Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.97 KB, 18 trang )

.

.BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN

HÀNH VI TỔ CHỨC
CHỦ ĐỀ:PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

GVHD:

TS.VÕĐĂNG KHOA

Thực hiện:

Nguyễn Sơn Bình

Long An, Tháng 11 năm 2017


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.......................................................2
1.1 Khái niệm văn hóa.......................................................................................2
1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp.................................................................3
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP............................................5
2.1 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp việt nam.................................................5
2.2 Văn hóa doanh nghiệp - yếu tố quyết định cho sự phát triển của doanh
nghiệp:................................................................................................................5


CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA FPT....................................................................................9
3.1 Giới thiệu chung về tập đoàn FPT...............................................................9
3.2 Giới thiệu về văn hóa FPT.........................................................................10
3.3 Những biểu hiện văn hóa hữu hình............................................................10
3.4 Những biểu hiện văn hóa vô hình..............................................................12
3.4.1 Tầm nhìn..............................................................................................12
3.4.2 Chiến lược...........................................................................................12
3.4.3 Tinh thần FPT......................................................................................12
3.5 Chiến lược phát triển hiệu quả...................................................................14
3.6 Kết quả kinh doanh năm 2016 của FPT.....................................................15

1


CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực tồn tại và phát triển gắn liền với đời sống của nhân
loại, là đặc trưng riêng của con người, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Năm 1952, Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được 164 định
nghĩa khác nhau về văn hóa. Cho đến nay, con số định nghĩa chắc đã tiếp tục
tăng lên. Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi trên thế giới là
định nghĩa do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra: “ văn hóa là một tổng thể
phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong
tục và toàn bộ những kỹ năng,thói quen mà con người đạt được vời tư cách là
thành viên của một xã hội”, còn Edward Hall hiểu văn hóa là “ Một hệ thống
nhằm sáng tạo, chuyển giao, lưu trữ và chế biến thông tin. Sọi chỉ xuyên suốt tất
cả các nền văn hóa là truyền thông và giao tiếp”.
Theo Unesco: “ Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống
động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi công đồng) đã diễn ra

trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ
nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và
dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Như vậy văn hóa
có nghĩa là truyền thống lâu đời.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với mọi biểu hiện của nó loài người sinh ra nhằm thích ứng
nhưng nhu cầu đời sống và sự đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Mỗi người nhìn nhận văn hóa dưới một góc độ khác nhau. Vì vậy, việc có
nhiều khái niệm văn hóa khác nhau không có gì là đáng ngạc nhiên, trái lại cang
làm cho vấn đề được hiểu biết một cách phong phú và toàn diện hơn.
Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ, là một bộ phận trong đời sống con người,
văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm tất cả vật
chất. Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn,… nền văn hóa bao
gồm cả những sáng tạo hữu hình của con người như những đền đài, di tích lịch
sử.
Các nhà xã hội học chia văn hóa thành 2 dạng: văn hóa cá nhân và văn hóa
cộng đồng. Văn hóa cá nhân là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm tích lũy vào
mỗi cá nhân, biểu hiện ở hệ thống quan niệm và hành xử của cá nhân ấy trong
đời sống thức tiễn. Văn hóa cộng đồng là văn hóa của một nhóm xã hội, nó
không phải là số cộng giản của văn hóa cá nhân – thànhviên của cộng đồng xã
hội ấy. Trong hoạt động doanh nhiệp thì “ văn hóa doanh nhân” là thuộc dạng
văn hóa cá nhân, còn “ văn hóa doanh nghiệp” thuộc văn hóa cộng đồng.
Văn hóa là phương tiện để con người “điều chỉnh” (cải tạo) cuộc sống của
mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Được xem là cái “
nền tảng”, “ vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển” của con người
2


và xã hội ngày càng thăng bằng và bền vững hơn, văn hóa có tác dụng tích cực
đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Nội lực của

một dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hóa truyền thống đã
tích lũy trong lịch sử của chính dân tộc đó.
Như vậy, thực chất văn hóa là hệ thống các giá trị được sản sinh ra trong
xã hội nhất định, được đặc trưng bởi hình thái kimh tế xã hội nhất định, bao gồm
cả giá trị vật chất và tinh thần.
1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, niềm tin, các nguyên tắc kinh
doanh, các truyền thống, các phương pháp hoạt động và môi trường làm việc
trong nội bộ tổ chức. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ
với nhau và tác động đến suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong doanh
nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với văn hóa xã hội, vừa mang bản sắc của
văn hóa truyền thống theo khu vực địa lý, vừa thể hiện tính thích nghi với môi
trường hoạt động của doanh nghiệp hay thể hiện cả bản sắc của văn hóa giao lưu
và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới theo thời gian.
Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ con người, do con người hình thành và
phát triển, là một nguồn lực vô hình có ảnh hưởng đến khả năng phát triển lâu
dài của từng doanh nghiệp.
Theo Edgar Schein: VHDN là tổng hợp những quan niệm chung mà các
thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề
nội bộ và ứng xử với môi trường xung quanh. Còn theo PGS. TS Dương Thị
Liễu - trường Đại học Kinh tế quốc dân thì VHDN là toàn bộ những nhân tố
văn hóa (vật thể, phi vật thể) được doanh nghiệp lựa chọn, tạo ra, sử dụng và
biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của
doanh nghiệp đó. Nhìn từ bên ngoài thì VHDN là nét đặc trưng riêng của doanh
nghiệp đó, phân biệt nó với doanh nghiệp khác về cả yếu tố vật thể (một mẫu
đồng phục của tất cả các nhân viên; một kiểu thiết kế phòng làm việc cho mọi
người hay thậm chí là một kiểu dây đeo thẻ…) và phi vật thể (cách chào đón
khách; sự nhiệt tình, hòa hứng khi trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau
giữa các thành viên, sự nỗ lực làm việc của toàn bộ nhân viên…). Nhìn từ bên

