Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tình hình xuất, nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.54 KB, 34 trang )

.ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----------

CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN
KINH TẾ ĐẦU TƯ

TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU
XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

1. Nguyễn Ngọc Quý

Mai Chiếm Tuyến

2. Bùi Công Dũng
3. Nguyễn Đức Hoàng Hưng
4. Đoàn Thị Minh Hải
5. Trần Huyền Tâm Thảo
6. Nguyễn Thị Phương
7. Đỗ Thị Cẩm Tuyết

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư N01

Huế, tháng 11 năm 2015



LỜI CẢM ƠN
Để làm được bài chuyên đề này, nhóm chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới Thầy Mai Chiếm Tuyến đã trực tiếp hướng dẫn, dìu
dắt, giúp đỡ nhóm với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển
khai, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề "Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu
xăng dầu ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay".
Xin ghi nhận công sức cùng những đóng góp quý báu và nhiệt tình từ các
bạn sinh viên lớp, nhóm Kinh tế đầu tư N01 đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ nhóm
chúng tôi để nhóm có thể hoàn thành bài chuyên đề học phần này một cách tốt
nhất.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................1
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................3
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu......................................................3
1.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................3

Chương 2: Tình hình XK, NK xăng dầu của VN từ năm 2010 đến nay.........5
2.1. Khái niệm, vai trò và các yếu tố tác động đến xuất khẩu, nhập khẩu..................5
2.1.1. Khái niệm, vai trò của xuất khẩu......................................................................5
2.1.2. Khái niệm, vai trò của nhập khẩu.....................................................................7
2.2. Nội dung chính.....................................................................................................10
2.2.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên TG......................10
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu ở VN từ năm 2010 đến nay...........12

Chương 3: Những bất cập trong việc xuất nhập khẩu xăng dầu và giải pháp
khắc phục. Định hướng phát triển thị trường xăng dầu trong thời gian tới..21

3.1. Những bất cập trong việc xuất nhập khẩu xăng dầu............................................21
3.2. Một số giải pháp khắc phục bất cập....................................................................24
3.3. Định hướng phát triển thị trường xăng dầu VN trong thời gian tới.....................27
PHẦN 3: KẾT LUẬN................................................................................................29

i


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2: Đơn giá NK xăng dầu các loại theo tháng năm 2010 - 2011.................15
Biểu đồ 4: Đơn giá bình quân XK dầu thô theo tháng năm 2009 - 2014...............18
Biểu đồ 6: Lượng và trị giá nhập khẩu xăng dầu năm 2014..................................19

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tổng quan về giá TB các loại xăng dầu trên TG năm 2010.....................10
Bảng 3: Thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho VN năm 2010.......................13
Bảng 7: Lượng và trị giá NK các loại xăng dầu 9 tháng đầu năm 2015................19

iii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tìm hiểu về vần đề tình hình xuất khẩu nhập khẩu xăng dầu từ
năm 2010 đến nay. Với những số liệu tìm kiếm và thu thập được nhóm sẽ cho
người đọc hiểu một cách khái quát về thị trường xăng dầu Việt Nam những năm
vừa qua. Nêu ra những bất cập còn tồn tại trong thị trường xăng dầu Việt Nam
và một số giải pháp để khắc phục những bất cập được nói đến. Từ đó định

hướng cho sự phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam trong thời gian tới.

iv


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn để tài
Kể từ khi nguồn năng lượng hóa thạch được tìm thấy trên Trái Đất (trong đó có dầu
và khí thiên nhiên) đã trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu đối với xã hội loài
người, đồng thời mở ra một kỉ nguyên mới hiện đại và phát triển hơn. Dầu và khí thiên
nhiên, cùng với những sản phẩm của nó – trong đó có xăng dầu chiếm tỷ lệ sử dụng
khá cao trong tất cả các nguồn năng lượng có trên Trái Đất và là nguồn nguyên liệu,
nhiên liệu quan trong trong việc vận hành máy móc tạo ra sản phẩm, sự lưu thông của
các phương tiện đi lại. Vì vậy, xăng dầu rất quan trọng đối với đời sống sinh hoạt cũng
như sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển hiện nay, nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng này
tăng cao nhưng nguồn năng này lại có một giới hạn nhất định, nó không có khả năng
tái tạo thêm nên dự đoán thời gian sau với tốc độ sử dụng càng tăng cao thì khoảng vài
chục năm nữa sẽ không có để đáp ứng. Vì thế, làm cho giá xăng dầu ngày càng tăng
lên, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của một số ngành cũng như đời sống
sinh hoạt của người dân. Cùng với đó, nước ta là nước nhập khẩu xăng dầu gần như
100% cho dù nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động nhưng vẫn không thể
đáp ứng được nhu cầu trong nước nên trực tiếp chịu ảnh hưởng sâu sắc với những biến
động giá xăng dầu thế giới và biểu hiện cụ thể nhất là tình hình giá cả xăng dầu trong
những năm gần đây luôn được đặt trong những tình trạng bất ổn, khó lường trước, giá
cả thay đổi liên tục.
Trước thực trạng đó, để tìm ra được những nguyên nhân gây nên sự biến động, bất
ổn về giá cũng như tìm ra được các giải pháp nhằm khắc phục sự bất ổn nói trên để
bình ổn thị trường xăng dầu nước ta, đời sống sinh hoạt của người dân và góp phần
tăng trưởng phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “ Tình

