NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA PHỤ NỮ
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
Trần Văn Toản1
0975750828 –
1. Đặt vấn đề
Chúng ta đã bước vào thế kỷ XXI – thời đại mà chúng ta gọi là kỷ nguyên toàn cầu
hóa hay thời đại của văn minh tiến bộ và trí tuệ. Toàn cầu hóa là một cơ hội cho tất cả mọi
người, đặc biệt mở ra cơ hội cho những người phụ nữ tự tin tiến ra bên ngoài, phát huy
khả năng của mình, khẳng định giá trị của bản thân, nỗ lực cho sự bình đẳng của phụ nữ
và đón nhận những luồng văn hóa mới từ mọi nơi.
Trong công tác quản lý và lãnh đạo, người phụ nữ ngày càng có tiếng nói và chỗ
đứng hơn trong các công ty, tổ chức phi chính phủ hoặc thậm chí là các cơ quan nhà nước.
Những chính sách mới giúp cân bằng bình đẳng giới, đề cao vai trò của phụ nữ được
Quốc hội nhiều nước thông qua giúp phụ nữ ngày càng tự tin thể hiện chính mình. Sự tinh
tế và khéo léo trong điều hành doanh nghiệp, thừa cứng rắn nhưng đủ mềm mỏng trong
quản trị nhân sự khiến vai trò của nữ lãnh đạo ngày càng nâng cao và giữ vị trí khó xê
dịch trong tiến trình hội nhập của đất nước [6].
Những định kiến về văn hóa – xã hội và vai trò truyền thống đã ràng buộc phụ nữ,
nó cũng là thử thách lớn nhất mà phụ nữ cần phải vượt qua. Vẫn còn nhiều định kiến tồn
tại liên quan đến khả năng kinh doanh và năng lực lãnh đạo của phái đẹp như việc cho
rằng phụ nữ thiếu kiên quyết, dứt điểm trong việc ra quyết định; hay quan niệm “nam
trưởng, nữ phó” khiến phụ nữ ít được ủng hộ vào các vị trí lãnh đạo có tầm ảnh hưởng
lớn. Bên cạnh đó, quan niệm về vai trò giới truyền thống cho rằng, phụ nữ đóng vai trò
quan trọng trong việc nội trợ, bếp núc, chăm sóc con cái, gắn chặt họ với thiên chức của
người mẹ, người vợ, người con, khiến vị trí lãnh đạo trên chính trường của họ thường
đứng sau nam giới. Thông thường, họ phải nỗ lực làm việc gấp đôi mới được thừa nhận.
Bên cạnh đó, sức khỏe và kiến thức cũng là một trong những thách thức và khó
khăn mà phụ nữ phải cố gắng vượt qua để khẳng định mình. Yếu tố làm việc vì “tình”
nhiều hơn “lý” cũng là một trong những khó khăn khiến phụ nữ khó bứt phá và dẫn đầu
thị trường trong lĩnh vực mình đang hoạt động.
1 Cử nhân Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Vậy, những khó khăn nào mà phụ nữ gặp phải khi làm quản lý? Và làm thế nào để
phụ nữ làm tốt công tác khi ở vai trò quản lý? Chủ đề bài luận “những thuận lợi và khó
khăn của phụ nữ trong công tác quản lý” đi tìm cho câu trả lời này.
2. Lý luận về quản lý
Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung. C.
Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến
hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa
những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động
của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn
một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất
nhằm tạo ra sức mạnh để đạt được mục đích chung.
Trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù
là tổ chức - điều khiển con người với các hoạt động theo những yêu cầu nhất định; dạng
lao động đó được gọi là quản lý.
Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội. Từ
khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể
đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như
một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung.
Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất từ cộng sản nguyên thủy đến nền
văn minh hiện đại, trong đó quản lý luôn là một thuộc tính tất yếu lịch sử khách quan gắn
liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. Thuộc tính đó bắt nguồn từ bản chất của
hệ thống xã hội đó là hoạt động lao động tập thể - lao động xã hội của con người. Trong
quá trình lao động con người buộc phải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể.
Điều đó đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động, phải
có sự quản lý.
Như vậy, quản lý là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa
trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.
Xã hội càng phát triển về trình độ và quy mô sản xuất, về văn hóa, khoa học, kỹ
thuật công nghệ, thì trình độ quản lý, tổ chức, điều hành và công nghệ quản lý cũng càng
được nâng lên và phát triển không ngừng.
