Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CHUYÊN đề PHONG CÁCH NGÔN NGỮ báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.08 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1. Tên chủ đề: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Chủ đề là sự kết hợp của 06 tiết học bao gồm:
+ Phong cách ngôn ngữ báo chí (2 tiết)
+ Bản tin (1 tiết)
+ Luyện tập viết bản tin (1 tiết)
+ Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (1 tiết)
+ Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (1 tiết)
- Lí do biên soạn thành chủ đề dạy học: Các tiết học này được bố trí riêng lẻ trong
PPCT, học sinh khó nắm bắt kiến thức một cách hệ thống, liền mạch. Nội dung các
tiết học nặng về lý thuyết hàn lâm, thời lượng dành cho thực hành, trải nghiệm ít.
2. Hình thức tổ chức
- Dạy học trên lớp; dạy học dự án; trải nghiệm trên lớp theo hình thức đóng vai.
- Áp dụng cho toàn bộ 10 lớp khối 11.
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên:
– Sử dụng giáo án điện tử.
– Đồ dùng dạy học: phiếu học tập, máy chiếu, máy tính.
– Tài liệu sử dụng:
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, Ngữ văn 11.
+ Một số sản phẩm báo chí tiêu biểu.
+ Các loại phiếu kiểm tra, đánh giá sản phẩm của học sinh.
b. Học sinh:
– Sách giáo khoa, các sản phẩm báo chí.
– Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, sổ theo dõi dự án.
– Máy tính, máy chiếu, máy ảnh (hoặc điện thoại di động có chức năng chụp ảnh,
quay video).
- Kịch bản, nội dung chương trình.
- Luyện tập diễn tiểu phẩm, hoàn thành phóng sự,…
B. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC


- Đặc điểm phương tiện diễn đạt của văn bản báo chí
- Đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Một số thể loại chính của văn bản báo chí:
+ Bản tin
+ Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Thực hành, vận dụng tạo lập một số sản phẩm thuộc phong cách ngôn ngữ báo
chí với những thể loại và hình thức tồn tại khác nhau.
C. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
1. Kiến thức:
– Giúp học sinh nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách
ngôn ngữ báo chí. Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở văn bản khác
được đăng tải trên báo.
– Giúp học sinh nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ
báo chí.
1


– Giúp học sinh bước đầu nắm được mục đích, yêu cầu, cách làm một số thể loại
báo chí thông thường từ đó tập làm “phóng viên” qua những bài tập thực hành.
2. Kĩ năng:
Chuyên đề sẽ giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng sau:
– Kĩ năng thuyết trình.
– Kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
– Kĩ năng lập kế hoạch cá nhân.
– Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin.
– Kĩ năng làm việc nhóm, tổ chức sự kiện.
– Kĩ năng giao tiếp, tuyên truyền.
3. Thái độ, phẩm chất:
3.1. Về thái độ:
– Học sinh có ý thức chủ động, sáng tạo, “học” gắn với “hành” trong hoạt động

học tập.
– Biết quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa đối với xã hội và có chính kiến, quan
điểm tích cực trước các vấn đề đó.
– Có thái độ trân trọng vai trò của báo chí từ đó nuôi dưỡng ước mơ, định hướng
nghề nghiệp trong tương lai.
3.2. Về phẩm chất:
Nội dung chủ đề dạy học hướng học sinh tới những phẩm chất cần có của thế hệ trẻ
hiện đại: sống có trách nhiệm, sống tự chủ, biết yêu thương và trân trọng những giá
trị tốt đẹp của cuộc sống.
4. Năng lực:
Hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực tự học; năng lực giải quyết
vấn đề; năng lực đọc hiểu; năng lực kết nối thông tin; năng lực giao tiếp, ứng xử;
năng lực quản lí bản thân.
- Năng lực đặc thù bộ môn: năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt: tiếp nhận văn bản
và tạo lập văn bản; năng lực thẩm mỹ; năng lực thực hành, thuyết trình.
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC LOẠI CÂU HỎI THEO THANG NĂNG LỰC
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Các thể loại - Chức năng
văn bản báo chí chung
của
- Những hình ngôn ngữ báo
thức tồn tại của chí.
VB báo chí.
Chỉ ra đặc điểm Đặc
điểm

Lý thuyết về phương tiện diễn phương tiện
phong cách đạt của một số diễn đạt trong
ngôn
ngữ văn bản báo chí văn bản báo
cụ thể sau khi chí nói chung
báo chí
xem các ví dụ.

