Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giáo án chủ đề Thân mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.36 KB, 21 trang )

CHỦ ĐỀ: THÂN MỀM
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ:
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề này gồm 04 bài:
- Bài 18: Trai sông. Mục II. Di chuyển: Không dạy; Mục III. Lệnh ▼ trang 64: Không thực
hiện
- Bài 19: Một số thân mềm khác
- Bài 20: Thực hành – Quan sát một số thân mềm: Mục III.3. Cấu tạo trong: Không thực hiện
- Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm: Mục I. Lệnh ▼ trang 71-72: Không
thực hiện
2. Mạch kiến thức
- Trai sông
- Một số thân mềm khác: ốc sên, ốc vặn, mực, bạch tuộc, sò…
- Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm.
3. Thời lượng:
- Số tiết học trên lớp 4 tiết
+ Tiết 1: Trai sông.
+ Tiết 2: Một số thân mềm khác
+ Tiết 3: Thực hành – Quan sát một số thân mềm
+ Tiết 4: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Mục tiêu chủ đề
1.1. Kiến thức
- Mô tả được các chi tiết cấu tạo ngoài và trong, đặc điểm sinh lí (dinh dưỡng, sinh sản, tự vệ)
của trai sông, đại diện ngành Thân mềm.
- Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm
+ Cấu tạo của vỏ ốc, mai mực.
+ Cấu tạo ngoài của ốc sên, trai sông, mực
- Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của ngành Thân mềm.
- Nêu được tính đa dạng của ngành Thân mềm



- Nêu được vai trò của ngành Thân mềm với đời sống con người.
1.2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát mẫu vật và tranh ảnh.
- Quan sát trên mẫu vật, tranh ảnh.
- Củng cố kĩ năng quan sát bằng kính lúp trên mẫu vật thật, cách so sánh, đối chiếu tài liệu,
tranh vẽ với mẫu vật để quan sát, cách thu hoạch thể hiện kết quả ghi trên bản tường trình.
- Tổng hợp kiến thức
- Thảo luận nhóm, quan sát.
*Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát hình ảnh, mẫu vật thật để tìm hiểu
cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của một số loài thân mềm.
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh ảnh, hình ảnh để tìm hiểu cấu
tạo, hoạt động sống của một số đại diện ngành thân mềm qua đó rút ra được đặc điểm chung
của ngành thân mềm cũng như vai trò của chúng trong thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Thái độ làm việc tích cực, nghiêm túc, cẩn thận.
- Giáo dục môi trường: Thân mềm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên( phân hủy thức ăn, là
mắt xích trong chuỗi thức ăn) và đời sống con người(làm thực phẩm, làm sạch môi trường
nước).Từ đó phải sử dụng hợp lí nguồn lợi thân mềm, đồng thời giáo dục HS ý thức bảo vệ
chúng.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
1.4.1. Các năng lực chung
a. Năng lực tự học
* Mục tiêu học tập chủ đề là:

- Học sinh tự xác định được đặc điểm cấu tạo, sinh lý của một số đại diện thân mềm.


- Nêu điểm chung của ngành thân mềm.
b. Năng lực giải quyết vấn đề
- Được hình thành thông qua:
+ Quan sát mẫu vật thật, tranh ảnh.
+ Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện...
c. Năng lực tư duy sáng tạo.
d. Năng lực tự quản lí
- Quản lí bản thân:
+ Thời gian : Lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chuyên đề và các nội dung học tập
khác phù hợp.
- Quản lí nhóm: Phân công công việc phù hợp với năng lực điều kiện cá nhân
e. NL giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hơp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học
sinh với giáo viên, HS với người dân.
f. NL hợp tác
- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV
- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
g. NL sử dụng CNTT và truyền thông
- Sử dụng sách báo, internet tìm kiếm thông tin
h. NL sử dụng ngôn ngữ
- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: ngành thân mềm, trai sông,...
- Trình bày đúng văn phong, khoa học, rõ ràng, logic
1.4.2. Các kĩ năng khoa học
1.4.2.1. Quan sát: Quan sát các thân mềm trên tranh vẽ, mẫu vật…
1.4.2.2. Tìm mối liên hệ: Cấu tạo - Chức năng, hoạt động.
1.5. Tích hợp liên môn
- Môn toán học: Biết đếm số vòng tăng trưởng trên vỏ trai, vỏ ốc.