2
Quản lý là một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp; vừa là một nhân tố
có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, suy thoái hay thịnh vượng
của một tổ chức, một quốc gia, thậm chí là toàn cầu. Sự phát triển xã hội dựa vào nhiều
yếu tố: sức lao động, tri thức, nguồn vốn, tài nguyên, năng lực quản lý. Trong đó năng lực
quản lý được xếp hàng đầu. Năng lực quản lý là sự tổ chức, điều hành, kết hợp tri thức
với việc sử dụng sức lao động, nguồn vốn và tài nguyên để phát triển xã hội. Quản lý tốt
thì xã hội phát triển, ngược lại nếu buông lỏng hay quản lý tồi thì sẽ mở đường cho sự rối
loạn, kìm hãm sự phát triển xã hội [3].
Quản lý là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều dạng. Chúng ta có thể gộp thành
3 dạng chính:
- Quản lý các quá trình của thế giới vô sinh (nhà xưởng, ruộng đất, tài nguyên, hầm
mỏ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, sản phẩm...)
- Quản lý các quá trình diễn ra trong cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi)
- Quản lý các quá trình diễn ra trong xã hội loài người (quản lý xã hội
đảng, nhà nước, đoàn thể quần chúng, kinh tế, các tổ chức...) Trong phạm vi môn
học, chúng ta chỉ nghiên cứu ở dạng thứ ba quản lý xã hội. Quản lý xã hội là dạng quản lý
phức tạp nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực như
quản lý Nhà nước, quản lý hành chính công, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản
lý ngành
Quản lý nói chung theo nghĩa tiếng Anh là Administration vừa có nghĩa quản lý
(hành chính, chính quyền), vừa có nghĩa quản trị (kinh doanh). Trong văn bằng Thạc sỹ
quản trị kinh doanh (MBA Master of Business Administration). Ngoài ra trong tiếng Anh
còn có một thuật ngữ khác là Management vừa có nghĩa quản lý, vừa có nghĩa quản trị,
nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị
Trong thực tế, thuật ngữ "quản lý" và "quản trị" vẫn được dùng trong những hoàn
cảnh khác nhau để nói lên những nội dung khác nhau, nhưng về cơ bản hai từ này đều có
bản chất giống nhau. Khi dùng theo thói quen, chúng ta coi thuật ngữ "quản lý" gắn liền
với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý ở khu vực công3 cộng, tức là quản lý ở tầm
vĩ mô, còn thuật ngữ "quản trị" được dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một
doanh nghiệp (kinh tế)
3
Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý" (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá trình
tích hợp vào nhau; quá trình "quản" là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái "ổn định";
quá trình “ lý" là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát triển”
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ:
- Mary Parker Follet: "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện
thông qua người khác"
- Robert Albanese: "Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các
nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục
tiêu của tổ chức"
- Harolk Kootz & Cyryl O'Donell: "Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi trường
nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết
quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm" - Robert Kreitner: "Quản lý là tiến trình làm
việc với và thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường
thay đổi. Trong tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng
các nguồn lực giới hạn"
- Harol Koontz: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông
qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác"
(Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB khoa học - Kỹ thuật, 1993)
- Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra" (Cơ
sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997)
- "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả
thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ
chức" (Khoa học quản lý, tập I, Trường ĐH KTQD, Hà Nội 2001)
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết
khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền
các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung
Quản lý bao gồm các yếu tố sau:4 - Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động
và đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách
thể khác chịu các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên tục nhiều lần
4
- Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và
khách thể quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng
- Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế chủ thể
phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả
- Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là con người
(một hoặc nhiều người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật
Tóm lại: Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung
3. Những khó khăn của phụ nữ trong công tác quản lý
Bên cạnh gia đình, vấn đề sự nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với người phụ nữ. Nó
không chỉ là việc nuôi sống bản thân mà còn là cách để phụ nữ chứng tỏ mình không thua
kém với nam giới. So với nam giới, khi làm công tác quản lý, người phụ nữ thường vất vả
hơn và gặp nhiều khó khăn hơn.
a. Khó khăn về đặc điểm tâm sinh lí ở người phụ nữ
Người phụ nữ có tầm vóc nhỏ hơn nam giới, sức mạnh thể lực thường chỉ bằng 4/5
so với nam giới. Tuy nhiên, ở người phụ nữ lại có những thiên chức nặng nề hơn nam
giới. Việc thực hiện những thiên chức này nếu không đảm bảo tính khoa học, hợp lí sẽ là
những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khoẻ, sắc đẹp và độ trẻ trung của người phụ
nữ.