2


Nhận xét, phân
tích các đặc
trưng cơ bản của
PCNN báo chí
trong các ví dụ
cụ thể.
-Mục đích yêu
cầu viết bản tin.

Đặc trưng cơ
bản của ngôn
ngữ báo chí.

- Đặc điểm - Rút ra cách
từng loại bản viết bản tin.
tin.
- Mục đích yêu
Các bước tiến
cầu của hoạt

hành phỏng vấn.
động PV và
TLPV.
Thực hành
một số thể
loại văn bản
báo chí

Thực hành 4
thể loại báo
chí: bản tin,
phóng sự, tiểu
phẩm và phỏng
vấn.

E. BIÊN SOẠN CÂU HỎI – BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

- Kể tên các thể
loại văn bản báo
chí phổ biến?
- VB báo chí tồn
tại ở những dạng
thức nào?


- Chức năng
chung
của
ngôn ngữ báo
chí là gì?

Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao

3


Lý thuyết về
phong cách
ngôn
ngữ
báo chí

Qua các clip ví dụ
cụ thể, hãy chỉ ra:
- Từ loại xuất
hiện nhiều trong
từng thể loại.
- Kiểu câu thường
được sử dụng
trong mỗi thể
loại.
- Trong các văn
bản có sử dụng
biện pháp tu từ

không? Đó là
biện pháp gì?
Phân tích tác
dụng của biện
pháp đó trong văn
bản?
Quan sát ví dụ và
TLCH:
- Nhận xét về
mức độ cập nhật
của bài báo?
- Dung lượng của
văn bản báo chí
trên có đặc điểm
gì?
-Mục đích yêu
cầu viết bản tin là
gì?

- Kể tên những
hoạt động phỏng
vấn trong cuộc
sống ?
- Mục đích của
hoạt động PV và
TLPV?

- Đặc điểm về
từ vựng, về
ngữ pháp, về

biện pháp tu
từ trong văn
bản báo chí có
đặc điểm gì?

Đặc trưng cơ
bản của ngôn
ngữ báo chí.

- Nhận xét về - Nêu cách viết
đặc điểm từng bản tin?
loại bản tin?
(về nội dung,
hình
thức
trình bày)
- Nêu các bước
tiến hành phỏng
vấn?
-Những yêu cầu
trước, trong và
sau khi tiến hành
phỏng vấn?

4


Thực hành
một số thể
loại văn bản

báo chí

Thực hành 4
thể loại báo
chí: bản tin,
phóng sự, tiểu
phẩm

phỏng vấn.

F. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Hoạt động dạy học:
– Phương pháp dạy học: Dạy học theo dự án.
– Sau đây là tiến trình tổ chức các hoạt động học tập:
TIẾT

THỜI GIAN

Tiết 1

Sáng thứ Hai, ngày
4/12/2017

Tiết 2

Sáng thứ Ba, ngày
5/12/20….

Tiết 3


Sáng thứ Ba, ngày
5/12/20…

Tiết 4
Tiết 5+6

NỘI DUNG

Tìm hiểu lý thuyết về phong cách ngôn ngữ
báo chí.

Sáng thứ Tư, ngày 6/12/20.. Thực hành phong cách ngôn ngữ báo chí.
Buổi chiều thứ Hai ngày
11/12/20...