trong thì VHDN là những chuẩn mực mà tất cả thành viên đều tuân thủ hay bị
chi phối, từ chuẩn mực về trang phục, giao tiếp đến làm việc và phấn đấu cho
mục tiêu dài hơn.
Dù hiểu theo cách nào thì văn hóa doanh nghiệp cũng có những đặc trưng
nhất định. Trước hết, VHDN là sản phẩm của những người cùng làm trong một
doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các
giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và

3


ứng xử theo các giá trị đó. Đồng thời VHDN còn góp phần tạo nên sự khác biệt
giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
VHDN bao gồm 3 cấp độ:
Thứ nhất, các quá trình và yếu tố hữu hình của doanh nghiệp nó bao gồm:
kiến trúc nội ngoại thất; cơ cấu tổ chức; các lễ hội, lễ nghi; logo; mẫu mã sản
phẩm…Đây là yếu tố đầu tiên mà ta có thể nhận thức về VHDN, nó giúp chuyển
tải một phần về văn hóa của doanh nghiệp đó. Vào Trường Đại học Thành Đô,
với cảnh quan đẹp, phù hợp với môi trường sư phạm; các tòa nhà hiệu bộ, giảng
đường được thiết kế hợp lý; hệ thống các phòng học được xây dựng đúng tiêu
chuẩn; thư viện với đầy đủ các loại giáo trình, tài liệu ngoài ra các phòng thực
hành với các thiết bị hiện đại…là một yếu tố để khẳng định về phương châm
hướng tới chất lượng của nhà trường. Tuy nhiên, nó không phải là bản chất và
cũng là thành phần dễ thay đổi nhất, nó được ví như phần nổi của tảng băng trôi.
Thứ hai, những giá trị được chấp nhận chính là chiến lược, mục tiêu và triết
lý kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng bao gồm những quy tắc trong hoạt
động của doanh nghiệp. Yếu tố này do các nhà quản trị tạo ra và phổ biến nó đến
từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đây là các yếu tố tích cực, được sự đồng
thuận, thuấn nhuần của tất cả các thành viên thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ
nhịp nhàng, ăn khớp và hiệu quả. Tuy nhiên, để có được điều này đòi hỏi nhiều

ở nhà quản trị với kỹ năng định hướng và truyền cảm hứng cho nhân viên. Tại
Công ty cổ phần Misa, có thể thấy rõ được điều này khi mọi thành viên trong
công ty, từ các nhà quản trị cấp cao đến các nhân viên đều luôn có chung mục
tiêu là tận tình trong cách phục vụ khách hàng; vui vẻ, cởi mở với đồng nghiệp
và tôn trọng cấp trên, bạn hàng.
Thứ ba, những quan niệm chung, đó chính là niềm tin; nhận thức; suy nghĩ,
tình cảm mang tính vô thức và dường như nó mặc nhiên được chấp nhận trong
doanh nghiệp. Yếu tố này quyết định rất nhiều đến cách làm việc, ứng xử của
các thành viên trong doanh nghiệp. Nó thường đến từ các yếu tố thuộc về bản
thân người lao động (văn hóa của bản thân) nhưng cũng đồng thời đến từ những
giá trị, triết lý mà doanh nghiệp đó đang chia sẻ, khi những yếu tố này phù hợp
và đã “thấm vào máu thịt” của họ thì đứng trước một tình huống cụ thể, mọi
người đều “vô thức” và hành động giống nhau. Như ở Trường Đại học Thành
Đô, bất kể là giảng viên hay các cán bộ làm công việc hành chính, khi gặp yêu
cầu cần giúp đỡ từ phía sinh viên hay các vị khách của trường, họ đều không
ngần ngại và rất nhanh chóng đưa ra quyết định giúp đỡ hết sức nhiệt tình như
đó chính là công việc của mình vậy. Sự giúp đỡ nhiệt tình đó một phần đến sự
thân thiện, nhiệt tình là bản chất vốn có của người Việt (văn hóa dân tộc) nhưng
xa hơn là đến từ tinh thần hết lòng vì sinh viên – triết lý mà nhà trường đã và sẽ
tiếp tục phát huy trong quá trình hoạt động của mình.
4


Cả ba cấp độ trên của VHDN luôn hòa quyện và tương thích với nhau cùng
hướng tới việc thể hiện đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó.