Trong đời sống sinh lí cơ thể, người phụ nữ trường thành sớm hơn nam giới nhưng
cũng già đi nhanh hơn nam giới. Ở độ tuổi 45 - 55, sau thời kì hồi xuân, người phụ nữ
thường bước sang tuổi già. Trong khi đó đối với nam giới, thường vẫn còn rất khoẻ mạnh
và nhiều "xuân sắc".
Hiện tượng kinh nguyệt hằng tháng có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện tình trạng sức
khoẻ và khả năng sinh nở của người phụ nữ. Nếu không đảm bảo đúng những điều kiện
vệ sinh kinh nguyệt cần thiết người phụ nữ dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ,
vẻ đẹp và độ trẻ trung.
Vấn đề sinh nở đảm bảo tính khoa học, vừa là một thiên chức cao cả vừa có tác
dụng nâng cao nữ tính, vẻ đẹp của người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu sinh nở không đúng
khoa học (quá nhiều, quá mau hoặc không biết cách cho con bú, nuôi con khi còn nhỏ.),
5
người phụ nữ sẽ già nhanh, xấu nhanh, ốm yếu đi nhanh chóng. Dù là một thiên chức cao
cả, thiêng liêng, việc sinh nở vẫn là một gánh nặng đối với người phụ nữ trong cuộc sống
gia đình và sự nghiệp [4].
Những vấn đề sinh lí trên đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến người phụ nữ trong việc
thực hiện công tác quản lý – vốn dĩ đòi hỏi sự có mặt và tính gắng bó công việc cao.
Những phụ nữ có gia đình thường bị gián đoạn thời gian do sinh nở và chăm sóc con, cho
nên nhiều nữ quản lý chọn cách không hoặc lập gia đình muộn.
b. Những quan niệm sai trái lạc hậu về vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống gia
đình
Những quan niệm xưa cũ và lạc hậu cho rằng người phụ nữ không có quyền chủ
động xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Hôn nhân và chăm sóc gia đình là một điều
ràng buộc mạnh mẽ đối với những người phụ nữ muốn phát triển bản thân.
Trong gia đình, nhiều người chồng vẫn còn muốn theo quan niệm "tam tòng", hoặc
mang nặng tư tưởng "chồng chúa vợ tôi", coi thường vai trò của người vợ. Họ muốn
người phụ nữ phải hầu hạ chồng, tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của chồng. Không cho
người vợ làm việc bên ngoài mà chỉ quanh quẩn với công việc nội trợ. Những công việc
nội trợ gia đình, nuôi dạy và chăm sóc con cái thường được coi là trách nhiệm của người
vợ. Nhiều ông chồng cho rằng đó chỉ là những việc vặt không đáng kể, không phải là việc
của đàn ông.
Trong thực tế, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng các công
việc nội trợ gia đình: thu dọn, vệ sinh nhà cửa, cơm nước, chăm sóc con cái. đã tiêu hao
năng lượng, sức lực rất lớn của người phụ nữ. Toàn bộ năng lượng tiêu hao để phục vụ
cho công việc nội trợ gia đình trong một ngày có thể tương đương với một ngày công lao
động.
Nếu người phụ nữ ngoài việc đảm trách công việc do xã hội giao phó là công nhân
viên chức hoặc phải làm ăn sinh sống, lại phải chịu toàn bộ gánh nặng của công việc nội
trợ gia đình, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về mặt sức khoẻ, và không còn thời gian để có điều
kiện rèn luyện và phát triển nhân cách, tài năng: Chính những công việc nội trợ gia đình
quá vất vả nặng nề ở người phụ nữ trong khi họ còn phải làm việc ở cơ quan Nhà nước
6
hoặc lo bươn chải kiếm sống là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho họ già đi,
xấu đi và ốm yếu nhanh hơn. [5]
Trong xã hội, vẫn còn có nhiều người đánh giá quá khắt khe, quá nặng nề về người
phụ nữ trong tình yêu và xây dựng cuộc sống gia đình. Họ đòi hỏi rất cao ở người phụ nữ
về tính "đứng đắn", tính "nghiêm túc", tính "chung thuỷ", tính "nề nếp" trong sinh hoạt.
Nếu mắc một chút thiếu sót nào, người phụ nữ sẽ bị lên án nghiêm khắc hơn rất nhiều so
với nam giới. Khi làm quản lý, người phụ nữ phải gánh vác nhiều yêu cầu về nhân cách,
phẩm giá cao hơn nam giới.
c. Sự phức tạp trong đời sống xã hội hiện nay
Trong nền kinh tế thị trường vai trò tạo điều kiện kinh tế cho gia đình được chia
đều cho cả hai giới. Do đó, nhiều phụ nữ quản lý phải gánh thêm trách nhiệm tạo nguồn
thu nhập nuôi sống gia đình vừa phải chăm sóc con, việc nhà, nội trợ. Khiến họ không thể
chuyên tâm làm tốt công tác quản lý, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác.