II. Các hoạt động của giáo viên và học sinh:
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS xem 1 đoạn video Sứ mệnh báo chí truyền thông trong kỷ nguyên số
GV nêu câu hỏi thảo luận:
- Sứ mệnh cơ bản nhất, thiêng liêng nhất của báo chí là gì?
- So sánh nhiệm vụ, chức năng của báo chí trong xã hội cũ với sứ mệnh của báo chí
trong thời đại công nghệ số hiện nay?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem video, suy nghĩ, trao đổi để tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập
GV gọi HS trả lời cá nhân. HS khác nhận xét, thảo luận, bổ sung….
GV định hướng, hỗ trợ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét câu trả lời của HS. Cho điểm câu trả lời xuất sắc. Chốt lại vấn đề và

dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TIẾT 1+2:
TÌM HIỂU LÝ THUYẾT VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
I. Tìm hiểu chung về ngôn ngữ báo chí.
5


* Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm ngôn ngữ báo chí.
* Phương pháp dạy học: Vấn đáp, đọc hợp tác.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SGK sau đó trao đổi cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Hãy kể tên những thể loại văn bản báo chí phổ biến ?
…………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………
……………………………..…………………………..………………………
Câu 2: Văn bản báo chí tồn tại ở những dạng thức nào ?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………..…………………………..………………………
Câu 3: Chức năng chung của ngôn ngữ báo chí là gì ?
…………………………………………………………………………………
……………………………..…………………………..………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………..…………………………..………………………
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
– Học sinh đọc tài liệu SGK Ngữ văn 11 trang 129, 130.

– Trao đổi theo cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
– Giáo viên gọi từ 1 đến 3 đại diện của cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận.
– Học sinh nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
– Giáo viên kết luận:
+ Một số thể loại văn bản báo chí: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, Phỏng vấn, bình
luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc, quảng cáo…
+ Văn bản báo chí tồn tại ở hai dạng chính: Báo viết và báo nói. Ngoài ra còn có
báo hình, báo điện tử.
+ Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và
quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận của quần chúng, nhằm thúc đẩy
sự tiến bộ của xã hội.
– Học sinh ghi ý chính.
II. Các phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được đặc điểm các phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ
báo chí.
* Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, vấn đáp.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm.
– Quy định vị trí chỗ ngồi, thời gian thảo luận nhóm.
– Giáo viên giao nhiệm vụ: cho học sinh xem clip bản tin, phóng sự, phỏng vấn,
tiểu phẩm, quảng cáo kết hợp với tài liệu học tập để hoàn thành phiếu học tập sau:
6


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT

THỂ LOẠI
TỪ VỰNG

NGỮ PHÁP

BIỆN PHÁP
TU TỪ

BẢN TIN
PHÓNG SỰ
PHỎNG VẤN
TIỂU PHẨM
QUẢNG CÁO
Gợi ý:
+ Về từ vựng, hãy tìm những từ loại xuất hiện nhiều trong mỗi thể loại báo chí.
(danh từ, động từ, tính từ,…)
+ Về ngữ pháp, tìm các kiểu câu thường được sử dụng trong mỗi loại văn bản báo
chí. (câu đơn, câu đơn đặc biệt, câu phức,…)
+ Về biện pháp tu từ, trong các văn bản có biện pháp tu từ không? Đó là biện pháp
tu từ nào? (nhân hóa, ẩn dụ, so sánh,…)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:
– Giáo viên gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
– Học sinh nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
– Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về từ vựng được sử dụng trong các văn bản báo chí trên?
+ Hãy nhận xét về kiểu câu và biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản
trên.
– Học sinh trả lời cá nhân.

