Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài tập nhóm Tại sao Iphone lại sản xuất tại Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.01 KB, 5 trang )

.Đề tài:Tại sao Iphone lại sản xuất tại Trung Quốc?
Bài làm
Iphone có lẽ không phải là một thuật ngữ xa lạ với đa số mọi người hiện nay. Đây là
mẫu điện thoại di động thông minh của hãng điện tử Apple Computer, có trụ sở tại Mỹ.
Apple đã bán được hơn một tỷ chiếc iPhone sau 10 năm điện thoại này ra đời. Mỗi lần ra
phiên bản mới, iPhone đều có những cải tiến đáng kể về tính năng như chất lượng camera
tốt hơn, kết nối nhanh hơn, màn hình cải thiện hơn, nhiều công nghệ mới hơn…Tuy
nhiên, điều không hề thay đổi là chiếc điện thoại này vẫn phải lắp ráp tại Trung Quốc bởi
hãng Foxconn.Câu hỏi được đặt ra là tại sao Iphone lại không được sản xuất tại Mỹ mà
thay vào đó lại được sản xuất tại Trung Quốc.
Thông qua tìm hiểu nhóm đã tập hợp được những luận điểm sau liên quan đến việc
tại sao Apple Computer lại quyết định đặt nhà máy sản xuất đứa con cưng của mình tại
Trung Quốc, bao gồm các nguyên nhân sau:
-

Về số lượng nguồn nhân lực (1)
Về chi phí của nguồn nhân lực (2)
Về chất lượng nguồn nhân lực (3)
Về khả năng quản lý bảo mật công nghệ (4)
Sự phụ thuộc lâu đời từ nhiều năm nay (5)
Những khó khăn ngày đầu khi thành lập nhà máy sản xuất (6)

(1) Về vấn đề số lượng nguồn nhân lực
Các nhà máy Trung Quốc có quy mô lớn và linh hoạt hơn rất nhiều so với các nhà
máy của Mỹ. Hơn nữa, các nhà máy sản xuất có thể dễ dàng tập trung một số lượng lớn
nhân công ngay khi cần thiết.
Trung Quốc có nguồn cung nhân công lớn hơn Mỹ rất nhiều và công nhân của Trung
Quốc có những kỹ năng cần thiết để chế tạo các thiết bị phức tạp mà không phải mất quá
nhiều chi phí cho họ.Trung Quốc có nhu cầu về việc làm lớn.
Tỷ lệ lao động và quy mô cơ sở hạ tầng tại Mỹ không đáp ứng được yêu cầu của
Apple, và cũng không thể sánh được với Trung Quốc.Không phải là công nghệ ở Mỹ lỗi


thời hơn Trung Quốc, mà nhà máy tại Trung Quốc được Apple dựa vào để sản xuất
iPhone hiện nay có nguồn nhân lực tối đa vào khoảng 230.000 công nhân. Ở Mỹ, việc


huy động được từng đó con người trong một thành phố, đi tới một địa điểm nhà máy
hàng ngày liên tục chỉ để lắp ráp iPhone là bất khả thi. Ngay ở yếu tố số lượng con người,
Mỹ đã khó mà đáp ứng đủ được như Trung Quốc rồi.
Hầu hết các nhà máy trọng yếu hợp tác với Apple tại Trung Quốc là của Foxconn.
Với con số 230.000 kia, có khoảng 1/4 trong số họ sống luôn ở khu ký túc xá gần sát,
đồng nghĩa với việc khoảng 60.000 người vừa sống và làm việc tại đó luôn. Một ngày
làm 12 tiếng, làm việc 6 ngày/tuần. Khó có thể tìm được ở đâu trên đất nước Mỹ con số
nhân lực như vậy với chi phí tương đương ở Trung Quốc.
Các nhà máy Trung Quốc có quy mô lớn và linh hoạt hơn rất nhiều so với các nhà
máy của Mỹ. Họ có thể thuê hoặc đuổi việc hàng chục nghìn lao động chỉ trong một đêm.
Lý do là bởi Trung Quốc có rất nhiều lao động thừa thãi và tập trung rất nhiều quanh các
nhà máy, nên các nhà sản xuất có thể dễ dàng tập trung một số lượng lớn nhân công ngay
khi cần thiết. Mặt khác các nhà máy của Trung Quốc có thể thay đổi quy trình sản xuất và
cách thức làm việc rất nhanh chóng khi có những biến động xảy ra.
(2) Về vấn đề chi phí của nguồn nhân lực
Về chi phí của nguồn nhân lực, việc thuê nhân công sản xuất và lắp đặt ở Trung Quốc
với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với ở nơi khác, chính vì thế các nhà đầu tư Apple đã có sự
lựa chọn như vậy.Vì vậy người dùng có thể tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm.
Trung Quốc có nguồn cung nhân công lớn hơn Mỹ rất nhiều và công nhân của
Trung Quốc có những kỹ năng cần thiết để chế tạo các thiết bị phức tạp mà không
phải mất quá nhiều chi phí cho họ.
Mức lương trả cho các nhân công ở Trung Quốc thuộc mức rẻ mạt hơn rất nhiều so
với ở Mỹ. Ở Mỹ có thể coi là bóc lột, nhưng tại Trung Quốc, đó lại là mức sống được
nhiều người săn đón.
Sự chênh lệch về chi phí sản xuất ở Mỹ và Trung Quốc là khá lớn và đây chính là
động cơ chủ yếu để nhà thiết kế iPhone hay iPad lựa chọn Trung Quốc như là một xưởng