- Môn hóa học: Vận dụng kiến thức hóa học nghiên cứu cấu tạo vỏ thân mềm.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Tranh cấu tạo cắt ngang vỏ trai, cấu tạo ngoài và trong của trai sông.
- Mẫu vật trai sông, mực.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Liên hệ thực tế và chuẩn bị tốt bài tập, bảng biểu cho những bài mới.
- Chuẩn bị: trai sông, ốc sên,
3. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề

Mức độ nhận thức

Các năng lực/
KN

cần

hướng tới
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
- Nêu được nơi - Hiểu được - Chứng minh - Từ vai trò của sống, các đặc cách
ngoài và trong sông

thân mềm

dạng


vỏ

phong phú của môi

mềm
-

Đặc

chung
ngành
mềm

thân -

Giải

sống.
thích

được tập tính
điểm của thân mềm
của thể

hiện

sự

thân thích nghi với

môi

trường

- Vai trò của sống.
thân mềm
-

Xác

-

Giải

hiện

thích

định được và cho ví

được các bộ dụ về vai trò

NL

thực

sự xuất được các hành

và thích nghi với biện pháp bảo -


- Các đặc điểm thân mềm
của

ngành - NL Quan sát

của thân mềm thân mềm đề -

- Thấy được sự thể

- Kể tên một số đa

định

dinh đặc điểm cấu các động vật nghĩa

điểm cấu tạo dưỡng của trai tạo, hình thái thuộc
của trai sông

NL

trường tồn



nguồn lợi từ
thân mềm.
Giải

một


số

giải

khai quyết vấn đề

thác hiệu quả

-

NL

thích
hiện

tượng thực tế


phận trên mẫu của thân mềm
vật

đối

với

con

người và động
vật.
4.Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực

STT
1

Mức độ kiến thức
Mức độ nhận biết
- Môi trường sống của trai sông?
- Cấu tạo ngoài và trong của vỏ trai?
- Cấu tạo cơ thể trai sông?
- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với cách tự vệ?
- Trai sông di chuyển nhờ sự phối hợp hoạt động của bộ phận nào?
- Kể tên được một số đại diện thân mềm khác.

2

- Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm, vai trò của thân mềm.
Mức độ hiểu
- Chức năng của vỏ trai
- Mô tả cách di chuyển của trai sông?
- Trai sông dinh dưỡng như thế nào? Thế nào là dinh dưỡng thụ động?
- Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ? Ý nghĩa
của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá.
- Cách săn mồi của mực.

3

- Thân mềm đa dạng thể hiện ở những đặc điểm nào?
Mức độ vận dụng thấp
- Theo em trai tự vệ bằng cách nào?
- Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm như thế nào? Trai chết thì vỏ mở,
tại sao?

- Mài mặt ngoài của trai thấy có mùi khét, vì sao?
- Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước?
- Mực phun chất lỏng màu đen để bắt mồi hay tự vệ? Hoả mù mực che mắt động vật

4

khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để trốn chạy không?
Vận dụng cao
- Theo em làm thế nào xác định được tuổi của trai? Ngọc trai được hình thành như


thế nào?
- Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác nguồn lợi từ thân mềm?
5. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập.


Tuần 10 Tiết 20

CHỦ ĐỀ: THÂN MỀM
Bài 18: TRAI SÔNG
Giảm tải:
- Mục II. Di chuyển: Không dạy
- Mục III. Lệnh ▼ trang 64: Không thực hiện
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của trai sông.
- Hiểu được cách dinh dưỡng và sinh sản của trai thích nghi với đời sống thụ động, ít di
chuyển.