– Học sinh khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
– Giáo viên kết luận:
* Về từ vựng : Ngôn ngữ báo chí có từ vựng phong phú và đa dạng. Mỗi thể loại
báo chí thường có một mảng từ vựng chuyên dùng.
+ Tin tức: Thường dùng các danh từ chỉ tên riêng, địa danh, thời gian, sự kiện…
+ Phóng sự: Thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính
chất của sự vật, sự việc,…
+ Bình luận: Thường sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, chính trị, kinh tế…
+ Tiểu phẩm: Thường sử dụng các từ ngữ dân dã, hóm hỉnh, đa nghĩa,…các từ ngữ
đồng nghĩa, trái nghĩa để so sánh, đối chiếu,…
* Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, đảm
bảo tính chính xác của thông tin.
* Về biện pháp tu từ: Sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt và rất hiệu quả.
– Học sinh ghi ý chính.
7


III. Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.
* Phương pháp dạy học: Vấn đáp, làm việc cá nhân.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu kỹ các ngữ liệu của hoạt động 2 và hoàn thành phiếu
học tập cá nhân sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Nhận xét về mức độ cập nhật của các bài báo trên?
…………………………………………………………………………………

………………………………………..…………………………………………
Câu 2: Dung lượng của các văn bản báo chí trên có đặc điểm gì?
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 3: Nhận xét về cách đặt tiêu đề của các bài báo? (Có hấp dẫn người đọc
không? Vì sao?)
…………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………
………………………
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh suy nghĩ, trả lời vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên yêu cầu 3 học sinh trình bày kết quả làm việc.
– Học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
– Giáo viên nêu câu hỏi:
Qua việc tìm hiểu những nội dung trên, hãy nêu những đặc trưng cơ bản của
ngôn ngữ báo chí?
– Học sinh suy nghĩ, trả lời.
– Học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
– Giáo viên kết luận: Ngôn ngữ báo chí có những đặc trưng cơ bản sau:
* Tính thông tin thời sự:
+ Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.
+ Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy.
* Tính ngắn gọn: Ngắn gọn, đảm bảo lượng thông tin cao và có tính hàm súc.
* Tính sinh động, hấp dẫn:
+ Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả
năng kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc.
+ Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.

– Học sinh ghi ý chính.
IV. Tìm hiểu thể loại Bản tin
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu của bản tin và nắm được cách
viết bản tin.
* Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, vấn đáp.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
8


Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ bốn bản tin trong ngữ liệu và hoàn thành các
thông tin vào phiếu học tập số 4, sau đó trình bày vào bảng của nhóm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Sự
gì?

việcDiễn ra
ở đâu

Diễn ra
lúc nào? Ai làm?

Mức độ
miêu tả
của bản
Kết quả tin
Loại tin

Bản

tin 1
Bản
tin 2
Bản
tin 3
Bản
tin 4
Chú ý:
+ Cột Mức độ miêu tả của bản tin: cần đánh giá xem bản tin được trình bày vắn tắt
hay chi tiết, trình bày theo quá trình của sự kiện hay mang tính tổng hợp.
+ Cột Loại tin: xếp các bản tin theo các loại tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin
tổng hợp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh suy nghĩ, thảo luận và điền thông tin vào phiếu học tập số 4. Sau đó hoàn
thành vào bảng nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:
– Giáo viên yêu cầu một nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
– Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
– Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Mục đích và yêu cầu của các bản tin?
+ Hãy nhận xét về đặc điểm của từng loại bản tin (về nội dung và hình thức).
+ Từ những nội dung trên hãy nêu cách viết bản tin.
– Học sinh suy nghĩ, trả lời.
– Học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
– Giáo viên kết luận:
* Mục đích: bản tin nhằm đưa tin kịp thời, chính xác những sự kiện thời sự có ý
nghĩa trong đời sống xã hội.
* Yêu cầu:

