Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thảo luận Quản trị chiến lược Phân tích mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành Tân Dược Việt Nam của M.Porter

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.8 KB, 14 trang )

MỤC LỤC


BÀI LÀM
A.BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 3
I. Cơ sở lý thuyết
1. Mở đầu
Bước sang thế kỷ 21, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, việc nghiên cứu đối
thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Thông tin về từng
đối thủ cụ thể trên từng thị trường cụ thể là cơ sở để doanh nghiệp xác định được
nhiệm vụ và các mục tiêu cạnh tranh, là căn cứ để doanh nghiệp hoạch định được các
chiến lược thích hợp và có hiệu quả trong từng thời kỳ. Trong bối cảnh kinh doanh
ngày càng phức tạp và biến động liên tục, doanh nghiệp phải nghiên cứu và phân tích
kỹ lưỡng các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành và những ảnh hưởng của các
lực lượng này đến cường độ cạnh tranh trong ngành.
Về mô hình các lực lượng cạnh tranh của M.Porter, được minh họa từ ví dụ trong
ngành Tân Dược Việt Nam, nhóm 2 sẽ trình bày các lực lượng cạnh tranh bao gồm:
- Đe dọa gia nhập mới
- Đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế
- Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng
- Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành
- Quyền lực tương ứng của các bên liên quan
2. Mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành kinh doanh của
M.Porter


(1)Đe dọa gia nhập mới:
Khái niệm: Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những DN hiện không cạnh tranh
trong ngành nhưng có khả năng gia nhập thị trường
Các rào cản gia nhập:
- Tính kinh tế của quy mô.


- Chuyên biệt hoá sản phẩm.
- Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu.
- Chi phí.
- Gia nhập vào các hệ thống phân phối.
- Chính sách của chính phủ.
- ….
(2) Đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế:
Khái niệm: Là những sản phẩm từ ngành/lĩnh vực kinh doanh khác nhưng có khả
năng cùng thỏa mãn nhu cầu như nhau của khách hàng
Các nguy cơ thay thế:
 Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm
 Xu hướng sử dụng hàng thay thế của KH
 Tương quan giữa giá cả và c.lượng của các mặt hàng thay thế.


Dự đoán đe dọa từ SP hoặc DV thay thế:
 Nghiên cứu chức năng sử dụng của mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức độ rộng nhất có
thể.
 Kiểm soát sự ra đời của công nghệ mới
(3) Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng
- Quyền lực thương lượng  tăng (giảm) giá thành giảm (tăng) khối lượng
cung ứng (tiêu thụ)
- Các yếu tố ảnh hưởng:
 Mức độ tập trung ngành
 Đặc điểm hàng hoá/dịch vụ
 Chuyên biệt hoá sản phẩm/dịch vụ
 Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng
 Khả năng tích hợp về phía sau (trước)
-


Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng:


-

Quyền lực thương lượng của khách hàng:

(4) Cạnh tranh giữa các ĐTCT hiện tại
− Mức độ cạnh tranh giữa các cty hiện tại trong ngành thể hiện ở:
-

Các

rào

cản

-

Mức

-

Mức

độ

-

Tình


trạng

-

Đặc

-

độ

trung

tăng

trưởng



dạng

thừa

của

chi
đa

lui


tập

điểm

Các
Tính

rút

sản

phí
của

- Tình trạng sàng lọc trong ngành.

khỏi
của

ngành,

của

ngành,

công

suất,

phẩm/dịch


chuyển
các

ngành,

đối

vụ,

đổi,
thủ

cạnh

tranh,


(5)Quyền lực tương ứng của các bên liên quan
Nhóm ảnh hưởng

Các tiêu chuẩn tương ứng

Cổ đông

Giá cổ phiếu
Lợi tức cổ phần

Công đoàn


Tiền lương thục tế
Cơ hội thăng tiến
Điều kiện làm việc

Chính phủ

Hỗ trợ các chương trình của Chính phủ
Củng cố các Quy định và Luật

Các tổ chức tín dụng

Độ tin cậy
Trung thành với các điều khoản giao ước

Các hiệp hội thương mại

Tham gia vào các chương trình của Hội

Dân chúng

Việc làm cho dân địa phương
Đóng góp vào sự phát triển của xã hội
Tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực

Các nhóm quan tâm đặc

Việc làm cho các nhóm thiểu số

biệt


Đóng góp cải thiện thành thị


II. Vận dụng
Phân tích mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành Tân Dược Việt
Nam của M.Porter
1. Đe dọa gia nhập mới
- Tính kinh tế theo quy mô: hiện tại ngành tân dược Việt Nam có khoảng 180
DN sản xuất dược phẩm và 244 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn
GMP. Đi đầu phải kể đến 13 công ty dược được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam và các DN vốn đầu tư nước ngoài cũng đã và đang mang lại làn gió mới cho
ngành sản xuất dược trong nước. Các công ty trong ngành đã có những vị thế nhất
định trong ngành và sản phẩm được người tiêu dùng tìn dùng tại một mức độ nào đó
rồi.
 Điều này dẫn đến các DN muốn gia nhập ngành buộc phải đầu tư với quy
mô lớn cũng như chấp nhận những phản ứng mạnh mẽ từ các công ty trong ngành.
- Chuyên biệt hóa sản phẩm: thuốc tân dược liên quan trực tiếp tới sức khỏe,
tính mạng của người sử dụng khách hàng sẽ tìm tới địa chỉ, thương hiệu, đảm
bảo(như 13 công ty dược phẩm đang niêm yết trên TTCK VN: Traphaco, Dược Hậu
Giang, Phamredic,…)Những công ty Dược lớn này đã có được một lượng khách
hàng trung thành
Rào cản vô cùng lớn buộc các công ty muốn gia nhập ngành phải lôi kéo được
lượng khách hàng trung thành này
- Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu: Tốc độ tăng trưởng của ngành dược có nhiều
khởi sắc nhưng trong những năm qua các doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với
những khó khăn về nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguyên phụ dược
liệu nhập khẩu được cho là chiếm phần lớn trong tổng nhu cầu, khoảng 80-90%. Do đó
đây luôn là vấn đề của Việt Nam trong dài hạn bởi vì để sản xuất được dược liệu đòi
hỏi phải đầu tư nhiều và cần có khả năng công nghệ.
 Các công ty muốn gia nhập ngành phải đối mặt với bài toán về chi phí vận

hành, nhất là ngành tân dược lại có chi phí vận hành được là rất cao Gây khó khan
cho doanh nghiệp mới để có thời gian hoàn vốn
- Chính sách của chính phủ: Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp lý để
quản lý ngành dược bao gồm các Văn bản liên quan đến vấn đề như chính sách của


nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, cơ sở
kiểm định thuốc. Ngày 19/4/2007, Bộ y tế bạn hành qyết định số 27/2007/QĐ-BYT về
lộ trình triển khai nguyên tắc “ Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) Từ 1/7/2008,
DN không đạt tiêu chuẩn của GMP theo khuyến cáo của WHO sẽ phải ngừng sản xuất
thuốc,..
 Tất cả các điều trên đều là rào cản gia nhập mới của các doanh nghiệp vào
ngành Tân Dược ở Việt Nam.--> 8/10 điểm tác động
2.Đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế
Nhu cầu của con người về sức khỏe được đảm bảo ngày càng được nâng cao,
ngoài việc sử dụng thuốc tân dược thì đông y; thuốc ngoại kết hợp với các hoạt động,
dịch vụ chăm sóc sức khỏe(gym, yoga,…) cũng đang là ưu tiên của nhiều người
4/10 điểm tác động
3. Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng
- Nhà cung ứng: Các công ty trong ngành có thể phải đối mặt với việc giá phụ
liệu tăng cao, cũng như đối mặt với rủi ro tỉ giá; sản phẩm là chuyên biệt hóa(Nguyên
phụ dược liệu nhập khẩu được cho là chiếm phần lớn trong tổng nhu cầu, khoảng 8090%)
Dược phẩm là sản phẩm chuyên biệt, không có khả năng thay thế quyền lực của
nhà cung ứng càng lớn hơn
- Khách hàng: không được quyết định về giá, chất lượng
4/10 điểm tác động
4.Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành
- Số lượng các DN trong ngành: Việt Nam có khoảng 180 DN sản xuất dược
phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP(thực hành tốt sản
xuất thuốc). Các công ty Dược hàng đầu ở Việt Nam hiện nay phải kể đến 13 công ty

được niêm yết trên TTCKViệt Nam ( Dược Hậu Giang, Imexpharm, Domesco, Dược
Cửu Long, Pharmedic, S.P.M, Traphaco, Dược OPC và Dược Phong Phú.).
 Số lượng các DN sản xuất Dược lớn làm tăng tính cạnh tranh (vì có nhiều hãng
trong khi số lượng khách hàng và nguồn lực là không đổi) kèm theo các hãng có quy
mô tương đương nhau cho thấy được ngành có nhiều đối thủ nhưng không có nhiều
đối thủ chiếm thị phần đáng kể áp lực cạnh tranh của ngành cao.