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - YẾU TỐ
QUYẾT ĐỊNH CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp việt nam
Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và

doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá
được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh
hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn;
chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính
chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh
tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do
nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào
tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu
tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng
của tàn dư đế quốc, phong kiến.
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn
hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp
đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay
thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp
là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do
vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh
nghiệp. Theo ông Trần Hoàng Bảo (1 trong số 300 nhà doanh nghiệp trẻ) nhận
xét: Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người
lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Cũng theo ông Bảo, đối tác khi
quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh
nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó.
Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước châu á thường
được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các nước Tây Âu thì
thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý
các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên… Ngoài những
yếu tố chủ quan, để xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tới
những yếu tố khách quan. Đó là việc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu
dùng, được thể hiện qua “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, là
quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.


5


2.2 Văn hóa doanh nghiệp - yếu tố quyết định cho sự phát triển của
doanh nghiệp:
Trong giai đoạn hiện nay, khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến các
doanh nghiệp ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kê số lượng các
doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và phá sản có xu hướng tăng lên trong các
năm gần đây: năm 2015 con số này là 80.858 doanh nghiệp so với năm 2014 là
67.823 doanh nghiệp nghĩa là tăng 13.035 doanh nghiệp tương đương với
19,2%; còn so với năm 2013 thì số doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động là
60.737 doanh nghiệp như vậy năm 2015 đã tăng 20.121 doanh nghiệp tương
đương với mức tăng 33,1%. Đây quả là những con số đáng báo động cho nền
kinh tế.
Nguyên nhân dẫn đến thực trên thì có nhiều, có thể kể đến như do tác động
của khủng hoảng kinh tế thế giới, chính sách vĩ mô của Chính phủ chưa hỗ trợ
nhiều cho các doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp kém nhất là
trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, lý do chung dẫn đến thực trạng trên ở các
doanh nghiệp trên là thiếu đi “chất kết dính”, ở cả các doanh nghiệp lớn và các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với các doanh nghiệp lớn, với nhiều mảng hoạt động
khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau nên thiếu chất kết dính sẽ làm cho hoạt
động của doanh nghiệp dời dạc, không thống nhất, không hướng tới một mục
tiêu chung, khi khó khăn thì khó có khả năng hỗ trợ lẫn nhau do vậy hoạt động
thiếu hiệu quả. Còn với các doanh nghiệp nhỏ, thiếu chất kết dính, doanh nghiệp
rất dễ để chảy máu chất xám, những người lao động có trình độ, tay nghề cao sẽ
sớm tìm một bến độ mới với mức thu nhập và môi trường làm việc tốt hơn.
“Chất kết dính” ở đây theo nhiều chuyên gia đó chính là “văn hóa doanh
nghiệp” – một yếu tố không quá khó để xây dựng nhưng lại chiếm vai trò vô
cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Để xây dựng được đội ngũ lao động có chất lượng, lòng nhiệt tình và gắn
bó lâu dài với doanh nghiệp, các nhà quản trị cần thỏa mãn các nhu cầu đa dạng
của người lao động: thu nhập cao, môi trường làm việc hiện đại, mối quan hệ
gắn bó giữa các thành viên, đặc biệt với những người lao động Việt Nam – vốn
luôn coi trọng chữ Tình thì môi trường làm việc giống như một gia đình sẽ là
yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút, giữ chân và phát triển họ. Trong khi các
yếu tố về thu nhập, môi trường hiện đại là yếu điểm của các doanh nghiệp Việt
Nam thì đây được coi là yếu tố quan trọng để họ có thể xây dựng bản sắc riêng
và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đó là yếu tố mang đến sự phát
triển mạnh mẽ cho các công ty như: FPT, Misa, BKAV…hay ở cả lĩnh vực giáo
dục. Ở những doanh nghiệp này, có một điểm chung là họ có bản sắc riêng của
mình và người lao động luôn gắn bó, nỗ lực hết mình vì mục tiêu phát triển
chung.
VHDN là yếu tố do doanh nghiệp tạo ra và chính yếu tố này quyết định đến
sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở Việt Nam.
6


Văn hóa doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát
triển của doanh nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự
suy yếu.
Xét về ảnh hưởng tích cực, văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng
riêng của doanh nghiệp, quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp và khích
lệ được sự đổi mới sáng tạo:
Thứ nhất, VHDN tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp: mỗi doanh
nghiệp có một đặc trưng riêng và chính văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét khác
biệt đó. Các giá trị cốt lõi, các tập tục, lễ nghi, thói quen hay cách họp hành, đào
tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp…đã tạo nên phong cách riêng biệt của
doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Rõ ràng việc

