Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu khả năng ức chế tế bào ung thư của nano bạc tổng hợp từ dịch chiết cây đu đủ rừng trevesia palmata (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

HOÀNG NGỌC TRUYỀN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ
CỦA NANO BẠC TỔNG HỢP TỪ DỊCH CHIẾT CÂY
ĐU ĐỦ RỪNG TREVESIA PALMATA

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC ỨNG DỤNG

THÁI NGUYÊN – 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

HOÀNG NGỌC TRUYỀN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ
CỦA NANO BẠC TỔNG HỢP TỪ DỊCH CHIẾT
CÂY ĐU ĐỦ RỪNG TREVESIA PALMATA
Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Mã số: 84 20 201

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thanh Hương

THÁI NGUYÊN – 2020



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Mọi kết quả thu được
không chỉnh sửa hoặc sao chép từ các nghiên cứu khác. Mọi trích dẫn trong luận
văn đều ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Hoàng Ngọc Truyền


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, em đã nhận
được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình!
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo - TS. Lê
Thị Thanh Hương - người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu để em có thể hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Phú Hùng, Trưởng khoa Công nghệ
Sinh học, trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã hướng dẫn, chỉ bảo cho em
trong thực hiện thí nghiệm đánh giá mức độ biểu hiện gen của phức hệ nano bạc
trên dòng tế bào ung thư dạ dày MKN45.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Hảo, Giảng viên khoa Vật lý
và Công nghệ, trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong công
việc điều chế phức hệ nano bạc - dịch chiết Đu đủ rừng.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo khoa Công
nghệ Sinh học, trường Đại học Khoa học và bộ phận đào tạo Sau Đại học - Đại
học Khoa học Thái Nguyên, Phòng Thí nghiệm Y sinh - Khoa Công nghệ Sinh
học trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên em trong suốt thời gian qua!
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả

Hoàng Ngọc Truyền


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Khái quát về cây Đu đủ rừng ......................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm phân loại ............................................................................... 3
1.1.2. Thành phần hóa học .............................................................................. 4

1.1.3. Công dụng của cây Đu đủ rừng ............................................................ 5
1.2. Nano bạc, phương pháp tổng hợp và ứng dụng ............................................. 6
1.2.1. Khái quát về nano bạc ........................................................................... 6
1.2.2. Các phương pháp tổng hợp nano bạc .................................................... 7
1.2.3. Vai trò của nano bạc tạo ra bằng phương pháp tổng hợp xanh trong y học .. 9
1.3. Khái quát về ung thư và ung thư dạ dày ...................................................... 10
1.3.1. Khái quát về ung thư ........................................................................... 10
1.3.2. Ung thư dạ dày .................................................................................... 10
1.4. Apoptosis ...................................................................................................... 14
1.4.1. Giới thiệu............................................................................................. 14
1.4.2. Apoptosis trong ung thư ...................................................................... 15
1.4.3. Trị liệu apoptosis và ung thư............................................................... 17
1.5. Gốc oxy hóa tự do ROS ............................................................................... 17
1.5.1. Giới thiệu............................................................................................. 17
1.5.2. Hệ thống oxy hóa trong cơ thể ............................................................ 18
1.5.3. Trạng thái stress oxy hóa .................................................................... 19
1.5.4. AgNP gây ROS trong ung thư ............................................................ 19


iv

1.6. Realtime PCR ............................................................................................... 21
1.6.1. Giới thiệu............................................................................................. 21
1.6.2. Realtime RT-PCR ............................................................................... 23
1.6.3. Định lượng tương đối nghiên cứu biểu hiện gen ................................ 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 26
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................. 26
2.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu.................................................................... 26
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 27

2.4.1. Phương pháp thu thập và định loại ..................................................... 27
2.4.2. Phương pháp xử lý và thu dịch chiết lá cây Đu đủ rừng .................... 27
2.4.3. Phương pháp tổng hợp phức hệ AgNPs-TrP ...................................... 27
2.4.4. Xác định tính chất lý hóa của AgNPs-TrP .......................................... 28
2.4.5. Các phương pháp phân tích đặc tính sinh học chống ung thư của phức
hệ AgNPs-TrP ............................................................................................... 29
2.4.6. Phân tích thống kê ............................................................................... 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 32
3.1. Kết quả thu thập, xử lý mẫu ......................................................................... 32
3.1.1. Thu thập mẫu xác định tên khoa học của cây Đu đủ rừng.................. 32
3.1.2. Kết quả thu dịch chiết ......................................................................... 32
3.2. Tổng hợp và xác định tính chất lý hóa của phức hệ AgNPs-TrP................. 32
3.2.1. Tổng hợp phức hệ AgNPs-TrP ........................................................... 32
3.2.2. Phân tích phổ UV-Vis ......................................................................... 33
3.2.3. Phân tích nhiễu xạ tia X (XRD) và phổ hồng ngoại biến đổi chuỗi
Fourier FT-IR ................................................................................................ 35
3.2.4. Phân tích hình dạng, kích thước bằng kính hiển vi điện tử truyền qua
TEM .............................................................................................................. 37
3.3. Ảnh hưởng của phức hệ AgNPs-TrP lên sự tăng sinh của tế bào ung thư dạ
dày MKN45 ......................................................................................................... 38
3.4. Ảnh hưởng của phức hệ AgNPs-TrP lên sự sản sinh các gốc oxy hóa tự do
(ROS) trong tế bào ung thư ................................................................................. 39


v

3.5. Ảnh hưởng của phức hệ AgNPs-TrP lên sự biểu hiện các gen liên quan tới
sự sản sinh các gốc tự do (ROS) ......................................................................... 41
3.6. Ảnh hưởng của phức hệ AgNPs-TrP lên sự biểu hiện các gen liên quan tới
sự chết tế bào theo chương trình apoptosis ......................................................... 44