2. Kĩ năng
- Biết quan sát các bộ phận của trai.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh phóng to hình 18.2; 18.3; 18.4 SGK.
- Mẫu vật: con trai, vỏ trai.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Để giúp nhận biết các đại diện ngành giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản
nào? Vai trò thực tiễn của giun đốt gặp ở địa phương em?
3. Bài mới
GV giới thiệu ngành thân mềm có mức độ cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hoá theo
hướng: có vỏ bọc ngoài, thân mềm không phân đốt. Giới thiệu đại diện nghiên cứu là con trai
sông.
Hoạt động 1: Hình dạng, cấu tạo (15’)
Mục tiêu: Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của trai sông.
a.Vỏ trai


Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm việc - HS quan sát hình 18.1; 18.2, a.Vỏ trai
độc lập với SGK.

đọc thông tin SGK trang 62,


Cơ thể trai có 2

- GV gọi HS giới thiệu đặc quan sát mẫu vật, tự thu thập mảnh vỏ bằng đá
điểm vỏ trai trên mẫu vật.

thông tin về vỏ trai.

vôi che chở bên

- GV giới thiệu vòng tăng - 1 HS chỉ trên mẫu trai sông.

ngoài.

trưởng vỏ.
- Yêu cầu các nhóm thảo - Các nhóm thảo luận, thống
luận.

nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được:

- Muốn mở vỏ trai quan sát + Mở vỏ trai: cắt dây chằng
phải làm như thế nào?

phía lưng, cắt 2 cơ khép vỏ.

- Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi + Mài mặt ngoài có mùi khét vì
thấy có mùi khét, vì sao?

lớp sừng bằng chất hữu cơ bị


- Trai chết thì mở vỏ, tại sao?

ma sát, khi cháy có mùi khét.

- GV tổ chức thảo luận giữa - Đại diện nhóm phát biểu ý
các nhóm.

kiến, các nhóm khác nhận xét,

- GV giải thích cho HS vì sao bổ sung.
lớp xà cừ óng ánh màu cầu
vồng.
b. Cơ thể trai
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS trả lời câu - HS đọc thông tin tự rút ra b. Cơ thể trai
hỏi:

đặc điểm cấu tạo cơ thể trai.

- Ngoài: áo trai tạo thành

- Cơ thể trai có cấu tạo như - Cơ thể có 2 mảnh vỏ bằng khoang áo có ống hút
thế nào?

đá vôi che chở bên ngoài.

- GV giải thích khái niệm áo - Cấu tạo:
trai, khoang áo.


nước và thoát nước.
- Giữa: tấm mang

+ Ngoài; áo trai tạo thành - Trong: thân trai và chân

- Trai tự vệ bằng cách nào? khoang áo, có ống hút và rìu
Nêu đặc điểm cấu tạo của ống thoát nước.

- Phía trước thân có lỗ

trai phù hợp với cách tự vệ + Giữa: tấm mang

miệng và tấm miệng.

đó?

+ Trong: thân trai.


- GV giới thiệu: đầu trai tiêu - Chân rìu.
giảm
Hoạt động 3: Dinh dưỡng (7’)
Mục tiêu: Học sinh nắm được cách dinh dưỡng của trai.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với - HS tự thu nhận thông III. Dinh dưỡng
SGK, thảo luận nhóm và trả lời:


tin, thảo luận nhóm và - Thức ăn: động

+ Nước qua ống hút và khoang áo đem hoàn thành đáp án.

vật nguyên sinh

gì đến cho miệng và mang trai?

- Yêu cầu nêu được:

và vụn hữu cơ.

+ Nêu kiểu dinh dưỡng của trai?

+ Nước đem đến oxi và - Oxi trao đổi qua

- GV chốt lại kiến thức.

thức ăn.

mang.

+ Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa + Kiểu dinh dưỡng thụ
như thế nào với môi trường nước?

động.

