Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH THỊ THUỲ MAI

NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHÍNH SÁCH
TRUYỀN BÁ NGƠN NGỮ CỦA THỰC DÂN ANH Ở
ẤN ĐỘ
VÀ THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI

1


Nghệ An, 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH THỊ THÙY MAI

NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHÍNH SÁCH
TRUYỀN BÁ NGÔN NGỮ CỦA THỰC DÂN ANH Ở
ẤN ĐỘ
VÀ THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới cận - hiện đại
Mã số: 60.22.50


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Thị Thanh Vân

2


Nghệ An, 2012

3


LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Trần Thị Thanh Vân,
người đã ln tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tơi trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tơi xin được nói lời cảm ơn trân trọng tới các thầy cô giáo, trong Khoa Lịch
sử - Trường Đại học Vinh, đã có những ý kiến đóng góp quan trọng, quan tâm và
hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tơi cũng muốn nói
lời cảm ơn tới các cơ quan, tạp chí, các viện nghiên cứu, thư viện... đã giúp đỡ tôi
nhiều về mặt tư liệu.
Cuối cùng, tôi xin được gửi tới gia đình và những người bạn tốt lời biết ơn
sâu sắc vì sự cảm thơng và sẻ chia.
Xin chân thành cảm ơn!

4


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn.....................................................................9
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................9
5. Đóng góp của luận văn.....................................................................................10
6. Bố cục của luận văn..........................................................................................10
Chương 1. CHÍNH SÁCH TRUYỀN BÁ NGƠN NGỮ CỦA THỰC DÂN ANH
Ở ẤN ĐỘ.............................................................................................................. 11
1.1. Khái quát về văn hóa Ấn Độ trước khi thực dân Anh
xâm nhập.............................................................................................................11
1.1.1. Cơ sở hình thành sự đa dạng của ngôn ngữ dân tộc Ấn Độ........................11
1.1.2. Văn hóa Ấn Độ trước nguy cơ xâm nhập của văn hóa
phương Tây..........................................................................................................14
1.2. Mục đích và cơ sở của chính sách truyền bá Anh ngữ của thực dân Anh
ở Ấn Độ................................................................................................................19
1.2.1. Mục đích của chủ nghĩa thực dân Anh trong chính sách truyền bá
ngơn ngữ ở thuộc địa............................................................................................19
1.2.2. Cơ sở thực hiện chính sách truyền bá Anh ngữ ở Ấn Độ...........................21
1.3. Quá trình truyền bá Anh ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ.......................25
1.3.1. Chính sách truyền bá Anh ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ
giai đoạn 1757 - 1858...........................................................................................25
1.3.2. Chính sách truyền bá Anh ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ
giai đoạn 1858 - 1947..........................................................................................34
1.4. Kết quả của chính sách truyền bá ngơn ngữ của thực dân Anh
ở Ấn Độ................................................................................................................40
Tiểu kết chương 1.................................................................................................43
Chương 2. CHÍNH SÁCH TRUYỀN BÁ NGÔN NGỮ CỦA THỰC DÂN PHÁP
Ở VIỆT NAM.......................................................................................................46
2.1. Khái quát về văn hóa Việt Nam trước khi thực dân Pháp
xâm nhập.............................................................................................................46

2.1.1. Cơ sở ngôn ngữ dân tộc của Việt Nam.......................................................46

5


2.2.1. Sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây và bước đầu hình thành chữ
Quốc ngữ theo ngữ hệ Latinh ở Việt Nam............................................................50
2.2. Mục đích và cơ sở thực hiện âm mưu “khai hóa” Việt Nam
bằng văn hóa phương Tây của thực dân Pháp................................................59
2.2.1. Sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc Pháp và mục đích truyền bá
văn hóa Pháp vào thuộc địa..................................................................................59
2.2.2. Cở sở thực hiện âm mưu “khai hóa” ở Việt Nam của thực dân Pháp.....63
2.3. Q trình truyền bá Pháp ngữ của thực dân Pháp ở Việt Nam...............66
2.3.1. Biểu hiện qua hoạt động truyền bá Thiên Chúa giáo..................................66
2.3.2. Biểu hiện qua chính sách giáo dục..............................................................73
2.3.3. Biểu hiện qua chính sách văn hóa...............................................................88
2.4. Kết quả của chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Pháp
ở Việt Nam...........................................................................................................92
Tiểu kết chương 2.................................................................................................95
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT, SO SÁNH VỀ CHÍNH SÁCH TRUYỀN
BÁ NGƠN NGỮ CỦA THỰC DÂN ANH Ở ẤN ĐỘ VÀ THỰC DÂN PHÁP
Ở VIỆT NAM......................................................................................................97
3.1. Những nhận xét chung về chính sách truyền bá ngơn ngữ của
chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Á............................................................97
3.2. Nhận xét so sánh về mục tiêu, cách thức truyền bá ngôn ngữ của
thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân Pháp ở Việt Nam..........................................100
3.3. Nhận xét so sánh về q trình thực hiện và những điều chỉnh trong
chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân Pháp
ở Việt Nam...........................................................................................................104
3.4. Nhận xét so sánh về hệ quả của chính sách truyền bá ngơn ngữ

