Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.05 KB, 2 trang )
Chữ S trong từ L.E.A.D.E.R.S: Tự lãnh đạo
Có câu nói rằng, nếu bạn không biết cách tự lãnh đạo chính mình thì người khác sẽ thay
bạn làm điều đó. Nhưng kể cả khi bạn đã là lãnh đạo của người khác, thì việc tự lãnh đạo
vẫn là một đòi hỏi tất yếu.
Các định nghĩa về việc lãnh đạo thường xem đó là quá trình tạo ra
ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc lãnh đạo không chỉ là quá trình tác
động ra bên ngoài mà nó còn được xem là quá trình tự lãnh đạo
bản thân.
Tự lãnh đạo là gì? Nó được định nghĩa là quá trình tự gây ảnh hưởng và tự phát triển các động cơ
cần thiết. Tự lãnh đạo không chỉ đơn giản là những nguyên tắc của bản thân mà nó là các chiến
lược tốt cho việc hoàn thiện cá nhân.
Khi chúng ta nói về việc tự lãnh đạo, điều đó không có nghĩa là chúng ta loại bỏ sự đóng góp của
các chương trình phát triển lãnh đạo thông thường. Chúng ta thừa nhận rằng, mọi người có thể bị
ảnh hưởng bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chìa khoá để phát triển cá nhân nằm
trong việc thực hành một phương pháp để tự lãnh đạo.
Chúng ta chính là người tạo ra thói quen, nhưng không khó để hình thành và duy trì thói quen.
Thói quen nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Ví dụ, chúng ta luôn tiến hành các việc một cách
có tổ chức, tỉ mỉ nhưng có thể chính điều đó khiến chúng ta gặp khó khăn khi muốn giải quyết việc
gì đó một cách nhanh chóng.
Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta cần phát triển tính tự giác và linh hoạt, khuynh hướng tự
nhiên của chúng ta là bị hút về phía phong cách chúng ta thích hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta cam
kết nghiêm túc với việc tự lãnh đạo có mục đích, chúng ta cũng có khả năng to lớn để thay đổi.
Những gợi ý sau có thể giúp ích cho một người muốn phát triển khả năng tự lãnh đạo:
* Luyện tập việc tự quan sát. Nhận thức sẽ điều khiển hành vi. Nền tảng cho những thay đổi cá
nhân nằm trong việc phát triển nhận thức. Sẽ rất quan trọng khi xác định khi nào, tại sao và dưới
điều kiện nào, chúng ta sử dụng các hành vi đó.
* Thiết lập mục đích: Cần thiết lập cả các mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn. Các mục tiêu nên
có tính thách thức nhưng phải có khả năng giành được. Sử dụng kỹ thuật SMART trong việc thiết
lập mục tiêu, làm cho mục tiêu trở nên cụ thể (Specific), có thể đo lường được (Measurable), thiên
về hành động (Action-oriented); thực tế và có thời hạn (Realistic and Time-bound). Nên lựa chọn
một hoặc hai mục tiêu chính để tập trung vào.