có được điều này là vô cùng quan trọng, giữa hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp
trên thị trường thì có một đặc trưng riêng sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật, dễ nhận
biết và có một định vị tốt trong tâm trí khách hàng và đối tác. Khả năng tiêu thụ
sản phẩm, cũng như uy tín của doanh nghiệp theo đó cũng được đẩy mạnh.
Thứ hai, khích lệ sự đổi mới, sáng tạo: ở những doanh nghiệp có môi
trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra
sáng kiến, ý tưởng…Nhân viên trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó
với doanh nghiệp hơn. Xét về ảnh hưởng tiêu cực, nền văn hóa yếu kém sẽ gây
ra những thiệt hại cho doanh nghiệp. Chẳng hạn trong một doanh nghiệp, cơ chế
quản lý cứng nhắc, độc đoán sẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc
chống đối lại lãnh đạo. Nhân viên sẽ bỏ doanh nghiệp đi bất cứ lúc nào.
Thứ ba, giảm bớt các xung đột trong nội bộ doanh nghiệp: một văn hóa tốt
giúp các thành viên chia sẻ các giá trị lợi ích giống nhau, họ hợp tác trên tinh
thần đoàn kết, nhất trí và làm việc trong sự tương trợ lẫn nhau. Khi xảy ra nhưng
mâu thuẫn, họ dễ dàng xử lý theo cách phù hợp và ôn hòa nhất. Giảm được xung
đột, tinh thần làm việc của nhân viên sẽ được nâng cao, tập trung được thời gian,
nguồn lực cho doanh nghiệp hướng tới mục tiêu chung với hiệu quả tốt hơn.
Phần lớn các nhà nghiên cứu về văn hóa nhấn mạnh vai trò quan trọng của
văn hóa trong việc khuyến khích sự gắn kết xã hội trong doanh nghiệp. Các giá
trị văn hóa doanh nghiệp được miêu tả như “chất keo “hay “xi măng “ để kết nối
các thành viên trong doanh nghiệp với nhau. Việc tạo ra một văn hóa chung sẽ
tạo ra sự thống nhất trong quan điểm nhìn nhận đánh giá, lựa chọn và lợi ích
chung cho hành động của các thành viên. Điều này rất có ý nghĩa đối với các
doanh nghiệp có mâu thuẫn và sự thiếu thống nhất về nội bộ.
Thứ tư, tạo động lực làm việc cho nhân viên: nhân viên chỉ thấy được mục
tiêu, định hướng và bản chất của công việc trong một nền văn hóa tích cực và
điều này có ý nghĩa rất lớn đến việc nỗ lực thực hiện công việc của họ. Đồng
thời, nó cũng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa
nhân viên với nhau. Trong môi trường làm việc như vậy, các cá nhân đều cảm
7



thấy nỗ lực làm việc của mình là cần thiết và nhận thức được vai trò của mình
vào nỗ lực chung của doanh nghiệp.
Các giá trị văn hóa doanh nghiệp có một vị trí quan trọng thúc đẩy động cơ
làm việc cho các thành viên doanh nghiệp: yếu tố quyết định đến hiệu suất và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng tạo
động cơ làm việc cho nhân viên của họ thông qua cơ chế thưởng phạt. Tuy nhiên
lý thuyết về động cơ làm việc cho rằng mong muốn làm việc của nhân viên còn
chịu tác động của các động cơ khác như : ý nghĩa và sự thích thú đối với công
việc , mục tiêu của họ ,họ thấy đươc giá trị của công việc và được đảm bảo an
toàn trong công việc . Một hình thái văn hóa phù hợp , sự thống nhất có tác động
tạo ra sự trung thành thúc đẩy niềm tin và giá trị chân chính, khuyến khích mọi
thành viên mang hết nhiệt huyết để phục vụ doanh nghiệp .ngoài ra, các giá trị
văn hóa doanh nghiệp còn có tác dụng tăng cường uy tín cho doanh nghiệp hình
thành trong quá trình thực hiện mục tiêu của các doang nghiệp. Nó tạo nên giá
trị doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và thương hiệu
doanh nghiệp.
Thứ năm, quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp: có VHDN tốt giúp
doanh nghiệp thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân
viên với doanh nghiệp. Thật sai lầm khi cho rằng trả lương cao sẽ giữ được nhân
tài. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với doanh nghiệp khi doanh nghiệp có
môi trường làm tốt, khuyến khích họ phát triển. Việc thu hút, giữ chân người tài
là tiền đề quan trọng để con tàu doanh nghiệp có thể đi đến bến thành công.
Nhìn một cách rộng hơn, các giá trị văn hóa thúc đẩy sự thống nhất trong
nhận thức cũng chính là tạo thuận lợi trong phối hợp và kiểm soát. Các giá trị
văn hóa biểu hiện trong truyền thống của doanh nghiệp, tạo ra khuôn mẫu ứng
xử của doanh nghiệp đó, được các thành viên chấp nhận và tuân thủ, thể hiện sự
hòa đồng bên trong doanh nghiệp nói chung cung như việc ra quyết định trong
những trường hợp cụ thể . Đặc biệt là trong việc giải quyết định gặp phải những

thực tế phức tạp, do sự khác nhau về nhận thức, về văn hóa địa phương của các
thành viên, thì văn hóa doanh nghiệp sẽ có tác dụng để phạm vi hóa sự lựa chọn.
Xét về ảnh hưởng tiêu cực, nền văn hóa yếu kém sẽ gây ra những thiệt hại
cho doanh nghiệp. Chẳng hạn trong một doanh nghiệp, cơ chế quản lý cứng
nhắc, độc đoán sẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc chống đối lại
lãnh đạo. Nhân viên sẽ bỏ doanh nghiệp đi bất cứ lúc nào.

