5.7. VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ
5.7.1. Vị trí địa lý
- Diện tích tự nhiên 23.608 km2, chiếm hơn 7 % diện tích cả
nước.
- Dân số 14.193.200 người, chiếm 16,67 % số dân cả nước
(năm 2007)
- Bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai,
Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận,
Bình Thuận.
- Đông Nam Bộ là vùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế Tây
Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long.
- Phía Tây và Tây Nam, nó nằm kề Đồng bằng châu thổ sông
Cửu Long.
- Phía Đông và phía Đông Nam giáp biển.
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên
- Phía Tây Bắc giáp với Campuchia
Thành phố Hồ Chí Minh
5.7.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
5.7.2.1. Địa hình
Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng,
chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu
Long với những vùng đất đồi gò, lượn sóng. Phía Nam của vùng có độ
cao trung bình từ 20 – 200 m, độ dốc phổ biến không quá 15
o
, rải rác
một số ngọn núi trẻ, độ cao địa hình thay đổi từ 200 - 600 m.
5.7.2.2. Khí hậu
- Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm
của một vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như
không thay đổi trong năm.
- Những diễn biến thất thường từ năm này qua năm khác rất
nhỏ, ít có thiên tai, không gặp thời tiết quá lạnh, ảnh hưởng
của bão hạn chế.
Vũng Tàu
5.7.2.3. Đất đai
Tổng quỹ đất tự nhiên của Đông Nam Bộ được chia thành
12 nhóm. Quan trọng nhất là ba nhóm đất có diện tích lớn và chất
lượng tốt (đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan và
đất xám trên nền phù sa cổ). Trong quỹ đất này, về cơ bản đã được đưa
vào sử dụng, chỉ còn không đến 0,5 % đất chưa sử dụng.
5.7.2.4. Rừng
Rừng tự nhiên phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, chủ yếu
tập trung ở Bình Dương và Bình Phước (272 nghìn ha). Các tỉnh khác
chỉ có dưới 100 nghìn ha, ít nhất là thành phố Hồ Chí Minh (6.700 ha).
Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước (15,2 nghìn ha), Bà
Rịa - Vũng Tàu (14,3 nghìn ha).
Các tỉnh khác có số rừng trồng ít hơn nhiều.
5.7.2.5. Khoáng sản
Ở Đông Nam Bộ có 243 mỏ với quy mô từ nhỏ đến lớn. Tài
nguyên khoáng sản có ý nghĩa nhất là dầu khí với trữ lượng dự báo
khoảng 4 - 5 tỉ tấn dầu và 485 - 500 tỉ tấn m
3
khí, đảm bảo cho sự phát
triển lâu dài của ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Nguồn
bôxít ở trong vùng cũng tương đối lớn. Ngoài ra còn có đá quý, zircon,
nguyên liệu làm vật liệu xây dựng như sét cao lanh, đá xây dựng, đá ốp
lát, đá ong, cát thủy tinh...
5.7.2.6. Nguồn nước
- Hệ thống sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ ba Việt Nam.
- Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm, tương ứng khoảng 183
tỷ m
3
.
- Trong vùng có hai hồ chứa lớn là Dầu Tiếng và Trị An dung tích
khoảng 3,6 tỷ m
3
. Ngoài ra còn có một số hồ nhỏ ở phía Đông. Như vậy,
tổng lượng nước mặt dự trữ hiện tại hàng năm lên đến gần 4 tỷ m
3.
Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, có tiềm năng thủy điện.
5.7.2.7. Thủy sản
Đông Nam Bộ có tiềm năng thủy sản khá lớn gồm các nguồn
lợi hải sản, thủy sản nước lợ và nước ngọt.
5.7.2.8. Du lịch
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu,
Long Hải, Phước Hải, nơi nghỉ mát cuối tuần lý tưởng của nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Ngoài ra, Vũng Tàu còn
là trung tâm lớn về lưu trú và dịch vụ du lịch.
- Vấn đề cần quan tâm là giải quyết sự ô nhiễm môi trường
biển do các sản phẩm dầu mỏ gây ra trong quá trình khai thác và sử
dụng.