Do đặc điểm tâm sinh lí, người đàn ông thường dễ mắc những thiếu sót trong đời
sống hôn nhân. Họ dễ bị sa ngã cám dỗ bởi sinh hoạt vật chất, sắc đẹp. Những tệ nạn xã
hội: cờ bạc, rượu chè, xì ke, ma tuý, chơi bời trác táng thường lôi kéo quyến rũ người
chồng, người con, gây ảnh hưởng nặng nề căng thẳng cho gia đình, là một trong những
nguyên nhân chủ yếu phá hoại hạnh phúc, làm cho gia đình đổ vỡ. Chưa tính đến những
mâu thuẫn trong gia đình từ xung đột vợi chồng đến đời sống sinh lý. Trong những trường
hợp ấy người phụ nữ chính là người phải gánh chịu những bất hạnh. Khi ấy, người phụ nữ
thường mất đi hứng thú làm việc, hiệu quả làm việc không cao. Thường khắt khe, cao có
với nhân viên vô cớ hoặc có những quyết sách thiếu minh mẫn [5].
d. Một số nhược điểm, hạn chế của chính bản thân người phụ nữ
Một số nữ quản lý thiếu tự tin, chưa quan tâm nhiều đến việc học tập, nghiên cứu
trau dồi chuyên môn. Hoặc ngược lại quá chú tâm đến việc trao dồi chuyên môn, công tác
quản lý và vận hành. Mà không tham gia những hoạt động xã hội, kể cả hoạt động của
Hội Phụ nữ, một tổ chức thực sự bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, hoặc còn ít. Chính
sự hạn chế này làm cho nữ quản lý khó giữ gìn hạnh phúc gia đình.
4. Những thuận lợi của phụ nữ khi làm công tác quản lý
7
So với nam giới, trong công tác quản lý phụ nữ trở nên có nhiều điểm lợi thế hơn.
Xuất phát từ những đặc điểm nhân cách và phẩm chất ở người phụ nữ, khiến họ trở thành
những quản lý tài ba và thu phục nhân viên của mình.
a. Tạo thiện cảm, kích thích nhân viên làm việc
Phụ nữ có sự nhạy cảm với những nhu cầu, sở thích, tâm lý của những người xung
quanh. Họ có thể biết được nhân viên mình đang muốn gì thông qua những biểu hiện đơn
giản mà một người quản lý nam giới nào đó có thể bỏ qua. Từ đó, có những đáp ứng nhu
cầu mang tính thiết thực và hiệu quả cho nhân viên của mình.
Ở phụ nữ sẽ có sự giao thiệp, ứng xử tế nhị, có thái độ quan tâm, chia sẻ đúng lúc
với đối tác, đồng nghiệp và nhân viên của họ. Từ đó, họ thu thập được tâm tư, nguyện
vọng và những vấn đề nội tại trong đội ngũ nhân viên của mình. Đồng thời tạo được thiện
cảm và có thể giải quyết mâu thuẫn một cách khéo léo và kịp thời.
Phụ nữ vốn cẩn thận và quan tâm nhiều đến chi tiết, nhờ đó họ dễ phát hiện ra
những sai sót nhỏ có thể gây phản cảm lớn đối với khách hàng và cộng sự. Do đó, khi
nhân viên làm việc với quản lý nữ có vẻ rất khắt khe và chi tiết nhưng hiệu quả công việc
rất được chú trọng đảm bảo. Những chi tiết nhỏ được thực hiện một cách hoàn hảo sẽ dễ
tạo ấn tượng và lòng tin nơi đối tác.
b. Tạo được bầu không khí làm việc năng động
Nam giới phải thừa nhận rằng họ khó làm chủ được cảm xúc của mình trong những
cuộc đàm phán căng thẳng hơn là nữ giới. Chính sự lịch thiệp, nhã nhặn của nữ quản lý sẽ
giúp dễ đi đến thỏa thuận hợp tác hơn. Giọng nói nhẹ nhàng, dung mạo dễ nhìn, cử chỉ
dịu dàng, khoan thai tạo cho phụ nữ một "sức mạnh ngầm" trong giao tiếp.