ở thuộc địa Ấn Độ và Việt Nam...........................................................................107
KẾT LUẬN.........................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................121
PHỤ LỤC

6


7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử thế giới cận đại được bắt đầu gắn liền với sự ra đời và phát
triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Từ những tích lũy của chủ
nghĩa tư bản ban đầu, đã dần dẫn đến giai đoạn “bành trướng” của chủ nghĩa đế
quốc, của thế lực thực dân phương Tây, mà Anh và Pháp là những “đại diện
điển hình”. Cũng như đa số các quốc gia ở cả châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh,
Ấn Độ và Việt Nam không thể tránh khỏi “mẫu số chung”, trở thành thuộc địa
của các nước đế quốc lớn mạnh hơn cả một phương thức sản xuất này.
Bước sang thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại, trong phong trào đấu tranh
giành độc lập của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, Việt Nam và Ấn Độ
cũng là hai nước tiêu biểu cho những con đường đấu tranh giành độc lập. Cho
đến ngày hôm nay, lịch sử đã khép lại những trang sử đau thương của thời kỳ
chủ nghĩa thực dân đô hộ nhưng những di sản của quá khứ vẫn cịn. Dù ít hay
nhiều, bộc lộ ra ngồi hay là những vết thương âm ỉ thì đó vẫn là những hệ
lụy của quá khứ, không thể khép lại dễ dàng.
1.2. Chủ nghĩa tư bản bước sang thời kỳ phát triển của chủ nghĩa đế
quốc đã đẩy mạnh hơn nữa sự xâm lược thuộc địa. Thuộc địa trở thành điều
kiện và cũng là biểu hiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai

đoạn này. Cũng giống như các nước đế quốc nói chung, thực dân Anh và
Pháp cũng đều thực thi những chính sách cai trị tiêu biểu ở thuộc địa. Một
trong những chính sách để thiết lập chế độ thực dân là chính sách truyền bá
văn hóa, ngơn ngữ. Tuy khơng điển hình như chính sách về chính trị hay kinh
tế, nhưng nó vẫn được xem là công cụ quan trọng để phục vụ cho nền thống
trị của chủ nghĩa thực dân.
Bất cứ một quốc gia nào khi tiến hành xâm lược dân tộc khác, chủ
nghĩa thực dân cũng thường mang theo văn hóa để truyền bá, “mị dân” cho

1


chính sách thống trị của mình. Trong tiến trình lịch sử của đất nước Ấn Độ và
Việt Nam, đều là những quốc gia đã từng bị xâm lược và đồng hóa. Người
Aryan đã mang ngơn ngữ và văn học Sanskrit đến Ấn Độ. Rồi đến người
Mughul xâm lược và thống trị Ấn Độ với nền văn hóa và ngơn ngữ Persian…
Ở Việt Nam, suốt trong một nghìn năm Bắc thuộc, với sự thống trị của phong
kiến Trung Quốc, văn hóa và ngơn ngữ Hán đã có điều kiện ăn sâu, bám rễ
trên mảnh đất Giao Châu, Giao Chỉ này.
Cũng như vậy, đến giai đoạn của chủ nghĩa tư bản, song song với q
trình xâm lược và bóc lột, chủ nghĩa thực dân đã truyền bá ngôn ngữ Anh và
ngôn ngữ Pháp của mình vào thuộc địa. Với kế sách đồng hóa văn hóa, thực
hiện chính sách “ngu dân” nhằm biến các dân tộc thuộc địa thành một bộ
phận của “mẫu quốc”, cho “dễ bề cai trị”. Dù nhiều hay ít thì chính sách đồng
hóa văn hóa và truyền bá ngơn ngữ vẫn được chính quyền thực dân tiến hành
xuyên suốt. Có thể nói rằng, đó là sự biểu hiện điển hình về bản chất thâm
độc của chủ nghĩa đế quốc. Nghiên cứu chính sách truyền bá ngơn ngữ của
thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân Pháp ở Việt Nam sẽ góp phần giúp chúng
tơi có những nhận biết toàn diện về chủ nghĩa đế quốc - một biểu hiện của chủ
nghĩa tư bản.