Nếu HS không trả lời được, GV giải
thích vai trò lọc nước.
Hoạt động 4: Sinh sản (10’)

Mục tiêu : HS biết được hình thức sinh sản ở trai sông
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS thảo luận và - HS căn cứ vào thông tin IV. Sinh sản
trả lời:

SGK, thảo luận và trả lời:

- Trai phân tính.

- Ý nghĩa của giai đoạn trứng + Trứng phát triển trong mang - Trứng phát triển
phát triển thành ấu trùng trong trai mẹ, được bảo vệ và tăng qua giai đoạn ấu
mang trai mẹ?

lượng oxi.

trùng.

- Ý nghĩa giai đoạn ấu trùng + Ấu trùng bám vào mang và
bám vào mang và da cá?

da cá để tăng lượng oxi và

- GV chốt lại đặc điểm sinh sản.
4. Củng cố (5’)

được bảo vệ.

- Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó hiệu quả?

- Nhiều ao thả cá, trai không thả mà tự nhiên có. Tại sao?
- Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước?


5. Dặn dò (1’)
- Học bài 18
- Đọc mục “Em có biết?”.
- Sưu tầm mẫu vật (vỏ), tranh, ảnh của một số đại diện thân mềm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................


Tuần: 11 Tiết 21
CHỦ ĐỀ: THÂN MỀM
Tiết 2: Bài 19: MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Mô tả được cấu tạo ngoài, lối sống của đại diện một số thân mềm thường gặp ở tự nhiên nước
ta như: ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, ốc... nhất là những thân mềm di chuyển tích cực như mực.
- Hiểu thêm về tập tính sinh sản, tự vệ của ốc sên, mực...
2. Kĩ năng
- Phân biệt được một số loài thân mềm có ở địa phương.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật thân mềm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh ảnh một số đại diện của thân mềm.
- Mẫu vật: ốc sên, sò, mai mực và mực, ốc nhồi...

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Cấu tạo của trai sông? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường
nước?
- Nhiều ao đào thả cá, trai không thả tự nhiên có, tại sao ?
3. Bài mới
Người ta có thể tìm thấy thân mềm ở những nơi nào?
Hoạt động 1: Một số đại diện (17’)
Mục tiêu: Học sinh nhận biết được đặc điểm cấu tạo, lối sống của một số đại diện thân mền
thường gặp như ; ốc sên, mực, bạch tuộc, ốc vặn...
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ - HS quan sát kĩ mẫu vật, 5 hình I. Một số đại
mẫu vật, hình 19 SGK (1-5), trong SGK trang 65, đọc chú thích, diện
đọc chú thích và nêu được thảo luận và rút ra đặc điểm.

Đều là đại diện

các đặc điểm đặc trưng của + Ốc sên sống trên cây, ăn lá cây.

thân mềm


mỗi đại diện.

Cơ thể gồm 4 phần: đầu, thân, chân, nhưng mực và
áo. Thở bằng phổi (thích nghi ở trên bạch tuộc có

cạn).

lối sống bơi lội

+ Mực sống ở biển, vỏ tiêu giảm tự do, sò sống
(mai mực). Cơ thể gồm 4 phần, di vùi mình trong
chuyển nhanh.

cát. Chúng đều

+ Bạch tuộc sống ở biển, mai lưng sống ở biển.
tiêu giảm, có 8 tua. Săn mồi tích cực. Còn ốc sên
+ Sò 2 mảnh vỏ, có giá trị xuất khẩu.

trên cạn, ốc

- Tìm các đại diện tương tự - Các nhóm kể tên các đại diện có ở vặn sống ở ao,
mà em gặp ở địa phương?

địa phương, các nhóm khác bổ sung. ruộng. Ốc sên

- Qua các đại diện trên GV HS tự rút ra nhận xét.

ăn thực vật, có

yêu cầu HS rút ra nhận xét - Thân mềm có 1 số loài lớn.

hại cho cây

về:


- Sống ở cạn, ở nước ngọt, nước trồng.

+ Đa dạng loài?

mặn.

+ Môi trường sống?