8


CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FPT
3.1 Giới thiệu chung về tập đoàn FPT
Tập đoàn FPT (The Financing and Promoting Technology Corp.) thành lập
ngày 13/09/1988, hiện là tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông số 1 của
Việt nam. Tập đoàn FPT hiện có:
- 12 công ty thành viên: Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT
Information System); Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading Group);
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom Corporation); Công ty Cổ phần
Phần mềm FPT (FPT Software); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học
FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT; Công ty Cổ phần
Quảng cáo FPT; Đại học FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu
công nghệ cao Hoà Lạc FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT
(FPT Land); Công ty Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online), Công ty TNHH Giải
pháp Công nghệ FPT.
- 3 Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities),
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital), Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Tiên Phong.
- Có mặt tại 9 quốc gia trên thế giới và các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí
Minh và thành phố Đà Nẵng... Đặc biệt trong số đó có 6 công ty đặt tại các thị

trường lớn nhất như Nhật, Mỹ, Pháp, Úc, Singapore và Malaysia.
- Với gần 10,000 cán bộ và chuyên gia hoạt động trong tất cả các lĩnh vực
CNTT và TT.
Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT:
- Công nghệ Thông tin và Viễn thông: Tích hợp hệ thống, Giải pháp phần
mềm, Dịch vụ nội dung số, Dịch vụ dữ liệu trực tuyến, Dịch vụ Internet băng
thông rộng, Dịch vụ kênh thuê riêng, Điện thoại cố định, Phân phối sản phẩm
công nghệ thông tin và viễn thông, Sản xuất và lắp ráp máy tính, Dịch vụ tin
học, Lĩnh vực giáo dục-đào tạo, Đào tạo công nghệ.
- Đầu tư: Giải trí truyền hình, Dịch vụ tài chính-ngân hàng, Đầu tư phát
triển hạ tầng và bất động sản, Nghiên cứu và phát triển.
FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với
các chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMi cho phát triển phần
mềm.
Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1,000 chứng chỉ công nghệ cấp
quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới.

9


Các dịch vụ giá trị gia tăng của FPT luôn đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng và đối tác. Đến nay, FPT đã giành được niềm tin của hàng nghìn doanh
nghiệp và hàng triệu người tiêu dùng.
Trong suốt những năm qua, FPT liên tục được bạn đọc tạp chí PC World
Việt Nam bình chọn là Tập đoàn tin học uy tín nhất Việt Nam. Nhiều năm nhận
giải thưởng “Đối tác doanh nghiệp xuất sắc nhất năm” của Cisco, IBM, HP… và
đạt được các giải thưởng: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu FPT;
Giải thưởng Sao Khuê; Các giải thưởng, cúp, huy chương tại các triển lãm, cuộc
thi như Vietnam Computer World Expo, IT Week, Vietgames…
Sản phẩm và dịch vụ của FPT luôn giành được những giải thưởng cao nhất

của Hội Tin học Việt Nam, Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội
Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam. Với những đóng góp tích cực cho sự phát
triển của ngành tin học và viễn thông nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế
nói chung, FPT đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất
năm 2003.
3.2 Giới thiệu về văn hóa FPT
Khó lòng định nghĩa văn hóa công ty ngoài đặc tính văn hóa của nó, đó là:
sự chia sẻ chung những niềm tin, giá trị, tính cách, hành động, tiêu chuẩn của
các thành viên FPT. Văn hóa công ty được khởi nguồn từ văn hóa STC. STC
được viết tắt từ chữ Sáng tác Company, là tên một tổ chức không có thật nhưng
hiện hữu trong lòng mỗi thành viên FPT. Văn hóa STC thể hiện bằng những bài
hát, thơ, kịch và các hình thức khác mang tính sáng tạo và hài hước. Văn hóa
STC còn thể hiện ở cách ứng xử giữa người với người trong FPT, một cách ứng
xử chân thành, gắn bó thân thiết như ruột thịt. Với văn hóa STC người FPT hiểu
nhau hơn, xích lại gần nhau hơn.
3.3 Những biểu hiện văn hóa hữu hình
•Văn hoá STCo:
Văn hóa công ty được khởi nguồn từ văn hóa STCo. STCo được viết tắt từ
chữ Sáng tác Company, là tên một tổ chức không có thật nhưng hiện hữu trong
lòng mỗi thành viên FPT. Văn hóa STCo thể hiện bằng những bài hát, thơ, kịch
và các hình thức khác mang tính sáng tạo và hài hước. Văn hóa STCo còn thể
hiện ở cách ứng xử giữa người với người trong FPT, một cách ứng xử chân
thành, gắn bó thân thiết như ruột thịt. Thông qua văn hóa STCo, thành viên FPT
hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn.
•Lễ hội tiêu biểu:
Lễ hội là một phần không thể thiếu được của văn hoá FPT. Hàng năm, đến
các dịp lễ hội, tất cả các thành viên của Tập đoàn tụ tập cùng nhau giao lưu, vui
chơi sống trong không khí đậm chất FPT.