1.3. Tiếng Anh và tiếng Pháp cũng đều bắt nguồn từ tiếng Latinh.
Người ta cho rằng 80% các từ tiếng Anh có học thuật đều bắt nguồn từ
Latinh, trong đó đa số trường hợp là thơng qua tiếng Pháp. Tiếng Pháp có một
lịch sử lâu dài, từng đã trở thành ngôn ngữ ngoại giao và khoa học của thế kỷ
XVIII, XIX ở châu Âu. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi, tiếng Pháp dần dần
mất vai trị hàng đầu trong ngơn ngữ văn hóa và ngoại giao của thế giới. Thực
tế hiện nay, trong xu thế phát triển hội nhập, rất khó có cơ hội để tiếng Pháp
trở thành ngơn ngữ chính của Cộng đồng châu Âu. Tiếng Anh đang chiếm
lĩnh mạnh mẽ châu Âu. Biến thể Anh Mỹ của nó là ngơn ngữ của tài chính,
thương mại quốc tế, vi tính và hiển nhiên là ngơn ngữ của âm nhạc và văn hóa

2


Pop, được cả một thế hệ thanh niên tôn sùng. Tiếng Anh khơng cịn là một
hiện tượng văn hóa riêng biệt mà đã trở thành công cụ giao tiếp quốc tế và
phát triển mạnh trong bối cảnh tồn cầu hố.
Ấn Độ với lợi thế tiếng Anh, đã gia nhập vào “Gia đình quốc tế” Anh
ngữ và trở thành “điểm bán hàng cho thị trường quốc tế Anh ngữ”. Với Việt
Nam, sau khi giành được độc lập đã có nhiều lý do để tiếng Pháp khơng cịn
được phát triển ở đây, nhưng ngun nhân chính nhất là do ngơn ngữ Pháp
khơng cịn là ngơn ngữ của giao lưu quốc tế như hồi thế kỷ XVIII. Nghiên
cứu về chính sách văn hóa - ngôn ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân
Pháp ở Việt Nam cũng phần nào giúp chúng tôi lý giải được sự đổi ngôi trong
ngôn ngữ của ngày hôm nay.
1.4. Ngày nay, ở hai đất nước từng là thuộc địa này đang cố gắng khép
lại quá khứ, quên đi những đau thương, mất mát đã từng phải gánh chịu, khắc
phục hậu quả của thực dân để lại đồng thời tiếp thu những giá trị tích cực từ
chủ nghĩa thực dân để xây dựng và phát triển đất nước. Thời đại phát triển
mới, cả Anh và Pháp vẫn đang có những chính sách tích cực nhằm gây dựng

lại vị thế của mình trên trường thế giới, trong đó chính sách phát triển văn hóa
- ngơn ngữ vẫn rất được các cường quốc này chú trọng.
Thời kỳ hội nhập và phát triển, chính phủ hai nước Việt Nam và Ấn Độ
cũng cần có những chính sách phù hợp để phát triển đất nước trong xu thế
chung của nhân loại, “hịa nhập chứ khơng hịa tan”.
Như vậy, xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài
“Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngơn ngữ của thực dân Anh ở Ấn
Độ và thực dân Pháp ở Việt Nam” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chủ nghĩa tư bản, với thời kỳ bành trướng của chủ nghĩa thực dân kiểu
cũ đã khép lại nhưng nó vẫn để lại những dấu ấn khó phai mờ trong lịch sử.
Và dường như ở cả chính thời kỳ đó cho đến tận bây giờ, nó vẫn có một sức

3


hút ghê gớm đối với các nhà nghiên cứu sử học với mục đích chung là tái hiện
được một cách toàn diện bức tranh bi tráng của lịch sử.
Khi nghiên cứu về giai đoạn này, không thể không đề cập đến hai đế
quốc điển hình là Anh và Pháp với những chính sách cai trị đặc trưng của mỗi
thực dân. Trong đó, chính sách truyền bá ngơn ngữ là một trong những chính
sách quan trọng để chủ nghĩa thực dân Anh, Pháp thiết lập chế độ cai trị và
bóc lột ở thuộc địa Ấn Độ và Việt Nam. Chính vì vậy, hầu như trong các cơng
trình nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ và Việt Nam thời kỳ này đều đề cập ít
nhiều đến phạm vi nghiên cứu của đề tài ở những góc độ khác nhau.
Có thể thấy rằng, ở Việt Nam và Ấn Độ các học giả, các nhà nghiên
cứu đã cho cơng bố nhiều cơng trình nghiên cứu tiểu biểu liên quan tới đề tài.
Trong phạm vi tiếp cận của tác giả, có thể điểm ra các cơng trình sau. Đối với
vấn đề truyền bá Pháp ngữ ở Việt Nam có các tác phẩm: “Histoire moderne
du pays de L’ Annam (1592 - 1620)”, Paris, Librairie Plon được xuất bản năm

