Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Báo cáo Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học PTIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.99 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Giảng viên:
Sinh viên:
Lớp:
MSV:
Nhóm:

TS.Đinh Thi Hương
Nguyễn Minh Đức
D16CQAT04-B
B16DCAT036
10

Hà Nội, Tháng 11.2019
Nguyễn Minh Đức|1


Phụ lục

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiền, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông đã đưa môn học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và trong
chương trình giảng dậy. Đặc biệt em cảm ơn TS. Đinh Thị Hương đã hướng dẫn và
truyền đạt lạ kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học vừa qua. Cô
đã giúp chúng em hiểu về tầm quan trọng của môn phương pháp luận trong thực
tiễn đời sống. Không chỉ thế, cô còn giảng dạy nhiều câu danh thú vị với nhiều ý
nghĩa triết học sâu sắc. Môn học rèn luyện cho em những kỹ năng mềm cần thiết,


Nguyễn Minh Đức|2


trang bị những kinh nghiệm viết báo cáo và nghiên cứu khoa học hỗ trợ làm đồ án
tốt nghiệp. Đó thực sự là những kinh nghiệm bổ ích cho sinh viên năm cuối.
Em mong muốn Học viện tiếp tục đưa thêm các môn học thuộc linh vực
khoa học vào giảng dạy để giúp sinh viên chúng em có thể nâng cao kiến thức cho
chính bản thân cũng như trang bị kiến thức cho cuộc sống, công việc sau này. Bài
tiểu luận của em không tránh khỏi thiếu sót, kinh mong cô xem xét và góp ý.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Minh Đức

Câu 1: Anh/chị hiểu thế nào về thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học.
Trả lời
Thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học là một phương pháp thu thập thông
tin được thực hiện bởi những quan sát trong điều khiện biến đổi của đối tượng khảo
sát và môi trường xung quanh đối tượng khảo sát một cách có chủ định.
Thực nghiệm là phương pháp được coi là quan trọng nhất, một phương pháp
thủ công trong nghiên cứu khoa học hiện đại. Trong lịch sử nhiều thế kỷ của mình,
thực nhiệm tỏ ra có sức sống. Thực nghiệm đã làm đẩy nhanh quá trình nghiên cứu
khoa học và tạo khả năng vận dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu khoa học
Nguyễn Minh Đức|3


và thực tiễn sản xuất. Chính vì vậy, một số bộ môn khoa học tự nhiên được mệnh
danh là khoa học thực nghiệm.
Hiệu quả của phương pháp thực nghiệm làm tăng trình độ kĩ thuật thực hành
nghiên cứu đạt tới mức tinh vi và làm phát triển cả về khả năng tư duy lý thuyết.

Thực nghiệm đã tạo ra một hướng nghiêm cứu mới, phương pháp hoàn toàn chủ
động trong sáng tạo khoa học.
Thực nghiệm được tiến hành để khẳng định tình chân thực của phỏng đoán
hay giả thuyết đã nêu. Thực nghiệm được tiến hành có kế hoạch như là thực hiện
một chương trình khoa học cần hết sức chi tiết và chính xác.
Mục tiêu của thực nghiệm là kiểm chứng giả thuyết sai lệch so với lý thuyết,
khống chế các biến trong điều kiện khác nhau của nghiên cứu, pháp hiện các mối
quan hệ giữa các biến. Có 3 loại thực nghiệm để đạt được mục đích trên:
-

-

Thực nghiệm thử và sai: Phương pháp này sử dụng việc thử nghiệm nhằm
tìm ra kế quả, nếu gặp kết quả sai tiếp tục thử để xác định tất cả các trường
hợp.
Thực nghiệm Heuistic: bản chất của phương pháp này là phương pháp thử
sai theo nhiều bước, mỗi bước trên một mục tiêu.
Thực nghiệm trên mô hình.

Trên đây là ý hiểu của em về thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học.

Câu 2: Anh chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Toán học thuần túy, theo cách
của riêng nó, là thi ca của tư duy logic” - Albert Einstein
Trả lời
Trước hết ta hiểu toán học thuần túy là toán học nghiên cứu các khái niệm
hoàn toàn trừu tượng, nó khác với toán học ứng dụng, thay vì quan tâm đến các sự
vật sẽ thể hiện như nào trong thế giới thực tại, toán học thuần túy đi sâu vào nghiên
cứu, tổng quát hóa vấn đền nhằm tìm ra mô hình mô tả chính xác thế giới.
Nguyễn Minh Đức|4