3.6.1. Tác động của phức hệ AgNPs-TrP lên sự biểu hiện của gen Caspase 8,
Caspase khởi động apoptosis ........................................................................ 44
3.6.2. Tác động của phức hệ AgNPs-TrP lên sự biểu hiện của gen Caspase 3,
Caspase thực thi apoptosis ............................................................................ 45
3.6.3. Tác động của phức hệ AgNPs-TrP lên sự biểu hiện của gen ức chế
apoptosis BCL2 ............................................................................................. 47
3.7. Ảnh hưởng của phức hệ AgNPs-TrP lên sự biểu hiện của các gen liên quan
tới khả năng chống oxy hóa của tế bào ............................................................... 52
3.7.1. Tác động của phức hệ AgNPs-TrP lên sự biểu hiện của các enzyme
xúc tác loại bỏ các gốc tự do superoxyde ..................................................... 48
3.7.2. Tác động của phức hệ AgNPs-TrP lên sự biểu hiện của các enzyme
giải độc aldehyd ............................................................................................ 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 51
1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 53


vi

CHỮ VIẾT TẮT
AgNPs

Silver nanoparticles – Các hạt nano bạc

AgNPs-TrP

Silver nanoparticles-Trevesia palmata: Phức hệ nano bạc dịch
chiết Đu đủ rừng


ALDH

Aldehyde dehydrogenase

APL

Alkylphospholipid

CSC

Cancer stem cell - Tế bào gốc ung thư

cDNA

Complementary DNA

NCDs

Noncommunicable diseases - Bệnh không lây nhiễm

DNA

Deoxyribonucleic acid

FACS

Fluorescence activated cell sorting

IARC


International Agency for Research on Cancer - Cơ quan Quốc
tế Nghiên cứu về Ung thư

GC

Gastric cancer - Ung thư dạ dày

mRNA

RNA thông tin

H. pylori

Helicobacter pylori

ROS

Reactive oxygen species - Các dạng oxy hóa tự do

RA

Retinoic acid

RNA

Ribonucleic acid

SCCHN

Squamous cell carcinoma of the head and neck - Ung thư biểu

mô tế bào vảy ở đầu và cổ

XRD

X-ray difractometry - Nhiễu xạ tia X

TEM

Transmission Electron Microscopy - Kính hiển vi điện tử
truyền qua

FT-IR

Fourier-transform infrared spectroscopy - Quang phổ hồng
ngoại biến đổi chuỗi Fourier


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Cấu trúc aglycon của các saponin phân lập từ hai loài
Trevesia palmata (Roxb. & Lindl) Vis. và Trevesia

sundaica Miq

4

Hình 1.2

Các phương pháp tổng hợp AgNPs

8

Hình 1.3

Biểu đồ khuếch đại đặc trưng trong Realtime PCR

22

Hình 3.1

Cây Đu đủ rừng Trevesia palmata (Roxb. & Lindl.) Vis.
(Cây và lá) thu thập tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

33

Hình 3.2

Phản ứng tổng hợp AgNPs-TrP

34

Hình 3.3


Phổ hấp phụ UV-vis của phức hệ AgNPs-TrP

36

Hình 3.4

Hình ảnh nhiễu xạ tia X (XRD) của phức hệ AgNPs-TrP
và phổ hấp thụ hồng ngoại biến đổi Fourier

38

Hình 3.5

Hình dạng hạt nano chụp bằng kính hiển vi điện tử truyền
qua và biểu đồ phân bố kích thước hạt

40

Hình 3.6

Hình ảnh ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư dạ dày
MKN45 của phức hệ AgNPs-TrP

42

Hình 3.7

Tác động của phức hệ AgNPs-TrP lên sự sản sinh các gốc
oxy hóa tự do (ROS)


43

Hình 3.8

Mức độ biểu hiện của gen NOX4

46

Hình 3.9

Mức độ biểu hiện của gen DUOX2

47

Hình 3.10 Mức độ biểu hiện của gen Caspase 8

49

Hình 3.11 Mức độ biểu hiện của gen Caspase 3

51

Hình 3.12 Mức độ biểu hiện của gen BCL2

52

Hình 3.13 Mức độ biểu hiện của SOD1

54


Hình 3.14 Mức độ biểu hiện của SOD2

55

Hình 3.15 Mức độ biểu hiện của ALDH

56

DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 2.1

Tên bảng
Trình tự mồi dùng trong xác định biểu hiện gen

Trang
31


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của tổ chức Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC)
năm 2018, bệnh ung thư cướp đi sinh mạng khoảng 9,6 triệu người trên thế giới
và 18,1 triệu ca mắc mới. Gần một nửa số ca mắc (48,4%) và trên một nửa (57,3%)
số ca tử vong do ung thư trên thế giới xảy ra ở châu Á, một phần bởi vì gần 60%
dân số toàn cầu tập chung ở đây. Châu Âu chiếm 23,4% tổng số trường hợp ung
thư và 20,3% các ca tử vong do ung thư, mặc dù nó chỉ đại diện cho 9% dân số

toàn cầu. Tiếp theo là châu Mỹ với 21% số ca mắc và 14,4% số ca tử vong, ở châu
Phi tỷ lệ này là 5,8% và 7,3%; thấp nhất là châu Đại dương với tỷ lệ 1,4 và 0,7%
cho tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do ung thư gây ra [17].
Cây Đu đủ rừng có tên khoa học Trevesia palmata thuộc họ Nhân sâm
(Araliaceae), được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm vì nó thể hiện hoạt
tính hạ đường huyết và kháng viêm mạnh [30], kháng các loại nấm gây bệnh như
Magnaporthe oryzae và Botrytis cinerea [53]. Các nghiên cứu về loài T. palmata
cho thấy sự có mặt của nhiều hợp chất triterpen saponin [30], [31], [53]. Đây cũng
là một hợp chất chính mang lại tác dụng sinh học của loài này. Các nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng hợp chất saponin có tiềm năng gây độc với nhiều dòng tế bào
ung thư ở người.
Các hạt nano bạc (AgNPs) đã được nghiên cứu rộng rãi do các đặc tính vật
lý, hóa học, sinh học vượt trội của chúng. Kích thước, hình dạng, thành phần, độ
kết tinh và cấu trúc của AgNPs ưu việt hơn hẳn so với dạng khối của chúng [56],
[92]. Khả năng chống ung thư của chúng cũng đã được chứng minh qua các nghiên
cứu khác nhau [86], [87].
Phương pháp tổng hợp xanh (Green sylthesis) sử dụng thực vật để tổng hợp
nên các hạt nano bạc là hướng nghiên cứu đang được quan tâm rộng rãi hiện nay.
Phương pháp này đã chứng tỏ những điểm ưu việt của mình so với các phương


