Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Bài tập nhóm marketing quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 46 trang )

Tiểu luận về marketing quốc tế
MỤC LỤC

MỤC LỤC HÌNH ẢNH


MỤC LỤC BẢNG

2


I.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING
1. Môi trường vĩ mô

1.1.

Tổng quan ngành xuất khẩu giày
1.1.1.

Tại Việt Nam

Về số lượng, quy mô, thành phần doanh nghiệp:
Khoảng 1.514 doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất da và các sản
phẩm liên quan (chủ yếu là giày dép, ngoài ra còn có các loại sản phẩm khác như túi
xách, vali..) (2014)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 20% về số lượng
doanh nghiệp, 40% về vốn đầu tư, 70% kim ngạch xuất khẩu
Về lao động: Khoảng 1 triệu lao động, 79,7% là lao động nữ (năm 2016);
80,9% doanh nghiệp dưới 500 lao động, 16,1% doanh nghiệp có 500-5000 lao động,


chỉ 3% doanh nghiệp có trên 5000 lao động Về quy mô vốn: 82% doanh nghiệp có
quy mô vốn dưới 50 tỷ đồng
Về địa bàn: 80% doanh nghiệp tập trung ở TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ
Về năng lực, phương thức sản xuất: Khoảng 1 tỷ đôi giày dép các loại (năm 2015),
khoảng 90% sản lượng là xuất khẩu Sản lượng tăng 11,2%/năm (2011-2015) Sản
phẩm chủ yếu: giầy thể thao (66,5%), giày dép da (28,7%), giày vải (5,8%)
Tỷ lệ nội địa hóa mới chỉ đạt 55-60%, phần lớn da thuộc, vải làm giày, đế giày
phải nhập khẩu Chủ yếu là làm gia công cho các thương hiệu giày dép lớn của nước
ngoài, thông qua các trung gian (với nguồn cung ứng nguyên phụ liệu từ nước ngoài
và mẫu mã sản xuất theo chỉ định của khách hàng), giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm
thấp
Theo tổng cục hải quan, năm 2018, ngành giày dép xuất khẩu thuộc top 10
nhóm hàng xuất khẩu lớn tại Việt Nam.
Tính chung cả năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 244,72 tỷ
USD, tăng 13,8% so với năm 2017, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 69,20 tỷ
USD, tăng 15,9%, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 175,52 tỷ USD, tăng 12,9%, chiếm 71,7% (giảm 0,6
3


điểm phần trăm so với năm 2017). Loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
năm 2018 tăng 12,7% so với năm 2017.
Trong năm 2018 có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm
tới 91,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó 9 mặt hàng đạt trên 5 tỷ
USD và 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD (Điện thoại và linh kiện đạt 50 tỷ USD, tăng
10,5%; hàng dệt may đạt 30,4 tỷ USD, tăng 16,6%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt
29,4 tỷ USD, tăng 13,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 16,5 tỷ USD, tăng
28%; giày dép đạt 16,3 tỷ USD, tăng 11%). Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số
mặt hàng chủ lực chủ yếu vẫn thuộc về khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó:
Điện thoại và linh kiện chiếm 99,7%; điện tử, máy tính và linh kiện 95,6%; máy móc

thiết bị, dụng cụ phụ tùng 89,1%; hàng dệt may 59,9%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng
nông sản, thủy sản trong năm 2018 cũng tăng khá: Thủy sản đạt 8,8 tỷ USD, tăng 6,3%;
rau quả đạt 3,8 tỷ USD, tăng 9,2%; cà phê đạt 3,5 tỷ USD, tăng 1,2% (lượng tăng
20,1%); gạo đạt 3,1 tỷ USD, tăng 16% (lượng tăng 4,6%). Một số mặt hàng nông sản
tuy lượng xuất khẩu tăng nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm nên kim ngạch giảm
so với năm trước: Hạt điều đạt 3,4 tỷ USD, giảm 3,9% (lượng tăng 6,2%); cao su đạt
2,1 tỷ USD, giảm 6,1% (lượng tăng 14,5%); hạt tiêu đạt 757 triệu USD, giảm 32,2%
(lượng tăng 8,1%). Dầu thô tính chung cả năm 2018 tiếp tục giảm mạnh về cả lượng và
kim ngạch xuất khẩu so với năm trước: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 2,3 tỷ USD,
giảm 21,2% (lượng giảm 39,5%).

4


Hình 1: 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng về trị giá lớn nhất năm 2018
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Dựa vào bảng số liệu ở trên, có thể thấy ngành giày dép các loại là nhóm hàng
xuất khẩu lớn thứ sáu. Xuất khẩu giày dép các loại trong năm 2018 đạt 16,24 tỷ USD,
tăng 10,6% so với năm trước đó.
Số liệu thống kê xuất khẩu năm 2018
Xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2018 sang các thị trường Hoa Kỳ đạt trị
giá 5,82 tỷ USD, tăng 13,9%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 4,72 tỷ USD, tăng nhẹ
1,5%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 1,49 tỷ USD, tăng 30,8%; sang thị
trường Nhật Bản đạt 853 triệu USD, tăng 13,5% so với cùng thời gian năm 2017…
Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu cả năm 2018 ước tính đạt 237,51 tỷ USD, tăng
11,5% so với năm trước (quý IV đạt 64,37 tỷ USD, tăng 11,2%), trong đó khu vực
kinh tế trong nước đạt 94,80 tỷ USD, tăng 11,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
đạt 142,71 tỷ USD, tăng 11,6%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập
khẩu cả năm tăng 9,5% so với năm 2017. Trong năm 2018 có 36 mặt hàng ước tính
kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 90,4% tổng kim ngạch nhập khẩu,

trong đó có 4 mặt hàng trên 10 tỷ USD. Nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất, gia công,
lắp ráp trong nước có kim ngạch tăng so với năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện
5