- Chúng có lối sống vùi lấp, bò chậm

+ Lối sống?

chạp và di chuyển tốc độ cao (bơi).
Hoạt động 2: Một số tập tính ở thân mềm (15’)

Mục tiêu: Học sinh nhận biết được đặc điểm cấu tạo, lối sống của một số đại diện thân mền
thường gặp như ; ốc sên, mực , bạch tuộc, ốc vặn .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập - HS đọc thông tin SGK trang II. Một số tập
với SGK và trả lời:

66 nêu được: Nhờ hệ thần tính



thân


- Vì sao thân mềm có nhiều tập kinh phát triển (hạch não) làm mềm
tính thích nghi với lối sống?

cơ sở cho tập tính phát triển.
a. Tập tính ở ốc sên

Hệ thần kinh
của thân mềm

- GV yêu cầu HS quan sát hình - Các nhóm thảo luận thống phát triển là cơ
19.6 SGK, đọc kĩ chú thích và thảo nhất ý kiến:

sở

cho

giác

luận:

+ Tự vệ bằng cách thu mình quan và tập tính

- Ốc sên tự vệ bằng cách nào?

trong vỏ.

phát triển thích

- Ý nghĩa sinh học của tập tính đào + Đào lỗ để trứng để bảo vệ nghi


với

đời


lỗ để trứng của ốc sên?

trứng. Ốc sên lưỡng tính, thụ sống.

- GV điều khiển các nhóm thảo tinh chéo
luận, chốt lại kiến thức.
- GV yêu cầu HS quan sát hình
19.7, đọc chú thích, xem video b. Tập tính của mực
mực, bạch tuộc săn mồi, phun hỏa
mù và thảo luận:
- Mực săn mồi như thế nào?

- Rình mồi hoặc vồ mồi

- Hoả mù của mực có tác dụng gì?

- Che mắt kẻ thù để trốn thoát

- Vì sao người ta thường thắp đèn - Vì mực bị hấp dẫn bởi ánh
để câu mực?

sáng.

- Vì sao sau khi đẻ trứng mực - Mực bảo vệ trứng và phun
thường ở lại và hay phun nước vào nước để đảm bảo nhu cầu oxi

trứng?

cho phôi phát triển.

- GV chốt lại kiến thức.

- Đại diện các nhóm trình bày
ý kiến, các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.

4. Củng cố (5’)
- Kể đại diện khác của thân mềm và chúng có những đặc điểm gì khác với trai sông?
- Ốc sên bò thường để lại dấu vết trên lá cây, em hãy giải thích? (tiết chất nhờn làm giảm ma
sát)
5. Dặn dò (1’)
- Học bài 19
- Đọc mục “Em có biết?”.
- Sưu tầm mẫu vật, tranh, ảnh về thân mềm, vỏ trai, ốc, mai mực.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................


........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................


Tuần: 11 Tiết 22

CHỦ ĐỀ: THÂN MỀM
Tiết 3: Bài 20: THỰC HÀNH
QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM
GIẢM TẢI: Mục III.3. Cấu tạo trong: Không thực hiện
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Học sinh quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện thân mềm.
- Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng kính lúp.
- Kĩ năng quan sát đối chiếu mẫu vật với hình vẽ.
- Phân biệt một số loài thân mềm có ở địa phương
3. Thái độ
- Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Mẫu trai, mực mổ sẵn.
- Mẫu trai, ốc, mực để quan sát cấu tạo ngoài.
- Tranh, mô hình cấu tạo trong của trai, mực.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức (5’)
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: (5’)
3. Bài mới:
Hoạt động 1: QUAN SÁT CẤU TẠO VỎ THÂN MỀM
Mục tiêu: HS sử dụng kính lúp quan sát và nhận diện được các chi tiết cấu tạo vỏ ốc, mai mực
đồng thời tập điền chú thích vào hình vẽ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

- GV trưng bày các mẫu vật vỏ ốc và mai mực - Học sinh dùng kính lúp quan sát vỏ ốc, mai
mà mình đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu học sinh dùng mực, đối chiếu với hình vẽ để nhận dạng các
kính lúp lần lượt lên quan sát (Nếu GV bố trí chi tiết cấu tạo.