Tuy duy là hoạt động đặc biệt của bộ não con người, thể hiện tích cự qua
khái niệm, lý luận, sự phán đoán thông quan việc quan sát, cảm nhận thế giới. Bên
cạnh đó, tư duy logic là hành động tư duy dựa trên các kinh nhiệm trước đây, các
khái niệm cũ để đưa ra một khái niệm, lý luận mới thay vì chỉ đơn thuần quan sát
các hiện tượng. Tuy duy logic là hoạt động sống còn đã giúp nhân loại đạt được
những bước tiến đột phá như ngày hôm nay.
Từ buổi bình minh của nhân loại, chúng ta luôn khao khát hiểu được trặt tự
ngầm thế giới nhầm của thế giới. Tư duy logic và toán học sẽ giúp ta. Toán học
thuần túy giúp tổng quát được các khái niệm chúng ta đã đạt được, tạo ra những
khái miện có tình tổng quá hơn để có thể diễn tả, lý giải được nhiều hơn các sự vật
hiện tượng. Nếu những bài hát, những bài thơ là tinh hoa của ngôn ngữ thì toán học
thuần túy chính là tinh hoa của hoạt động tư duy logic của con người. Logic rất
quan trọng trong toán học, nếu như toán học thuần túy là lý thuyết trừu tượng thì
logic giúp ta áp dụng toán vào giải quyết những vấn đề một cách khoa học.
Câu nói: “Toán học thuần túy, theo cách riêng của nó, là thi ca của tư duy
logic” đã thể hiện được toàn bộ ý nghĩ, vẻ đẹp của toán học thuần túy. Tác giả đã
nhấn mạnh được sự quan trọng của toán học thuấn túy trong cuộc sống, nó giúp
chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống giống như ý nghĩa của những bài
hát, bài thơ với những lời lẽ tuyệt vời nhất. Chúng ta cảm nhận được tầm quan
trọng của việc phát triển năng lực tư duy logic, đó là nền tảng vô cũng cần thiết khi
học Toán cũng như nhận thức và đời sống con người.

Câu 3: Chọn chủ đề về việc học tập của sinh viên Việt Nam hoặc sinh viên thế
giới hiện nay, anh chị hãy thực hiện các yêu cầu sau:
a) Tự đặt tên một đề tài cụ thể thuộc chủ đề đó.
b) Chỉ ra phạm vi và phương pháp nghiên cứu cho đề tài vừa đặt.
c) Dùng sơ đồ tư duy vẽ mục tiêu cho đề tài đó.
d) Trình bày kết luận cho đề tài.
Nguyễn Minh Đức|5



e)

a)

Lập danh mục tài liệu tham khảo.
Trả lời

Tự đặt tên cho một đề tài cụ thể thuộc chủ đề đó.
Tên đề tài: “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên Việt Nam theo
mô hình đào tạo tín chỉ”
Lý do chọn đề tài:
Với sự hội nhập và pháp triển hiện nay, các trường đại học dần chuyển sang
tự chủ và lựa chọn mô hình đạo tạo tín chỉ. Mô hình này hiện tại vẫn còn khá
mới ở Việt Nam, nó khác hoàn toàn với hình thức học ở phổ thông. Điều này
dẫn đến việc khó khăn cho sinh viên năm nhất khi tiếp cận mô hình học này.
Đòi hỏi sinh viên phải có ý thức tự chủ và sắp xếp thời gian, lịch học và có ý
thức tự học cao. Phần lớn sinh viên năm 1 vẫn chưa ý thức và có kế hoạch cho
tương lai của mình nên cần tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao hiệu quả học tập
cho sinh viên.
Tự học có vai trò ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà cả
trong cuộc sống. Trong nhà trường bản chất của việc học là tự học, cốt lõi của
dạy học là dạy việc học, kết quả của người học tỉ lệ thuận với năng lực của
người học. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập và kiến thức của bản thận, tự
học còn tạo điều kiện hình thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sang
tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ hội học tập suốt đời.
Thực tế cho thấy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam rất cao, đứng
thứ 2 thế giới, nhưng tinh thần tự học lại rất thấp so với thế giới. Đó cũng là
thực trạng chung với sinh viên đang theo học tại các trường đại học hiện nay

trên toàn quốc. Từ những ý kiến trên, em xin chọn chủ đề: “Nghiên cứu nâng
cao hiệu quả tự học cho sinh viên Việt Nam theo mô hình đào tạo tín chỉ”

b)

Chỉ ra phạm vi và phương pháp nghiên cứu cho đề tài vừa đặt.
Phạm vi:
Các sinh viên đang theo học mô hình tín chỉ tại Viện Nam, phương pháp học,
môi trường sống, kết quả, quan điểm của các sinh viên về việc tự học
Phương pháp nghiên cứu:
Nguyễn Minh Đức|6


+) Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu về điều kiện học tập của sinh viên Việt Nam.
- Thu thập các số liệu có liên quan đến kết quả thông qua quá trình tự học theo
tín chỉ của sinh viên Việt Nam
- Thu thập thông tin, số liệu từ sách báo, Internet, tạp chí khoa học, các đề tài
nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
+) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Khảo sát thực tế: Tiến hành khảo sát trên các khu trọ, ký túc, những nơi sinh
viên tự học sau đó đưa ra kết luận.
- Sử dụng phiếu điều tra đã lập sẵn câu hỏi kết hợp để phỏng vấn trực tiếp các
sinh viên. Tuy nhiên, do điều kiện chưa cho phép nên số lượng điều tra chỉ giới
hạn ở các trường trong khu vực nội thành Hà Nội.
+) Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Khảo sát các phương pháp học của những sinh viên đạt thành tích cao nhờ
khả năng tự học, kết hợp với các phương pháp tự học tân tiến trên thế giới từ đó
rút ra phương pháp tốt ưu cho chủ đề nghiên cứu.


c)

Dùng sơ đồ tư duy vẽ mục tiêu cho đề tài đó.

