Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Khác biệt kế toán ngân hàng - kế toán tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.28 KB, 2 trang )

Kế toán ngân hàng và kế toán tài chính DN:
có gì khác ?
Các nước phát triển thường xây dựng một hệ thống kế toán mở, có nghĩa là chỉ dựa trên
các nguyên tắc cơ bản nhất và không có quy định chặt chẽ nào cho từng tiểu khoản và
từng lĩnh vực kinh doanh. Nhưng hệ thống kế toán Việt Nam lại đi vào quy định chi tiết
cho từng tiểu khoản cụ thể và cho từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kế toán ngân
hàng và kế toán tài chính doanh nghiệp (DN).
Hệ thống kế toán ngân hàng Việt Nam chính thức ra đời từ năm 1951 còn hệ thống kế
toán tài chính DN được hình thành sau đó ba năm, năm 1954 và được hoàn thiện, phát
triển song song cho tới nay. Về cơ bản, hai hệ thống kế toán giống nhau về nguyên tắc,
nội dung và phương pháp hạch toán theo các chuẩn mực kế toán và Luật Kế toán đã ban
hành. Tuy nhiên, cách sử dụng thuật ngữ và hình thức trình bày khác nhau khiến cho
người đọc có cảm giác thấy hai lĩnh vực kế toán có sự khác nhau. Từ đó, việc vận dụng
giữa hai lĩnh vực kế toán này trở nên khó khăn đối với người học, người làm công tác kế
toán. Có thực tế là một người học kế toán tài chính DN thì gặp nhiều khó khăn khi làm kế
toán ngân hàng và ngược lại. Để có thể làm việc được ở hai lĩnh vực này, người làm công
tác kế toán phải học kế toán cả hai lĩnh vực, dẫn đến tiêu tốn cả thời gian và tiền của. Vấn
đề đặt ra là phải xây dựng một hệ thống kế toán thống nhất để có thể áp dụng cho tất cả
các lĩnh vực kinh doanh khác nhau?
Có thể nói, kế toán tài chính DN và kế toán ngân hàng đều tuân thủ những nguyên tắc kế
toán cơ bản, bao gồm cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán,
thận trọng, trọng yếu. Về nguyên tắc hạch toán, hai hệ thống kế toán cũng sử dụng
phương pháp ghi Nợ - Có để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; sử dụng kết cấu
tài khoản chữ T; nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau, Nợ - Có cân bằng nhau; xác định tính
số dư trên các TK tài sản và nguồn vốn, nguồn vốn nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
nguyên tắc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn.
Về phương pháp luân chuyển chứng từ, hai hệ thống kế toán đều tuân thủ theo hai loại
chứng từ: chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn và tuân thủ theo các bước: lập chứng
từ, kiểm tra chứng từ, xử lý, ghi sổ, lưu trữ chứng từ. Tổ chức bộ máy kế toán cũng theo
ba hình thức (phân tán, tập trung, vừa tập trung vừa phân tán)
Về hình thức kế toán áp dụng, đều bao gồm kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp theo năm


hình thức: Nhật ký Sổ Cái, Nhật ký chứng từ, Chứng từ Ghi sổ, Sổ nhật kí chung, hình
thức ghi bằng máy tính. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng thường sử dụng chứng từ ghi sổ.
Về hệ thống báo cáo, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Lưu
chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC.
Tuy nhiên, hai hệ thống kế toán sử dụng thuật ngữ và hình thức trình bày khá nhau đã
đưa đến cho người đọc thấy hai lĩnh vực kế toán này có sự khác nhau. Mặt khác, kế toán
ngân hàng đã có sự khác biệt về số hiệu trong hệ thống TK so với hệ thống tài khoản của
kế toán tài chính DN. Sự khác biệt này dẫn đến việc xác định kết quả kinh doanh của kế
toán tài chính DN và kế toán ngân hàng cũng khác nhau, có thể thấy rõ trên sơ đồ kết quả
kinh doanh của ngân hàng và DN khác.
Hai hình thức kế toán đã giống nhau cơ bản về nội dung, nhưng chưa tạo cho người học
và làm công tác kế toán nhận biết được sự tương quan giữa chúng vì sử dụng các thuật
ngữ khác nhau. Từ đó, việc vận dụng hai lĩnh vực kế toán này trở nên khó khăn đối với
người học, người làm công tác kế toán. Có một thực tế tồn tại là một người được đào tạo
về kế toán tài chính DN thì gặp nhiều khó khăn khi làm kế toán ngân hàng và ngược lại.
Để khắc phục điều này, trong công tác đào tạo chuyên ngành kế toán, cần phải có những
giải pháp sau:
Một là, xây dựng giáo trình mang tính thống nhất và có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh
vực kế toán các ngành. Cần đưa ra nguyên tắc, phương pháp chung nhất có thể áp dụng
cho cả hai lĩnh vực. Hệ thống tài khoản nên xây dựng không quá khác biệt và xây dựng
theo một quy trình nhất định.
Hai là, đưa ra những thuật ngữ chung, thống nhất khi xây dựng giáo trình.
Ba là, nội dung của chương trình phải đơn giản dễ hiểu, có thể sử dụng cho nhiều đối
tượng nên hướng dẫn một cách cụ thể cho từng tình huống của các nghiệp vụ kinh tế
khác nhau. Không nên trình bày một nội dung có cùng một bản chất theo các hình thức
khác nhau và phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh tế của Việt Nam và đảm bảo
tính khoa học của kế toán thì cần thiết phải hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán theo
một hệ thống chỉ đạo nhất quán của nhà nước.
Bốn là, không nên phân biệt ranh giới về kế toán tài chính DN và kế toán ngân hàng.
Năm là, luôn áp dụng giữa lý thuyết với thực tế để giáo trình có tính khả thi cao (có nhiều

bài tập thực hành)
Sáu là, nên có quy trình giảng dạy phù hợp, phân tích nguyên lý chung của kế toán ngân
hàng và kế toán tài chính DN, sau đó mới đi vào từng lĩnh vực kế toán cụ thể. Vận dụng
những đặc trưng giống nhau chung một số hiêu tài khoản hay một nội dung kinh tế và chỉ
thêm những nội dung khác nhau của giữa hai lĩnh vực.
THS. Đoàn Văn Đính (Tạp chí Kế toán)

×