
của Anh. Tháng 1-1942, Nhật hất cẳng Anh xâm lược xingapore. Tháng 91945, Anh trở lại chiếm đóng Xingapore.
Lịch sử Xingapore được chia làm hai thời kỳ:Thời kỳ trước độc lập hay
còn gọi là thời kì thuộc địa dưới sự thống chị của chủ nghĩa thực dân; và thời
kỳ độc lập.
Người Xingapore bất bình đối với những điều khoản hạn chế do Anh quy
định. Trong nhân dân đã dẫy lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ. Trước áp
lực của nhân dân Xingapore, Chính phủ Anh đã phải đàm phán với đoàn đại
biểu “Mặt trận lao đọng Xingapore” và phải nhận nhượng cho Xingapore
hưởng quyền tự trị trong các công việc đối nội, nghĩa là được bầu quốc hội
lập hiến , thành lập chính phủ có thủ tướng đứng đầu và làm chức năng hành
chính. Lực lượng chính trị có ảnh hưởng lớn nhất là là Đảng Hành Động
5


Nhân Dân(people’s Action Party –PAP). Đảng này được thành lập năm 1954,
do ông Lí Quang Diệu dứng đầu. Được sự ủng hộ của quần chúng , nên trong
cuộc bầu cử quốc hội lập pháp tháng 5-1959, ông Lý Quang Diệu trở thành
người đứng đầu Chính phủ Xingapore tự trị.
Ngày 16-9-1963, Xingapore tham gia Liên bang Malaixia cùng với các
xứ Malaixia, Saba và Sararắc. Chính quyền Xingapore hy vọng đây là cơ hôi
để dất nước có thể vươn lên nhờ mối quan hệ cộng đồng với các lãnh thổi
khác trong liên bang. Song, thực tế Xingapore vẫn bị chèn ép. Do đân số ít,

đại biểu Xingapore chiếm một số nghế nhỏ bé ở Nghị viện của liên bang. Vì
thế, ngày 9-8-1965, Xingapore tuyên bố rút khỏi liên bang, trở thành một
quốc gia đoc lập, tổng thống đầu tiên là Iuxip Bin Ithac và thủ tướng là Lý
Quang Diệu.
Từ năm 1968 đến nay.Đảng Hành Động nhân dân (PAP) luôn giành đa
số ghế trong nghị viện. Dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Lý Quang Diệu, Dẩng
này luôn chiếm được địa vị đọc tôn trong quốc hội từ năm 1991 đến nay,
thắng cử trong 8 cuộc tổng tuyển cử liên tiếp. Ngoài đảng PAP. Còn có các tổ
chức chính trị khác như:
-Đảng Công nhân(thành lập năm 1971)
-Mặt trận Nhân dân thống nhất (thành lập năm 1974);
-Mặt trận Xã hội chủ nghĩa (thành lập năm 1961);
- nhân, trong đó Đại hội toàn quốc nghiệp đoàn xingapore là chủ Đảng
đân chủ Xingapore (thành lập năm 1980);
-Những tổ chức quần chúng của công yếu.
Trong giai đoạn đầu, Đảng PAP giành nhiều cho sự phát triển chính trị,
đồng thời quan tâm hơn đến cải thiện nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với thời
gian, địa vị độc quyền của đảng này đi xuống cùng với sự tham gia của các
đảng phái khác. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1991,Đảng PAP đã thắng cử
nhưng chỉ còn bốn ghế trong nghị viện, còn ba ghế thuộc Đảng Dân Chủ
Xingapore, và một ghế thuộc Đảng Công Nhân.

6


PHẦN IV: HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN VÀ HÀNH CHÍNH
1. Hiến pháp
Xingapore có hến pháp riêng vào ngày 16-9-1963 khi trở thành một bang
thuộc liên bang của Malaixia. Sau đó, Xingapore tách khỏi Malaixia (9-8-1965).
Hội đồng lập pháp đã thông qua Đạo Luật Độc Lập của Xingapore (22-12Hiến pháp được sử đổi với sự tán thành của 2/3 số phiều trong Nghị