2

pháp tổng hợp khác, nhất là trong điều chế các chất có tính diệt khuẩn và ức chế
tế bào ung thư [20].
Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ cây Đu đủ rừng cũng như đánh giá khả năng
ức chế đối với các tế bào ung thư của nó còn chưa được nghiên cứu, chính vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài luận văn: “Nghiên cứu khả năng ức chế tế bào ung thư
của nano bạc tổng hợp từ dịch chiết cây Đu đủ rừng Trevesia palmata”.
2. Mục tiêu đề tài

Tổng hợp thành công phức hệ nano bạc dịch chiết lá cây Đu đủ rừng
AgNPs-TrP.
Đánh giá hoạt tính chống ung thư của phức hệ AgNPs-TrP trên tế bào ung
thư trong mô hình nuôi cấy in vitro.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1. Thu thập mẫu lá Đu đủ rừng và tổng hợp phức hệ AgNPs-TrP.
Nội dung 2. Phân tích các đặc điểm hóa lý (phổ UV-vis, phổ hồng ngoại
FT-IR, phổ nhiễu xạ XRD và hình thành hạt nano dưới kinh hiển vi điện tử truyền
qua - TEM).
Nội dung 3. Đánh giá khả năng ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư.
Nội dung 4. Đánh giá tác động của phức hệ AgNPs-TrP lên khả năng sản
sinh các gốc oxy hóa tự do (ROS) trong tế bào ung thư.
Nội dung 5. Tác động của phức hệ AgNPs-TrP lên sự biểu hiện các gen chủ
chốt liên quan tới con đường tín hiệu ROS.
Nội dung 6. Tác động của phức hệ AgNPs-TrP lên sự biểu hiện các gen chủ
chốt liên quan tới con đường tín hiệu apoptosis.
Nội dung 7. Tác động của phức hệ AgNPs-TrP lên sự biểu hiện các gen
chống oxy hóa


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về cây Đu đủ rừng
1.1.1. Đặc điểm phân loại
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan được ghi trong cuốn Flowering
plants [94], cây Đu đủ rừng (Trevesia palmata (Roxb. & Lindl.) Vis.) thuộc chi
Trevesia Vis., một chi nằm trong họ Nhân sâm (Araliaceae). Vị trí phân loại của
chi Trevesia Vis. trong hệ thống phân loại thực vật chính thức cụ thể được tóm tắt
như sau:

Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan - Magnoliopsida
Phân lớp Sổ - Dilleniidae
Bộ Nhân sâm (Hoa tán) - Apiales
Họ Nhân sâm (Ngũ gia bì) - Araliaceae
Chi Trevesia Vis.
Đu đủ rừng (Trevesia palmata (Roxb. & Lindl.) Vis.) còn gọi là Thông thảo
gai, Thầu dầu núi, Thích thông thảo, Nhật phiến, Thôi hoang [2], [3] thuộc họ
Nhân sâm (Araliaceae).
Cây nhỡ cao 7-8 m hay hơn, thân ít phân nhánh, cành có gai, ruột xốp [23],
hoặc cao 9 m, thân to 10 cm, có gai [3], [8] lá đơn, phiến lá phân thùy chân vịt xẻ
sâu như lá thầu dầu, có 5-9 thùy nhọn có răng, gân nổi ở 2 mặt, mép lá có răng
cưa thô; cuống lá dài và có gai. Lá non phủ lông mềm màu nâu nhạt, lá già nhẵn.
Hoa mọc thành tán, tụ thành chùy ở nách, hoa to khoảng 1cm, màu trắng, quả dài
13-18 mm, có khía, hạt dẹt [2].
Cây mọc ở chỗ ẩm, dọc theo các sông, suối, ở thung lũng các rừng phục
hồi. Ra hoa từ tháng 5 đến tháng 6, có quả từ tháng 7 đến tháng 9 [2], [7].


4

Phân bố: Cây Đu đủ rừng phân bố tại Sơn La (Mộc Châu), Lào Cai, Hà
Giang, Tuyên Quang (Phó Bảng), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Hà Tây (Ba Vì), Quảng
Trị, Kon Tum (Đắc Glay, Đắc Choong, Đắc Kit, Đắc Long, Đắc môn, Đắc Pết,
Gia Lai (Chư Pả, Mang Jang, Chư Ta Mốc), Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng (Lạc
Dương, Langbiang, Tra Nung, Kơ Nớ). Ở Ấn Độ, Bangladet, Trung Quốc [2], [8].
1.1.2. Thành phần hóa học
Cho đến nay những nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài trong
chi Trevesia, kể cả trong nước và nước ngoài vẫn còn rất hạn chế. Năm 1997 từ
phân đoạn n-BuOH của dịch chiết MeOH hoa và lá loài T. sundaica Nunziatina

de Tommasi và cộng sự đã phân lập được 6 saponin triterpenoid mới (1-6) cùng
với 4 saponin triterpenoid đã biết (Hình 1.1) [31].
Năm 2000 cũng từ phân đoạn n-BuOH của dịch chiết EtOH lá loài T.
palmata, nhóm nghiên cứu đã phân lập được 8 saponin triterpenoid, trong đó có
6 chất mới (7-12) [30]. Phần lớn các saponin này là các bisdesmoside, chỉ có 3
saponin monodesmoside nhưng tất cả đều có phần aglycon là acid oleanolic hoặc
dẫn chất của acid này.