sản xuất của mình. Để sản xuất một chiếc iPhone tại Mỹ sẽ phải mất 65 USD tiền lương
cho công nhân, nhưng tại Trung Quốc chi phí đó giảm đi rất nhiều chỉ còn khoảng 8
USD. Nếu sản xuất tại Mỹ thì 65 USD chi phí này sẽ làm Apple mất đi một phần kha khá
lợi nhuận mà hãng kiếm được trên mỗi chiếc iPhone. Con số này khá là lớn nếu như bạn
biết được rằng trung bình mỗi chiếc iPhone có giá 600 USD được bán ra, Apple sẽ kiếm
được 250 USD.


(3) Về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực
Có khoảng hơn 8000 kỹ sư được Apple tìm kiếm và đang làm việc trong các nhà máy
ở Trung Quốc đó. Tại Mỹ, để gọi được kỹ sư đủ tiêu chuẩn với số lượng lớn như vậy phải
mất 9 tháng. Còn ở Trung Quốc, họ chỉ mất... 15 ngày.
Ngoài ra, công nhân tại Mỹ chỉ làm đúng số giờ làm việc mỗi ngày, trong khi đó các
công nhân tại Trung Quốc sẵn sàng làm việc thêm giờ nếu cần thiết, thậm chí họ sẵn sàng
bỏ qua thời gian nghỉ ngơi để đáp ứng mục tiêu sản xuất. Và đây là điều mà Apple rất
cần, đặc biệt khi các sản phẩm mới được ra mắt và đang được tiêu thụ tốt, cần một số
lượng lớn sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
“Trung Quốc không chỉ có nhân công giá rẻ, mà đó còn là nơi mà 100.000 công nhân
sẵn sàng làm việc cả đêm cho công ty của mình”, Susan Helper, Giáo sư kinh tế tại
trường đại học Case Western Reserve (thành phố Cleveland, bang Ohio, Mỹ) và từng làm
việc tại Bộ Thương mại Mỹ, nhận định. “Đây là một phần thiếu yếu của chiến lược cung
cấp sản phẩm”.

(4) Về vấn đề khả năng quản lý bảo mật công nghệ
Về việc quản lý bảo mật công nghệ, một phần phụ kiện cho chiếc điện thoại lại được
sản xuất ở một nơi khác, đó là Đài Loan hoặc Nhật Bản.... Các linh kiện như sạc, pin,
camera cũng được hãng Apple đặt địa điểm thực hiện sản xuất khác với Trung Quốc và
Mỹ, nơi được coi là có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến.
Apple Computer chỉ làm những công đoạn thiết kế và thống nhất ở Mỹ, còn hầu hết
sản lượng iPhone sẽ nhờ đến nhà máy ở Trung Quốc làm ra.Và nhà máy sản xuất Iphone

ở Thâm Quyến Trung Quốc cũng được bảo mật rất cao, tránh tình trạng đánh cắp bản
quyền từ các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh.Đây là một thử thách đáng lo ngại vì số
lượng và quy mô vi phạm bản quyền, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ là một vấn đề
không hề nhỏ ở Trung Quốc.

(5) Về sự phụ thuộc lâu đời từ nhiều năm nay
Hiện nay, hầu hết các bộ phận của iPhone và iPad được sản xuất tại Trung Quốc và
các quốc gia lân cận Trung Quốc, thế nên nếu Apple chọn mua các bộ phận của iPhone
tại Trung Quốc và lắp ráp tại Mỹ thì đó sẽ là một khó khăn lớn bởi chi phí sản xuất sẽ bị
đội lên do phải di chuyển các linh kiện của iPhone hay iPad về Mỹ để tiến hành lắp ráp.


Bất chấp cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng trở nên căng thẳng và
tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần tìm cách ép buộc Apple phải chuyển các nhà
máy lắp ráp sản phẩm của mình từ Trung Quốc về Mỹ, tuy nhiên Apple vẫn nhất quyết
không sản xuất các sản phẩm của mình tại Mỹ.
Lý do cho quyết định cứng rắn này của Apple đơn giản hơn nhiều người nghĩ đến, đó
là... những con ốc vít bé nhỏ.