1919, hay cuốn “La francophonie au Việt Nam” của Valerie Daniel, Editions
L’ Harmattan Paris... là những cơng trình viết về sự tiến triển lịch sử và ngôn
ngữ học của phong trào nói tiếng Pháp ở Việt Nam cũng như sự du nhập của
ngôn ngữ này vào Việt Nam. Nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ có các cơng trình
nổi bật của Edward Thornton với “The history of the British Empire in
India”, Anmol Publications, New Delhi, năm 1988, “British policy in India
1885 - 1905” của S.Gopal. Đặc biệt, những tác phẩm khá phong phú như
“English as a Global Language” của D.Crystal Cambridge University Press
1997, hoặc cuốn “The Clash of Civilizations and Remaking of the World
Order”, New York: Simon and Schuster, 1996 của S.Huntingdon là những
cuốn đã đề cập đến một cách khát qt đến chính sách văn hóa - ngôn ngữ của
chủ nghĩa thực dân tại hai dân tộc thuộc địa này.
Các cơng trình bằng tiếng Việt ở Việt Nam, với các dạng thông sử, do
các nhà khoa học biên soạn được công bố trong nhiều năm qua. Tiêu biểu như

4


bộ “Lịch sử Việt Nam” nhiều tập của tập thể tác giả do Ủy ban KHXH xuất
bản, năm 1971; “Giáo trình lịch sử Việt Nam” của các tác giả gạo cội như
Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm; hoặc “Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ” của
Nguyễn Thế Anh... đã đề cập đến một cách khái quát về quá trình xâm nhập
và thiết lập chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Các cơng trình
như “Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858 - 1945”, tập 1, Nxb Khoa học Xã
hội xuất bản năm 1982 của Dương Kim Quốc như một bản ghi nhớ, chủ yếu
là những mốc quan trọng theo kiểu biên niên giai đoạn dưới ách đơ hộ của
chủ nghĩa thực dân, trong đó có đề cập tới những vấn đề liên quan đến biểu
hiện của chính sách ngơn ngữ.
Những cơng trình đề cập một cách trực tiếp đến các vấn đề cụ thể như
giáo dục gồm: “Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945” của tác giả Vũ

Ngọc Khánh (1985) đã khát quát một số vấn đề lý luận liên quan đến giáo
dục, trong đó có đề cập đến giáo dục thuộc địa ở Việt Nam, phê phán gay gắt
nền giáo dục nô dịch mà thực dân Pháp đã thực hiện suốt 80 năm trên đất
nước ta. Hay như cuốn “Giáo dục Việt Nam thời cận đại” của Phan Trọng
Báu xuất bản năm 1994 đã trình bày tồn diện hơn cả về giáo dục Việt Nam
trước năm 1945. Nhiều tác giả Việt Nam cũng đã chú tâm nghiên cứu về lịch
sử giáo dục nước nhà trong giai đoạn này như Lê Minh Quốc với “Hỏi đáp
giáo dục Việt Nam” tập 1, 2; Lê Văn Giạng với “Lịch sử giản lược hơn 1000
năm nền giáo dục Việt Nam” xuất bản năm 2003; Nguyễn Đăng Tiến với
“Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng 8 - 1945”... Gần đây nhất
có Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Thị Phương Hoa với vấn đề “Giáo dục
Pháp Việt ở Bắc kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945” bảo vệ tại Hà Nội năm
2011. Trong tất cả các cơng trình nghiên cứu này đều ít nhiều đề cập đến sự
truyền bá Pháp ngữ ở Việt Nam.
Về lĩnh vực văn hóa, các tác giả Việt Nam cũng đã cơng bố những cơng
trình nghiên cứu có giá trị, đề cập liên quan tới chính sách truyền bá văn hóa

5


của thực dân Pháp ở Việt Nam. Tiêu biểu như cuốn “Sự tiếp xúc văn hóa Việt
Nam với Pháp” của tác giả Phan Ngọc, cơng bố năm 2006, trong đó có một
chương viết về sự tiếp xúc ngơn ngữ Việt Nam với Pháp. Trước đó tác giả
này cịn có cuốn “Thử xét văn hóa, văn học bằng ngơn ngữ học”, được cơng
bố năm 2002 và cuốn “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, năm 2004. Ngồi ra, có
nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác về cơ sở văn hóa Việt Nam:
“Cơ sở văn hố Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm, Nxb GD, 1999; “Cơ sở văn
hóa Việt Nam”, Đặng Đức Siêu, Nxb ĐHSP, 2004; “Cơ sở Văn hoá Việt
Nam”, Trần Quốc Vượng, 1997; “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Huỳnh Cơng Bá
hay “Tìm lại cội nguồn tổ tiên, cội nguồn văn hoá” của tác giả Hà Văn

