Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.95 KB, 2 trang )
WB cảnh báo nguy cơ tái phát hiện tượng “bốc hơi”về Tài chính.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 30/5 cho biết, tình
trạng lệ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài với chi phí thấp có xu
hướng ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển. Các nhà kinh tế
của WB cảnh báo rằng tình trạng này có thể sẽ dẫn đến hiện tượng”bốc
hơi” về tài chính và tiền tệ như cuộc khủng hoảng ở châu Á hồi cuối
thập niên 1990.
Theo tính toán của WB, trong năm 2005, giới đầu tư tư nhân đã huy động nguồn vốn kỷ lục 491
tỷ USD đổ vào thị trường chứng khoán, mua trái phiếu hay xây dựng nhà máy ở những nước
đang phát triển, cao hơn nhiều so với mức 397 tỷ USD của một năm trước đó. Một số nhà kinh tế
cho rằng giới đầu tư dường như không có những đánh giá cụ thể về mức độ rủi ro khi đưa ra
quyết định bỏ vốn làm ăn. WB khẳng định rằng nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài đã góp phần đáng
kể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện cuộc sống cho người dân ở những
nước nghèo.
Tuy vậy cũng trong thời gian qua, bất cứ sự cố nào có nguy cơ xảy ra như: bùng phát dịch cúm
gia cầm trên diện rộng, nền kinh tế Trung Quốc chững lại hay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
tăng lãi suất ngoài dự kiến đều có thể ảnh hưởng xấu tới thị trường vốn đầu tư nước ngoài. Đây
chính là hiện tượng “bốc hơi” của thị trường tài chính - tiền tệ đã từng xảy ra hồi cuối thập niên
1990. Nếu giới đầu tư nước ngoài quyết định bảo toàn nguồn vốn của mình bằng cách chuyển đi
nơi khác, thì các nước đang phát triển sẽ phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ, trong khi nền
kinh tế suy thoái do lãi suất tăng, thị trường chứng khoán giảm giá liên tục và hoạt động xuất
khẩu đình trệ.
Đánh giá về hiện tượng này, chuyên gia cao cấp Morris Goldstein thuộc Viện Kinh tế Quốc tế
(IIE), một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Washington D.C (Mỹ) cho rằng việc lãi suất tăng, giá
tiêu dùng giảm và nền kinh tế suy thoái là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều thách thức khác nhau
ở các nước đang phát triển. Vào năm 1997, trước thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ ở
châu Á, chỉ số giá trái phiếu của các nền kinh tế đang phát triển ở Ngân hàng “J.P. Morgan” đã
giảm 315 điểm cơ bản. Điều này có nghĩa là các nước đang phát triển sẽ phải trả mức lãi suất
hàng năm cao hơn 3,15% so với trái phiếu do Bộ Tài chính Mỹ phát hành. Cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ ở châu Á chính thức bùng phát từ ngày 10/9/1998 khi giới đầu tư tìm mọi cách thu
hồi và chuyển vốn ra khỏi các nền kinh tế đang phát triển. Vào thời điểm đó, mức chênh lệch về