hình xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam tự năm 2010 đến nay”.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, thông qua nghiên cứu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
ở Việt Nam để đánh giá thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, thông qua nghiên cứu thực tiễn các yếu tố tác động, vai trò,
những thành tựu, hạn chế, những bất cập về giá của xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu ở
Việt Nam để rút ra một số nhận xét, nguyên nhân và lý giải những nguyên nhân đó.
Cuối cùng, dựa trên những nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn về tình hình
xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay để đưa ra những định
hướng, biện pháp để bình ổn giá, nhằm nâng cao đời sống và sự phát triển xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: là thống kê những thông tin, số liệu thu thập được để từ đó
tập hợp những thông tin và số liệu cần thiết cho đề tài.
Phương pháp phân tích: là việc dựa trên những dữ liệu sẵn có để thực hiện phân
tích, trong đó bao gồm phân tích về tốc độ tăng, giảm, về tỷ trọng các chỉ tiêu.
Phương pháp so sánh đánh giá: là việc dựa vào những dữ liệu sẵn có để tiến hành
so sánh, đối chiều về số tương đối, số tuyệt đối, sự tăng giảm các giá trị cần nghiên
cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: xăng dầu và thị trường xăng dầu; diễn biến về giá cả xăng
dầu; các yếu tố liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Không gian: đi sâu nghiên cứu tình hình xăng dầu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.


-

Thời gian: giai đoạn từ năm 2010 đến nay

2


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận:
Khái niệm về xăng dầu: Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình
lọc dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu gồm: xăng động cơ, dầu diezel, dầu hỏa, dầu mazút,
nhiên liệu máy bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm
các loại khí hóa lỏng. Xăng dầu là sản phẩm từ dầu mỏ với thành phần cơ bản là các
loại cacbuahydro. Tùy theo công dụng, xăng dầu được chia thành: các loại xăng, dầu
hỏa thông dụng, nhiên liệu phản lực, nhiên liệu diezel và dầu bôi trơn…Xăng dầu là
yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, đồng thời là loại năng lượng có hạn, không thể
tái sinh và chưa thể thay thế được. Sự biến động của xăng dầu trên thị trường thế giới
ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói
riêng và của nền kinh tế quốc gia nói chung.
Khái niệm nhập khẩu: Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và
dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc táI xuất nhằm phục vụ
mục đích thu lợi nhuận. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế,
các công ty nước ngoàI và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa
hoặc táI xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng
Khái niệm về xuất khẩu: Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó
không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên
trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân (cr:
)

1.2. Cơ sở thực tiễn:
Việt Nam là nước có lượng tiêu thụ xăng dầu ở mức cao so với các nước trong khu
vực Đông Nam Á. Theo Bộ Công Thương, lượng tiêu thụ sẽ phát triển nhanh chóng và
vài năm tới, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nhiều xăng dầu hơn. Trong năm 2012, nước

3


ta tiêu thụ khoảng 52 triệu tấn dầu quy đổi và tăng dần vài năm trở lại đây. Và với diễn
biến như thế này, không bao lâu nữa Việt Nam sẽ là nước nhập khẩu xăng dầu 100%.
Việt Nam cũng là nước xuất khẩu xăng dầu khá cao so với khu vực với các mỏ
xăng dầu, khí đốt như Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Cái Nước,…nhưng hiện nay kim
ngạch xuất khẩu đã giảm đáng kể do nhu cầu trong nước quá cao trong khi sản xuất lại
đáp ứng không đủ. Gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh hoạt của người dân và vận
hàng các trang thiết bị.
Vì vậy, Việt Nam cần có một chiến lược cụ thể, đầu tư nhiều hơn về vấn đề sản
xuất, phân phối và xuất khẩu. Theo đó, việc xuất khẩu xăng dầu cần căn nhắc kĩ lưỡng
để tránh tình trạng Việt Nam trở thành nước nhập siêu xăng dầu trong khi vẫn là nước
xuất siêu xăng dầu hiện nay.