đạt 42,5 tỷ USD, tăng 12,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 33,7 tỷ USD,
giảm 0,5%; điện thoại và linh kiện đạt 16 tỷ USD, giảm 2,6%; vải đạt 12,9 tỷ USD,
tăng 13,5%; sắt thép đạt 9,9 tỷ USD, tăng 9%; chất dẻo đạt 9,1 tỷ USD, tăng 20%;
xăng dầu đạt 7,6 tỷ USD, tăng 7,8%; kim loại thường đạt 7,3 tỷ USD, tăng 24,9%; sản
phẩm chất dẻo đạt 5,9 tỷ USD, tăng 8,1%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 5,7
tỷ USD, tăng 5,7%; hóa chất đạt 5,2 tỷ USD, tăng 25,2%.
Cán cân thương mại cả năm 2018 tiếp tục xuất siêu 7,2 tỷ USD, trong đó khu
vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,6 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể
cả dầu thô) xuất siêu 32,8 tỷ USD. Năm 2018, khu vực kinh tế trong nước chuyển
biến tích cực khi đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao hơn khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên so với năm
2017.
Số liệu thống kê xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2019
Tính chung 8 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt
169,98 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong
nước đạt 52,04 tỷ USD, tăng 13,9%, chiếm 30,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 117,94 tỷ USD, tăng 4,6%, chiếm
69,4% (tỷ trọng giảm 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).
Trong 8 tháng có 26 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD,
chiếm tới 89,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD,
chiếm 58,7%), trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 33 tỷ
USD, chiếm 19,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, tăng 4,3% so với cùng kỳ
năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 21,9 tỷ USD, tăng 14,3%; hàng dệt may
đạt 21,7 tỷ USD, tăng 9,8%; giày dép đạt 12 tỷ USD, tăng 13,1%; máy móc thiết bị,
dụng cụ phụ tùng đạt 11,3 tỷ USD, tăng 5,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,5 tỷ USD,

tăng 15,4%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7%. Trong 8 tháng,
hầu hết các mặt hàng trong nhóm nông, lâm nghiệp, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu
giảm so với cùng kỳ năm trước: Thủy sản đạt 5,4 tỷ USD, giảm 2,6%; rau quả đạt
2,5 tỷ USD, giảm 6%; các mặt hàng hạt điều, hạt tiêu và gạo mặc dù lượng xuất khẩu
tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh làm cho
6


kim ngạch xuất khẩu giảm, trong đó hạt điều đạt 2,1 tỷ USD, giảm 9,4% (lượng tăng
15,8%), gạo đạt gần 2 tỷ USD, giảm 14,2% (lượng tăng 0,1%), hạt tiêu đạt 571 triệu
USD, giảm 2,1% (lượng tăng 27,9%); đặc biệt mặt hàng cà phê giảm mạnh cả về kim
ngạch và lượng, giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD, giảm 20% (lượng giảm 10,3%).
Riêng cao su đạt 1,3 tỷ USD, tăng 7,2% (lượng tăng 9,1%).
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 8 tháng năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so với
cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 27,7 tỷ USD, giảm 0,5%; Trung
Quốc đạt 23,8 tỷ USD, giảm 2,5%; thị trường ASEAN đạt 17,3 tỷ USD, tăng 3,6%;
Nhật Bản đạt 13,4 tỷ USD, tăng 9,9%; Hàn Quốc đạt 12,6 tỷ USD, tăng 5,3%.
Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc) về sản lượng
xuất khẩu giày dép với khoảng hơn 1 tỷ đôi các loại mỗi năm. Đặc biệt, giá xuất khẩu
trung bình của thế giới là 9,81 USD/đôi, trong khi đó giá của Việt Nam là 15
USD/đôi, cao gấp 1,6 lần so với giá trung bình của thế giới. Điều này cho thấy, chất
lượng sản phẩm giày dép của Việt Nam đã được cải thiện và được ghi nhận.
Về thị trường xuất khẩu, hiện giày dép Việt Nam đã có mặt tại trên 100 quốc
gia trên thế giới, trong đó có 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. 5 thị
trường có kim ngạch lớn nhất (chiếm trên 82,3% tổng kim ngạch xuất khẩu) gồm Mỹ,
Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Có thể kể đến một số
thị trường có kim ngạch tăng cao như: Mỹ tăng trên 10%; Trung Quốc, Hàn Quốc và
Nhật Bản tăng trên 20%... Đây cũng là những thị trường lớn của Việt Nam trong xuất
khẩu các sản phẩm túi, cặp khi chiếm tới 85,9% tổng kim ngạch xuất khẩu vali-túi.

Theo Lefaso, trong năm 2018, xuất khẩu túi, vali, ví, cặp của Việt Nam có xu
hướng giảm do cạnh tranh mạnh với các nước xuất khẩu. Tuy vậy, kim ngạch vẫn đạt
khá, khoảng 3,5 tỷ USD, trong đó, Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của mặt hàng này.
Đây là mặt hàng quan trọng giúp ngành da giày về đích thành công năm 2018. Đóng
góp chủ yếu cho kim ngạch xuất khẩu ngành da giày năm 2018 vẫn là khối doanh
nghiệp có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với kim ngạch 13,97 tỷ USD, chiếm
78,8%.
7


Tổng sản lượng giầy dép toàn cầu duy trì 23 tỷ đôi liên tục trong 2 năm qua sau
thời gian tăng trưởng bình quân 15% từ 2010 – 2014. Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ
và Việt Nam là các quốc gia sản xuất giầy dép lớn nhất thế giới với 70% tổng sản
lượng thế giới.
Sản xuất Da Giầy là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, tuy
nhiên, hiện nay sản xuất của Ngành Da Giầy vẫn chủ yếu theo hình thức gia công xuất
khẩu, với nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào theo chỉ định của khách hàng nhập
khẩu, do đó giá trị gia tăng của sản phẩm thấp và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp
từ nước ngoài. Hàng năm Việt Nam tiêu tốn hàng tỷ USD để nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa
hóa ngành Da-Giầy ở mức 50%, chưa đủ để đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu của các
Hiệp định thương mại (hầu hết là 55%) đã ký kết và đang trong quá trình đàm phán.
Đối với sản phẩm giầy dép da tỷ lệ nội địa hóa thậm chí còn thấp hơn do phụ thuộc
vào nguồn da thuộc nhập khẩu.
Ngành Da Giầy Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ những biến động của Trung
Quốc như: việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, giá nhân công tăng cao.
Bên cạnh đó, là việc nhiều nhà đầu tư ngành Da Giầy chuyển hướng sang đầu tư và
mở rộng sản xuất tại Việt Nam (tận dụng nguồn nhân công giá rẻ), vừa để giảm rủi ro
đầu tư tại Trung Quốc. Cùng với đó là sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài, kim ngạch xuất khẩu giầy dép năm 2017 đạt xx.xxx tỷ USD, tăng 12.7% so với
cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, tại Trung Quốc, do chi phí sản xuất có xu hướng

tăng, các doanh nghiệp Da Giày FDI có xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc
sang Việt Nam. Ngành Da Giầy được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh từ 8-15%
trong giai đoạn 2018 đến năm 2020 có thể đạt trên 19.1 tỷ USD.