Thùy... Trong tất cả những tác phẩm này cũng đã đề cập một cách khái quát
về sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp cùng những biểu hiện của sự
truyền bá ngôn ngữ Pháp ở Việt Nam.
Bên cạnh những cơng trình về các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục cịn
có những cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực truyền giáo cũng đề cập ít
nhiều đến chính sách truyền bá tiếng Pháp vào Việt Nam. Tiêu biểu như
Trương Bá Cần với “Lịch sử phát triển Công giáo Việt Nam”, tập 1, 2, năm
2008; Cao Thế Dung với “Việt Nam Công giáo sứ”, năm 2003... cũng đã đề
cập đến quá trình Pháp xâm lược Việt Nam gắn liền với quá trình truyền giáo
và truyền bá ngơn ngữ tiếng Pháp vào Việt Nam.
Ngồi ra, khi nghiên cứu đề tài này tác giả đã được tiếp xúc với một số
cơng trình nghiên cứu được cơng bố trên các trang báo, tạp chí như tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Ngơn ngữ và Cuộc sống… Đặc biệt là có những
tạp chí được xuất bản trong thời kỳ Pháp thuộc như Nam Phong tạp chí,
Đơng Dương tạp chí. Các học giả đã cơng bố nhiều bài nghiên cứu về những
vấn đề liên quan đến chính sách ngôn ngữ của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Cũng như Việt Nam, nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước Ấn Độ. Đặc biệt là ở

6


Việt Nam, vấn đề này cũng đã nhận được rất nhiều hứng thú của các nhà khoa
học về đất nước được mệnh danh là “viên kim cương trên vương miện Nữ
hồng Anh”. Đã có những cơng trình nước ngồi được dịch ra tiếng Việt
nhằm đáp ứng sự quan tâm tìm hiểu của các học giả Việt Nam. Tiêu biểu như
công trình của R.P.Dutt với “Ấn Độ hơm nay và ngày mai”, năm 1960, đã
nghiên cứu tương đối sâu về nền thống trị của Anh; J.Nehru với “Phát hiện
Ấn Độ” tập 1, 2, 3 được dịch và công bố tại Việt Nam những năm 1990 đã
trình bày một cách tương đối chi tiết về lịch sử Ấn Độ, trong đó đặc biệt nhấn

mạnh đến sự mâu thuẫn trong nền thống trị Ấn Độ và những điểm tích cực
của nền giáo dục Anh ở đất nước này.
Ở Việt Nam, lịch sử Ấn Độ được chú ý từ thời cận đại với những tác
giả đầu tiên là Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu. Các tác gia đã có cách
nhìn tương đối độc đáo về chính sách xâm lược của Anh đối với thuộc địa
này. Nguyễn Trường Tộ được xem là một trong những nhà nghiên cứu Việt
Nam đầu tiên đề cập đến chính sách xâm lược của Anh ở Ấn Độ. Trong bản
Di thảo số 5: “Kế hoạch làm cho dân giàu nước mạnh” (Nguyễn Trường Tộ,
Con người và Di thảo), Trương Bá Cần, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002,
ơng đã có cách nhìn nhận thực sự có ý nghĩa đối với lịch sử Việt Nam lúc bấy
giờ, khi luận điểm của ông đưa ra mang tính chân thực lịch sử sâu sắc. Bản Di
thảo được viết năm 1864, thời điểm người Anh vừa hoàn thành được sự
nghiệp xâm chiếm Ấn Độ. Đó là bài học được ơng dâng lên vua Tự Đức làm
kế sách chống Pháp.
Thời kỳ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều
bài báo nghiên cứu về Ấn Độ. Đặc biệt, trong một số bài viết Người đã chú
trọng tới việc tìm hiểu “lối cai trị của người Anh” ở Trung Quốc, Xu Đăng,
Ấn Độ… Rồi đến tháng 10 - 1946, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
non trẻ đã cho xuất bản cuốn “Cách mạng Ấn Độ” của tác giả Minh Tranh để
giới thiệu khái quát về lịch sử Ấn Độ. Chính sách thống trị thực dân Anh đã là