4


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU XĂNG DẦU Ở
VIỆT NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
2.1. Khái niệm, vai trò và các yếu tố tác động đến xuất khẩu, nhập khẩu.
2.1.1. Khái niệm, vai trò xuất khẩu.
2.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu:
- Xuất khẩu là việc bán hàng hóa (hàng hóa có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho
một nước khác trên cơ sở dùng tền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiền tệ có thể là tiền

của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán
quốc tế).
- Xuất khẩu theo hiệp định: Bộ phận hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu theo hiệp
định của nhà nước ký kết với nước ngoài. Các doanh nghiệp thay mặt nhà nước ký các
hợp đồng cụ thể và thực hiện các hợp đồng đó với nước bạn.
- Xuất khẩu ngoài hiệp định: Bộ phận hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu không nằm
trong hiệp định của nhà nước phân bổ cho doanh nghiệp.
2.1.1.2. Vai trò xuất khẩu:
- Đối với nền kinh tế quốc gia: Phát huy nội lực của nền kinh tế, thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển thông qua việc đầu tư kỹ thuât, đầu tư cho nhân lực… Mở
rộng năng lực sản xuất của quốc gia thông qua việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài,
khai thông được các nguồn thông tin và tận dụng được mọi mối quan hệ do xuất khẩu
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Chất lượng hàng hoá được nâng cao, áp dung kĩ thuật mới được tiến hành
một cách thường xuyên và có ý thức hơn do có sự cạnh tranh giữa các chủ thể tham
gia vào hoạt động xuất khẩu. Việc xuất khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần thì sự cạnh tranh giữa các chủ thể xuất khẩu là tất yếu diễn ra.
+ Xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp
phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với tất cả các nước
5


kém phát triển. xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp
phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với tất cả các nước
kém phát triển.
+ Hoạt động xuất khẩu còn đưa tới việc xoá bỏ nhanh chóng các chủ thể
kinh doanh các sản phẩm lạc hậu không thể chấp nhận được. Hoạt động xuất khẩu còn
góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu cuả nhà nước và của mỗi địa phương

theo hướng có lợi nhất thông qua những đòi hỏi hợp lý của các chủ thể tham gia vào
hoạt động này.
+ Xuất khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dẫn tới
việc hình thành các liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước
một cách tự nguyện nhằm tạo sức mạnh thiết thực cho các chủ thể.
+ Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống nhân dân.Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của cuộc
sống. Sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc, tạo ra
thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng đáp ứng
nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân.
+ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta
trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với quá trình
phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu là một trong những nội dung chính trong chính
sách kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh
- Đối với nền kinh tế toàn cầu: Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương
và là hoạt động đầu tiên của TMQT, xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới. Do những
điều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về
lĩnh vực khác, vì vậy để có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong quá
trình sản xuất và tiêu dùng các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau.

2.1.2. Khái niệm, vai trò nhập khẩu
6


2.1.2.1. Khái niệm
- Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng
hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước
ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách

thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu
hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua
dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.
2.1.2.2. Vai trò nhập khẩu :
- Đối với nền kinh tế quốc gia:
+ Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng trong nước, cho phép tiêu dùng
một lượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng ngày càng cao cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, làm tăng mức sống người
dân, tăng thu nhập quốc dân.
+ Nhập khẩu tạo sự chuyển giao công nghệ, do đó có thể tái xuất mở rộng
hàng hoá có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo ra sự đồng đều về phát triển
trong nước.
+ Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa hàng nội và hàng nhập khẩu
tức là tạo ra động lực cho các nhà sản xuất trong nước không ngừng vươn lên, tạo đà
cho xã hội ngày càng phát triển.
+ Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để cơ chế tự cung tự
cấp của nền kinh tế đóng.
+ Nhập khẩu giải quyết được các nhu cầu đặc biệt như hàng hoá khan hiếm,
hàng hoá cao cấp, công nghệ hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được hay khó
khăn trong quá trình sản xuất vì nguồn lực khan hiếm.
+ Nhập khẩu góp phần khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của một quốc
gia, tham gia sâu rộng và sự trao đổi quốc tế và sự phân công lao động quốc tế trên cơ
sở chuyên môn hoá sản xuất, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, từng
bước hoà nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới phù hợp với trình độ phát
triển của nền kinh tế.
2.1.3. Các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu.
7


2.1.3.1. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu.

- Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh xuất khẩu, hơn nữa các yếu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thể lựa
chọn và phân tích các yếu tố thiết thực nhất để đưa ra các biện pháp tác động cụ thể:
+ Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố
quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng
hoá quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
+ Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế: Thông qua mục tiêu và chiến
lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hay
hạn chế xuất nhập khẩu
+ Thuế quan, hạn nghạch và trợ cấp xuất khẩu:
 Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng
xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu
theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh
tế đối ngoại.
 Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu
như qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm
mặt hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy
phép.
 Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất
khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm
có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội
địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất
khẩu.
- Các yếu tố xã hội: Văn hoá tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định
các thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thoả mãn và cách thoả
mãn của con người sống trong đó.
+ Các yếu tố chính trị pháp luật
+ Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ
 Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai như
bão, động đất

 Khoảng cách địa lý vị trí của các nước có tác động ít nhiều đến nguồn hàng
và thị trường
8


+ Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới và quan hệ kinh tế quốc
tế. Trong xu thế khu vực hoá, toàn cấu hoá thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng
tăng. Chính vì thế mỗi biến động của tình hình kinh tế xã hội trên thế giới đều ít nhiều
trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước
+ Nhu cầu của thị trường nước ngoài: Khả năng sản xuất của nước nhập
khẩu không đủ để đáp ứng được nhu cầu tiêu dung trong nước, hoặc do các mặt hàng
trong nước sản xuất không đa dạng nên không thoả mãn được nhu cầu của người tiêu
dung.
+ Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp:
 Tiềm lực tài chính
 Tiềm lực vô hình ( Tài sản vô hình ):
 Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá và dự
 Trữ hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp.
 Trình độ tổ chức quản lý
 Yếu tố cạnh tranh
 Cơ sở vật chất kĩ thuật
 Trang thiết bị
2.1.3.2. Các yếu tố tác động đến hoạt động nhập khẩu
- Thuế quan và chính sách quản lý của quốc gia về nhập khẩu: Thuế quan nhập
khẩu là thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu. Thuế quan nhập khẩu đước áp dụng rất
phổ biến trên thế giới.Thuế nhập khẩu tác động tiêu cực ,tích cực đến doanh nghiệp
hay nền kinh tế.
- Hệ thống pháp luật và các yếu tố chính trị trong nước và quốc tế
- Sức cạnh tranh và nhu cầu của thị trường: Nhập khẩu máy móc trang thiết bị
hiện đại đem lại lợi ích càng cao và sự cạnh tranh dành thị trường của các doanh

nghiệp ngày càng lớn.
Link tham khảo:
/> />%A9u#H.C3.A0m_nh.E1.BA.ADp_kh.E1.BA.A9u
/> />9


2.2 . Nội dung chính:
2.2.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên thế
giới:
Giá dầu thô trên thị trường thế giới trong tháng 5.2010 biến động trồi sụt nhưng
theo xu hướng giảm. Giá dầu thô WTI bình quân tháng 5.2010 là 74,30$/thùng giảm
10,14$/thùng tương đương 12,01% so với tháng 4.2010. Dầu thô giảm là do sự lo ngại
khủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ lây lan sang các nước đồng Euro gây bất ổn kinh tế của
khối này. Bên cạnh đó, nguồn cung dầu thô gia tăng do các nước OPEC không tuân
thủ triệt để mức cắt giảm sản lượng khai thác. Tuy nhiên, giá dầu lại biến động theo
chiều hướng tăng lên là do nhu cầu mua dầu của Mỹ tăng và Trung Quốc vẫn tuyên bố
đầu tư vào khu vực Euro. Đến Tháng 10/2010 giá dầu thô trên thị trường thế giới duy
trì ở mức cao 81-82$/thùng với biên độ dao động nhỏ. Cũng như giá dầu, xăng dầu
thành phẩm tại thị trường Singapore cũng tương đối ổn định.

