Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em 37 60 tháng tuổi tại 3 trường mầm non thuộc huyện vũ thư tỉnh thái bình năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
------------------------------

NGUYỄN THỊ NHẠN

TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở TRẺ EM 37- 60 THÁNG TUỔI
TẠI 3 TRƢỜNG MẦM NON THUỘC HUYỆN VŨ THƢ,
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƢỠNG

THÁI BÌNH - 2020


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
---------------------------------

NGUYỄN THỊ NHẠN

TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở TRẺ EM 37- 60 THÁNG TUỔI
TẠI 3 TRƢỜNG MẦM NON THUỘC HUYỆN VŨ THƢ,
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2019


LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƢỠNG
Mã số: 8070104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phạm Ngọc Khái
2. TS. Nguyễn Thị Thu Dung

THÁI BÌNH – 2020


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng quản lý Đào
tạo Sau Đại học, các Phòng ban chức năng Trường Đại học Y Dược Thái
Bình, Khoa Y tế Công cộng, các Thầy cô Bộ môn Dinh dưỡng An toàn thực
phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các khoa/phòng và đồng
nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, các cô giáo, phụ huynh
và các em nhỏ Trường Mầm non Họa My Thị trấn Vũ Thư, Trường Mầm non
xã Tự Tân, Trường Mầm non xã Bách Thuận - Huyện Vũ Thư - Tỉnh Thái
Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Phó
giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo nhân dân Phạm Ngọc Khái và Tiến sỹ Nguyễn Thị
Thu Dung. Các thầy cô đã hết lòng hướng dẫn kiến thức, phương pháp quý
báu, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp, cùng gia đình đã
giúp đỡ, động viên cũng như chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cùng tôi
đồng hành trong suốt quá trình học tập và triển khai nghiên cứu để hoàn thành

luận văn này./.
Tác giả

Nguyễn Thị Nhạn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Nhạn


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BT

Bình thường

CTVDD

Cộng tác viên dinh dưỡng

FAO

Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Nông lương thế giới)


GDTTTC

Giáo dục truyền thông tích cực

LR

Làm ruộng

HAZ

Hight for Age Z-Score (Z-Score của chỉ số Chiều cao/Tuổi)

QTTK

Quần thể tham khảo

SDD

Suy dinh dưỡng

TE

Trẻ em

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

TCKD


Tiêu chảy kéo dài

UNICEF

United Nations International Children's Emergency Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)

VAC

Vườn ao chuồng

VCDD

Vi chất dinh dưỡng

WAZ

Weight for Age Z-Score (Z-Score của chỉ số Cân
nặng/Tuổi)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)

WHZ

Weight for Hight Z-Score (Z-Score của chỉ số Cân
nặng/Chiều cao)



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 3
1.1. Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ........................................................ 3
1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng và suy dinh dưỡng trẻ em................... 3
1.1.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi .................... 4
1.1.3. Phương pháp đánh giá TTDD của trẻ dưới 5 tuổi ........................ 5
1.1.4. Các yếu tố liên quan gây suy dinh dưỡng ở trẻ ........................... 6
1.1.5. Hậu quả của suy dinh dưỡng........................................................ 9
1.2. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ................................... 10
1.2.1. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới ........................ 10
1.2.2. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam .... 12
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 17
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu ...................................... 17
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu. ................................................................. 17
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................... 17
2.1.3. Thời gian nghiên cứu. ................................................................ 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................... 18
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ......................... 18
2.2.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu ..................................... 20
2.2.4. Các biến số, chỉ số cho nghiên cứu ............................................ 23
2.2.5. Phương pháp tổ chức thu thập thông tin trong nghiên cứu ........ 24
2.2.6. Phương pháp khống chế sai số trong nghiên cứu ...................... 25
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................... 25
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. ...................................................... 26
2.4. Hạn chế trong nghiên cứu và phương hướng khắc phục ................... 26



CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 27
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................ 27
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em một số trường Mầm non huyện Vũ
Thư, Thái Bình ..................................................................................... 29
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em một số
trường Mầm non huyện Vũ Thư, Thái Bình ........................................ 41
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 51
4.1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ 37-60 tháng tuổi ở trường mầm
non, huyện Vũ Thư .............................................................................. 51
4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......................................... 51
4.1.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em một số trường Mầm non huyện
Vũ Thư, Thái Bình ..................................................................... 52
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ỏ trường
Mầm non huyện Vũ Thư, Thái Bình .................................................... 61
KẾT LUẬN ................................................................................................... 66
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Ngưỡng phân loại mức độ SDD theo WHO..................................... 5
Bảng 1.2: Tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi theo khu vực ........................................ 14
Bảng 2.1: Phân loại trẻ em SDD với Z-Score của chỉ số cân nặng/tuổi ........ 22
Bảng 2.2: Phân loại trẻ em SDD với Z-Score của chỉ số chiều cao/tuổi ....... 22
Bảng 2.3: Phân loại trẻ em SDD với Z-Score của chỉ số cân nặng/chiều cao ... 22
Bảng 3.1: Số lượng trẻ em được điều tra theo khu vực ................................. 27
Bảng 3.2: Số lượng trẻ em được điều tra theo nhóm tuổi .............................. 27
Bảng 3.3: Số lượng bà mẹ được điều tra theo khu vực .................................. 28