được mỗi nhóm 1 mẫu là tốt nhất).
- Giáo viên đi các nhóm quan sát HS nhận - 1-2 đại diện của tổ trả lời kết quả chú thích
diện chi tiết cấu tạo của vỏ ốc, mai mực và của một vài bộ phận khi giáo viên kiểm tra
kiểm tra.

và yêu cầu.

- Mai mực là một vị thuốc quý, còn được gọi
là "ô tặc cốt" có thể chữa đau dạ dày, cầm
máu, viêm tai, bổ phổi...
- Cuối cùng sau khi quan sát xong GV yêu cầu
HS điền chú thích cho hình vẽ H.20.1; 20.2;
20.3
Hoạt động 2: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI.
Mục tiêu: Quan sát cấu tạo ngoài của trai sông và mực phù hợp với lối sống ít di chuyển và di
chuyển tích cực.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV tiếp tục cho HS quan sát H 20.4 ; 20.5 và - HS quan sát H.20.4; 20.5 và đọc các chú
điền ghi chú

thích dưới hình vữ để điền vào hình cho phù
hợp.

- Kết quả điền bảng thu hoạch

Động vật có đặc điểm tương ứng

STT

Ốc

Trai

Mực

Đặc điểm cần quan sát
1

Số lớp của cấu tạo vỏ

Đủ 3 lớp

Đủ 3 lớp

2

Số chân (hay tua)

1

1

2 +8

3


Số mắt

2

0

2

4

Có giác bám

0

0

Nhiều

5

Có lông trên tua miệng

0

nhiều

0

6


Số lá mang (hay phổi)

1 phổi

2 đôi mang

2

7

Dạ dày, ruột, gan, túi mực

Ruột,
mang, túi
mực dạ


dày

- Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời chính xác nhất.
1. Mực và ốc sên thuộc ngành thân mềm vì
A. Thân mềm, không phân đốt

B. Khoang áo phát triển

C. Di chuyển nhanh

D. Cả A và B.


E. Cả A ,B và C

2. Đặc điểm nào chứng tỏ mực thích nghi với lối sống di chuyển nhanh :
A. Có vỏ cơ thể tiêu giảm

B . Cơ quan di chuyển phát triển .

C. Săn mồi nhanh.

D. Chỉ A và B đúng.

4. Nhận xét - đánh giá
- Nhận xét tinh thần, thái độ của các nhóm trong giờ thực hành.
- GV công bố đáp án đúng, các nhóm sửa chữa đánh giá chéo.
- Các nhóm thu dọn vệ sinh.
5. Dặn dò (1’)
- Tìm hiểu vai trò của thân mềm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................


Tuần: 12 Tiết 23
CHỦ ĐỀ: THÂN MỀM
Tiết 4: Bài 21: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ
VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÂN MỀM
GIẢM TẢI: Mục I. Lệnh ▼ trang 71-72: Không thực hiện

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Nêu được các đặc điểm chung về kích thước, môi trường sống và tập tính của ngành Thân
mềm.
- Trình bày được vai trò của thân mềm trong tự nhiên đối với đời sống của con người.
2. Kĩ năng
- Biết quan sát và so sánh các loài thân mềm thường gặp trong tự nhiên.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi từ thân mềm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh phóng to hình 21.1 SGK.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Ngành Thân mềm có số loài rất lớn, chúng có cấu tạo và lối sống phong phú. Bài học
hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm và vai trò của thân mềm.
Hoạt động 1: Đặc điểm chung (18’)
Mục tiêu: HS nhận biết được các đặc điểm chung của thân mềm mặc dù chúng đa dạng về
cấu tạo và lối sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc - HS Đọc thông tin, quan I. Đặc điểm chung
thông tin, quan sát hình 21 sát hình và ghi nhớ sơ đồ


Đặc điểm chung của thân mềm:

và hình 19 SGK thảo luận cấu tạo chung gồm: vỏ, - Thân mềm không phân đốt, có
nhóm và trả lời câu hỏi:

thân, chân.

vỏ đá vôi.