Bảng 1 : Tổng quan về giá trung bình các loại xăng dầu trên thế giới năm 2010

SẢN
PHẦM

TB tháng 9/2010
(USD/Thùng,
riêng Madút
USD/Tấn)


TB tháng 10/2010
(USD/Thùng,
riêng Madút
USD/Tấn)

Xăng 92R

80.58

Dầu hỏa

So sánh TB tháng 9 và tháng
10/2010
Số tuyệt đối
(USD/Thùng, riêng
Madút USD/Tấn)

Tỷ lệ %

87,66

7,09

8,79%

87,81

94,30

6,49


7,39%

Diesel
0,05S

87,64

93,64

6,00

6,84%

Madút FO
180 cst

446,65

475,99

29,35

6.57%

(Cr: )
10


Bước sang năm 2011, giá dầu thô tăng mạnh so với năm 2010. Cụ thể, tháng

1/2011 giá TB dầu thô WTI là 89,46$/thùng và tăng dần qua các tháng, đến tháng
4/2011 chạm đến ngưỡng là giá dầu thô WTI bình quân tháng 4.2011 là 109,85$/thùng
tăng 6,82$ (6,62%) so với tháng 3.2011, tương tự dầu thô Brent là 122,81$/thùng tăng
8,19$ (7,14%). Giá xăng dầu thành phẩm ở Singapore cũng biến động tăng theo giá
dầu thô
Nhưng đến tháng 5/2011, giá dầu thô WTI bình quân tháng 5.2011 là
101,33$/thùng, giảm 7,92% so với cùng kỳ tháng trước nhưng cao hơn cùng kỳ năm
2010 là 36,38%, tương tự giá dầu thô Brent bình quân là 114,24$/thùng, giảm 7,16%
so tháng nhưng tăng 47,91% so năm 2010. Giá dầu thô giảm làm giá của các sản phẩm
xăng dầu cũng giảm theo. Và đến tháng 12/2011, giá dầu WTI là 98,95 $/thùng tăng
3,01 $/thùng (3,14%); thì dầu Brent là 108,16 $/thùng giảm 3,87$/thùng (3,46%).
Năm 2012, giá dầu thô trên thị trường có diễn biến tăng, tháng 3/2012 giá dầu thô
WTI đóng cửa ở mức 109,8 $/thùng là mức cao nhất kể từ ngày 03.5.2011. Giá dầu
Brent đóng cửa ngày đạt mức 125,5 $/thùng. Giá các mặt hàng xăng dầu ở Singapore
đều cao, mức tăng cao nhất là xăng (6,58%), thấp nhất là FO 180cst (1,33%). Đến
tháng 5/2012 giá bắt đầu hạ nhiệt và diễn ra trong một thời gian dài, giá dao đọng từ
90-100$/thùng và duy trì dao động giá sang năm 2013 mặc dù giá xăng dầu vẫn diễn
biến phức tạp trong nhiều thời điểm.
Đến năm 2014 – một năm đầy biến động của thị trường xăng dầu thế giới, giá dầu
thô ở Mỹ ngày 30/6/2014 ở mức 105,37 $/thùng. Giá dầu thô Brent có giá 112,36
$/thùng đã tăng 2,6% trong tháng 6, tăng 3,7% trong cả quý II và tăng 7,1% trong 6
tháng đầu năm 2014. Trong khi đó, giá dầu Brent tăng 2,7% trong tháng 6, và 4,3%
trong quý II và 1,4% trong nửa đầu năm 2014. Tuy nhiên, giá dầu thô bắt đầu giảm từ
tháng 8/2014 với mức giá dầu WTT bình quân tháng 8 là 96,54 $/thùng. Đến tháng 12
năm 2014, giá dầu WTI bình quân của tháng chỉ còn 75,79 $/ thùng, giảm 28,3% so
với tháng 6, nhưng bất ngờ hơn là việc giá dầu WTI giảm mạnh xuống còn 53,61
$/thùng – đây là mức giá thấp nhất từ tháng 5/2009. (cr: www.hiephoixangdau.org )
11