Hình 1.1. Cấu trúc aglycon của các saponin phân lập từ hai loài Trevesia
palmata (Roxb. & Lindl) Vis. và Trevesia sundaica Miq [31]


5

Bora Kim và cộng sự năm 2018 đã phân lập năm hợp chất chống nấm từ
chiết xuất methanol của T. palmata: hai glycosides triterpene mới (TPGs), TPG1
và TPG5 cùng với ba TPGs được biết đến (TPG2 [macranthoside A], TPG3 [αhederin], và TPG4 [ilekudinoside D]) [53].
Năm 2019, Phạm Hải Yến và cộng sự đã tìm ra ba saponin triterpene mới
bao gồm hai loại lupane và một loại ursane đã được phân lập từ các lá của Trevesia
palmata [103].
1.1.3. Công dụng của cây Đu đủ rừng
Bộ phận dùng: Lõi thân (tủy cây), lá - Folium et Medulla Rsdix Trevesiae
burkii [2].
Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, tính bình, lõi thân lợi niệu, lá và rễ cường
cân tráng cốt [2].
Trong y học cổ truyền thì người ta đã sử dụng các thành phần của cây Đu
đủ rừng để chữa một số bệnh như sau:
Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhiệt, làm
phổi bớt nóng, lá dùng nấu xông chữa tê liệt bại người và giã đắp chữa gãy xương
[7], [91].

Ở Trung Quốc, lõi thân dùng điều trị tiểu tiện bất lợi, lá và rễ dùng trị đòn
ngã tổn thương và đau eo lưng [1],[2].
Hiện nay, trên thế giới có rất ít nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Đu
đủ rừng (Trevesia palmata (Roxb. & Lindl.) Vis.).
Năm 2000, Nunziatina De Tommasi và cộng sự (Italia) đã chứng minh dịch
chiết saponin thô từ lá Đu đủ rừng và một số saponin phân lập được đều thể hiện
tác dụng chống tăng sinh tế bào trên các dòng tế bào J774, HEK-293c, WEHI164d [30].


6

Năm 2014, K.M. Hasanur Rahman và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng hạ
đường huyết và giảm đau của dịch chiết từ lá loài T. palmata. Kết quả cho thấy ở
mức liều lượng 100, 200 và 400mg/kg thể trọng đã làm giảm đường huyết của
động vật thực nghiệm 17,9; 28,1 và 47,4% so với đối chứng; đối với tác dụng
giảm đau, ở mức liều lượng 50, 100, 200 và 400 mg mỗi kg trọng lượng cơ thể
giảm số lượng bụng co thắt lần lượt bằng 33,3; 40,7; 48,1 và 55,6% [82].
Mohammed Aktar Sayeed và cộng sự nghiên cứu về tác dụng của dịch chiết
methanol từ lá loài T.palmata trong điều trị tan huyết khối và chống viêm khớp.
Kết quả cho thấy dịch chiết n-hexane và ethyl acetate có tác dụng tốt trên thử
nghiệm in vitro hoạt tính tan huyết khối trong khi đó dịch chiết methanol có tác
dụng kháng viêm mạnh [89].
Năm 2018, Bora Kim và cộng sự đã chiết xuất từ T.palmata được các hoạt
chất TPGs bằng cách chiết methanol, cho thấy các hoạt chất TPG 1, TPG 2, TPG
3 và TPG 5 có tác dụng kháng nấm mạnh ở thực vật khi khảo sát hoạt động này
trên các loại nấm cà, lúa mì lúa mạch và hồ tiêu [53].
1.2. Nano bạc, phương pháp tổng hợp và ứng dụng
1.2.1. Khái quát về nano bạc
Nano bạc là tập hợp của các nguyên tử bạc có kích thước từ 1 tới 100 nm
thường được chế tạo ở dạng bột và dạng keo. Do có diện tích bề mặt lớn nên hạt

nano bạc có khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với các vật liệu khối nhờ khả năng
giải phóng nhiều hơn các ion Ag+.
Các hạt nano bạc có hiện tượng cộng hưởng Plasmon bề mặt. Hiện tượng
này tạo nên màu sắc từ vàng nhạt đến đen cho các dung dịch có chứa hạt nano bạc
với các màu sắc phụ thuộc vào nồng độ và kích thước hạt.
Nano bạc mang đầy đủ tính chất của bạc khối như dẫn điện, dẫn nhiệt, khả
năng xúc tác, tính điện quang, khả năng diệt khuẩn. Ngoài ra, bạc nano có nhiều
tính chất khác biệt so với bạc kim loại nhờ các đặc tính của nano như diện tích bề


7

mặt lớn, khả năng phân tán tốt trong các dung môi mà điển hình là khả năng diệt
khuẩn [57].
1.2.2. Các phương pháp tổng hợp nano bạc
Các phương pháp tổng hợp nano kim loại chủ yếu được chia thành các cách
tiếp cận từ trên xuống (topdown) và từ dưới lên (bottom up). Cách tiếp cận từ trên
xuống vật liệu khối sẽ phân tách thành các hạt mịn để tạo ra các cấu trúc nano cần
thiết, trong khi phương pháp từ dưới lên lắp ráp các nguyên tử và phân tử đơn lẻ
thành các cấu trúc nano lớn hơn để tạo ra các vật liệu có kích thước nano
[47]. Ngày nay, các phương pháp tổng hợp được phân loại thành tổng hợp xanh,
vật lý và hóa học (Hình 1.2). Các tổng hợp vật lý và hóa học có xu hướng tốn
nhiều công sức và phức tạp hơn so với tổng hợp sinh học thể hiện các tính chất
hấp dẫn, như năng suất cao, độ hòa tan và tính ổn định [107].
Phương pháp vật lý:
Sự tổng hợp vật lý của AgNPs bao gồm phương pháp ngưng tụ bay hơi và
kỹ thuật cắt đốt bằng laser [47]. Cả hai phương pháp đều có thể tổng hợp một lượng
lớn AgNPs với độ tinh khiết cao mà không sử dụng các hóa chất giải phóng các
chất độc hại và gây nguy hiểm cho sức khỏe và môi trường của con người. Nhưng
cả hai phương pháp đều tiêu thụ năng lượng lớn hơn và đòi hỏi thời gian tổng hợp