Viện. Vì vậy. việc sửa đổi Hiến pháp là một 1965) và tiến hành sửa đổi hiến
pháp. Nước công hòa Xingapore được tổ chức theo chế độ đại nghị, một viện,
đứng đầu là Tổng Thống. Nghị viện bầu ra Tổng Thống.các cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp được quy định rõ trong hiến pháp.hình thức thông thường
của việc thay đổi cơ cấu trong chính phủ. Chẳng hạn, lần sửa đổi năm 1968
cùng với việc lập ra Văn Phòng Phó Tổng Thống; lần sửa đổi năm 1969 có sự
bổ sung thêm Tòa Án Cấp Cao. Tòa án tối cao với tư cách như là toàn án phúc
thẩm cao nhất của quốc gia; và lần sửa đổi năm 1991 đã quy định bầu cử trực
tiếp người đứng đầu nhà nước với nhiệm kì 6 năm.
2. Người đứng đầu
Theo hiến pháp Xingapore ,tổng thống là người đúng đầu nhà nước.
Trước lần sửa đổi hiến pháp năm 1991, tổng thống là chức vụ bổ nhiệm với
nhiệm kì 4 năm. Từ năm 1993, thống thống được bầu theo phổ thông đầu
phiếu với nhiệm kỳ 6 năm. Lần sửa đổi năm 1991, đã đưa ra yêu cầu “phi
chính trị hóa” chức vụ này(các ứng cử tổng thống không thể là thành viên của
một đảng phái chính trị nào), nhằm cho phép người đảm nhận chức vụ này có
một vai tro và tích cực hơn; đồng thời, nhằm tăng quyền lực cửa tổng thống.
Tổng Thống có quyền phủ quyết đối với việc chi tiêu của chính phủ, bổ
nhiệm các công chức đứng đầu cho công vụ. Tổng Thống cũng có thể xem
xét, phê phán việc thực thi quyền lực của chính phủ. Một hội đồng cố vấn của
Tổng Thống được thành lập, làm tham mưu cho Tổng thống. Trong một số
vấn đề nhất định,các ý kiến của hội đồng có thể được tổng thống tham khảo
7


trong các cuộc họp cấp cao. Tổng thống là người bổ nhiệm thủ tướng, các bộ
trưởng trong nội các từ các nghị viện, bổ nhiệm một chưởng Lý làm cố vấn
trong chính phủ. Người đứng đầu nhà nước hiện nay là Tổng Thống teng
Cheong – người đã trúng cử trong cuộc bầu cử Tổng Thống tháng 8-1993.
3. Nghị viện (Quốc hội)

Xingapore theo chế độ đại nghị, một viện. Nghị viện gồm 81 thành viên,
nhiệm kỳ 5 năm, được bầu ra từ 55 đơn vị bầu cử. Có hai loại đơn bầu cử:
loại thành viên (42 đơn vị). Kể từ khi thành lập các đơn vị bầu cử loại đại diện
cử loại thành viên giảm xuống còn 21. loại đại diện tăng lên thành 15 đơn vị
vào năm 1988, thì số đơn vị bầu, mỗi đơn vị 4 thành viên.
Những người trong nhóm đại diện buộc phải là người gốc Malaixia, gốc
Ấn độ…hoặc thuộc vào các nhóm dân thiểu số khác. Việc quy định này nhằm
bảo đảm cho nghị viện phản ánh được tính chất nhiều chủng tộc của xã hội
Xingapore. Trong mỗi đơn vị bầu cử, ứng cử viên nào đạt được số phiếu bầu
cao nhất sẽ thắng cử.
4. Cơ quan hành pháp
Đứng đầu chính phủ là thủ tướng-người lãnh đạo nội các. Chịu trách
nhiệm về việc điều hành chính sách, tham mưu cho Tổng thống, bổ nhiệm các
công chức tư pháp và công chức cao cấp.
Theo quy định của Hiến Pháp, nội các tham mưu cho Tổng Thống về
thực thi quyền lực của mình. Nội các bao gồm một thủ tướng và 14 bộ trưởng.
Nôin các chịu trách nhiệm về các chính sách của chính phủ, về nền hành
chính và chịu trách nhiệm tập thể nghị viện.
Với cơ cấu gồm các bộ trưởng và các quan chức hành chính cao cấp, nội
các còn chịu trách nhiệm về các doanh nghiệp nhà nước. Ở Xingapore, cơ cấu
quyền lực tập trung, có tính thứ bậc. Thông qua công trạng của bản thân mà
mỗi cá nhân đạt dược địa vị trong bộ máy hành chính. Ở phần lớn các cấp
8


bậc cao, có sự chuyển đổi giữa môi trường chính trị và môi trường hành
chính. Một số đại biểu nghị viện được chọn ra từ hệ thống công vụ và các
doanh nghiệp nhà nước. Năm 1994, báo cáo của chính phủ về các “bậc lương
có tính cạnh tranh cho một chính phủ trung thực và có năng lực” đã đề cập
đến vấn đề tuyển dụng những công nhân tốt nhất để đảm bảo cho Xingapore