- Nêu đặc điểm chung của

- Có khoang áo phát triển

thân mềm về:

- Hệ tiêu hoá phân hoá.

+ Nơi sống

- Các nhóm thảo luận thống Riêng mực, bạch tuộc thích nghi

+ Lối sống

nhất ý kiến.

+ Kiểu vỏ đá vôi

- Đại diện nhóm lên trình, tích cực nên vỏ tiêu giảm,


+ Đặc điểm cơ thể

các nhóm khác nhận xét, bổ khoang áo phát triển.

+ Đặc điểm khoang áo

sung.

- GV chốt lại kiến thức.

- HS nêu được:

với lối sống săn mồi và di chuyển

- Từ bảng trên GV yêu cầu + Đa dạng:
HS thảo luận:

- Kích thước

- Nhận xét sự đa dạng của - Cấu tạo cơ thể
thân mềm?

- Môi trường sống
- Tập tính
Hoạt động 2: Vai trò của thân mềm (18’)

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS làm bài tập - HS dựa vào kiến thức II. Vai trò
bảng 2 trang 72 SGK.


Nội dung

trong chương và vốn - Lợi ích:

- GV gọi HS hoàn thành sống để hoàn thành + Làm thực phẩm cho con người.
bảng.

bảng 2.

+ Nguyên liệu xuất khẩu.

- GV chốt lại kiến thức sau - 1 HS lên làm bài tập, + Làm thức ăn cho động vật.
đó cho HS thảo luận:

lớp bổ sung.

+ Làm sạch môi trường nước.

- Ngành thân mềm có vai trò

+ Làm đồ trang trí, trang sức.

gì?

- Tác hại:

- Nêu ý nghĩa của vỏ thân - HS thảo luận rút ra lợi + Là vật trung gian truyền bệnh.
mềm?


ích và tác hại của thân + Ăn hại cây trồng.
mềm.

STT
1

Ý nghĩa thực tiễn
Làm thực phẩm cho người

Tên đại diện thân mềm có ở địa phương
Mực, sò, ngao, hến, trai, ốc...


2

Làm thức ăn cho động vật khác

Sò, hến, ốc... và trứng, ấu trùng của chúng

3

Làm đồ trang sức

Ngọc trai

4

Làm vật trang trí

Xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò...


5

Làm sạch môi trường nước

Trai, sò, hầu, vẹm...

6

Có hại cho cây trồng

Các loài ốc sên

7

Làm vật chủ trung gian truyền bệnh ốc ao, ốc mút, ốc tai...
giun sán

8

Có giá trị xuất khẩu

9
Có giá trị về mặt địa chất
4. Củng cố (5’)

Mực, bào ngư, sò huyết.
Hoá thạch một số vỏ ốc, vỏ sò.

- Nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm? Vì sao mực bơi nhanh lại được xếp cùng ngành

với ốc sên chậm chạp?
- Trai, ốc, hến có khả năng tích lũy lượng lớn các kim loại trong cơ thể (cao gấp hàng nghìn lần
so với cá và tảo) mà không gây hại cho cơ thể chúng. Sông T được đánh giá là một trong những
dòng sông bị ô nhiễm nhiều năm do nước thải của một nhà máy chế tạo thiết bị điện tử đổ ra.
Em hãy đề xuất biện pháp làm giảm mức độ ô nhiễm của dòng sông bằng phương pháp sinh
học. Theo em, chúng ta có nên ăn trai, ốc được bắt từ dòng sông T không? Vì sao?
5. Dặn dò (1’)
- Học bài 21
- Soạn bài 22
- Chuẩn bị theo nhóm: con tôm sông còn sống, tôm chín.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................


........................................................................................................................................................................



×