Tính chung trong năm 2014, giá dầu đã giảm xuống gần 50% chỉ trong một thời
gian rất ngắn đã tạo nên sự biến động rất lớn đối với thì trường xăng dầu thế giới, cũng
như thị trường xăng dần Việt Nam.
2.2.2. Thực trạng tình hình xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam từ
năm 2010 đến nay
2.2.2.1. Sơ lượt tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam
* Năm 2010:
- Mặt hàng xuất khẩu chính: Dầu thô: Lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là
hơn 714 nghìn tấn, giảm 0,9%, kim ngạch xuất khẩu đạt 505 triệu USD, tăng 6,7% so
với tháng 11/2010. Tính đến hết năm 2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt
gần 8 triệu tấn, giảm 40,4% và kim ngạch đạt 4,96 tỷ USD, giảm 20% so với năm
2009.
Dầu thô của nước ta trong năm 2010 chủ
yếu được xuất sang Ôxtrâylia với 2,9 triệu tấn, giảm 13%; sang Malaysia: 1,3 triệu tấn,
giảm 28%; sang Singapore: 997 nghìn tấn, giảm 56%; sang Hàn Quốc: 875 nghìn tấn,
tăng 4,3%; sang Hoa Kỳ: 594 nghìn tấn, giảm 44%…
- Về nhập khẩu: Theo số liệu thống kê, nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt
Nam tháng 12/2010 đạt 852 nghìn tấn với kim ngạch 630 triệu USD, tăng 71,9% về
lượng và tăng 87,3% về trị giá so với tháng trước; giảm 7,8% về lượng nhưng tăng
16,7% về trị giá so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng lượng xăng dầu các loại nhập
khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt 9,5 triệu tấn với kim ngạch 6 tỉ USD, giảm 25% về
lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 7,2% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước năm 2010.
Singapore dẫn đầu thị trường về lượng và kim ngạch cung cấp
xăng dầu các loại cho Việt Nam năm 2010, đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch 2 tỉ USD,
giảm 29,7% về lượng và giảm 12% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 33,8% trong tổng
kim ngạch.

12



Trong năm 2010, một số thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Thái Lan đạt 851,8 nghìn tấn với
kim ngạch 590 triệu USD, tăng 24,4% về lượng và tăng 62,2% về trị giá so với cùng
kỳ, chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Malaysia đạt 653,6 nghìn tấn với
kim ngạch 324 triệu USD, giảm 1% về lượng nhưng tăng 34,2% về trị giá so với cùng
kỳ, chiếm 5,3% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Hàn Quốc đạt 1,1 triệu tấn với kim
ngạch 741,2 triệu USD, giảm 15% về lượng nhưng tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ,
chiếm 12,2% trong tổng kim ngạch.
Ngược lại, một số thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho Việt
Nam năm 2010 có độ suy giảm: Nga đạt 267 nghìn tấn với kim ngạch 172 triệu USD,
giảm 56,4% về lượng và giảm 44,7% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 2,8% trong tổng
kim ngạch; tiếp theo đó là Đài Loan đạt 1 triệu tấn với kim ngạch 721,8 triệu USD,
giảm 47,7% về lượng và giảm 28% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 11,9% trong tổng
kim ngạch; Trung Quốc đạt 1,5 triệu tấn với kim ngạch 1 tỉ USD, giảm 17,8% về kim
ngạch; sau cùng là Singapore.
Diesel là mặt hàng chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu
xăng dầu các loại của Việt Nam năm 2010, đạt 4,9 triệu tấn với kim ngạch 3,2 tỉ USD,
giảm 24,4% về lượng và giảm 0,5% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 53,3% trong tổng
kim ngạch nhập khẩu xăng dầu.

Bảng 3: Thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam năm 2010.

Năm 2009
Thị trường

Lượng
(tấn)

Trị giá (USD)


Tổng

12.705.744 6.255.487.646

Xăng

3.636.103

1.969.438.485

Diesel

6.503.092

3.254.815.728

Năm 2010
Lượng

Trị giá

(tấn)

(USD)