duy trì được khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh việc tổ chức một bộ máy nhà nước gọn nhẹ, Xingapore đã xây
dựng một hệ thống pháp lí toàn diện, đề ra được những nguyên tắc chỉ đạo cụ
thê cho các hoạt động kinh doanh. Hệ thống pháp lí này luôn được điều chỉnh
phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế. Nhiều đạo luật quan trọng về
kinh tế và kinh doanh được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý của nước Anh
như: luật công ty, luật văn tự đất đai, luật tiền tệ, luật ngân hàng,luật chứng
khoán công nghiệp, luật quỹ dự phòng trung ương, luật kế toán, luật kế thu
nhập, luật khuyến khích mở rộng kinh tế,…
Ngoài ra, xuất phát từ điều kiện cụ thể của mình, Xingapore còn ban hành
một số đạo luật quan trọng khác ngay từ buổi đầu thực hiện công nghiệp hóa
theo hướng xuất khẩu như: Luật làm thuê, luật quan hệ công nghiệp… Chính hệ
thống pháp lý toàn diện này đã tạo môi trường kinh doanh tốt cho những ai
muốn làm giàu bằng sự sáng tạo của mình. Đây là một trong những tiền đề cơ
bản cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững và là một trong những nguyên nhân
chính đưa đến thành công của Xingapore trong ba mươi năm qua.
Hiến pháp Xingapore quy đinh có hai cấp tòa án: Tòa án tối cao và tòa
án cấp dưới. Những cấp dưới của nhà án tối cao gồm có: Tòa án sơ thẩm, tòa
án theo khu vực bầu cử, tòa xét xử bị can vị thành niên, tòa đại hình, tòa xử
những vụ khiếu kiện nhỏ.
Tòa án tối cao gồm có tòa án cấp cao và hai tòa phúc thẩm. Tòa án
cấp cao có quyền lực pháp lí lớn trong tất cả các vụ án dân sự và hình sự, có
quyền áp dụng các hình phạt cao nhất.
9


Tòa phúc thẩm và tòa phúc thẩm hình sự tiếp nhận các vụ kiện dân sự và
hình sự, từ tòa cấp cao chuyển đến. Hội đòng thẩm phán thuộc hội đồng
hoàng gia ở Luôn Đôn hiện nay vẫn còn vai trò như tòa án phúc thẩm đối với
các quyết định của tòa án tối cao. Nhưng từ năm 1989, những tòa án này chỉ

thụ lý các vụ hình sự liên quan đến án tử hình.
Tòa án tối cao bao gồm một chánh án và một thẩm phán. Các phiên tòa
do tổng thống trao quyền hoạt động theo sự tham mưu của thủ tướng. Các
thẩm phán của các tòa án cấp dưới do tổng thống chỉ định theo sự tham mưu
của chánh án. Với tư cách là một chính trị gia hợp pháp, Chưởng lý là người
tham mưu hợp pháp chính của chính phủ, hoạt động như một nguyên cáo bổ
sung khi xem xét công tác lập pháp của Quốc hội.

10


PHẦN V: ĐẢNG CHÍNH TRỊ CẦM QUYỀN VÀ ĐẢNG ĐỐI LẬP
Xingapore theo chế độ đa đảng. Từ khi xingapore giành độc lập
(1965) đến nay, Đảng hành động Nhân dân PAP liên tục là đảng cầm quyền,
Lý Quang Diệu là tổng bí thư của Đảng, từ tháng 12-1992 đến nay, Tổng Bí
thư Đảng là Goh Chok Tông
.
1. Đảng hành động nhân dân PAP thành lập năm 1954
Tổ chức và hoạt động của Đảng:
Ban chấp hành trung ương gồm 12 người (có thể thêm nhiều nhất là
6 người) là cơ quan cao nhất của đảng được bầu tại hội nghị đảng viên thường
kì hai năm một lần. Các ứng cử viên ban chấp hành trung ương thường do ban
chấp hành trung ương cử giới thiệu và do khoảng 500 cán bộ cốt cán của đảng
bầu ra (những người này cũng do ban chấp hành trung ương lựa chọn). Ban
chấp hành trung ương bầu chủ tịch đảng và tổng bí thư và một bí thư phụ
trách tài chính của đảng.
Điều lệ của đảng quy định, ban chấp hành trung ương chịu trách nhiệm
điều hành công việc hằng ngày của đảng. Nhưng thực tế, Ban chấp hành trung
ương chỉ quan tâm đến những chính sách lớn, còn công việc hằng ngày do 5
trợ lý bí thư và một số các bộ chuyên trách đảng đảm nhiệm. Năm trợ lý này

