Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sếp nhỏ: Đau đầu với sếp lớn khó tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.68 KB, 2 trang )

Sếp nhỏ: Đau đầu với sếp lớn khó tính
Bạn là một "sếp nhỏ". Và ai đó là "sếp lớn". Nhưng sếp không nhất thiết là người thông
minh hơn. Tuy nhiên, tại một số thời điểm trong sự nghiệp của bạn, bạn sẽ phải ngồi vào
một vị trí oái oăm với một ông sếp khó tính, nhưng bạn chưa đủ quyền để sa thải cái ông
sếp bất tài và phi lý đó.
Vậy, hãy sống thẳng thắn. Nếu đó là một nhà quản lý lâu năm
khó tính, bạn có thể tự hỏi tại sao tình trạng này lại được phép
tồn tại. Nếu như mọi người trong tổ chức biết rằng, làm việc
cho con người đó thực là cực khổ, vậy tại sao các lãnh đạo cấp
trên lại để cho tình trạng này tiếp diễn?
Nói một cách khác, nếu như những người khác trong bộ phận
nghĩ rằng, nhà quản lý đó đang làm một công việc lớn lao, và
chỉ có mình bạn là có vấn đề với ông ta, thì đó lại là một tình
huống khác hẳn. Nếu bạn là một quản lý mới trong bộ phận,
vấn đề có thể được tự giải quyết nếu như bạn làm một việc lớn
lao và không quá nhạy cảm. Bạn sẽ thấy rằng, đó là một phong
cách, chứ không phải là thực chất.
Tuy nhiên, nếu như nhà quản lý của bạn thực sự đang gây ra vấn đề cho bạn hoặc cho các bản
báo cáo của bạn, thì bạn cần làm một việc gì đó rõ ràng về việc này. Bạn có một số lựa chọn có
thể tồn tại được. Dựa trên môi trường chính trị và văn hóa của tổ chức, các chiến lược khác có thể
thực hiện tốt hơn.
Bạn nên cố gắng nói trực tiếp điều này với ông sếp của bạn. Nói với ông sếp đó về những gì đang
xảy ra. Giải thích trong một cách rất chuyên nghiệp về các ứng xử của vị sếp đó, các chính sách,
hoặc các hành động mà ảnh hưởng của chúng là không tốt. Chẳng hạn, chỉ ra cho vị sếp đó là, họ
đang đưa ra các chỉ dẫn mâu thuẫn với cả nhóm. Điều này đã tạo ra sự chậm trễ và các lời phàn
nàn của khách hàng. Thậm chí nếu như vị sếp đó không muốn nghe điều này, họ cũng sẽ đánh
giá cao sự thẳng thắn của bạn khi chỉ ra những vấn đề này.
Các ông chủ thường không nhận ra rằng, họ cũng có lúc làm những việc không thích đáng. Họ cần
sự phản hồi. Bạn nên cố gắng thường xuyên gặp sếp của mình để thảo luận về các vấn đề cần
quan tâm. Nếu như sếp của bạn không nghĩ rằng những cuộc gặp như vậy là cần thiết, bạn nên
thuyết phục họ. Cố gắng giải tại sao các cuộc trò chuyện như vậy sẽ ngăn ngừa các vấn đề nảy


sinh và làm thế nào để ông sếp đó cũng được lợi từ việc này.
Một điểm khác nữa là, nếu như những nhà quản lý trẻ không được bổ nhiệm từ một người "thông
thái", họ nên tìm một người khác. Bạn cần ai đó trong tổ chức - người đó có được sự kính trọng
của mọi người - và có chính kiến rõ ràng. Bạn cần ai đó có thể che chở cho bạn dưới đôi cánh của
họ và dạy bạn về đời sống trong tổ chức.
Giờ, hãy nói là bạn đã hiểu được kiểu ông chủ không hề thích các phản hồi từ phía nhân viên. Vậy
bạn phải làm gì bây giờ? Đây là lúc cần tới sự hiểu biết đời sống chính trị và văn hóa trong tổ chức
của bạn và là nơi mà người thầy thông thái của bạn có thể là một sự giúp đỡ lớn lao.
Bạn có thể cần tới ai đó để nói với ông sếp của bạn. Đó có thể là một người nào đó ở ngang chức
với ông sếp khó tính đó, hoặc là một người bạn trong tổ chức - là bộ phận quản lý nhân lực - nếu
như uy tín của họ là tốt và họ công bằng, hoặc là bạn sẽ gặp phải "họa lớn" và bị giáng chức. Hãy
nhớ là, khi bạn làm điều này, bạn gần như có thể cắt đứt vĩnh viễn quan hệ với ông sếp đó. Nhưng
bạn có thể cũng không còn lựa chọn nào khác. Bạn đang phải thực hiện hành động đó vì cả nhóm
và vì lợi ích chung của cả tổ chức.
Bạn vẫn còn một lựa chọn cuối cùng. Bạn có thể tự nhủ là: "Ông sếp đó thật khó tính. Ông ta đã
khó tính như vậy rất nhiều năm rồi, dường như không ai quan tâm hoặc sẵn sàng muốn thay đổi
cách ứng xử của ông ta. Đây không phải là nơi tốt nhất cho mình kể từ khi ông sếp đó có ảnh
hưởng quá lớn đối với thành công của mình. Có lẽ, mìn nên tìm kiếm một vị trí mới trong một bộ
phận khác hoặc trong một tổ chức khác".
Thu Lượng
Theo The first time manager

×