8


Hình 2: Thị trường nhập khẩu hàng giày dép của Việt Nam
trong giai đoạn 2013-2018
Số liệu thống kê do Tổng cục Hải quan tổng hợp cho thấy Hoa Kỳ là thị trường
lớn nhất nhập khẩu hàng giày dép từ Việt Nam, chiếm khoảng 1/3 xuất khẩu giày dép.
Cụ thể trong năm 2017, Hoa Kỳ nhập khẩu giày dép xuất xứ Việt Nam với tổng kim
ngạch 5.113,1 triệu USD, tăng 14% so với cùng thời gian năm 2016. Trung Quốc là
thị trường lớn thứ hai nhập khẩu giày dép của Việt Nam với kim ngạch 1.140,6 triệu
USD, tăng 26%; tiếp theo là thị trường Bỉ với kim ngạch 907,5triệu USD, tăng 10%;
thị trường Đức: 992,6 triệu USD, tăng 30% và thị trường Nhật Bản: 751 triệu USD,
tăng 11,3% so với năm 2016. Hiện nay, mặt hàng giày dép của Việt Nam đã được tiêu
thụ tại hơn 100 thị trường trên thế giới.

9


Các yếu tố tích cực về triển vọng thị trường của giày dép Việt Nam: Thị
trường giày dép thế giới dự báo sẽ tăng trưởng tốt (đạt 371.8 tỷ USD vào năm 2020)
Việt Nam đã và đang ký kết các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với các thị trường
có tiềm năng lớn về giày dép (EU, Hoa Kỳ, châu Á Thái Bình Dương…), vì vậy có cơ
hội cạnh tranh lớn về giá so với nhiều nước xuất khẩu chưa có FTA Các bất cập có thể
ảnh hưởng tới triển vọng thị trường của giày dép Việt Nam: Nhu cầu thế giới biến
động (đặc biệt ở thị trường EU) Chính sách cạnh tranh của một số nước xuất khẩu
giày dép khác (phá giá đồng nội tệ để tạo lợi thế cho giá xuất khẩu, trợ cấp và các

chính sách khác giúp giảm chi phí đầu vào…)
1.1.2.

Trên Thế giới

Doanh thu toàn cầu từ xuất khẩu giày da theo quốc gia năm 2018 đạt 55,7 tỷ
USD. Số tiền đó phản ánh mức giảm -5% giá trị từ giày da xuất khẩu năm 2014 khi
doanh số quốc tế tương đương 58,6 tỷ USD. Hàng năm, xuất khẩu giày da tăng 8,7%
từ năm 2017 đến 2018.
Trong số các châu lục, các nước châu Á đã bán giày da xuất khẩu có giá trị đô
la cao nhất với các lô hàng trị giá 28,4 tỷ đô la hoặc 51% doanh số xuất khẩu trên toàn
thế giới cho mặt hàng này. Các nhà xuất khẩu châu Âu đứng sát phía sau, xuất khẩu trị
giá 24,9 tỷ USD, tương đương 44,8% tổng doanh thu toàn cầu. Tỷ lệ nhỏ hơn đến từ
Bắc Mỹ (1,6%), Mỹ Latinh (1,4%) không bao gồm Mexico nhưng bao gồm
Caribbean, Châu Phi (1,1%) sau đó là Châu Đại Dương (0,1%) chủ yếu là Úc và New
Zealand.

10


Đối với mục đích nghiên cứu, tiền tố mã hệ thống hài hòa 4 chữ số cho giày da
là 6403.

Hình 3: Bảng Top 10 nước xuất khẩu giày, dép lớn nhất Thế giới năm 2018
Theo giá trị, 15 quốc gia được liệt kê đã vận chuyển 82,6% tổng số giày da
xuất khẩu trong năm 2018. Trong số các nhà xuất khẩu hàng đầu, các nhà xuất khẩu
giày da tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2014 là: Campuchia (tăng 207,2%), Ba Lan
(tăng 117,4%), Việt Nam (tăng 55,6%) và Đức (tăng 26,5%).
Những quốc gia giảm doanh số bán giày da xuất khẩu của họ được dẫn đầu bởi:
Hồng Kông (giảm -51,3%), Trung Quốc (giảm -27,9%), Tây Ban Nha (giảm -20,4%),

Hà Lan (giảm -13,5%) và Ý ( giảm -11,4%).
Công ty xuất khẩu giày da: Dưới đây là danh sách các nhà sản xuất giày hàng
đầu từ các quốc gia là những người chơi chính trong thương mại giày da quốc tế. Thể
hiện trong ngoặc đơn là quốc gia nơi nhà sản xuất giày có trụ sở chính.
Quốc tế Belle (Trung Quốc)
Công ty giày Luigi Voltan (Ý)
Erich Rohde GmbH (Đức)
Camper (Tây Ban Nha)
Giày Brantano (Bỉ)
11


Foreva - Comércio de Calçado, S.A. (Bồ Đào Nha)
Liberty Shoes Limited (Ấn Độ)
Berluti (Pháp)
John lobb Bootmaker (Vương quốc Anh)
Allen Edmonds (Hoa Kỳ)
Một số hàng giày dép lớn nhất trên thị trường thế giới có thể kể đến là Nike
Inc., Nike Inc., Adidas AG, Puma AG, Under Armour Inc., Skechers, USA Inc., Jones
Apparel Group, Asics Corporation, Geox SpA, Wolverine Worldwide Inc., Ecco Sko
A/S, The Timberland Company, Deckers Outdoor Corporation, Genesco, Inc., Crocs,
New Balance

Hình 4: Thị phần giây dép thế giới giai đoạn 2011 – 2018
Xu hướng tăng trưởng trong tương lai: Thị trường giày dép dự kiến sẽ tăng giá
trị 3,3% mỗi năm đến năm 2021 với giá trị là 407 tỷ USD. Hầu hết trong số 10 quốc
gia hàng đầu sẽ có sự tăng trưởng về doanh số bán lẻ giày dép đến năm 2021, chỉ có
Pháp giảm.