và thiết bị phức tạp tương đối dài, làm tăng chi phí vận hành [58].
Phương pháp hóa học/quang hóa:
Phương pháp tổng hợp hóa học đã được áp dụng phổ biến trong quá trình
tổng hợp nano kim loại dưới dạng phân tán keo trong dung dịch nước hoặc dung
môi hữu cơ bằng cách khử muối kim loại của chúng. Các loại muối kim loại khác
nhau được sử dụng để chế tạo các ống nano kim loại tương ứng, như vàng, bạc,
sắt, oxyt kẽm, đồng, palladi, bạch kim,... [67].


8

Hình 1.2. Các phương pháp tổng hợp AgNPs [44]
Phương pháp tổng hợp hóa học có thể được chia thành các phương pháp
khử hóa học, điện hóa, hỗ trợ chiếu xạ và phương pháp nhiệt phân. Loại chất khử
và chất ổn định là yếu tố chính trong việc tổng hợp các hạt nano kim loại bằng
phương pháp này. Quan trọng hơn, vì các chất ổn định và chất khử này thường
độc hại, nên việc sử dụng các loại chất này cần được xem xét về tính an toàn và
hiệu quả của phương pháp. Đây là nhược điểm của phương pháp tổng hợp hóa
học [47].
Phương pháp tổng hợp xanh:
Cách tiếp cận tổng hợp xanh hay còn gọi là tổng hợp sinh học sử dụng chiết
xuất thực vật được kỳ vọng như là một phương pháp thay thế cho tổng hợp hóa
học cho các hạt nano kim loại bởi nó vì giảm các phản ứng độc hại. Các bộ phận
khác nhau của thực vật đang được sử dụng để tổng hợp các hạt nano bạc tối ưu
hóa. Kích thước và hình dạng mong muốn có thể thu được bằng cách tối ưu hóa
loại dung môi và thời gian. Tổng hợp xanh các hạt nano bạc là một phương pháp
đơn giản và dễ thực hiện bao gồm các liên kết của ion kim loại với một vật liệu
thực vật. Quy trình chung cho tổng hợp bắt đầu bằng cách ủ muối bạc AgNO3 và



9

tác nhân chiết xuất thực vật gây giảm ion bạc để tạo AG+0 tiếp theo là các phản
ứng khử dẫn đến sự hình thành các hạt nano bạc [44].
1.2.3. Vai trò của nano bạc tạo ra bằng phương pháp tổng hợp xanh trong y học
Do khả năng tương thích sinh học, khả năng mở rộng và khả năng ứng dụng
cao, các hạt nano bạc chiết xuất từ thực vật đã cho thấy các đặc tính chống oxy
hóa và chống ung thư vượt trội bên cạnh các hoạt động kháng khuẩn cao chống
lại các mầm bệnh phân lập trên lâm sàng bao gồm các mầm bệnh đa kháng thuốc
và nấm men. Do đó, công nghệ nano thực vật đã mở ra những con đường mới
trong việc điều trị hoặc kiểm soát các căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là ung thư.
Các nghiên cứu hiện nay cung cấp kiến thức cập nhật về các hạt nano bạc chiết
xuất từ thực vật, đặc biệt chú trọng đến các ứng dụng của chúng như các hoạt
động chống vi trùng, chống oxy hóa và chống ung thư.
Nghiên cứu của Ji X và cộng sự năm 2017 điều tra khả năng điều trị
của Trametes robiniophila trên tế bào ung thư dạ dày bằng cách sử dụng dòng tế
bào ung thư dạ dày MKN45. Nghiên cứu cho thấy Trametes robiniophila có tiềm
năng điều trị trên tế bào ung thư dạ dày và nó có thể tác động lên các tế bào dạ
dày thông qua cảm ứng apoptosis và ức chế biểu hiện matrix metalloproteinase
(MMPs) [48].
Năm 2018, Saratale RG và cộng sự đã tổng hợp nano bạc từ Bồ công anh
lùn (Taraxacum officinale) và thử nghiệm ức chế ung thư tế bào gan ở mức cao.
Nghiên cứu sử dụng Taraxacum officinale tổng hợp nano bạc (TOL-AgNPs).
TOL-AgNPs cho thấy hoạt động kháng khuẩn chống lại phytopathogens trên
Xanthomonas axonopodis và Pseudomonas syringae. TOL-AgNPs (tại nồng độ
20 μg/ml) đã cho thấy hoạt động kháng khuẩn ức chế của phytopathogens X.
axonopodis (22,0 ± 0,84 mm) và P. syringae (19,5 ± 0.66 mm). AgNPs tổng hợp
có hoạt tính kháng khuẩn cao hơn so với AgNPs thương mại [85]. Cũng trong
năm này, Mousavi B và cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc bằng cách
sử dụng dịch chiết từ lá cây Artemisia turcomanica để nghiên cứu cảm ứng