+ Đảm bảo tính thời sự.
9


+ Tin phải có ý nghĩa xã hội.
+ Nội dung tin phải chân thực, chính xác.
* Phân loại:
+ Tin vắn: Không có nhan đề, dung lượng ngắn.
+ Tin thường: Thông báo ngắn gọn nhưng đầy đủ một sự kiện, đây là loại tin chiếm
tỉ lệ cao nhất.
+ Tin tường thuật: Phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết, cụ thể.
+ Tin tổng hợp: Thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh một hiện tượng nào
đó.
* Cách viết bản tin:
Bước 1: Khai thác và lựa chọn tin: trước khi viết cần khai thác, lựa chọn sự kiện có
ý nghĩa cụ thể, chính xác, có ý nghĩa xã hội.
Bước 2: Viết bản tin:
– Đặt tiêu đề:
+ Đảm bảo tính khái quát nội dung của bản tin.
+ Có thể chọn cách diễn đạt đặc biệt gây hứng thú, sự tò mò cho người đọc (Dạng
câu hỏi, cách chơi chữ, có thể là một câu, một từ…).
– Cách mở đầu bản tin: Thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.
– Cách triển khai chi tiết bản tin: Cụ thể, chi tiết các sự kiện, giải thích nguyên
nhân, kết quả tường thuật chi tiết các sự kiện.
– Học sinh ghi ý chính.
Hoạt động 1.5. Tìm hiểu thể loại Phỏng vấn
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được mục đích, ý nghĩa của hoạt động phỏng vấn, yêu
cầu đối với người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn.
* Phương pháp dạy học: Vấn đáp, làm việc theo cặp đôi.
* Tiến trình thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Trong hoạt động báo chí và trong cuộc sống, ta thường gặp những hoạt động
phỏng vấn nào?
+ Mục đích của những cuộc phỏng vấn ấy là gì?
– Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
– Học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
– Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
– Giáo viên giao nhiệm vụ: cho học sinh xem clip phỏng vấn của Đài truyền hình
Việt Nam và hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu hỏi: Để tiến hành một cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn cần chú ý những
vấn đề gì trước, trong và sau cuộc phỏng vấn:
+ Trước khi phỏng vấn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
+ Khi tiến hành phỏng vấn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
10


…………………………………………………………………………………
+ Sau khi phỏng vấn
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh suy nghĩ, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:
– Giáo viên gọi đại diện hai nhóm trình bày kết quả thảo luận.
– Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
– Giáo viên nêu câu hỏi:
Nếu được phỏng vấn, chúng ta cần chú ý điều gì?
– Học sinh suy nghĩ, trả lời.
– Học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
– Giáo viên kết luận:
* Các hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp:
– Phỏng vấn một chính khách, một nhà văn, một nhà hoạt động xã hội, một doanh
nhân,… trên truyền hình hoặc các loại hình báo chí khác.
– Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn khi xin việc làm ở một cơ quan, doanh nghiệp,…
* Mục đích:
– Để biết quan điểm của một người nào đó.
– Để thấy tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của vấn đề đang được phỏng vấn.
– Để chọn được người phù hợp với công việc.
* Những yêu cầu cơ bản đối với người phỏng vấn:

Công việc chuẩn bị phỏng vấn:
– Phải xác định:
+ Chủ đề phỏng vấn.
+ Mục đích phỏng vấn.
+ Đối tượng được phỏng vấn.
+ Người thực hiện phỏng vấn.
+ Phương tiện phỏng vấn.
– Soạn hệ thống câu hỏi phỏng vấn:
+ Ngắn gọn, rõ ràng.
+ Phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn.

+ Làm rõ được chủ đề.
+ Liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Thực hiện cuộc phỏng vấn.
– Ngoài hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn, cần có những câu hỏi đưa đẩy, điều
chỉnh cuộc phỏng vấn để tránh sự khô khan, máy móc, nhưng cũng không lan man,
lạc đề.
– Người phỏng vấn cần phải có thái độ thân tình, đồng cảm, lắng nghe và chia sẻ
thông tin với người trả lời.
– Kết thúc cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn phải cảm ơn người trả lời phỏng vấn.

Biên tập sau khi phỏng vấn:
11


– Người phỏng vấn không được tự ý thay đổi nội dung các câu trả lời để đảm bảo
tính trung thực của thông tin nhưng có thể sắp xếp lại một số câu chữ cho ngắn
gọn, trong sáng, dễ hiểu.
– Có thể ghi lại một số cử chỉ, điệu bộ của người trả lời phỏng vấn để người đọc
hiểu rõ hơn tình huống của câu nói.
* Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn:
Người trả lời phỏng vấn cần có phẩm chất:
– Thẳng thắn, trung thực, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
– Trả lời trúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp dẫn. Có thể pha chút hóm hỉnh, gây
ấn tượng cho công chúng.
– Học sinh ghi ý chính.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Tiết 3: Lập kế hoạch thực hành
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí để xây
dựng kế hoạch hoàn thành sản phẩm thực hành.

* Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, quy định thời gian thực hiện nhiệm vụ.
– Giáo viên giao nhiệm vụ:
+ Các nhóm bốc thăm lựa chọn một trong năm thể loại văn bản báo chí.
+ Thực hành các sản phẩm báo chí theo thể loại đã bốc thăm để tổ chức một
chương trình truyền hình.
+ Gồm các thể loại:
1. Bản tin
2. Phóng sự.
3. Phỏng vấn.
4. Tiểu phẩm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh suy nghĩ, thảo luận, dự kiến kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:
Các trưởng nhóm trình bày ý tưởng và kế hoạch thực hiện.
Bước 4: Đánh giá kết quả thảo luận:

Giáo viên đánh giá phần thảo luận của các nhóm.
– Giáo viên thống nhất nội dung, cách thức làm việc, thời gian báo cáo sản phẩm:
NHÓM

THỂ LOẠI

NỘI DUNG

NHÓM
BẢN TIN


Bản tin

Tổng hợp tin tức trong tháng 11 và 12 của
trường THPT Gia Viễn B.

Phóng sự

THPT Gia Viễn B nói KHÔNG với rác!

Tiểu phẩm

Áp lực học hành trong thời đại hiện nay.

NHÓM
PHÓNG SỰ
NHÓM
TIỂU

12


PHẨM

NHÓM
PHỎNG
VẤN

Phỏng vấn.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung và

trường học nói riêng.
- Áp lực học tập và những giải pháp học tập
hiệu quả.
- Học và chơi!
-…

Tiết 4: Báo cáo tiến độ thực hành
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí để hoàn
thành sản phẩm thực hành.
* Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ học tập:
– Học sinh báo cáo tiến trình thực hiện dự án, những khó khăn vướng mắc để các
bạn và giáo viên tư vấn, giúp đỡ.
– Giáo viên cho học sinh xem thêm những phóng sự, tiểu phẩm, và nêu câu hỏi :
Hãy chỉ ra những nét đặc sắc có thể học hỏi ở những thể loại này (VD: Phóng sự
“Vạch trần nạn đinh tặc”- giải Vàng Liên hoan Phóng sự của Đài truyền hình Việt
Nam; Tiểu phẩm “Tế gà”; …).

Học sinh suy nghĩ, trả lời.

Học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
– Mời giáo viên môn Tin học hướng dẫn HS các kỹ thuật thuộc lĩnh vực Công nghệ
thông tin.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn, dặn dò học sinh : tiếp tục hoàn thiện sản phẩm
ngoài giờ lên lớp.
– Học sinh thảo luận, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Thống nhất chuẩn bị cho việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
– Giáo viên chọn 2 học sinh làm nhiệm vụ Biên tập viên tập hợp các sản phẩm, sắp
xếp và dẫn chương trình.

– Giáo viên thông báo thời gian và thành phần duyệt chương trình trước khi báo
cáo.
Tiết 5+6: Báo cáo sản phẩm
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí để hoàn
thành sản phẩm thực hành.
* Phương pháp thực hiện: Thuyết trình, vấn đáp, đóng vai, thảo luận nhóm.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên nêu nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Trong buổi học tuần trước, các nhóm đã nhận nhiệm vụ và tích cực tiến hành làm
sản phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ cùng theo dõi và đánh giá sản phẩm của các nhóm.
+ Trong khi theo dõi sản phẩm của nhóm bạn, các em sẽ ghi chép lại những ưu,
khuyết điểm của từng nhóm để khi xem xong, các nhóm sẽ thảo luận, đánh giá vào
phiếu đánh giá; đồng thời nhận xét, góp ý trực tiếp cho các nhóm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
13