12



Hình 5: Biểu đồ quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng của ngành giày dép từ
từ năm 2009 tới 2018
Thị trường giày dép toàn cầu được chia thành ba loại chính: giày thể thao
(30%), giày thông thường (40%) và các sản phẩm dựa trên mục tiêu và boom-or-bust
(30%). Ngành công nghiệp giày thể thao bị chi phối bởi Nike và Adidas và không có
nhiều cơ hội để vào cuộc bằng cách có sự chứng thực của các vận động viên All-Star.
Các công ty giày thông thường có xu hướng kích thước nhỏ hơn, và có xu hướng tập
trung vào thiết kế của họ hơn là tiếp thị. Với phong cách và xu hướng thay đổi liên
tục, các công ty giày thông thường phải linh hoạt và có thể điều chỉnh sản phẩm của
mình để theo kịp xu hướng thời trang hiện tại. Bởi vì điều này, các công ty giày thông
thường có thể tham gia thị trường dễ dàng hơn so với các đối tác giày thể thao của họ.
Thị trường giày thể thao toàn cầu được định giá 74,7 tỷ đô la vào năm 2011 và
được dự báo sẽ đạt 84,4 tỷ đô la vào năm 2018. Thị trường được dự báo sẽ được thúc
đẩy bởi các yếu tố như dân số tăng, tăng thu nhập khả dụng, nhận thức về sức khỏe
13


tăng. Nike, Adidas, Puma và Asics là những công ty lớn nhất cạnh tranh trong thị
trường giày thể thao toàn cầu, cùng nhau chiếm hơn 30% thị trường.
1.2.

Môi trường luật xuất, nhập khẩu tại Việt Nam
Quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm giày dép tuân thủ các quy định tại Chương 4

(quy tắc chung) và Phụ lục 4a (quy tắc riêng đối với từng nhóm hàng hóa, theo HS 02
số hoặc 04).
Cụ thể, đối với sản phẩm giày dép, quy tắc xuất xứ áp dụng đối với trường hợp
có một phần nguyên liệu không xuất xứ (hầu như tất cả giày dép xuất khẩu của Việt

Nam đều là trường hợp này) như sau:
Đối với tất cả các sản phẩm thuộc Chương 64 (giày, dép, ghệt, ủng, các sản
phẩm tương tự, các phần của các sản phẩm này) trừ sản phẩm mã 6406: Được sản xuất
từ tất cả các loại nguyên liệu ở bất kỳ mã HS nào, ngoại trừ việc lắp ráp mũ với đế
thuộc mã 6406.
Đối với sản phẩm thuộc mã 6406 (các bộ phận của giày, dép): Được sản xuất từ
tất cả các loại nguyên liệu ở bất kỳ mã HS nào trừ chính mã HS của sản phẩm đó.
1.3.

Môi trường chính trị trong nước
Việt Nam chính thức gia nhập CPTPP
Ngày 12/11/2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan đã được phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6,
Quốc hội khóa XIV. CPTPP được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế
giới hiện nay và sẽ được thực thi từ năm 2019. Hiệp định sẽ giúp mở rộng thị trường
xuất khẩu, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, cải cách chính sách theo hướng minh
bạch và thông thoáng hơn.
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đánh giá, với Hiệp định đối tác toàn diện
và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), kim ngạch xuất nhập khẩu có khả năng
tăng thêm khoảng 4,04% đến năm 2035. CPTPP có thể tạo thêm 20.000-26.000 việc
làm/năm. Hội nhập chính là con đường hiện thực hóa mục tiêu thịnh vượng của Việt
Nam. Về thu hút FDI, phần đầu tư của các thành viên CPTPP vào Việt Nam chiếm
khoảng 25% tổng mức đầu tư.
Thể chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai quyết liệt

14


Chính phủ kiến tạo trong những năm qua luôn hành động nhằm hỗ trợ doanh

nghiệp tư nhân phát triển, biểu hiện rõ nhất là nỗ lực xây dựng môi trường đầu tư kinh
doanh được cải thiện hơn với hàng loạt các điều kiện kinh doanh đã được nhiều bộ,
ngành cắt giảm như: Bộ Công Thương với tổng số 561 điều kiện đầu tư, kinh doanh
thuộc quản lý của Bộ này được cắt giảm; Bộ Tài chính với tổng số 164 điều kiện kinh
doanh thuộc lĩnh vực tài chính... Hay như chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước đã
phát huy tác dụng làm tăng trưởng nhiều ngành công nghiệp khả quan như thép, ô tô,
dược… hỗ trợ kịp thời cho tăng trưởng kinh tế.
Thị trường tiền tệ và tài chính, chứng khoán ổn định, linh hoạt
Chính sách tỷ giá chịu áp lực lớn từ việc tăng giá của đồng USD trên thế giới
do tác động từ căng thẳng quan hệ thương mại Mỹ - Trung và động thái tăng lãi suất
của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). NHNN đã chủ động nâng giá đồng nội tệ với mức
biến động trong tầm kiểm soát nhằm giảm những tác động tiêu cực từ biến động của
tỷ giá tới doanh nghiệp, nền kinh tế. Đây được đánh giá là động thái phù hợp và tích
cực. Ngoài ra, mặt bằng lãi suất cũng tương đối ổn định; Tăng trưởng tín dụng ở mức
17%, đáp ứng đủ yêu cầu vốn cho nền kinh tế, nhất là lĩnh vực sản xuất - kinh doanh.
Thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 1,35 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3% so với dự
toán và tăng 5,5% so với năm 2017.
Đáng chú ý, thị trường chứng khoán năm 2018 cũng được đánh dấu sự trở lại
với việc tăng lên 1.000 điểm, mốc của 10 năm về trước nhưng sau đó giảm và giao
dịch quanh mức 920 điểm. Dù vậy, năm 2018 là năm bùng nổ của nhiều doanh nghiệp
tỷ USD chào sàn, vốn hóa thị trường cao kỷ lục như HDB, Vinhome, TCB, TPB, nâng
vốn hóa thị trường lên cao nhất từ trước tới nay.
Một số thỏa hiệp quốc tế mà Việt Nam đã kí kết:
 Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á –
Âu
 Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)
 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
 Hiệp định FTA giữa Việt Nam và khối Thương mại tự do Châu Âu
(EFTA)
 Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Việt Nam và Liên minh Hải quan


15


1.4.