10



* Ngày 13/09: Đây là lễ hội quan trọng nhất của Tập đoàn, được tổ chức để
kỷ niệm ngày thành lập Tập đoàn (13/09/1988).
Nội dung bao gồm:
- Olympic thể thao FPT;
- Hội diễn văn nghệ STCo.
Lễ hội này còn được mở rộng ra đối với các chi nhánh.
* Hội làng: Được tổ chức vào dịp cuối năm Âm lịch, theo truyền thống dân
gian.
* Lễ sắc phong Trạng nguyên: Là buổi lễ tôn vinh cá nhân xuất sắc của
công ty. Các cá nhân có kết quả cao nhất trong cuộc thi tổ chức toàn công ty
hàng năm được chọn ra và sắc phong Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.
Nội dung bao gồm:
- Rước rùa đá có khắc tên trạng nguyên;
- Đọc sắc phong.
* Lễ tổng kết năm kinh doanh
Nội dung bao gồm:
- Tổng kết năm;
- Khen thưởng;
- Bầu chọn Hoa hậu và các Á hậu;
- Cúng trời đất và mổ lợn liên hoan.
• Hoạt động văn hoá thể thao:
* Các giải bóng đá:
Bao gồm giải Vô địch FPT (tháng 5, tháng 6), Cúp Liên đoàn FFF (tháng
10, tháng 11). Các giải bóng đá luôn là những sự kiện thể thao hàng đầu đối với
người FPT.
* Các hoạt động khác:
Các hội diễn văn nghệ, hội quán, gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ,.... các
câu lạc bộ thể thao như bơi lội, khiêu vũ..... và hàng ngàn hoạt động khác diễn ra

thường xuyên hàng tuần, hàng tháng tại các công ty/chi nhánh.
Ấn phẩm: Các ấn phẩm là kết tinh của những giá trị FPT, là nguồn thông
tin, tư liệu phong phú về FPT, về con người và lịch sử phát triển, là tình cảm của
mỗi thành viên FPT gửi gắm vào đó. Các ấn phẩm gồm:
- Các cuốn sử ký: Sử ký 10 năm FPT, sử ký 13 năm, sử ký 15 năm; sử ký
20 năm bao gồm các bài viết của người FPT. Các bộ phận FPT cũng có sử ký
riêng của mình.
11


- Các Tuyển tập nhân vật: Đỗ Cao Bảo tuyển tập, Hùng Râu, Hoàng
tuyển... bao gồm các bài viết của các nhân vật hoặc viết về các nhân vật nổi
tiếng trong FPT.
- Sách Đồng đội
- Báo Chúng ta: Được duy trì và phát hành vào thứ 5 hàng tuần tới tất cả
các thành viên của FPT
- Các báo và bản tin nội bộ khác của các đơn vị cũng truyền tải những nội
dung và hoạt động của các đơn vị, là món ăn tinh thần cho các thành viên của
đơn vị đó.
3.4 Những biểu hiện văn hóa vô hình
3.4.1 Tầm nhìn
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực
lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài
lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều
kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú
về tinh thần.
3.4.2 Chiến lược
Chiến lược “Vì công dân điện tử”
FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp
dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn

thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và
cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây
chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT.
Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc
thế giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu
cầu thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp
ứng những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với
sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ là những phương tiện quan
trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu
quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc
sống.
Những tổ chức và những người tiêu dùng này được FPT đặt tên là những
Công dân điện tử (E-citizen). Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá trị gia
tăng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của các Công dân điện tử.
3.4.3 Tinh thần FPT
Tinh thần FPT là những giá trị cốt lõi làm nên thành công và quy định tính
chất nổi trội của thương hiệu FPT, được hình thành qua những ngày tháng gian
12


khổ đầu tiên của công ty, được xây dựng từ những kinh nghiệm và sự học hỏi,
được tôi luyện qua những thử thách trong suốt quá trình phát triển.
Giá trị cốt lõi FPT đã được rút ra trong quá trình hình thành và phát triển là
“Tôn Đổi Đồng – Chí Gương Sáng”, coi như là kim chỉ nam cho sự phát triển
của Công ty FPT.
“Tôn” là Tôn trọng Cá nhân, bao gồm các yếu tố: Nói thẳng, Lắng nghe và
Bao dung. Nói thẳng nghĩa là nói mọi ý nghĩ của mình dù có nghịch nhĩ ai đó,
trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Đó chính là tôn trọng chính mình. Lắng nghe
nghĩa là nghe và trao đổi bình đẳng, không phân biệt vị trí cao thấp. Không trù
úm, xấu chơi khi không hợp ý mình. Ở FPT hầu như không có chuyện lẫn lộn