Đối với nhân viên, quản lý nữ thường có sự quan tâm sâu sắc hơn đến công việc
thậm chí là đời sống. Họ thường không có những quy định, chuẩn mực nghiêm khắc trong
lúc làm việc mà chú trọng đến xây dựng cảm xúc tích cực cho nhân viên trong lúc làm
việc. Vì chính bản thân nữ quản lý cũng cần cảm xúc tích cực để làm việc hiệu quả.
c. Khiêm tốn và chịu học hỏi giúp nâng cao khả năng quản lý
Phụ nữ thường không đặt "cái tôi" quá cao như nam giới nên có thể tránh được
phần nào "bệnh sĩ". Họ không câu nệ việc nhân viên làm trái ý, hoặc có những ý kiến hay
hơn mình trong các cuộc họp nhân viên. Thập chí họ không ngại bắt đầu hoặc làm lại từ
8
đầu từ những việc thất bại của nhân viên, không "giấu dốt" mà thậm chí còn "giả dốt" để
thu phục và học hỏi nhiệt tình ngay từ nhân viên có kinh nghiệm của mình
d. Cơ hội có một gia đình hạnh phúc
Trong xu hướng ngày nay, người đàn ông thường tìm cho mình một người phụ nữ
thành đạt. Vì vậy, những sếp nữ thương lọt vào mắt xanh của những đấng mày râu. Họ
thường đón nhận sự yêu thương chân thành và bình đẳng trong gia đình.
Không phải đơn thuần chỉ vì nét quyến rũ hay không phải vì họ xinh đẹp và ăn nói
giỏi mà còn từ sự thành đạt trong công việc và sống độc lập. Thông qua việc san sẻ nỗi lo
cơm áo gạo tiền, người bạn đời của họ giảm bớt áp lực và có thêm nhiều thời gian cho gia
đình, tránh được xung đột gia đình từ vấn đề tài chính.
Khi ở bên ngoài, nữ giới có thể là người năng động, tài giỏi, đương đầu áp lực và
thử thách trong công tác quản lý. Nhưng khi về nhà, chồng và con là điểm tựa tinh thần
lớn nhất. Khi gia đình là động lực để họ cố gắng phấn đấu và kiên trì thì chồng con cũng
sẽ thấu hiểu và yêu thương họ hơn. Có được hậu phương vững chắc, công việc của nữ
quản lý sẽ ngày càng được củng cố và phát triển hơn.
4. Kết luận và kiến nghị
Có thể kết luận một điều rằng, không chỉ trong công tác quản lý, mà trong bất kỳ
một công việc xã hội nào của người phụ nữ. Họ đều gặp phải những khó khăn liên quan
đến thể lý, mối quan hệ, quan niệm xã hội. Tuy nhiên, họ cũng sở hữu những điều kiện
thuận lợi ở đặc điểm tâm lý nhân cách là chính yếu.
Bản thân tôi có những bài học cho riêng mình cũng như những kiến nghị cho các
nữ quản lý để có được sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc. Cụ thể:
- Vượt qua những khó khăn về mặt thể lý bằng cách chăm lo cho sức khỏe, ăn
uống điều độ, ngủ đủ giấc, tránh sử dụng chất kích thích và làm dụng thuốc.
- Trau dồi kiến thức chuyên môn, tích cực học hỏi và cập nhật xu thế xã hội.
- Quan tâm đến vẻ bề ngoài của bản thân, giữ gìn sự duyên dáng của phụ nữ, tránh
những hình ảnh quá thô cứng mất đi vẻ dịu dàng của phụ nữ Việt Nam.
- Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc, tránh sự ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực
đến công tác quản lý và tránh trút giận lên nhân viên.
9
- Dành thời gian cho gia đình, chồng và con. Bằng cách sắp xếp thời gian hợp lý ở
công ty và ở nhà để đảm bảo hạnh phúc gia đình.
Quy chung lại, phụ nữ quản lý không nên quá tập trung vào việc phát triển bản
thân, vật vả với những khó khăn, tìm chổ đứng trong xã hội. Mà quên đi hạnh phúc cho
riêng mình, bỏ qua những lợi thế sẵn có cũng như chổ đứng trong gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Generali-Life, Lợi ích khi phụ nữ đi làm, truy cập 15:00 ngày 27/6/2019 tại
/>2. Doanh nhân Sài Gòn, 8 lợi ích của phụ nữ khi làm việc, truy cập 15:00 ngày 27/6/2019
tại />3. Trần Thị Minh Hằng, Giáo trình Tâm lý học Quản lý, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011.
4. Bùi Ngọc Oánh, Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính, NXB Giáo dục tại TP.
HCM, 2008.
5. Ủy ban Quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ, Phụ nữ và Tiến bộ, số 1, 2, 3 năm 1999.
6. Công tác cán bộ nữ, truy cập 15:00 ngày 27/6/2019
/>
10