Môi trường nhân khẩu

Theo thống kê dân số thế giới đến ngày 04/01/2018, thế giới hiện có 7,59 tỷ người.

Hình 6: Bảng Top 20 nước có dân số đông nhất thế giới
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm 42% thị trường giày thể thao, với
87% tất cả giày thể thao được sản xuất tại khu vực này. Đàn ông chiếm 62% thị
trường giày thể thao và phụ nữ chiếm 29%. Nhu cầu cao hơn từ châu Á Thái Bình
Dương này là do dân số khổng lồ, lượng người hâm mộ thể thao tăng, mức độ việc
làm tăng và GDP tăng. Khu vực này cũng được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng lớn
nhất, với CAGR ước tính từ 3,0% đến 3,5% từ năm 2009 đến 2017.
1.5.

Môi trường công nghệ
Việt Nam đang và cần đẩy mạnh hơn quá trình đổi mới máy móc, thiết bị và

thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thuộc da và tạo nền tảng hạ tầng cho ngành da giày mở
rộng cơ hội tiếp cận công nghệ sản xuất giày cao cấp lâu đời; đẩy mạnh liên kết giữa
các doanh nghiệp theo dạng chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn khi tiếp
16


cận thị trường các nước đối tác và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu với lợi thế
về nguồn nhân lực “vàng”, môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, kiểm soát chặt chẽ

hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ tốt quyền sở hữu trí tuệ cho các thương hiệu
lớn.
Có thể nói, yêu cầu và động lực cho phát triển ngành da giày Việt Nam ngày
càng hội tụ và cộng hưởng từ việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, nâng cao
yêu cầu về chất lượng hàng hóa, những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức
cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu; khả năng giải quyết tranh chấp thương mại, hỗ
trợ thông tin thị trường thế giới và phát triển thị trường trong nước; tăng cường đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ, hiện đại hóa máy móc, thiết bị, đào tạo đội ngũ
quản lý kỹ thuật; tuân thủ những cam kết liên quan đến sở hữu trí tuệ, bảo vệ người
tiêu dùng; cơ cấu lại sản xuất để giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực vượt qua
các hàng rào kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu khách hàng; hình thành các quy hoạch khu
công nghiệp dành riêng cho ngành sản xuất da giày, với hệ thống đồng bộ kết cấu hạ
tầng về xử lý ô nhiễm môi trường nước thải trong sản xuất; xây dựng các vùng
nguyên, phụ liệu (da nguyên liệu, xơ bông, xơ nhân tạo, hóa chất); cải thiện năng lực
tiếp thị, thiết kế mẫu mã, phát triển thị trường sản phẩm; tăng trách nhiệm xã hội và
bảo vệ môi trường, hướng tới sản xuất xanh - sạch hơn và phát triển bền vững trong
hội nhập…
2. Môi trường vi mô
2.1.

Giới thiệu doanh nghiệp
Tháng 1/ 2012 Đông Hưng Group được hình thành theo mô hình tổng công ty
với các thành viên là: Công ty Giày Hiệp Trí, Công ty Giày Duy Hưng, Công ty cổ
phần công nghiệp Đông Hưng với hơn 10.000 lao động. Nhà xưởng hiện tại với diện
tích 120.000m2, 22 dây chuyền sản xuất giày vải, giày trẻ em và giày thể thao.
Với 12 nhãn hàng giày ngoại đang hợp tác cùng Đông Hưng như: Reebook,
Puma, Keds, Burberry... mỗi nhãn hàng chiếm từ 10% - 15% thị phần xuất khẩu của
DN. Đến nay, Đông Hưng đã và đang cố gắng làm chủ công nghệ trong toàn bộ quy
trình sản xuất, chủ động thiết kế mẫu mã và nội địa hóa hơn 90% sản phẩm giày xuất
khẩu, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD. Qua quá trình hình thành và phát


17


triển hơn 25 năm, Đông Hưng Group là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh
vực thiết kế, sản xuất và phân phối giày dép trên thị trường trong và ngoài nước.
Cùng với sự phát triển của các tuyến dịch vụ vào Cái Mép, Đông Hưng tăng
cường lượng hàng xuất tàu tại Cái Mép, do đó 90% lượng hàng xuất hạ tại các ICD ra
cảng TCIT và Đông Hương là một trong những khách hàng lớn của Cảng Tân cảngCái
Mép. Do nhu cầu của công ty ngày càng lớn và trên đà phát triển tốt nên ngày
25/07/2015, tập đoàn chính thức khai trương Công ty TNHH Đông Hưng Logistics
quy mô hiện tại có khoảng 20 đầu kéo và hơn 80 cái rơ-móc trước mắt công ty này chỉ
phục vụ chủ yếu cho Tập đoàn và các doanh nghiệp đối tác. Hiện Đông Hưng cũng
đang cố gắng tăng cường lượng hàng xuất hạ trực tiếp tại Cái Mép để chủ động hơn
trong các kế hoạch xuất tàu. Năm 2015, sản lượng của tập Đoàn tăng lên 20% so với
2014.
Trong năm 2016, Tập đoàn đã chú trọng sản xuất giày phát triển thị trường nội
địa theo tiêu chí nâng cao thương hiệu Việt “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”
nên sản lượng của tập đoàn tăng 15%/ năm. Năm 2017 được dự báo là năm khó khăn
cho ngành sản xuất giày tuy nhiên quý 1/2017 sản lượng của Tập đoàn cũng tăng
khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đông Hưng cũng sẽ đầu tư thêm một nhà máy
sản xuất Hà Gia ở Đồng Nai chuyên cung cấp thị trường trong nước với 2 thương hiệu
Ananas và Terg
3 tháng đầu năm 2016, công ty đã xuất được hơn 2,5 triệu đôi giày ra thị trường
nước ngoài. Ngay từ đầu công ty đã xác định chiến lược là làm hàng gia công xuất
khẩu. Tuy vậy, công ty cũng không buông thị trường nội địa. Đông Hưng Vẫn ưu tiên
gia công để giữ ổn định nguồn nhân lực, song song đó là tự sản xuất để xuất khẩu và
phát triển thị trường nội địa. Tuy có vẻ chậm chân hơn về sản phẩm may mặc, song
hai nhãn hàng giày Ananas (giá trung bình) và Tergo (giá cao) của Đông Hưng đã bắt
đầu được chú ý.