9.529.98
0
1.967.64
3

4.914.77

6.077.581.18
3
1.398.079.64
5
3.238.246.44

% tăng,
giảm KN
so với
cùng kỳ

- 2,8
- 29
- 0,5
13


Mazut

1.854.259

626.452.133

Nhiên liệu
bay

655.822


378.505.699

Dầu hoả

56.468

26.275.601

7
1.779.74
0

807.275.283

+ 28,9

832.857

609.893.964

+ 61,1

21.316.843

- 18,9

Đài Loan

2.019.545


1.001.555.272

Hàn Quốc

1.301.025

684.026.740

Malaysia

660.097

241.429.768

31.964
1.055.98
8
1.055.98
8
1.106.48
6
653.586

Nga

612.881

311.094.424

Cô oét


Nhật Bản
Singapore

4.930.854

2.335.628.220

Thái Lan

684.989

364.162.735

Trung Quốc

2.431.836

1.290.162.315

8

721.814.156
721.814.156

- 28

741.190.495

+ 8,4


323.976.064

+ 34,2

267.415

172.016.575

- 44,7

62.468
3.468.85
5
851.798
1.523.02
8

42.398.695
2.055.687.74
3
590.614.382
1.060.887.89
7

- 12
+ 62,2
- 17,8

* Năm 2011

- Xuất khẩu: Dầu thô: Lượng dầu thô xuất khẩu năm 2011 đạt 8,24 triệu tấn, tăng
3,3% và trị giá đạt 7,24 tỷ USD, tăng 46,1% so với năm 2010. Đơn giá xuất khẩu bình
quân đạt 879 USD/tấn (khoảng 115 USD/thùng), tăng 41,4% so với năm trước.
Lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản: 1,82 triệu tấn, tăng gấp 4 lần, sang Ôxtrâylia: 1,44 triệu tấn, giảm
50,5%; sang Trung Quốc: 1,25 triệu tấn, tăng 111%; sang Malaixia: 1,09 triệu tấn,
giảm 16,1% so với năm trước.
- Nhập khẩu: Xăng dầu các loại: Tính đến hết năm 2011, tổng lượng xăng dầu
nhập khẩu của cả nước là gần 10,7 triệu tấn, tăng 11,4% so với năm 2010 với trị giá
gần 9,9 tỷ USD, tăng 61,6%. Đơn giá nhập khẩu bình quân trong năm 2011 tăng 45%

14


so với năm 2010 nên kim ngạch tăng do yếu tố giá là 3,07 tỷ USD và tăng do yếu tố
lượng là 698 triệu USD.

Biểu đồ 2: Đơn giá nhập khẩu xăng dầu các loại theo tháng năm 2010 – 2011

Lượng xăng dầu nhập khẩu theo loại hình tạm nhập tái xuất trong năm 2011 là 715
nghìn tấn, giảm 60,6% so với năm 2010. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam
trong năm 2011 chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với gần 4,4 triệu tấn, tăng 26,7%;
tiếp theo là Đài Loan: 1,39 triệu tấn, tăng 31,6%; Trung Quốc: 1,32 triệu tấn, giảm
13%; Hàn Quốc: 1,12 triệu tấn, tăng 1,36%; Cô oét: 796 nghìn tấn, tăng 62,4%;… so
với năm 2010.
* Năm 2012
/>- Xuất khẩu: Dầu thô: Lượng xuất khẩu trong tháng là 613 nghìn tấn, giảm
31,8%, trị giá là 525 triệu USD, giảm 30,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng
12/2012, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 9,28 triệu tấn, tăng 12,7% và trị giá
15



đạt 8,23 tỷ USD, tăng 13,6% (tương đương tăng 987 triệu USD) so với năm 2011. Các
đối tác chính nhập khẩu dầu thô trong năm qua là Nhật Bản với 2,76 triệu tấn, tăng
51,9%; Ôxtrâylia:1,81 triệu tấn, tăng 26,3%; Trung Quốc: 1,13 triệu tấn, giảm 9,8%;…
- Nhập khẩu: Xăng dầu các loại: Tháng 12/2012, lượng xăng dầu nhập khẩu của
cả nước là 562 nghìn tấn, giảm 20,2% so với tháng trước, trị giá là 536 triệu USD,
giảm 20,9%. Tính đến hết năm 2012, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là
9,2 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2011 với trị giá gần 8,96 tỷ USD, giảm 9,3%.
Trong năm 2012, Việt Nam nhập khẩu xăng
dầu chủ yếu từ các thị trường: Singapore: 3,78 triệu tấn, giảm 14%; Đài Loan: 1,29
triệu tấn, giảm 7,4%; Trung Quốc: 1,25 triệu tấn, giảm 5,3%; Hàn Quốc: 933 nghìn
tấn, giảm 16,8%; Cô oét: hơn 705 nghìn tấn, giảm 11,3%… so với năm trước.
* Năm 2013
- Xuất khẩu: Dầu thô: Lượng xuất khẩu trong tháng là 823 nghìn tấn, tăng 11,7%,
trị giá là 728 triệu USD, tăng 10,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 11/2013,
lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 7,76 triệu tấn, giảm 10,5% và kim ngạch
đạt 6,7 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản:
2,17 triệu tấn, giảm 14,3%; sang Ôxtrâylia: 1,78 triệu tấn, tăng 7%; sang Malaysia:
hơn 1 triệu tấn, giảm 6,1%, sang Hàn Quốc: 796 nghìn tấn, tăng 4,9% và Trung Quốc:
784 nghìn tấn, giảm 30,7% so với cùng kỳ năm trước.
- Nhập khẩu: Xăng dầu các loại: Lượng xăng dầu nhập khẩu trong tháng 12 là
687 nghìn tấn, trị giá gần 669 triệu USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 28,6% về trị giá
so với tháng trước.
Trong năm 2013, tổng lượng xăng dầu nhập
khẩu của cả nước là 7,37 triệu tấn, giảm 19,9% so với năm 2012 với trị giá hơn 6,98 tỷ
USD, giảm 22%. So với năm 2012, trị giá nhập khẩu xăng dầu các loại giảm gần 1,98
tỷ USD, trong đó phần giảm do giá giảm là 193 triệu USD và phần giảm do lượng
giảm là 1,78 tỷ USD.