Nguyễn Minh Đức|7


Nguyễn Minh Đức|8


Nguyễn Minh Đức|9


Nguyễn Minh Đức|10


d)

Trình bày kết luận cho đề tài.
Thực trạng hiện tại về việc tự học của sinh viên hiện nay còn hạn chế, do thói
quen học từ việc học của những năm học ở phổ thông. Những sinh viên có mục
tiêu và kế hoạch ngay từ ngày đầu lên đại học chiếm số lượng rất ít. Hiện nay đa
số sinh viên Việt Nam thông đề nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kĩ
năng tự học tuy nhiên nó mới chỉ dừng lại ở nhận thức, nhiều sinh viên còn
thiếu kĩ năng tự học, chưa có phương pháp tự học và chưa dành nhiều thời gian
cho vấn đề tự học.
Khó khăn của sinh viên hiện nay phần nhiều là do môi trường sống không
lành mạnh, các mối quan hệ và rời xa sự quản lý của gia đình càng khiến sinh
viên lơ là trong việc học. Chính khó khăn đó là nguyên nhân chính dẫn đế việc
tự học của sinh viên giảm sút. Bên cạnh những khó khăn đó, sinh viên có nhiều

mặt thuận lợi để tự học như nhà trường tạo điều khiện cơ sở vật chất như thư
viện để sinh viên có một môi trường học tập tốt, các câu lặp bộ luôn tổ chức
những buổi tự học để những bạn học giỏi giúp bạn học kém hơn.
Phương pháp cải thiện giúp các bạn sinh viên nâng cao hiệu quả học tập như:
kiến soát thời gian học tập bằng kế hoạch học tập, có kĩ thuật đọc nhanh và kĩ
hơn, ghi chép nhanh và lưu trữ thông tin ghi chép, sơ đồ tư duy, các cách lên
mục tiêu, kế hoạch, điều khiểm cảm xúc, phương pháp tập trung, 1 phần các
phương pháp trên đã được giới thiệu trên toàn thế giới, ví dụ như sơ đồ tư duy
được Adam Koo giới thiệu trong quốn sách bán chạy đầu tay của mình: “Tôi tài
giỏi, bạn cũng thế”. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho sinh viên cải thiện được
hiệu suất làm việc hiệu quả hơn, giúp không chỉ nâng cao kết quả học tập, mà
còn đạt kết quả tốt với các công việc khác trong cuộc sống.

Nguyễn Minh Đức|11


e)

Lập danh mục tài liệu tham khảo.
[1]. Đặng Vũ Hoạt (1994), "Một số nét về thực trạng, phương pháp dạy học
đại học", Tạp chí Giáo dục, (số 1).
[2]. Hà Thị Đức (1993), "Về hoạt động tự học của sinh viên sư phạm", Tạp
chí Giáo dục, (số 5).
[3]. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), “Luận bàn và kinh nghiệm về tự học”, Nxb
Giáo dục.
[4]. Nguyễn Hiến Lê (2007), “Tự học- một nhu cầu của thời đại”, Nxb Văn
hoá- Thông tin, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Kỳ (2006), "Biến quá trình dạy học thành quá trình tự
học", Tạp chí Giáo dục, (số 2).
[6]. Nguyễn Thị Thu Ba (2013), “Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh phổ

thông”, Viện Nghiên cứu Giáo dục, ĐH Sư phạm TP. HCM. Truy cập
từ />[7]. Nguyễn Thị Xuân Thuỷ (2012), "Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh
viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ", Tạp chí Giáo dục, (số đặc
biệt tháng 3).
[8]. Thái Duy Tuyên (2003), "Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh", Tạp
chí Giáo dục, (số 74).
[9]. Trần Thị Minh Hằng (2011), “Tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự
học của sinh viên Sư phạm”, Nxb Giáo dục.
[10]. Vũ Trọng Rỹ (1994), “Một số vấn đề lý luận về rèn luyện kỹ năng học
tập cho học sinh”, Viện KHGD, Hà Nội.
[11]. Adam Koo (1998), “Tôi tà giỏi, bạn cũng thế”, Singapore.
[12]. Adam Koo (2016), “Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh”, Singapore.
[13]. Adam Koo (2005), “Tôi tài giỏi và bạn cũng thế 2”, Singapore.

Nguyễn Minh Đức|12



×