2.2.

Khách hàng mục tiêu
Đối tượng khách hàng mà thương hiệu giày Ananas muốn hướng đến là học
sinh, sinh viên, người tiêu dùng trẻ tuổi. Và chủ yếu đến từ 3 tỉnh thành là TP. Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Hà Nội.
18


Với mức thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/tháng, đại đa số người tiêu
dùng sẽ dễ dàng chấp nhận và lựa chọn những đôi giày có mức giá khoảng từ 300.000
- 500.000 đồng/đôi.
Trong khi đó, với mức thu nhập cao hơn, khoảng 15 triệu đồng/tháng thì họ có
thể lựa chọn sản phẩm tầm trên dưới 1 triệu đồng/đôi. Vì thế, trước mắt Đông Hưng
chỉ tập trung vào hai phân khúc khác hàng này
2.3.

Đối thủ cạnh tranh
2.3.1. Giày bitis
Bitis là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành sản xuất kinh doanh
giày dép và cũng là thương hiệu có uy tín trên thị trường thế giới với các loại sản
phẩm đa dạng, chất lượng cao. Giày Bitis có nhiều tính năng như thông thoáng, có khả
năng chịu được lực va đạp, độ mài mòn cao, nhưng vẫn đảm bảo tính êm dịu.
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu và thực hiện chủ
trương mở cửa nền kinh tế, Bitis đã tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Cho đến nay Bitis đã có mặt trên 40 quốc gia trên toàn thế giới và được sự tin
dùng của nhiều thị trường khó tính như Hàn quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Anh ,
Pháp,Nga,…
2.3.2. Thương hiệu COX Shoes
COX Shoes là một thương hiệu giày Việt chuyên xuất khẩu ra nước ngoài. Vì

thế, chất lượng sản phẩm ở đây khá đảm bảo. Cũng như những hãng giày nội địa trên,
các thiết kế của COX Shoes toàn là những kiểu dáng rất cơ bản. Màu sắc của những
đôi giày ở đây cũng không mấy đặc sắc mà chủ yếu là những màu dễ phối với quần áo
khác nhau. Phong cách mà thương hiệu này hướng đến là đơn giản, thanh lịch. Gía
một đôi giày Cox Shoes từ khoảng 300k đến 400k
2.3.3. Thương hiệu More Than Basis
Mẫu mã tại More Than Basis chủ yếu là những đôi giày sneakers kiểu dáng
đơn giản, unisex, màu cơ bản, dễ phối cùng với nhiều trang phục khác nhau. Càng về
sau, các thiết kế của hãng giày “nội địa” này càng đa dạng hơn và chịu khó chạy theo
mốt thời trang hiện hành với các kiểu giày thêu, hoạ tiết nhiệt đới, ánh kim,… phù
hợp với từng mùa, từng dịp trong năm.
19


Ngoài ra còn có một số thương hiệu giày sneaker nổi tiếng trên thế giới rất
được khách hàng ưa chuộng như Nike, Adidas, Converse,…
2.3.4. Một số sản phẩm thay thế
Giá giày sneaker thường có giá rất cao, nên khách hàng có thể chuyển
sang các sản phẩm thay thế khi mẫu mã của các sản phẩm sneaker không phù
hợp với xu thế ngày này, vì họ sẽ cảm thấy không tương ứng với số tiền mà họ
sẽ bỏ ra để mua một đôi giày mắc tiền.
II.

LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
2.1.

Thị trường Indonexia

Indonesia (tên chính thức: Cộng hòa Indonesia), được mệnh danh là "Xứ sở
vạn đảo", lãnh thổ của nó bao gồm 13.487 hòn đảo, có tổng diện tích đất 1.904.570

kilômét vuông
1.Dân số:
Dân số hiện tại của Indonesia là 269.979.300 người (cập nhật ngày 31/8/2019
theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc), chiếm 3,51% dân số thế giới. Đứng thứ 4
thế giới và đứng thứ 3 Châu Á về dân số. Mật độ dân số là 149 người/km2 với 55,52
dân số sống ở thành thị (147.603.006 người vào năm 2018). Độ tuổi trung bình ở
Indonesia là 29 tuổi. (Nguồn danso.org)
2.Kinh tế:
Indonesia có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những nền kinh
tế thị trường mới nổi trên thế giới. Đất nước này cũng là thành viên của G20 và được
phân loại là một quốc gia mới công nghiệp hóa. Đây là nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế
giới tính theo GDP danh nghĩa (1.022 nghìn tỷ USD) và lớn thứ 7 tính theo GDP –
PPP (sức mua tương đương – 3.494 nghìn tỷ USD). Nhưng do dân số quá đông nên
GDP bình quân đầu người của Indonesia chỉ xếp hạng dưới mức trung bình thế giới.
Indonesia vẫn phụ thuộc vào thị trường trong nước và chi tiêu ngân sách của chính
phủ và quyền sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước (chính phủ trung ương sở hữu
141 doanh nghiệp). Việc quản lý giá của một loạt các mặt hàng cơ bản (bao gồm gạo
và điện) cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường của Indonesia.