7


nguyên nhân chính dẫn đến cách mạng Ấn Độ bùng nổ. Trong tác phẩm “Ấn
Độ và đế quốc Anh” tác giả Văn Tân cũng đã nghiên cứu một cách sơ lược về
chế độ cai trị của đế quốc Anh ở Ấn Độ.
Với sự ra đời của ngành Ấn Độ học, cho đến nay chúng ta gặt hái được
các cơng trình tiêu biểu, có đề cập ít nhiều tới phạm vi nghiên cứu của đề tài:
“Nước cộng hoà Ấn Độ” do Nxb Sự thật Hà Nội phát hành năm 1983; “Ấn

Độ qua các thời đại”, “Tìm hiểu văn hố Ấn Độ” của Nguyễn Thừa Hỷ được
ấn hành năm 1986. Đặc biệt cuốn “Lịch sử Ấn Độ” do GS. Vũ Dương Ninh
chủ biên, được xuất bản năm 1996, đã là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một
cách có hệ thống về lịch sử Ấn Độ…
Gần đây cịn xuất hiện một số cơng trình Luận án tiến sĩ tiêu biểu như
Lê Thanh Thuỷ với luận án “Q trình xâm nhập Đơng Nam Á của Công ty
Đông Ấn Anh từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX”, và đặc biệt là Luận án
“Chính sách thực dân của Anh ở Ấn Độ từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX”
của tác giả Trần Thị Thanh Vân đã tái hiện lại một cách tồn diện về chính
sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và hệ quả của nó, trong đó có đề cập
tới chính sách văn hóa - ngơn ngữ, một trong những chính sách quan trọng
giúp Anh thực thi được chính sách cai trị của mình ở Ấn Độ.
Có thể thấy rõ, nghiên cứu về lịch sử thời thuộc địa của Ấn Độ và Việt
Nam trên thực tế đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trong
nhiều năm qua. Những cơng trình lớn nhỏ được xuất bản đã cung cấp một nền
tảng quan trọng về các vấn đề lịch sử. Tuy vậy, vẫn còn một số vấn đề đã và
đang đặt ra trong quá trình nghiên cứu về chính sách thực dân của Anh ở Ấn
Độ và Pháp ở Việt Nam giai đoạn này.
Để có một cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về các chính sách thực dân
của Anh và Pháp ở thuộc địa, nhất là nhấn mạnh về vấn đề chính sách truyền
bá ngơn ngữ vẫn cịn là những mảng đề tài cịn trống vắng. Hơn thế nữa, từ
các góc độ so sánh, có thể dựng lên bức tranh lịch sử sinh động hơn, sát thực

8


hơn, đó cũng là vấn đề khoa học đầy thú vị. Cơng trình mong muốn được tiếp
cận từ những điểm đến đó.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi của đề tài “Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ

của thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân Pháp ở Việt Nam” được chúng tôi
nghiên cứu trong giới hạn sau:
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu chính sách truyền bá Anh
ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ và chính sách truyền bá Pháp ngữ của thực
dân Pháp ở Việt Nam; bước đầu có những nhận xét, so sánh giữa hai chính
sách này và hệ quả của nó.
- Về thời gian: đề tài chủ yếu nghiên cứu trong giai đoạn:
+ Đối với Ấn Độ: chủ yếu nghiên cứu trong giai đoạn xâm nhập và cai
trị của thực dân Anh ở Ấn Độ (1757 - 1947); hệ quả kéo dài tới thời điểm
hiện tại.
+ Đối với Việt Nam: là giai đoạn xâm nhập và thống trị của thực dân
Pháp Việt Nam (1858 - 1945); hệ quả kéo dài tới thời điểm hiện tại.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Tài liệu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cở sở các nguồn tài liệu tin cậy
đã được cơng bố trong và ngồi nước như sau:
- Các cơng trình nghiên cứu của các nhà sử học nước ngoài như Ấn Độ,
Anh Pháp, Mỹ, Liên Xô... và các bản đã được dịch ra tiếng Việt.
- Các tác phẩm, sách chuyên khảo, bài nghiên cứu của một số nhà
nghiên cứu Việt Nam.
- Các cơng trình luận văn, luận án, tạp chí nghiên cứu được cơng bố ở
Việt Nam, các văn kiện, thư trao đổi đã được dịch ra tiếng Việt…
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập được, bằng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng

9


sản Việt Nam về các vấn đề lịch sử, đặc biệt là về chủ nghĩa thực dân và các

vấn đề thuộc địa. Chúng tôi đã cố gắng tiến hành đi sâu nghiên cứu một khía
cạch cụ thể trong chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân.
Trong đó đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, lơgíc và các
phương pháp bộ môn: nghiên cứu, chứng minh các vấn đề lịch sử bằng các sự
kiện lịch sử cụ thể, phân tích các giai đoạn và sự phát triển của chính sách
thực dân theo lơgíc, hệ thống và mang tính liên kết.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành và liên ngành như: thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh và
suy luận logic… để giải quyết vấn đề mà luận văn đặt ra.
5. Đóng góp của luận văn
Sau khi hồn thành, tác giả hy vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ
ích về chính sách truyền bá ngơn ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân
Pháp ở Việt Nam để phục vụ cho công việc nghiên cứu và giảng dạy, học tập
tại trường Đại Học Vinh cũng như các cơ quan nghiên cứu, cơ quan làm công
tác đối ngoại và độc giả quan tâm.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Chính sách truyền bá ngơn ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ
Chương 2: Chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Pháp ở Việt Nam
Chương 3: Một số nhận xét, so sánh về chính sách truyền bá ngôn ngữ
của thực dân Anh ở Ấn độ và thực dân Pháp ở Việt Nam.

10


Chương 1
CHÍNH SÁCH TRUYỀN BÁ NGƠN NGỮ
CỦA THỰC DÂN ANH Ở ẤN ĐỘ
1.1. Khái quát về văn hóa Ấn Độ trước khi thực dân Anh xâm nhập

1.1.1. Cơ sở hình thành sự đa dạng của ngôn ngữ dân tộc Ấn Độ
Ấn Độ là một bán đảo hình tam giác, nằm ở phía Nam châu Á, nhưng
hầu như ngăn cách với châu lục này bởi dãy núi cao nhất thế giới là dãy
Himalaya, nên được gọi là một “tiểu lục địa”. Đây là một trong những cái nơi
văn hóa văn minh cổ xưa nhất của nhân loại, là một trong những bộ phận
quan trọng nhất của văn minh phương Đông, được kiến tạo nên bởi hai con
sông lớn là sông Ấn và sơng Hằng. “Sơng Ấn (Indus) chính là cái nơi của văn
minh Ấn Độ, dân bản địa gọi là sông Sindhu. Người láng giềng Iran phát âm
là Hindu, nên gọi tên nước là xứ Hindu - Hindustan. Người Hy Lạp gọi tên
sông là Indus, và tên nước là India. Nhưng chính người Ấn Độ lại lấy tên một
ơng Vua trong truyền thuyết, thủy tổ để đặt tên chính thức cho nước mình là
Bharat” [44; tr.84]. Cịn “dịng sơng Hằng chính là hình ảnh tượng trưng của
nền văn hóa và triết học lâu đời của Ấn Độ, luôn luôn thay đổi, ln ln trơi
chảy nhưng trước sau vẫn là một dịng sơng Hằng ấy” [26; tr.5]. Những dịng
sơng thơ mộng và vĩ đại này đã có tầm ảnh hưởng rất lớn trong thơ ca cũng
như cuộc sống hằng ngày của dân tộc Ấn.
Người dân Ấn Độ bằng tài năng, trí tuệ, cũng như sự cần mẫn của mình,
qua thời gian đã xây dựng nên một nền văn minh Ấn Độ tráng lệ, rực rỡ, huy
hoàng. Cho đến ngày nay, bên cạnh cái dáng vẻ hiện đại, người ta vẫn dễ dàng
nhận ra cái tâm hồn của hàng nghìn năm quá khứ còn hiện hữu trên đất nước
này. Cho dù phải gánh chịu biết bao đợt tấn công xâm lược và thống trị của các
thế lực ngoại tộc như Hy Lạp, Hồi giáo và sau đó là thực dân phương Tây. Các
thế lực ngoại bang mỗi khi thiết lập được nền cai trị ở Ấn Độ đều muốn áp đặt

11


nghlên đất nước này nền văn hóa của họ nhằm mục đích đồng hóa cho dễ bề
cai trị. Tuy nhiên, với những “cơng cụ” văn hóa đem theo, họ đã khơng hủy
diệt được nền văn hóa Ấn Độ, mà trái lại đã bị hịa cùng vào dịng chảy mênh