10

apoptosis bằng hạt nano bạc tổng hợp sinh học trong dòng tế bào ung thư dạ
dày (AGS) nhằm so sánh tiềm năng chống ung thư của chúng với các hạt nano
bạc thương mại [70].
Năm 2019, Ahmed MJ và cộng sự đã tiến hành tổng hợp nano bạc từ dịch
chiết lá và rễ của loài Jurinea dolomiaea; đồng thời chỉ ra khả năng ức chế dòng
tế bào ung thư cổ tử cung (HELA) và dòng tế bào ung thư vú (MCF 7) của phức
hệ nano bạc được tổng hợp [9].
1.3. Khái quát về ung thư và ung thư dạ dày
1.3.1. Khái quát về ung thư
Các bệnh không lây nhiễm (NCDs) hiện đang là nguyên nhân của phần lớn
các ca tử vong trên toàn cầu và ung thư là rào cản lớn nhất làm giảm tuổi thọ con
người ở mọi quốc gia trong thế kỷ 21. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) trong 2015, ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết trước tuổi
70 ở 91/172 quốc gia, đứng thứ ba ở 22 quốc gia khác. Ung thư phổi là bệnh ung
thư thường được chẩn đoán (11,6%) và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư
hàng đầu (18,4%), số ca mắc tiếp theo là ung thư vú nữ (11,6%), ung thư tuyến
tiền liệt (7,1%), và ung thư đại trực tràng (6,1%). Tỷ lệ chết của ung thư đại trực
tràng là 9,2%, ung thư dạ dày là 8,2%, và ung thư gan là 8,2% [17].
Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân
sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm
soát về phát triển của cơ thể. Tất cả các tế bào khối u cho thấy 6 dấu hiệu của bệnh
ung thư, bao gồm: Phát triển tế bào và phân chia cả khi thiếu các tín hiệu thích
hợp; Liên tục tăng trưởng; Tránh apoptosis; Tiềm năng sao chép vô hạn; Thúc
đẩy xây dựng mạch máu; Xâm lấn mô và hình thành di căn [42].
1.3.2. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày (GC) là một bệnh đa yếu tố, trong đó có rất nhiều tác nhân

có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nó, cả về môi trường và di truyền. Thống


11

kê hiện nay cho thấy, GC là nguyên nhân tử vong thứ tư trong các loại ung thư
trên toàn thế giới, với tỷ lệ sống sót trung bình khi đã ở giai đoạn phát triển là ít
hơn 12 tháng [81]. Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính nguy hiểm và đang là một
vấn đề sức khỏe toàn cầu. Các biện pháp dự phòng như điều chỉnh chế độ ăn uống
thích hợp, chẩn đoán sớm và theo dõi sức khỏe thường xuyên góp phần giảm nguy
cơ mắc bệnh. GC thường hiếm gặp ở các những người trẻ (dưới 45 tuổi), tỷ lệ này
nhỏ hơn 10% bệnh nhân đang trong giai đoạn phát triển [93].
1.3.2.1. Các yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố đã được ghi nhận để có một tác động đáng kể về tăng nguy
cơ phát triển GC, như lịch sử gia đình, chế độ ăn uống, tiêu thụ rượu, hút thuốc
lá, nhiễm Helicobacter pylori và Epstein - Barr virus (EBV)
Tiền sử gia đình của GC là một trong những yếu tố rủi ro quan trọng. Ung
thư dạ dày khuếch tán di truyền (HDGC) là loại ung thư có yếu tố gia đình dễ
nhận biết nhất, được gây ra bởi sự thay đổi gen cadherin 1 (CDH1). Nguy cơ ung
thư biểu mô dạ dày ở bệnh nhân có tiền sử gia đình cao hơn khoảng ba lần so với
những người không có tiền sử [79]. Số lượng nghiên cứu có sẵn về tỷ lệ mắc bệnh
và tiền sử gia đình khá ít, tiền sử gia đình của các cá nhân trải qua kiểm tra sức
khỏe đã được ghi nhận khoảng 11% theo nghiên cứu của Seon Hee Lim và cộng
sự tại Hàn Quốc thu thập số liệu trong 13 năm [61].
Mối tương quan giữa chế độ ăn uống và nguy cơ phát triển GC đã được
nghiên cứu rộng rãi. Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới/Viện Nghiên cứu Ung thư
Hoa Kỳ (WCRF/AICR) đã tóm tắt rằng, trái cây và rau quả là những thực phẩm
bảo vệ chống lại sự phát triển của GC, trong khi thịt động vật nướng, thực phẩm
được bảo quản bằng muối và thực phẩm hun khói có thể giúp tăng tiến triển của
GC [98]. Các chất gây ung thư thực phẩm có thể tương tác với các tế bào biểu mô

dạ dày và kích thích sự thay đổi trong gen và biểu hiện của chúng. Một lượng lớn
muối được chứng minh là tàn phá niêm mạc dạ dày, thúc đẩy sự chết tế bào và
tăng sinh tế bào tái tạo trong mô hình động vật [109].


12

Trong số nhiều thói quen đóng vai trò trong sự phát triển của GC, tác động
của việc hút thuốc và uống rượu đã được nghiên cứu. Các nghiên cứu cho thấy,
những người hút thuốc có nguy cơ phát triển GC cao hơn những người không hút
khoảng 80%. Ngoài ra, những người nghiện rượu nặng cho thấy nguy cơ mắc GC
cao hơn [72]. Sự phụ thuộc giữa uống rượu và nguy cơ phát triển GC đã được chỉ
ra trong một nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy sự liên quan của việc tiêu thụ rượu
và phát triển GC giữa một nhóm bệnh nhân có đa hình ALDH2 và kiểu
gen ALDH2 *1/*2 [90].
Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn gram âm được mô tả là
tác nhân gây ung thư loại I trong ung thư dạ dày. Tác dụng của H. pylori đối với
quá trình phát sinh ung thư đã được mô tả bởi hai cơ chế chính: phản ứng viêm
gián tiếp với nhiễm H. pylori trên niêm mạc dạ dày và kết quả biểu sinh trực tiếp
của H. pylori trên tế bào biểu mô dạ dày. Năm 2018, Chang WL và cộng sự đã
nghiên cứu một số yếu tố độc lực của H. pylori, như CagA hoặc VacA, cho thấy
chúng làm tăng nguy cơ phát triển GC [23]. Nghiên cứu Bruna M Roesler và cộng
sự cũng cho thấy H. pylori với cagA và vacA liên quan đến nguy cơ cao phát triển
cả đáp ứng mô mạnh và tổn thương ác tính [83]. Các nghiên cứu của Jacek Baj và
cộng sự năm 2020 đã chỉ ra rằng, nhiễm H.pylori là một trong những yếu tố nguy
cơ của sự phát triển GC. Bên cạnh đó, nhiễm H.pylori làm suy yếu môi trường vi
mô mô dạ dày, thúc đẩy quá trình chuyển hóa trung mô biểu mô (EMT) và tiến
triển của GC [12].
Ngoài nhiễm H.pylori, yếu tố thứ hai liên quan đến sự phát triển của GC
là virus Epstein Barr (EBV). EBV là một yếu tố truyền nhiễm phổ biến. Trong