20


Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, phần lớn nền kinh tế đã được kiểm soát bởi các cá
nhân và công ty nước ngoài của Indonesia.
3.Đối ngoại:
Là một trong những thành viên sáng lập Hiệp Hội ASEAN, Indonesia luôn lấy
các nước trong khu vực ASEAN làm nền tảng cho các chính sách ngoại giao.
Indonesia cũng là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,
nhiệm kỳ 2019-2020.
Trong năm 2018, Indonesia đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan như Hiệp hội

các quốc gia vành đai Ấn Độ Dương (IORA), Hội nghị Thượng đỉnh Đối thoại Hàng
hải Indonesia – Châu Phi.
Tại Hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2018 ở
Singapore, Indonesia cũng khởi xướng Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về
việc hợp tác chống rác thải nhựa, ngăn ngừa ô nhiễm biển.
Tại cuộc họp báo quốc tế thường niên (9/1/2018) nhằm đánh giá lại hoạt động
đối ngoại trong năm 2017 và công bố một số trọng tâm chính sách ngoại giao của
Indonesia trong năm 2018, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Bà Retno Marsudi đã đúc
kết kết quả công tác chính sách đối ngoại của Indonesia trong 4 năm qua với 4 ưu tiên
ngoại giao chính, đó là duy trì chủ quyền quốc gia, bảo vệ công dân Indonesia ở nước
ngoài, ngoại giao kinh tế và vai trò của Indonesia trong khu vực và toàn cầu.
Nhằm tận dụng cơ hội phục hồi kinh tế toàn cầu, Indonesia sẽ tăng cường đàm
phán thương mại và hợp tác kinh tế, cả CEPA, FTA và PTA.
Ngoài ra, các cuộc đàm phán các Hiệp định đầu tư song phương thế hệ mới
cũng sẽ được tăng cường với các nước đối tác.
4.Văn hóa:
Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới; tuy nhiên
khác với Malaysia và Brunei, trong Hiến pháp Indonesia không đề cập tới tôn giáo
này là quốc giáo (do vậy không thể coi Indonesia là một quốc gia Hồi giáo giống như
các nước Tây Á, Bắc Phi, Malaysia và Brunei). Indonesia theo thể chế cộng hòa với
một bộ máy lập pháp và Tổng thống do dân bầu.
Có khoảng 300 sắc tộc bản địa và 742 ngôn ngữ cùng thổ ngữ khác nhau đang
được nói ở Indonesia. Nhóm đông nhất là người Java, chiếm 42% dân số, và có ưu thế
21


văn hóa cũng như chính trị. Người Sunda, Malay, và Madur là các nhóm lớn nhất
ngoài Java. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Indonesia, một phiên bản bị biến đổi
của tiếng Malay, được sử dụng trong thương mại, hành chính, giáo dục và truyền
thông, nhưng hầu hết người Indonesia nói các thứ tiếng địa phương, như tiếng Java,

như là tiếng mẹ đẻ của họ.
5. Pháp luật
Quy định số 67/M-DAG/PER/11/2013 và Quy định số 10/M-DAG/PER/1/2014
về yêu cầu dán mác hàng hóa nhập khẩu bằng tiếng Indonesia để phân phối, tiêu thụ
trong Indonesia.
Bộ Thương mại Indonesia công bố quy tắc chặt chẽ hơn, gọi là Số 66 năm 2018,
có nghĩa là các nhà nhập khẩu cần phải có một trong hai loại số nhập Xác định, bao
gồm API-P và API-U, do Bộ ban hành.
Nếu được nhập khẩu từ nước đã được Indonesia công nhận Hệ thống kiểm soát
an toàn thực phẩm, trước khi sản phấm được đưa lên phương tiện vận chuyển để xuất
khẩu, doanh nghiệp phải thực hiện “thông báo trước” về lô hàng thông qua trang web
chính

thức

của



quan

Kiểm

dịch

Nông

nghiệp

Indonesia


(IAQA)

http://www/karantina.deptan.go.id
Hiệu lực từ ngày 27 tháng 4 năm 2017, Indonesia sẽ áp dụng quy định nhập khẩu
PMK 182/PMK.04/2016, với những thay đổi sau:
-

Hạn mức miễn trừ tối thiểu cho hàng nhập khẩu vào Indonesia tăng từ 50
USD lên 100 USD1. Quá trình thông quan đối với hàng hoá vượt quá giới
hạn miễn giảm tối thiểu mà trước đây dựa trên trọng lượng, giờ đây sẽ dựa

-

trên giá trị hải quan.
Các lô hàng có trị giá hải quan lớn hơn hoặc bằng 100 USD và thấp hơn
hoặc bằng 1.500 USD có thể đủ điều kiện thông quan theo một trong các quy
trình sau: thông quan bằng thư ủy thác gửi hàng (với thuế suất 7%) hoặc

-

thông quan bằng cách nộp Tờ khai nhập khẩu PIBK / PIB2.
Các lô hàng có giá trị hải quan lớn hơn 1.500 USD có thể được xử lý bằng tờ
khai nhập khẩu PIBK2 hoặc PIB2.

22


Để ghi nhận thông tin kiểm soát hải quan về nhãn hiệu và bản quyền với Hải
quan Indonesia, chủ sở hữu cần cung cấp:

+ Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hoặc bản quyền do cơ quan Sở hữu trí
tuệ Indonesia cấp.
+ Thông tin về hang hóa xuất nhập khẩu như: tên, nhãn hiệu, tên hang hóa, tên
nhà sản xuất và nhập khẩu, bao bì sản phẩm, lộ trình phân phối tiếp thị cũng
như số lượng sản phẩm được bán (đối với nhãn hiệu).
+ Thông tin liên quan đến tác phẩm (đối với Bản quyền).
+ Trong trường hợp Nhà nhập khẩu được ủy quyền sản xuất/phân phối sản
phẩm từ chủ sở hữu nhãn hiệu (Trademark Licence) thì cũng cần đăng ký
việc này với Cơ quan nhãn hiệu, bản quyền và hải quan Indonesia.
6. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu sang Indonesia:
- Thuận lợi:
Trước hết, lợi thế của Indonesia là thị trường quy mô rộng lớn với dân số gần
270 triệu người, xếp thứ 4 trên thế giới, và đứng đầu tại ASEAN - Indonesia đã và
đang trở thành một thị trường trọng điểm và hết sức tiềm năng tại khu vực châu Á nói
riêng và thế giới nói chung.
Ngoài ra, Indonesia có hệ thống phân phối hàng hóa tốt, nhu cầu tiêu thụ hàng
nhập khẩu lớn. Bên cạnh đó, đời sống và thu nhập bình quân đầu người của Indonesia
hiện ở mức 10.000 USD/người/năm và được dự báo tăng lên gấp đôi vào năm 2020.
Indonesia cũng được định vị là nước đang phát triển với dân số trẻ lớn, tầng lớp trung
lưu ngày càng tăng ở Jakarta và các thành phố hạng hai khác, đem lại nhiều tiềm năng
về chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng. Hệ thống thương mại điện tử tại Indonesia
cũng đang phát triển hết sức mạnh mẽ khiến cho việc mua sắm, chi tiêu của người dân
Indonesia hết sức thuận tiện và dễ dàng.
-