mơng của truyền thống Ấn Độ, và tạo nên sự đa dạng ở Ấn Độ.
Sự đa dạng của Ấn Độ được thể hiện ở cái mặt xã hội, dân tộc, ngôn
ngữ, tôn giáo, sự phân tán về chính trị… Thế nhưng, sự đa dạng phức tạp này
vẫn được xem xét trong một thể thống nhất. Trong đó, ngơn ngữ được xem
như là một nhân tố vừa có tính bền vững, vừa có khả năng tiếp nhận những
yếu tố mới của văn hóa Ấn Độ. Từ những tiếng nói sơ khai ban đầu, trải qua
hàng nghìn năm lịch sử phát triển và hồn thiện, nó trở thành một hệ thống đa
dạng và phong phú với hàng trăm thứ ngôn ngữ khác nhau.
Cơ sở đầu tiên tạo nên tính đa dạng của ngơn ngữ Ấn Độ, cũng là cơ sở
nền tảng và có ảnh hưởng xuyên suốt trong tiến trình phát triển của văn hóa
Ấn Độ, chính là điều kiện tự nhiên, hay cụ thể hơn là sự cách biệt giữa các
vùng địa lý. Cái “bán đảo hình tam giác lớn”, khu vực “tiểu lục địa” này bị
ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi Ấn Độ Dương và dãy núi Himalaya
hùng vĩ. Nội địa lại bị chia cắt thành 3 miền tự nhiên khác nhau: vùng núi
Himalaya ở phía Bắc, rồi đến vùng sơng Ấn Hằng và cao ngun Đêcan ở
phía Nam.
Địa hình chia cắt là nguồn gốc phân tán Ấn Độ thành các tiểu vương
quốc từ xa xưa. Hơn nữa, địa hình đó đã tạo nên một điều kiện tự nhiên vơ
cùng thuận lợi cho việc sinh sống và phát triển của con người. Dãy Himalaya
theo tiếng Phạn có nghĩa là “nơi cư trú của tuyết”, ở đây tuyết phủ quanh
năm. Từ những dòng chảy nhỏ li ti ban đầu của núi tuyết tan ra, lại là nơi
cung cấp một lượng nước khổng lồ và vơ tận cho hai dịng sơng Ấn, sơng
Hằng. Đồng thời, chính dãy núi được mênh danh “nóc nhà của thế giới” này
cũng là bức tường thành sừng sững án ngự ở phía Bắc, che chắn cho Ấn Độ
tránh được những ảnh hưởng bởi khí hậu khắc nghiệt của lục địa. Những cơn

12


gió từ đại dương thổi vào trong mùa hạ đã bị cản lại ở dãy núi này, quần tụ

thành những trận mưa rào tưới nhuần cho cả miền đồng bằng Ấn Hằng rộng
lớn, cũng như bổ sung một lượng nước lớn cho dịng chảy của các con sơng
này thêm mênh mông, hùng vĩ. Sông Ấn và sông Hằng hàng năm đã cung cấp
nguồn nước bất tận cho tưới tiêu và sinh hoạt của cư dân nơi đây, bồi đắp cho
dải đồng bằng rộng lớn vào loại bậc nhất thế giới này một lượng phù sa màu
mỡ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh sống thuận lợi, thu hút biết bao tộc
người tìm đến xâm nhập và định cư. Nơi đây cũng là nhân chứng sống cho
biết bao thăng trầm, biến đổi của lịch sử đất nước Ấn Độ, là nơi ghi dấu
những tinh hoa văn hóa từ ngàn năm.
Cao nguyên Đêcan ở phía Nam được biết đến là miền đất cổ xưa. Nơi
đây được ví như là một bảo tàng của những nền văn hóa cổ xưa nhất ở Ấn Độ.
Tuy nhiên đây là vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nên
điều kiện kinh tế và sinh hoạt có phần lạc hậu hơn so với phần đất phía Bắc.
Sự bảo thủ ở một mức độ nào đó lại góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa
truyền thống Ấn Độ tránh khỏi những xáo trộn, biến động của lịch sử Ấn Độ.
Những điều kiện tự nhiên trên đây đã tạo nên cơ sở thuận lợi đầu tiên
quan trọng nhất để Ấn Độ sớm hình thành một nền văn minh cổ xưa rực rỡ,
điển hình của khu vực châu Á. Với những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng: đất
đai màu mỡ, khí hậu ơn hịa, từ thời xa xưa nơi đây đã trở thành địa bàn cư trú
lý tưởng của nhiều tộc người. Trên mỗi vùng địa lý nhất định, đã hình thành
nên những tộc người khác nhau, nói những thứ ngơn ngữ khác nhau. Đó chính
là cơ sở đầu tiên dẫn đến sự hình thành và phát triển đa dạng ngôn ngữ Ấn Độ.
Cơ sở tiếp theo góp phần tạo nên tính đa dạng của ngơn ngữ Ấn Độ
chính là yếu tố con người, yếu tố tộc người. Nhờ những điều kiện tự nhiên
thuận lợi, suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử trên bước đường tiến tới văn
minh, trải qua những cuộc thiên di, những cuộc xâm nhập, Ấn Độ đã tiếp
nhận rất nhiều tộc người tràn vào sum tụ ở xứ này. Họ cùng sinh sống, xem

13




×