nghiên cứu của Hisashi Iizasa và cộng sự cho thấy khoảng 10% các ca ung thư
biểu mô dạ dày được nghiên cứu đã là do EBV gây ra [56].
1.3.2.2. Tình hình ung thư dạ dày trên thế giới
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong
lớn nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là ở đàn ông lớn tuổi. Dựa trên dữ liệu


13

Globocan 2018, ung thư dạ dày xếp thứ 5 trong các loại ung thư phổ biến và thứ
3 trong các bệnh ung thư nguy hiểm nhất, với khoảng 783.000 trường hợp tử vong
trong năm 2018. Tỷ lệ ung thư dạ dày và tử vong là rất khác nhau theo vùng và
phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống và nhiễm khuẩn Helicobacter pylori [106].
Hơn 50% các trường hợp mới xảy ra ở các nước đang phát triển. Có sự thay
đổi gấp 15 đến 20 lần giữa các nước có nguy cơ cao nhất và thấp nhất. Các khu
vực có nguy cơ cao là Đông Á (Trung Quốc và Nhật Bản), Đông Âu, Trung và
Nam Mỹ. Các khu vực nguy cơ thấp là Nam Á, Bắc và Đông Phi, Bắc Mỹ, Úc và
New Zealand [17].
Ung thư dạ dày phổ biến hơn ở nam giới. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ
là 1,83. Ở các nước phát triển, ung thư dạ dày ở nam cao gấp 2,2 lần so với nữ. Tỷ
lệ mắc ung thư dạ dày rất khác nhau tùy theo khu vực và văn hóa. Tỷ lệ mắc bệnh
cao nhất ở Đông và Trung Á và Mỹ Latinh. Ở Đông Á, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày
trung bình là 32,1/100.000 ở nam và 13,2 ở nữ. Ở Bắc Mỹ, tỷ lệ chung cho cả nam
và nữ là 5,6. Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ cao nhất với gần 60/100.000 trường hợp
ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới chỉ 25/100 [106].
Tỷ lệ tử vong ung thư dạ dày cũng cao ở Đông Á (24 và 9,8/100.000 người
ở đàn ông và phụ nữ) với số lượng lớn nhất của các ca tử vong ung thư dạ dày xảy
ra ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở Đông Á lại có xu hướng tốt
hơn ở Bắc Mỹ hoặc châu Âu. Ví dụ, tỷ lệ sống sót 5 năm 67% và 69% cho ung
thư dạ dày đã được báo cáo ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Chương trình kiểm tra ở

Đông Á dẫn đến phát hiện sớm ung thư dạ dày giải thích một số trong những khác
biệt này. Ví dụ, lớn hơn 50% bệnh ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn sớm ở
Nhật Bản như trái ngược với khoảng 27% tại Hoa Kỳ. Sự khác biệt trong sinh học
khối u và phân loại ung thư dạ dày cũng góp phần vào sự khác biệt của tỷ lệ sống
sót của bệnh nhân [13].


14

1.3.2.3. Tình hình ung thư dạ dày tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tỉ lệ ung thư dạ dày là 17,2% theo nghiên cứu của Phạm Thị
Liên năm 1993 cho thấy có 340 ca UTDD/1974 ca ung thư các loại. Năm 1994
báo cáo trong một thống kê bệnh ung thư ở Hà Nội trong 5 năm (1988-1992) cho
thấy ung thư hệ tiêu hoá chiếm 31% tổng số ung thư ở cả hai giới trong đó có
14,5% là UTDD. Theo Đoàn Hữu Nghị tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở nam giới
là 19,3/100.000 người và ở nữ là 9,1/100.000 người. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi
từ 40 – 60, nam gấp 2 lần nữ.
Theo số liệu của WHO 2018, ung thư dạ dày tại Việt Nam đang xếp thứ 3
(chiếm 10%), sau ung thư gan, ung thư phổi với trên 17.500 ca mắc mới, trong đó
có hơn 15.000 ca tử vong (chiếm 86%). Tỉ lệ tử vong lớn do 90% bệnh nhân ung
thư dạ dày ở Việt Nam đều phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, điều trị gặp
nhiều khó khăn [101].
Nếu xét trên 185 quốc gia và vùng lãnh thổ có số liệu khảo sát, ung thư dạ
dày của Việt Nam đang xếp vị trí 14, với tỉ lệ 10,2/100.000 dân. Hàn Quốc xếp số
1 với tỉ lệ 23,5/100.000 dân, Nhật Bản ở vị trí số 3, tỉ lệ 16, với tỉ lệ 12,3/100.000
dân, Trung Quốc xếp vị trí thứ 8 [17].
1.4. Apoptosis
1.4.1. Giới thiệu
Thuật ngữ apoptosis lần đầu tiên được sử dụng trong một công bố kinh điển
của Kerr, Wyllie và Currie vào năm 1972 để mô tả một dạng chết tế bào khác biệt

về mặt hình thái, mặc dù một số khái niệm về apoptosis đã được mô tả nhiều năm
trước đây.
Apoptosis là cơ chế tự nhiên làm cho tế bào chết theo lập trình. Nó đóng
một vai trò quan trọng trong sự phát triển cũng như cân bằng nội môi. Có hai con
đường khác nhau dẫn đến apoptosis: nội bào và ngoại bào tương quan với loại tín
hiệu. Các tín hiệu nội bào bao gồm tổn thương DNA, tăng trưởng thiếu hụt yếu tố