-

Tình trạng tăng trưởng của ngành:
“Với tiềm năng tăng trưởng 2 con số của ngành dược phẩm thì nó đã thu hút
nhiều nhà đầu tư trong nước, hoạt động ngoài ngành như Thế giới di động, FPT Retail,
Nguyễn Kim... tham gia vào ngành trong lĩnh vực phân phối.”
Tiềm năng phát triển cùng tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây
của ngành dược đã biến lĩnh vực kinh doanh này trở thành mảnh đất màu mỡ cho các
nhà sản xuất trong và ngoài nước.
Tốc độ của ngành tăng trưởng cao thì áp lực cạnh tranh thấp. Trong một thị
trường tăng trưởng cao, các hãng mới tham gia vào thị trường có thể chỉ cần nhắm tới
phân khúc khách hàng mới cũng có khả năng thu về lợi nhuận cao, họ không cần thiết
phải tranh giành khách hàng với những đối thủ khác.
- Sự khác biệt hóa trong sản phẩm.
Ngành dược là 1 ngành không có sự khác biệt hóa về sản phẩm. Không có sản
phẩm có thể thay thế được, nên áp lực cạnh tranh sẽ cao vì phải cạnh tranh bằng giá.
- Cạnh tranh trong tương lai:
Việc xây dựng chuỗi bán nhà thuốc GPP Good Pharmacy Practice theo nghĩa
tiếng Việt là “ Thực hành tốt nhà thuốc” sẽ là xu hướng của tương lai.
Dân số già hóa thu nhập gia tăng đi kèm sự quan tâm ngày càng nhiều của người
dân về vấn đề chăm sóc sức khỏe là những yếu tố khiến ngành tân dược việt nam hấp
dẫn. Minh chứng không chỉ nhiều sản phẩm ngoại được nhập về nhằm đáp ứng cao

hơn nhu cầu khách hàng mà còn sự thâm nhập ngày càng sâu của nhà đầu tư nước
ngoài vào những DN trong nước.
Xu hướng trong tương lai là người dân ngày càng quan tâm tới ngành tân dược
hơn. Điều này làm giảm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp mới vào ngành vì họ
sẽ có thêm nhiều khách hàng mới, dễ dàng nhận diện được nhóm khách hàng mục tiêu
hơn. Ngoài việc có thêm nguồn khách hàng mới thì các nhà đầu tư nước ngoài đang
hướng tới thị trường Việt Nam cũng là 1 lợi thế cho các doanh nghiệp thu hút nguồn
vốn đầu tư nước ngoài
7/10 điểm tác động
5. Quyền lực tương ứng của các bên liên quan


Ngành Dược là một trong các ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lí của Nhà
nước
Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao gồm các
văn bản liên quan đến vấn đề như chính sách của nhà nước về lĩnh vực Dược, quản lý
của nhà nước về giá thuốc phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở
kiểm nghiệm thuốc
Cạnh tranh về giá, cạnh tranh về tiêu chuẩn chất lượng,…
7/10 điểm tác động
III. Đánh giá cường độ cạnh tranh ngành Tân Dược Việt Nam
Điểm đánh giá trung bình: 5<6< 10
Kết luận: cường độ cạnh tranh khá cao
B.BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 5
I. Cơ sở lý thuyết
1.Cơ hội và Thách thức từ bên ngoài là thuật ngữ dung để chỉ những khuynh
hướng và sự kiện kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ, cạnh tranh có thể làm lợi ( cơ
hội) nếu doanh nghiệp tận dụng được hoặc gây hại(thách thức) đến một tổ chức trong
tương lai.
Môi trường vĩ mô bao gồm các lực lượng:

− Kinh tế
+ Cán cân thương mại
+ Đầu tư nước ngoài
+ Định hướng thị trường
+ Hệ thống tiền tệ
+ Phân phối thu nhập & sức mua
+ Lạm phát
+ Trình độ phát triển kinh tế
+ Cơ sở hạ tầng & tài nguyên thiên nhiên
− Chính trị- pháp luật
+ Sự ổn định chính trị
+ Vai trò & thái độ của Chính phủ về kinh doanh quốc tế
+ Hệ thống luật