giữa đánh giá con người và đánh giá công việc mà việc là việc, quan hệ cá nhân
không được xen vào. Nhân viên FPT luôn thấu hiểu, chấp nhận cái đúng, cái
hợp lý, dám nhận sai và sửa sai. Lắng nghe cũng là cách để lãnh đạo FPT sử
dụng để tránh đưa ra những quyết định sai lầm. Là nhân viên lắng nghe để hoàn
thiện mình qua từng ngày, từng việc. Là quản lý và lãnh đạo, cần phải lắng nghe
mọi người nói, dù là lời nghịch nhĩ nhất nhưng có thể giúp cho việc có thông tin
nhiều chiều và cũng là khuyến khích mọi nghười chân tình, thẳng thắn góp ý..
FPT trong hơn 20 năm thành công đã qua đã ghi nhận những sự thay đổi và điều
chỉnh quan trọng khi Ban Tổng giám đốc thật sự cầu thị, lắng nghe những lời
chia sẻ thẳng thắn từ các thành viên FPT. Bao dung nghĩa là chấp nhận mọi
người như họ vốn có. Chấp nhận cả mặt mạnh, mặt yếu, cả điểm tốt và không
tốt. Tạo điều kiện tối đa để mọi người được làm chính mình. Ủng hộ các sáng
kiến, đề xuất hợp lý. Động viên nhau khi thất bại. Tạo cơ hội để mỗi cá nhân
phát triển mình, thành công. Đây là điểm khác biệt cốt lõi của FPT, tôn trọng với
người có tài (và có tật), là nền tảng để tập hợp người tài, có hoài bão lớn và là
môi trường thiết yếu của đổi mới và sáng tạo. Ở FPT, sự bao dung được thể hiện
đến mức lãnh đạo thường xuyên bị kêu là xử lý không cương quyết, không mạnh
tay. Nhiều cán bộ được Tập đoàn tạo mọi điều kiện để thử sức và thể hiện năng
lực bản thân.
“Đổi” là Tinh thần Đổi mới, bao gồm Học hành, Sáng tạo và STC. Học
hành nghĩa là liên tục học hỏi. Không giấu dốt. Học ở bất kỳ ai, ở bất cứ mọi
nơi, mọi lúc. Hành là đưa những kiến thức học hỏi được vào thực tế công việc
của mình, là tinh thần luôn cải tiến. FPT đã đưa vào áp dụng rất nhiều điều học
được từ các đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Những quyển sách, bài báo
hay thường xuyên được truyền bá từ lãnh đạo cao cấp nhất đến những nhân viên
mới. Sáng tạo là một phẩm chất đặc biệt của người FPT. Sáng tạo nghĩa là suy
nghĩ không theo lối mòn. Luôn tự đặt câu hỏi còn cách nào khác không? Cố
gắng dẫn đầu về công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức quản trị, kinh
doanh mới. Kết hợp với Học hành, đức tính Sáng tạo đã giúp FPT giữ vững vị trí
dẫn đầu trên thương trường. STC thực sự là niềm tự hào của lớp lớp người FPT,

là cách thức giao tiếp cộng đồng tràn ngập tiếng cười, sự sướng vui. STC nghĩa
là trào lộng, mà trước hết là tự trào. STC cũng là một sáng tạo độc đáo của
13


người FPT, là sự khác biệt, là bản sắc Việt của một tập đoàn kinh tế công nghệ.
STC được thể hiện qua những hoạt động thường ngày, qua Tổng Hội, qua những
dịp lễ hội 13/9, Ngày Đàn ông, các giải Thể thao, Văn nghệ. STC là cách người
FPT thể hiện sự lạc quan, qua việc “sùng bái” con số 13 đen tối. Ngay bản thân
khẩu hiệu “Tôn Đổi Đồng” cũng thể hiện chất tự trào STC.
“Đồng” là Tinh thần Đồng đội, bao gồm Đồng tâm, Tập thể và Chân tình.
Đồng tâm nghĩa là cùng chung mục tiêu, cùng tâm huyết. Vì sự thành công của
khách hàng. Vì sự phát triển trường tồn của Công ty. Vì một Việt Nam hưng
thịnh, trí tuệ. Có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Có hàng trăm tấm gương
tận tụy vì khách hàng, nỗ lực quên mình vì Công ty. FPT trở thành đại lý của
IBM nhờ sự tận tụy với khách hàng của cán bộ trực Trung tâm Bảo hành. Chân
tình là quan tâm đến từng thành viên, vì nhau, ứng xử như bạn bè, anh em một
nhà, không phân biệt sếp với quân. Những chuyến nghỉ mát do FPT tổ chức là
dịp các gia đình cán bộ nhân viên từ trên xuống dưới giao lưu với nhau như
những người bạn, người cộng sự. Khi có một người đồng đội chẳng may gặp
nạn, mọi người luôn bên cạnh để giúp đỡ, chia sẻ. Chính sự chân tình trong đối
xử đồng nghiệp đã làm cho nhiều bậc phụ huynh hay vợ, chồng của thành FPT
sẵn sàng thông cảm với người thân của mình những khi họ lao động “quên
mình” vì Công ty.
“Tôn Đổi Đồng” là những giá trị mà tất cả thành viên FPT đều chia sẻ. Tuy
nhiên, ngoài những phẩm chất nêu trên, thì mọi cán bộ lãnh đạo của Tập đoàn
còn phải “Chí Gương Sáng”, nghĩa là Chí công, Gương mẫu và Sáng suốt. Chí
công là nền tảng quan trọng nhất để mọi người tin lãnh đạo, để mọi người làm
việc hết mình thay vì xu nịnh lãnh đạo. Mọi quyết định quyết không thiên vị,
không phụ thuộc thân sơ, không bị mua chuộc. Quyền lợi của FPT, của đơn vị

được đặt lên trên quyền lợi cá nhân. Phẩm chất này được các sáng lập viên FPT
gìn giữ ngay từ những ngày đầu. Gương mẫu là lãnh đạo phải là tấm gương về
Tinh thần FPT, là người phải thể hiện trước nhất Tôn Đổi Đồng.. Bên cạnh đó
yếu tố Sáng suốt là vô cùng quan trọng, lãnh đạo cần có tầm nhìn, quyết đoán. Ở
các cấp càng cao thì cần tầm nhìn càng xa, quyết định càng cần phải chính xác.
Quyết định sai ở cấp càng cao thiệt hại chung càng lớn. Cho nên việc lựa chọn
lãnh đạo càng cần phải cẩn trọng. Công tác lựa chọn và phát triển đội ngũ kế cận
ở FPT luôn nhận được sự quan tâm lớn của lãnh đạo cao cấp nhất Tập đoàn.
“Tôn Đổi Đồng” và “Chí Gương Sáng” chính là các Giá trị Cốt lõi, là cái
Tinh thần FPT đã làm nên sự thành công khác biệt của FPT trong hơn 20 năm
qua.
3.5 Chiến lược phát triển hiệu quả
FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp
dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn
thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và
14


cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây
chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT.
Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc
thế giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu
cầu thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp
ứng những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với
sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ là những phương tiện quan
trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu
quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc
sống.
Những tổ chức và những người tiêu dùng này được FPT đặt tên là những
Công dân điện tử (E-citizen). Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá trị gia

tăng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của các Công dân điện tử.
3.6 Kết quả kinh doanh năm 2016 của FPT
Công ty FPT đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2016 chưa kiểm
toán với doanh thu đạt 40.545 tỷ đồng, tăng trưởng 1,4%.

Trong năm 2016, mảng gia công phần mềm đem lại doanh thu 5.181 tỷ
đồng, tăng trưởng 26%, và lợi nhuận trước thuế 855 tỷ đồng, tăng trưởng 35%.
Mảng tích hợp hệ thống báo đạt doanh thu là 2.782 tỷ đồng, tăng trưởng
10%, và lợi nhuận trước thuế chỉ là 69 tỷ đồng,giảm 28,5% so với năm 2015.

15


Tiếp đó, mảng giải pháp phầm mềm cho doanh thu là 1.120 tỷ đồng, tăng
nhẹ 2% và lợi nhuận sau thuế là 75 tỷ đồng, giảm 29,9%. Tỷ suất lợi nhuận giảm
do chi phí gia tăng phát sinh trong quá trình hoàn thiện một số dự án bị kéo dài.
Trong khi đó, mảng dịch vụ IT cho doanh thu 868 tỷ đồng, giảm 0,6% và
lợi nhuận trước thuế đạt 103 tỷ đồng, tăng trưởng 14,4%.
Doanh thu của mảng dịch vụ viễn thông là 6.716 tỷ đồng, tăng trưởng
20,9%, và lợi nhuận trước thuế là 944 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận giảm từ 17,25
trong năm 2015 xuống 15,3% trong năm 2016 do tác động của kế hoạch chuyển
đổi sang cáp quang dẫn đến chi phí khấu hao tăng mạnh trong một vài năm qua.
Trong năm 2016, doanh thu từ dịch vụ kết nối băng thông rộng đối với cá
nhân và hộ gia đình tăng trưởng tốt ở mức17%, đạt 4.259 tỷ đồng hỗ trợ bởi số
lượng thuê bao tăng 21%. Trong khi đó, các dịch vụ viễn thông không băng
thông khác, bao gồm đường truyền riêng, voice, trung tâm dữ liệu và dịch vụ
IPTV cũng cho kết quả tốt và ghi nhận tăng trưởng 31% doanh thu, đạt 1.918 tỷ
đồng.
Do không còn độc quyền phân phối Iphone và thanh lý tồn kho Lumia,
mảng phân phối ghi nhận tăng trưởng âm với doanh thu là 12.452 tỷ đồng, giảm

28,3%, và lợi nhuận trước thuế là 282 tỷ đồng, giảm 48,2%. Kể từ quý 4/2015,
Apple đã bắt đầu bán IPhone trực tiếp thông qua hệ thống bán lẻ bao gồm các
cửa hàng bán lẻ của FPT và Thế giới Di động thay vì chỉ phân phối qua FPT, là
đơn vị phân phối ủy quyền tại Việt Nam. Sau đó, vào cuối tháng 5/2016,
Microsoft thông báo ngừng sản xuất điện thoại và dừng tiêu thụ Lumia vào
tháng 12/2016. Theo đó, FPT phải thanh lý tồn kho điện thoại Lumia. Cả hai
diễn biến này đều tác động tiêu cực lên kết quả kinh doanh của mảng tiêu thụ.
Trong khi đó, doanh thu của mảng bán lẻ là 10.585 tỷ đồng, tăng trưởng
35,0% và lợi nhuận trước thuế là 259 tỷ đồng, tăng trưởng 43,9%. Trong năm
2016, 133 cửa hàng mới được khai trương, nâng tổng số cửa hàng của FPT lên
385 cửa hàng.

KẾT LUẬN
Khi xây dựng VHDN cần chú ý đến sự phù hợp của nó với yếu tố con
người và yếu tố môi trường trong và ngoài doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người: Để có sự phát triển bền
vững, doanh nghiệp cần đề ra một mô hình văn hóa chú trọng đến sự phát triển
toàn diện của người lao động. Cần xây dựng môi trường làm việc mà ở đó mọi
cá nhân đều phát huy hết khả năng làm việc của mình.
Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên
ngoài doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với những điều kiện
16


cụ thể của từng doanh nghiệp, dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa
doanh nghiệp cũng phải phù hợp với môi trường kinh doanh, văn hóa dân tộc.
Như vậy, với những lợi thế do VHDN tạo ra, các nhà quản trị cần quan tâm
đến việc xây dựng bản sắc cho doanh nghiệp mình và nỗ lực trong việc chuyển
tải nó đến từng cá nhân, coi đó là chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt qua các khó
khăn, thách thức để đưa con thuyền doanh nghiệp đi đến thành công.


17



×