(6) Về những khó khăn ngày đầu khi thành lập nhà máy sản xuất
Năm 2012, CEO Tim Cook của Apple đã có bài phát biểu trên truyền hình để thông
báo rằng Apple sẽ sản xuất máy tính tại Mỹ, đó là chiếc máy tính Mac Pro.Đây là sản
phẩm đầu tiên của Apple trong nhiều năm được sản xuất và lắp ráp bởi các công nhân ở
Mỹ, thay vì ở Trung Quốc như nhiều sản phẩm khác.
Tuy nhiên khi bắt tay vào sản xuất Mac Pro tại nhà máy đặt ở thành phố Austin (bang
Texas, Mỹ), Apple mới bắt đầu gặp phải rắc rối. Theo 3 nguồn tin từng làm việc trong dự
án sản xuất máy tính tại Mỹ của Apple tiết lộ cho tờ báo The New York Times thì Apple đã
phải rất chất vật để tìm kiếm đủ ốc vít đáp ứng được tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình.
Apple hoàn toàn không gặp vấn đề này khi lắp ráp sản phẩm tại Trung Quốc khi các
nhà máy cung ứng ở Trung Quốc có thể sản xuất ra số lượng lớn ốc vít tùy chỉnh đáp ứng

tiêu chuẩn của Apple trong một thời gian ngắn. Tại Texas thì điều này lại không thể thực
hiện được do thiếu các nhà cung cấp ốc vít số lượng lớn và đáp ứng được nhiều tiêu
chuẩn.
Nguồn tin cho biết việc thiếu hụt ốc vít là một trong những nguyên do khiến cho
Apple buộc phải trì hoãn bán sản phẩm ra thị trường trong nhiều tháng. Có thời điểm,
Apple đã buộc phải đặt hàng ốc vít từ Trung Quốc để có thể đảm bảo dây chuyển sản
xuất được vận hành hoàn chỉnh.
Những thách thức mà Apple gặp phải ở Texas đã giúp Apple nhận ra rằng không một
quốc gia nào khác ngoài Trung Quốc có thể kết hợp đầy đủ giữa cơ sơ hạ tầng, chi phí,
nguồn nhân công cũng như quy mô sản xuất...
Một giám đốc điều hành khác của Apple đã tiết lộ với tờ báo The New York
Times rằng hiện Apple đang tìm cách để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình để giảm
sự phụ thuộc quá nặng nề vào Trung Quốc, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang ngày càng căng thẳng có thể gây nên những bất lợi cho Apple. Ấn Độ và Việt
Nam là hai quốc gia được Apple nhắm đến để thay thế Trung Quốc trở thành nơi lắp ráp
sản phẩm chính cho hãng.


Trên thực tế các sản phẩm của Apple, bao gồm iPhone, iPad, MacBook, máy tính
Mac... được lắp ráp từ nhiều linh kiện được sản xuất từ khắp nơi trên thế giới, trong đó
khâu lắp ráp cuối cùng để ra sản phẩm hoàn thiện là công đoạn tốn nhiều công sức nhất
và Apple lựa chọn Trung Quốc, nơi đáp ứng được nhiều tiêu chí, để thực hiện quá trình
này.

Kết luận
Dĩ nhiên, lợi ích lớn nhất khiến Apple Computer hứng thú vẫn là tối đa lợi nhuận và
tối thiểu chi phí.Ở Mỹ, tiền xây nhà máy cao hơn, tiền lương phải trả cao hơn, rồi bảo
hiểm, thuế quan, phụ chi cũng vượt mặt. Còn tại Trung Quốc, mọi thứ đều ở một mức "dễ
thở" hơn và ngay từ bước đầu tiên là tìm kiếm nguồn nhân lực cùng vậy. Hơn nữa, Apple
luôn tìm kiếm một nơi "có thể làm được nhiều iPhone nhất trong thời gian ngắn nhất" và không gì thích hợp hơn là Trung Quốc.
Có quá nhiều lý do để Apple chọn Trung Quốc làm nơi sản xuất iPhone không chỉ là

về những khoản chi phí được rút gọn mà còn nhờ vào một số đặc điểm của đất nước này.
Công nhân Trung Quốc đang phải chịu một cuộc sống cơ cực. Nhưng cho đến khi Trung
Quốc áp dụng các điều luật về lao động chặt chẽ hơn thì đất nước này vẫn là một công cụ
giúp Apple nói riêng và các nhà sản xuất thiết bị điện tử tại Mỹ nói chung chọn làm nơi
sản xuất các thiết bị của mình



×