Khó khăn:
Tuy nhiên, thu nhập của người dân Indonesia không cao, do vậy sức tiêu thụ

hàng hóa yếu, và đây là điểm bất lợi đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này.
Ngoài ra, hơn 86% dân số theo đạo Hồi, nên các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là thực

phẩm đều phải có chứng nhận là hàng “halal” (tiêu chuẩn đạo Hồi).
Quy định đối với mặt hàng nhập khẩu chưa minh bạch và phức tạp; giá thành
sản phẩm nhập khẩu thường cao hơn sản phẩm sản xuất nội địa, nên doanh nghiệp
xuất khẩu phải tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. đặc biệt việc vận chuyển trong nội
23


địa Indonesia khá khó khăn, làm đội chi phí lên rất nhiều, và nếu vận chuyển hàng
tươi sống, doanh nghiệp phải bảo quản tốt nếu không hàng hóa có khả năng bị hư
hỏng trong quá trình vận chuyển. Mặt khác, Indonesia cũng đặt ra nhiều yêu cầu kĩ
thuật, kiểm dịch, hàng rào phi thuế quan ngày càng khắt khe đã và đang đặt thêm
nhiều rào cản cho xuất khẩu sản phẩm của ta vào thị trường này.
7. Một số chỉ tiêu kinh tế:

Chỉ tiêu

2016

GDP (nghìn
USD)

tỷ 932,066

2017

2018

1,015,290

1,022,450


Tăng trưởng GDP

5,0%

5,1%

5,2%

Tỷ lệ lạm phát

3,02%

3,81%

3,2%

Kim ngạch xuất 19,09
khẩu (tỷ USD)

20,19

20,97

Kim ngạch nhập 135,65
khẩu (tỷ USD)

156,94

188,7


Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Indonesia
8. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Indonesia:
Về kinh tế, hợp tác thương mại và đầu tư song phương của cả hai nước đã cho
thấy sự tăng trưởng tích cực. Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2018, thương mại giữa
Việt Nam – Indonesia đạt 7,65 tỷ USD, theo đó xuất khẩu đạt 3,24 tỷ USD, tăng
23,93% và nhập khẩu trên 4,4 tỷ USD, tăng 33,12% so với cùng kỳ năm 2017. Như
vậy, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Indoensia là 1,16 tỷ USD, tăng 67,82%.
Về đầu tư, đầu tư của Indonesia vào Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2018
(tháng 1 – 11/2018) đạt 122,32 triệu đô la Mỹ. Như vậy, đến cuối tháng 11/2018, đầu
tư của Indonesia vào Việt Nam đã đạt 74 dự án với tổng giá trị là 585,09 triệu USD,
xếp thứ 28, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng thứ tự các quốc gia đầu tư vào Việt
Nam. Đầu tư của Indonesia vào Việt Nam bao gồm các hình thức liên doanh, 100%
vốn đầu tư nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Các lĩnh vực kinh
24


doanh của các nhà đầu tư Indonesia vào Việt Nam khá đa dạng, gồm công nghiệp chế
biến; nhà ở, thực phẩm và đồ uống; hỗ trợ y tế và xã hội; khai thác than; xi măng, vận
tải và kho bãi; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa; nông lâm nghiệp; nghệ thuật và giải trí;
xây dựng; dịch vụ hành chính và hỗ trợ; thông tin truyền thông.
Về chính trị, Indonesia và Việt Nam đã ký Tuyên bố chung về An ninh. Cả hai
nước cũng chấp nhận nguyên tắc đường không đơn, phân biệt giữa Đường thềm lục
địa với đường đặc quyền kinh tế (EEZ) vào năm 2018 và Indonesia đang mong muốn
hợp tác với Việt Nam để đẩy nhanh việc hoàn tất đàm phán về vùng đặc quyền kinh tế
(EEZ).
Là đối tác chiến lược duy nhất của Indonesia trong khu vực ASEAN, Việt Nam
sẽ luôn là đối tác quan trọng đối với Indonesia. Phù hợp với các ưu tiên chính sách đối
ngoại của Indonesia, Indonesia mong muốn hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy hoàn tất
đàm phán về Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), bảo vệ công dân Indonesia sống tại Việt

Nam, tăng cường hợp tác kinh tế cũng như duy trì ổn định và an ninh khu vực. Liên
quan đến hợp tác kinh tế, đầu tháng 1 năm 2019, Đại sứ quán Indonesia đã có Tùy
viên Thương mại tại Hà Nội - đó là một trong những nỗ lực cụ thể để đạt được mục
tiêu thương mại song phương 10 tỷ USD vào năm 2020.
9. Thị trường giày dép ở Indonesia:
Năm 2018, Indonesia xếp thứ 4 trong top 10 sản xuất giày và xếp thứ 3 trong
10 quốc gia xuất khẩu giày nhiều nhất thế giới.
Hơn nữa, Indonesia đã ký CEPA với Australia và Hiệp hội Thương mại tự do
châu Âu (EFTA). Điều này có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các sản
phẩm sản xuất của nước này. Ngành công nghiệp giày dép là một trong những ngành
sản xuất chủ lực có khả năng đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc gia Indonesia.
Điều này được phản ánh trong sự tăng trưởng của tập đoàn công nghiệp da, với hàng
hóa da và giày dép tăng đáng kể 9,42% trong năm 2018, so với 2,22% năm 2017.
Thành tựu năm 2018 đã vượt quá mức tăng trưởng kinh tế quốc gia ở mức
5,17%. Xuất khẩu giày dép của quốc gia này cũng tăng 4,13%, từ 4,91 tỉ USD năm
2017 lên 5,11 tỉ USD năm 2018.
25


×