+ Hệ thống tòa án
− Công nghệ
+ Chi tiêu cho KH & CN
+ Nỗ lực công nghệ
+ Bảo vệ bằng phát minh sáng chế
+ Chuyển giao công nghệ
+ Tự động hóa
+ Quyết định phát triển, quan điểm và điều kiện áp dụng công nghệ mới, hiện
đại.
− Văn hóa xã hội
+ Các tổ chức xã hội
+ Các tiêu chuẩn & giá trị
+ Ngôn ngữ & tôn giáo
+ Dân số & tỷ lệ phát triển
+ Cơ cấu lứa tuổi

+ Tốc độ thành thị hóa
+ Thực tiễn & hành vi kinh doanh
II. Vận dụng
1. Nhận dạng và phân tích cơ hội từ môi trường vĩ mô:
 Kinh tế: Chính sách hạ lãi suất cho vay từ phía các ngân hàng thương mại nhằm
hỗ trợ doanh nghiệp
Kể từ đầu tháng 7/2020, hàng loạt các ngân hàng đã công bố giảm lãi suất
cho vay: BIDV, Vietcombank, Agribank,…cùng các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn là
ABBANK, VPBANK,…Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát , các ngân hàng đã có 3
lần giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, với mức lãi suất 2.5-3.0%/năm. Mức lãi
suất đối với các lĩnh vực ưu tiên cũng được kéo xuống còn khoảng 5%/năm đối với
ngắn hạn; 7.5%-8.5% với trung và dài hạn
Vì Covid-19, Bộ tài chính cũng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết Nghị
quyế của Quốc hội về giảm thuế TNDN phải nộ năm 2020 đối với DN, hợp tác xã, đơn
vị sự nghiệp và tổ chức khác,…


 Tạo cơ hội cho DN có cơ hội phục hồi, ổn định nguồn lực sau tổn thất kinh tế do
Covid-19 gây ra, lãi suất cho vay giảm đồng nghĩa với việc DN sẽ có nguồn vốn để
xem xét mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất
 Công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thanh toán điện tử trên nền tảng điện
thoại thông minh
Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có 43,7 triệu người sử dụng thiết bị
smartphone trên tổng 97,4 triệu dân,chiếm 44,9% và lọt top 15 thị trường có lượng
người dùng smartphone cao nhất thế giới. Smartphone đã trở thành “vật bất ly thân”
của người Việt Nam, ngoài nghe gọi thì còn nhiều mục đích sử dụng.
Các doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến đã rất nhanh
nhạy khi tích hợp công nghệ thanh toán điện tử trên điện thoại thông minh, phổ biến là
ví điện tử. Thị trường ví điện tử tai Việt nam có 4 ông lớn: Momo, viettelpay, zalopay,
airpay chiếm hơn 90% tổng thị phần thảo luận.

 Đây là 1 trong những yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp ở mảng này ăn
nên làm ra, tạo điều kiện cho khách hàng khi không cần dùng tiền mặt để thanh toán
và từ đó tình trạng “ bom hàng” cũng ít xảy ra. Mà Momo hiện nay đang là ví điện tử
được sử dụng phổ biến nhất để thanh toán dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến, Momo là đối
tác của Now và Baemin, chiếm thị phần 35%.
 Văn hóa xã hội:
- Tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng làm thay đổi hành vi ăn uống
Tỉ lệ dân cư đô thị của Việt nam ở mức thấp (34,4%), xét ở nước phát triển thì tỉ
lệ này dao động từ 70-80%. Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam đang và sẽ tiếp tục được
mở rộng sang các thành phố nhỏ và vừa. Dự báo các thành phố với 0.75- 5 triệu dân
sẽ phát triển nhanh hơn và góp một phần đáng kể vào GDP cả nước trong thập kỉ tới.
Trong giai đoạn 2021- 2030, dự báo dân số khu vực thành thị tiếp tục tăng, đạt 42,04
triệu người vào năm 2025 và 45,25 triệu người năm 2030. Tỷ lệ đô thị hóa tăng dần và
đạt 40, 91% vào năm 2025 và 44,45% vào năm 2030. Dự báo đến năm 2030, Việt nam
sẽ có 1 đô thị trên 10 triệu dân, 1 đô thị từ 5- 10 triệu dân và 4 đô thị từ 1-5 triệu dân.
Số lượng dân cư đô thi ngày càng cao thay đổi hành vi sinh hoạt hàng ngày và
do áp lực công việc nên cư dân ít thời gian hơn vào việc làm bếp, thay vào đó họ có