16


Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ
yếu từ các thị trường: Singapore: 2,03 triệu tấn, giảm 46,2%; Trung Quốc: 1,29 triệu
tấn, tăng 3,5%; Đài Loan: 1,28 triệu tấn, giảm nhẹ 0,2%; Cô oét: 703 nghìn tấn, giảm
nhẹ 0,4%… so với năm trước.
* Năm 2014
- Xuất khẩu: Dầu thô: Trong tháng lượng xuất khẩu là 867 nghìn tấn, tăng 23,5%,
trị giá là 414 triệu USD, giảm 4,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2014,
lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 9,3 triệu tấn, tăng 10,5% và kim ngạch đạt
7,23 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đơn giá bình quân xuất khẩu dầu thô trong tháng 12 đã
giảm sâu ở mức 478 USD/tấn (tương ứng 62 USD/thùng), là mức giá thấp nhất kể từ
tháng 5/2009.
Dầu thô của Việt Nam trong năm qua chủ yếu được
xuất khẩu sang Ôxtrâylia: 2,18 triệu tấn, tăng 27,2%; sang Nhật Bản: 1,85 triệu tấn,
giảm 23,9%; sang Trung Quốc: 1,59 triệu tấn, tăng 117%; sang Malaixia: 1,08 triệu
tấn, tăng 3,3%; sang Singapore: 632 nghìn tấn, tăng 81,1% so với năm 2013…

17


- Nhập khẩu: Xăng dầu các loại: Trong tháng 12/2014, lượng nhập khẩu xăng
dầu các loại là 752 nghìn tấn, tăng 51,1% so với tháng trước. Tính đến hết năm 2014,
tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 8,62 triệu tấn, tăng 17,1% với trị giá
7,67 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2013.
Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ
yếu từ các thị trường: Singapore: gần 2,6 triệu tấn, tăng 28,4%; Trung Quốc: 1,73 triệu
tấn, tăng 34%; Đài Loan: 1,26 triệu tấn, giảm nhẹ 1,7%; Thái Lan: 888 nghìn tấn, tăng

mạnh 83,8%; Cô oét: 560 nghìn tấn, giảm 20,2%… so với năm trước.

18


* 9 tháng đầu năm 2015
- Xuất khẩu: Dầu thô: Trong tháng, lượng xuất khẩu dầu thô là 690 nghìn tấn,
giảm 16,2%, trị giá đạt gần 248 triệu USD, giảm 16,2% so với tháng trước. Tính đến
hết tháng 9/2015, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 6,9 triệu tấn, tăng nhẹ 1,7%
và kim ngạch đạt 2,99 tỷ USD, giảm mạnh 48,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại: lượng xuất khẩu trong tháng đạt 134 nghìn tấn,
giảm 7,8% và trị giá là 65 triệu USD, giảm nhẹ 0,5% so với tháng trước.

 Tính đến hết tháng 9/2015, lượng xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1 triệu tấn, trị giá
đạt 596 triệu USD, tăng 22% về lượng và giảm 28,4% về trị giá so với cùng kỳ năm
2014.
- Nhập khẩu: Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng
đạt 620 nghìn tấn, tăng 8,1%. Tính đến hết 9 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 7,09 triệu
tấn với trị giá là 3,97 tỷ USD, tăng 7,4% về lượng và giảm 35,8% về trị giá so với
cùng kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam
trong 9 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapo với 2,82 triệu tấn, tăng 26,3%; Thái
19


×