chịu sự kiểm tra của bí thư phự trách tổ chức, đồng thời là ủy viên ban chấp
hành trung ương, là trợ lý của Tổng bí thư.
Ban chấp hành trung ương chỉ định các thành viên của 7 ban chuyên
trách: Ban những vấn đề Ma Lai, Ban đối ngoại, Ban phụ nữ, Ban những vấn
đề xã hội, Ban văn hoá, Ban xuất bản và tuyên truyền, Ban chính trị.
Ban chấp hành trung ương cũng lập các đảng bộ tại các khu vực bầu cử
PAP có khoảng 58 đảng bộ. Nếu đảng bộ nào lớn thì bên dưới có các chi bộ.
Mỗi đảng bộ có ban chấp hành (do ban chấp hành trung ưng chỉ thị) bao gồm
Chủ tịch, Bí thư và ủy viên phụ trách tài chính và các bộ phận phụ trách
11


những vấn đề tương tự các ban của ban chấp hành trung ương. Chủ tịch của
ban chấp hành đảng bộ thường là nghị sĩ Quốc Hội
Ban chấp hành trung ương triêu tập các cán bộ cốt cán và ủy viên ban
chấp hành các đảng bộ họp mỗi tháng một lần tại trụ sở ban chấp hành trung
ương để phản ánh tình hình.
Hoạt động chủ yếu của đảng bộ là tổ chức tiếp dân tuần 1 lần nhằm lắng
nghe ý kiến của nhân dân và tìm biện pháp giải quyết.
Ở Xingapore, Thủ tướng đồng thời là Tổng bí thư, các bộ trưởng đồng
thời là ủy viên ban chấp hành trung ương, vì vậy, chủ trương, đường lối của
đảng và chính phủ ở cấp cao nhất là tổng thống, gần như là một.
Trong các cuộc tổng tuyển cử, đảng PAP gần như chiến đa số ghế áp đảo
trong quốc hội. vì vậy, các chủ trương, đường lối của đảng đề ra thường được
quốc hội thông qua dễ dàng. Chính phủ chỉ là những cơ quan thực thi chính
sách đó.
Tại các khu vực cử tri, vai trò và hoạt động của đảng chủ yếu được thực
hiện trong những lần bầu cử vận động bầu cử để bầu cư cho đảng giành được
đa số ghế trong Quốc hội.
Vai trò của đảng là cầm quyền, lãnh đạo chính phủ và chi phối quốc hội,

nhưng có phân quyền lực: sau khi Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính
sách lớn thì chủ trương đó phải được quốc hội thông qua mới được thi hành.
Chính phủ là cơ quan triển khai thực hiện chử trương, chính sách đó. Bài phát
biểu của Tổng Thư Kí Đảng PAP Goh Tông (thủ tướng chính phủ) tại đại hội
tháng 1-1995 nói rõ quan điểm của Đảng về lãnh đạo chính phủ: xây dựng
một chính phủ tốt là chìa khóa của sự tiếp tục thành công của Xingapore, cụ
thể là cần những cán bộ tốt nhất vào trong chính phủ để giữ cho Xingapore
thịnh vượng, những người làm việc thực sự chứ k phải người mị dân. Nhưng
hiện nay, những người làm việc thực sự thì không muốn vào trong chính phủ
vì thu nhập thấp. Nếu ở Xingapore, những kẻ tham lam, cơ hội mà vào trong
chính phủ thì họ chỉ làm được cái việc là tàn phá đất nước. Do đó, người vào
trong chính phủ phải là người giỏi nhất, đảm bảo cho họ có lương cao nhất so
với những nghành kinh tế có thu nhập cao nhất ở Xingapore, phải đưa những
người giỏi nhất từ các nghành kinh tế vào trong chính phủ và trả lương cho họ
xứng đáng như thu nhập của họ khi họ ở trong ngành kinh tế kia. Cán bộ phải
12