– Giáo viên dẫn chương trình và các nhóm công bố sản phẩm, lần lượt như sau:
1. Giới thiệu chương trình.
2. Chuyên mục bản tin (Phát thanh trực tiếp + clip, hình ảnh minh họa).
3. Chuyên mục phóng sự (Clip hoàn chỉnh).
4. Chuyên mục giải trí (Tiểu phẩm – Diễn trực tiếp).
5. Chuyên mục phỏng vấn (Phỏng vấn trực tiếp + clip, hình ảnh minh họa).
Bước 3: Thảo luận sau khi theo dõi sản phẩm:

Các nhóm thảo luận 5 phút để thống nhất đánh giá các sản phẩm.
– Các trưởng nhóm công bố đánh giá của nhóm mình đối với 4 sản phẩm còn lại
(Tóm tắt ưu, khuyết điểm và điểm tổng).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Giáo viên đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập, nhận xét sản phẩm, và công
bố kết quả của các nhóm.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí để thực hành kỹ
năng phỏng vấn, qua đó nhấn mạnh vai trò, chức năng, yêu cầu của báo chí và
người làm báo chí.
– Giáo dục học sinh về đạo đức, lương tâm nghề nghiệp của người làm báo.
* Phương pháp thực hiện: Vấn đáp.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên tóm tắt lại nội dung của chủ đề.
– Giáo viên cho học sinh xem một clip: Nghề báo – vinh quang không đến từ
những công việc dễ dàng.
– Giáo viên nêu câu hỏi :
Clip này nói với chúng ta điều gì về nghề làm báo ?
– Giáo viên có thể gợi ý định hướng phỏng vấn (nếu cần thiết):
+ Các bạn có hứng thú với bài tập thực hành này không? Tại sao?
+ Bạn hãy chia sẻ những khó khăn và thuận lợi hoặc các kinh nghiệm của nhóm
khi làm bài tập này?
+ Qua sản phẩm của mình, các bạn muốn gửi đến mọi người thông điệp gì?
+ Thầy (cô) có nhận xét gì về khả năng của lớp chúng em? Liệu tương lai chúng
em có thể trở thành những phóng viên hay không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS tiến hành phỏng vấn các thành viên trong lớp, các đại biểu đến dự.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– Giáo viên mời một học sinh phỏng vấn các nhóm và các thầy cô dự.
– Học sinh thực hành kỹ năng phỏng vấn.
Bước 4: Đánh giá, báo cáo kết quả.
– Giáo viên đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập và nhấn mạnh những nội

dung chính của chuyên đề.

14


PHỤ LỤC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM THỰC HÀNH
(Chủ đề: Phong cách ngôn ngữ báo chí)
Nhóm tham gia đánh giá:……………………………………………………
Lớp…………………….
Sản phẩm được đánh giá: BẢN TIN

PHỤ LỤC 1

STT

Tiêu chí đánh giá

1

Mức độ phù hợp, đa dạng, phong phú của hệ
thống tin tức

2

Mức độ chính xác, rõ ràng, cập nhật của các
tin

3


Mức độ ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn của
ngôn ngữ.

4

Mức độ phù hợp, sinh động, hấp dẫn của
phát thanh viên.

5

Mức độ phù hợp, sinh động, hấp dẫn của
hình ảnh minh họa.

Điểm
(Mỗi tiêu chí tối đa 10 điểm)

Tổng điểm
– Những ưu điểm chính của sản phẩm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
– Những góp ý của nhóm đối với sản phẩm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Nhóm trưởng

Thư kí

15


PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM THỰC HÀNH
(Chủ đề: Phong cách ngôn ngữ báo chí)
Nhóm tham gia đánh giá:……………………………………………………
Lớp…………………….
Sản phẩm được đánh giá: PHÓNG SỰ

PHỤ LỤC 2

STT

Tiêu chí đánh giá

1

Mức độ phù hợp, cập nhật, có ý nghĩa xã hội
của đề tài.