xu hướng gọi đồ ăn trực tuyến thông qua các ứng dụng tiết kiệm thời gian, có nhiều
sự lựa chọn hơn các món ăn tự nấu.
Dân cư đô thị có thu nhập cao gấp 2 đến 2,5 lần thu nhập của người khu vực
nông thôn nên điều này cho phép họ sẵn sàng chi ‘hầu bao’ để gọi món trực tuyến.
Tạo cơ hội to lớn cho các DN thử sức với mở rộng hình thức kinh doanh mới
sang giao đồ ăn trực tuyến: Grab có Grabfood, Now có Nowfood, Goviet….và đến
thời điểm hiện tại thì Grabfood được coi là ông hoàng đang chiếm lĩnh thị phần giao
đồ ăn nhanh
-

Phương tiện giao thông cá nhân và vấn đề ô nhiễm môi trường

Vấn đề sử dụng phương tiện giao thông cá nhân luôn liên quan mật thiết đến ô
nhiễm môi trường không khí. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiểm không khi
ngày càng nghiêm trọng.
Số liệu chỉ ra năm 2019 Hà Nội ô nhiễm cao nhất vào tháng 1, 2, 3, 12. Thêm
nữa là nồng độ bụi thường tăng cao vào các giờ cao điểm. Hiện tượng bụi mịn thường
tăng cao vào khoảng tháng 12, tháng 1-2 và có thể kéo dài sang tháng 3 do Hà Nội
chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc Ô nhiễm không khí có thể gây ra các
bệnh về đường hô hấp Người dân e ngại khi ra đường họ sử dụng dịch vụ giao đồ
ăn trực tuyến

 Là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đang kinh doanh loại hình này và sẽ kinh doanh
loại hình này
2. Nhận dạng và phân tích thách thức
Những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới nền kinh tế và các doanh nghiệp
trong nhanh
Văn hóa xã hội:
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế
nguy cơ bùng phát bệnh trên diện rộng. Trước tình hình đó cơ quan quản lý nhà nước
ban hành lệnh cấm tụ tập nơi đông người và bao gồm cả dịch vụ giao đồ ăn trực
tuyếnthời điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ gọi đồ
ăn trực tuyến gặp nhiều khó khăn.
Không những các doanh nghiệp bị cản trở kinh doanh bởi lệnh cấm của nhà
nước. Mà các khách hàng cũng khá e ngại khi sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến vì


có rủi ro ở việc đồ ăn nhiễm virus và việc tiếp xúc với các nhân viên giao đồ ăn cũng
tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Thay vào đó các khách hàng lựa chọn đặt đồ ăn tươi sống
để có thể dự trữ trong nhiều ngày hơn, điều này làm giảm tần suất tiếp xúc với nhân
viên giao hàng hơn.
Do chưa có vaccine phòng ngừa, tình hình lây nhiễm trên thế giới vẫn phức tạp

đến những tháng cuối năm 2020 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh quay trở lại và đe
dọa các DN kinh doanh dịch vụ đồ ăn trực tuyến
III. Tiềm năng từ thị trường giao đồ ăn nhanh trực tuyến Việt Nam
Dù mức độ tăng trưởng ở Việt Nam không quá cao nhưng với nhiều diễn biến
"nóng sốt", thị trường đặt món trực tuyến được dự báo sẽ là địa hạt của cuộc chiến
mới.
Quy mô thị trường giao đồ ăn Việt Nam vẫn còn rất bé chỉ chiếm 0,2% thị phần
trong thị phần giao đồ ăn trên thế giới VN được xem như một thị trường vàng nhiều
sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Số lượng dân cư đô thị ở Việt Nam ngày càng cao, do áp lực công việc nên người
dan a dành ít thời gian cho công việc làm bếp thay vào đó họ có xu hướng gọi đồ ăn
trực tuyến, thu nhập của dân cư đô thị cũng tương đối cao so với khu vực nông thôn
nên học sẵn sàng bỏ ra khoản tiền để mua đồ ăn trực tuyến.
Sự phát triển của công nghệ thanh toán điện tử cũng góp phần làm thúc đẩy quá
trình sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến kết hợp với thnahf toán điện tử thông qua ví
điện tử. Tạo cho khách hàng thấy thuận tiện và dễ dàng hơn



×