đủ ba tiêu chuẩn mới được ở trong chính phủ; có năng lực cá nhân, biết phối
hợp tốt với mọi người và muốn làm việc có tinh thần trách nhiệm. Nếu một
người có tài nhưng không tụ hợp được với mọi người thì không thể ở trong
chính phủ, nếu một người có tài có thể phối hợp chặt chẽ với mọi người
nhưng không thích làm việc thì họ cũng sẽ không làm…
2. Các đảng đối lập
2.1 Đảng nhân dân Singapore ( SPP)
Là một đảng trung tả ở Xingapore. Đảng này thành lập năm 1994 bởi
Sin kek tong, nguyên là lãnh đạo một phái ủng hộ Chiam sea tong tách khỏi
đảng Dân chủ Singapore
Năm 2001, Chiam see tong khởi đầu một cuộc hợp tác với đảng đoàn
kết dân tộc, tổ chức dân tộc Mã lai Xingapore và đảng công lí Xingapore để

tạo thành một mặt trận chung đối lập với đảng Hành động nhân dân (PAP)
kết quả là liên minh dân chủ Xingapore (SDA) đã được thành lập.
Trong cuộc tổng tyển cử năm 2001, chiam see tong đã quay lại quốc hội
với một đa số nhỉnh hơn một tí và là nghị sĩ duy nhất của đảng và của SDA.
Thành viên khác của quốc hội đại diện cho SAD, Steve thuộc đảng đoàn kết
dân tộc.
Ngoài Chiam see tong, nhân vật chủ chốt trong đảng này là Sin kek tong
người được nhớ nhiều nhất do đã thua sít xao ở đơn vị bầu cử Diaddelltleights
trước kim nghị sĩ PAP Goh choon kang trong cuộc tổng tuyển cử năm 1991.
2.2 Đảng công nhân Xingapore (WP)
Là một đảng đối lập lớn nhất của SGP. Nắm giử 1 trong 84 ghế thông
qua bầu cử và 1 ghế thông qua bầu cử của nghị viện SGP. Tổng bí thư của
đảng này là Sylvia lâm thụy liên và cũng là cũng là nghị viện Singapore
không thông qua bầu cử. Đảng cũng từng nắm giữ hai ghế đại biểu. Như vậy
từ năm 1997 tới 2001, với ghế NCMP thuộc về Joshua Benjamin Jeyaretnan.
Đảng công nhân SGP là một đảng chính trị trung tả.

13


KẾT LUẬN
Singapore là một quốc đảo nhỏ ở Đông Nam Á, nghèo nàn về tài nguyên
thiên nhiên, dân số ít, thương xuyên phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do
thiên tai gây ra, mặt khác về vấn đề chính trị Singapore cũng gặp rất nhiều
khó khăn khi bị chèn ép ở trong liên bang Malaixia, nhưng với sự cần cù của
người dân, vị trí địa lý thuận lợi, đường lối lãnh đạo đúng đắn của nhà nước.
Sau ba thập niên Singapore đã vươn lên trở thành con rồng của Chân Á có sự
phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó vai trò của hệ thống
chính trị nước này là kim chỉ nan đem lại thành công cho Singapore.
Từ khi lên lãnh đạo đất nước Singapore, Đảng PAP đóng vai trò quyết

định trong việc phát triển thần kì của đất nước này,từ một đất nước nghèo nàn
lạc hậu vươn lên trở thành con rồng của Châu Á, điều đó khằng định sự đóng
góp to lớn của PAP với đất nước Singapore. Với những chính sách, đường lối
cải cách đúng đắn hợp lí, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với thực tế đất nước.
Đảng nắm bắt được sự thay đổi và vận động của thế giới, từ đó xây dựng mô
hình kinh tế, văn hóa, xã hội mang tính đi tắt đón đầu, xây dựng đất nước theo
hướng công nghiệp. Mỗi cải cách về chính trị, trong đó cải cách bộ máy hành
chính đều nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn diện.
Hiện nay, Việt Nam là một nước đang trong thời kì quá độ lên Chủ
Nghĩa Xã Hội, tuy có sự khác biệt về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội. Nhưng trong thời kỳ hiện nay, khi Việt Nam đang tiến hành đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng
theo xã hội chủ nghĩa thì những thành công của Singapore đáng để Việt Nam
tham khảo và học tập, với một niềm tin trong tương lai Việt Nam sẽ sớm vươn
lên trở thành con rồng thứ năm của Châu Á.

14


TÀI KIỆU THAM KHẢO
1.Mô hình hành chính các nước ASEAN – PGS – PTS. Lương Trọng
yêm. PGS – PTS. Bùi Thế Vĩnh_ nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.
2. Tập bài giảng các đảng chính trị trên thế giới _ thạc sĩ Đặng Thị
Lương- khoa Xây Dựng Đảng – Học viện Báo Chí Tuyên Truyền.
3. Nguồn sách bách khoa toàn thư WIKIPEDIA.
4. Nguồn Singaporeedu.gov.sg

15



MỤC LỤC

16



×