15

và thiếu hụt cytokine, trong khi các tín hiệu ngoại bào phổ biến nhất là các tín
hiệu gây chết được tạo ra bởi các tế bào T gây độc tế bào từ hệ thống miễn dịch
để đáp ứng với các tế bào bị hư hỏng hoặc bị nhiễm bệnh [104].
Ngay khi apoptosis được báo hiệu, những thay đổi bắt đầu xảy ra trong tế
bào. Những thay đổi này bao gồm kích hoạt Caspase, tách các thành phần tế bào
cần thiết cho chức năng tế bào bình thường như protein tế bào và hạt nhân. Kết
quả của hoạt động Caspase là các tế bào apoptosis bắt đầu co lại và trải qua những
thay đổi màng plasma báo hiệu phản ứng đại thực bào [41].
1.4.2. Apoptosis trong ung thư
Dấu hiệu của ung thư có trong tất cả các tế bào ung thư; bao gồm các tăng
trưởng không kiểm soát, sự hình thành mạch và thoát khỏi apoptosis. Phòng chống
ung thư là một trong những chức năng chính của apoptosis. Mất kiểm soát
apoptosis cho phép các tế bào ung thư tồn tại lâu hơn và cho nhiều thời gian hơn
để tích lũy các đột biến có thể làm tăng khả năng xâm lấn trong quá trình phát
triển khối u, kích thích sự hình thành mạch, ngừng tăng sinh tế bào và can thiệp
vào sự biệt hóa [41].
Có nhiều cách để các tế bào ung thư thoát khỏi apoptosis, chức năng của
Caspase có thể bị ức chế hoặc kích hoạt cho quá trình apoptosis vô hiệu
hóa. Caspase là endoprotease thủy phân các liên kết peptit trong một phản ứng
phụ thuộc vào dư lượng cysteine xúc tác trong vị trí hoạt động của caspase và chỉ

xảy ra sau khi có dư lượng axit aspartic nhất định trong chất nền. Mặc dù quá trình
xử lý qua trung gian caspase có thể dẫn đến bất hoạt chất nền, nhưng nó cũng có
thể tạo ra các phân tử tín hiệu hoạt động tham gia vào các quá trình như apoptosis
và viêm. Các Caspase liên quan đến quá trình apoptosis đã được phân loại theo
cơ chế hoạt động của chúng và là caspase khởi động (Caspase 8 và 9) hoặc caspase
thực thi (Caspase 3, 6 và 7) [68].
Caspase 8 thuộc họ protease caspase và đóng một vai trò quan trọng trong
việc điều chỉnh apoptosis trong quá trình phát triển bình thường của tế bào. Vì tín


16

hiệu thông qua con đường bên ngoài phụ thuộc rất nhiều vào Caspase 8, sự rối
loạn biểu hiện hoặc chức năng của Caspase 8 có thể gây ra các bệnh ở người. Ví
dụ, Caspase 8 bị bất hoạt trong nhiều loại ung thư ở người, có thể thúc đẩy sự tiến
triển của khối u cũng như kháng lại các phương pháp điều trị hiện tại. Do đó,
Caspase 8 đưa ra một mục tiêu đầy hứa hẹn để khôi phục các chương trình
apoptosis bị lỗi ở bệnh ung thư để loại bỏ sự kháng thuốc [37]
Caspase 3 được nghiên cứu rộng rãi nhất về caspase hiệu ứng. Nó đóng
một vai trò quan trọng trong cả con đường ngoại bào và nội bào, bắt đầu bởi
Caspase 8 và con đường ty thể, liên quan đến Caspase 9. Ngoài ra, một số nghiên
cứu đã chỉ ra rằng sự kích hoạt Caspase 3 là cần thiết để gây cảm ứng apoptosis
để đáp ứng với các loại thuốc hóa trị liệu , ví dụ như taxanes , 5-fluorouracil và
doxorubicin . Caspase 3 được tạo ra dưới dạng proenzyme 32-kDa không hoạt
động, được phân cắt ở dư lượng aspartate để tạo ra tiểu đơn vị 12-kDa và 17kDa. Hai tiểu đơn vị 12 kDa và hai tiểu đơn vị 17 kDa kết hợp với nhau để tạo
thành enzyme caspase 3 hoạt động. Caspase 3 phân cắt nhiều loại chất nền tế bào
bao gồm các protein cấu trúc ( ví dụ, lamins) và các enzym sửa chữa DNA [ ví
dụ , poly (ADP-ribose) polymerase]. Nó cũng kích hoạt DNAse endonuclease
được kích hoạt bởi Caspase, gây ra sự phân mảnh DNA đặc trưng của quá trình
apoptosis [75].

Sự điều hòa của BCL2 anti apoptosis protein và mất BAX (BCL2 Associated
X ) và/hoặc BAK (BCL2 Antagonist/Killer) là những phương pháp thoát apoptosis
chủ yếu. BCL2 không được xem xét là một gen gây ung thư, nhưng đột biến trong
nó tăng cường khởi phát khối u. Sự biểu hiện quá mức của protein BCL2 xuất hiện
trong hơn một nửa số bệnh ung [66]. Điều này dẫn đến các tế bào khối u có thể
kháng bất kỳ kích thích apoptosis nội tại nào kể cả một số loại thuốc chống ung
thư.


×