2

Mức độ phù hợp, mạch lạc, kết cấu chặt chẽ
của kịch bản

3


Mức độ hợp lí, sinh động, hấp dẫn của hình
ảnh minh họa.

4

Mức độ chính xác, rõ ràng, hấp dẫn của lời
bình.

5

Mức độ kết hợp linh hoạt các thể loại khác

Điểm
(Mỗi tiêu chí tối đa 10 điểm)

Tổng điểm
– Những ưu điểm chính của sản phẩm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………..……………………………………
– Những góp ý của nhóm đối với sản phẩm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
Nhóm trưởng

Thư kí

16


PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM THỰC HÀNH
(Chủ đề: Phong cách ngôn ngữ báo chí)
Nhóm tham gia đánh giá:……………………………………………………
Lớp…………………….
Sản phẩm được đánh giá: PHỎNG VẤN

PHỤ LỤC 3

STT

Tiêu chí đánh giá

1

Mức độ phù hợp, cập nhật, có ý nghĩa xã
hội của đề tài.

2

Mức độ phù hợp, rõ ràng của hệ thống câu
hỏi.


3

Mức độ hợp lí, rõ ràng, trung thực của câu
trả lời.

4

Mức độ biểu cảm phù hợp của người
phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn.

5

Mức độ phù hợp, sinh động, hấp dẫn của
hình ảnh minh họa.

Điểm
(Mỗi tiêu chí tối đa 10 điểm)

Tổng điểm
– Những ưu điểm chính của sản phẩm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
……………………………………
– Những góp ý của nhóm đối với sản phẩm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Nhóm trưởng

Thư kí

17


PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM THỰC HÀNH
(Chủ đề: Phong cách ngôn ngữ báo chí)
Nhóm tham gia đánh giá:……………………………………………………
Lớp…………………….
Sản phẩm được đánh giá: TIỂU PHẨM

PHỤ LỤC 4

STT

Tiêu chí đánh giá

1

Mức độ phù hợp, cập nhật, có ý nghĩa xã
hội của đề tài.

2


Mức độ phù hợp, hấp dẫn của kịch bản

3

Khả năng diễn xuất của các diễn viên

4

Mức độ phù hợp của hóa trang, đạo cụ

5

Giá trị giải trí và gửi gắm bài học cuộc
sống của tiểu phẩm

Điểm
(Mỗi tiêu chí tối đa 10 điểm)

Tổng điểm
– Những ưu điểm chính của sản phẩm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
…………………………
– Những góp ý của nhóm đối với sản phẩm:
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Nhóm trưởng

Thư kí

18


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN KHI LÀM VIỆC NHÓM

PHỤ LỤC 5

Họ và tên cá nhân được đánh giá:…………………………………………
Thuộc nhóm:…………………………………………
(Khoanh tròn điểm cho từng mục)
Tiêu
chí

Yêu cầu

Tuân thủ theo sự điều hành của người điều
hành
1

2


3

4

5

2

Thể hiện sự hứng thú đối với nhiệm vụ được
giao
1

2

3

4

5

3

Tích cực, tự giác trong học tập

1

2

3


4

5

4

Thể hiện sự ham hiểu biết, nếu có câu hỏi với
giáo viên phải là câu hỏi liên quan đến nội
dung chủ đề
1

2

3

4

5

Thể hiện được vai trò của cá nhân trong nhóm 1

2

3

4

5


Cá nhân có đóng góp ý kiến trong nhóm

1

2

3

4

5

Có sự sáng tạo trong hoạt động

1

2

3

4

5

Cá nhân tham gia vào tất cả các giai đoạn làm
việc nhóm
1

2


3

4

5

Sản phẩm có những điểm mới để nhóm khác
học tập
1

2

3

4

5

2

3

4

5

1
Thái
độ
học

tập

5
Tổ
chức,
6
tương
tác
7
8
Kết
quả

9

Điểm

10 Sản phẩm đạt yêu cầu, có chất lượng

1

Điểm trung bình (Cộng tổng điểm và chia cho 10):………………………………
Chữ kí người đánh giá

19



×