Bảng 3.4: Số lượng cô nuôi dậy trẻ được điều tra tại mỗi trường Mầm non ...... 28
Bảng 3.5: Tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì tại mỗi nhóm tuổi .......................... 37
Bảng 3.6: Tình trạng thay đổi cân nặng của trẻ em Mầm non ....................... 38
Bảng 3.7: Tình trạng thay đổi chiều cao của trẻ em Mầm non theo nghề
nghiệp của mẹ ............................................................................ 39
Bảng 3.8: Tỷ lệ trẻ em SDD được phục hồi sau 3 tháng theo dõi tại trường
Mầm non huyện Vũ Thư ............................................................ 39
Bảng 3.9: Tỷ lệ trẻ em SDD mắc mới sau 3 tháng theo dõi tại trường Mầm
non huyện Vũ Thư ..................................................................... 40
Bảng 3.10: Tình trạng biếng ăn, ăn vượt xuất ở trẻ em Mầm non theo nhóm tuổi 40
Bảng 3.11: Liên quan giữa tình trạng biếng ăn với cân nặng sau 3 tháng theo
dõi ở trẻ Mầm non huyện Vũ Thư, Thái Bình ........................... 41
Bảng 3.12: Liên quan tình trạng biếng ăn với chiều cao sau 3 tháng theo dõi ở
trẻ Mầm non huyện Vũ Thư, Thái Bình .................................... 42
Bảng 3.13: Tiền sử bệnh tật với tình trạng biếng ăn của trẻ Mầm non huyện
Vũ Thư, Thái Bình ..................................................................... 42


Bảng 3.14: Tiền sử bệnh tật với tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ Mầm non
huyện Vũ Thư, Thái Bình .......................................................... 43
Bảng 3.15: Tiền sử bệnh tật với tình trạng SDD thể thấp còi của trẻ Mầm non
huyện Vũ Thư, Thái Bình .......................................................... 43
Bảng 3.16: Tiền sử bệnh tật với tình trạng SDD thể gầy còm trẻ em Mầm non
huyện Vũ Thư, Thái Bình .......................................................... 44
Bảng 3.17: Tiền sử thần kinh, vận động với tình trạng SDD của trẻ sau 3
tháng theo dõi ở trẻ em Mầm non Vũ Thư ................................ 44
Bảng 3.18: Tỷ lệ trẻ em SDD ở những bà mẹ thường gửi thêm thức ăn, thuốc
bổ cho trẻ tại trường trong tháng qua ........................................ 45
Bảng 3.20: Tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về nguyên nhân dẫn đến SDD ở trẻ em trường
Mầm non – Diệu ơi số liệu cột Công nhân không chính xác ............ 46

Bảng 3.21: Tỷ lệ bà mẹ tự nhận ra lỗi của mình về thiếu kiến thức nuôi dưỡng trẻ 47
Bảng 3.22: Tỷ lệ bà mẹ tự nhận ra lỗi về hoàn cảnh gia đình mình về thiếu
điều kiện nuôi dưỡng trẻ ............................................................ 48
Bảng 3.23: Tỷ lệ bà mẹ tháng qua đã thường xuyên thực hành đúng khi chăm
sóc trẻ sau giờ đón con từ trường về nhà ................................... 49
Bảng 3.24: Tỷ lệ bà mẹ thường xuyên lạm dụng kháng sinh khi trẻ ốm ....... 50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ trẻ em SDD thể nhẹ cân theo nhóm tuổi ........................... 29
Biểu đồ 3.2. Giá trị Z-Score của chỉ số Cân nặng/Tuổi ở trẻ em theo tháng tuổi 31
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ trẻ em SDD thể thấp còi theo nhóm tuổi .......................... 32
Biểu đồ 3.4. Giá trị Z-Score của chỉ số Chiều cao/Tuổi ở trẻ em theo tháng tuổi 34
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ trẻ em SDD thể gầy còm theo nhóm tuổi ......................... 35
Biểu đồ 3.6. Giá trị Z-Score của chỉ số Cân nặng/Chiều cao ở trẻ em theo
tháng tuổi ................................................................................... 37


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Diễn biến SDD trẻ em <5 tuổi giai đoạn 2008-2015 ..................... 13
Hình 3.1. So sánh với WHO 2007 về phân bố giá trị Z-Score của Cân nặng
theo tuổi của trẻ qua 2 lần kiểm tra .............................................. 30
Hình 3.2. So sánh với WHO 2007 về phân bố giá trị Z-Score của chiều cao
theo tuổi của trẻ qua 2 lần kiểm tra .............................................. 33
Hình 3.3. So sánh với WHO 2007 về phân bố giá trị Z-Score của ................ 36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội.
Thể chất của một người, dù là người trưởng thành hay trẻ em, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài. Dinh dưỡng hợp
lý là yếu tố môi trường quan trọng với sự tăng trưởng và kiểm soát sức khỏe,
bệnh tật trong các giai đoạn vòng đời.
Suy dinh dưỡng là một trong những vấn đề sức khỏe trẻ em được quan
tâm ở các nước đang phát triển. Trong năm 2012, khoảng 19,4% và 29,9% trẻ
em dưới 5 tuổi bị thiếu cân và thấp còi [55], với hơn 3,4 triệu trường hợp tử
vong ở trẻ em dưới 5 tuổi liên quan đến tình trạng dinh dưỡng [2], [47]. Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng tỷ lệ thấp còi và nhẹ cân ở trẻ em
dưới 5 tuổi trên toàn cầu trong năm 2017 đã giảm; tương ứng 13,5% và
22,2%. Tuy nhiên, hơn một nửa số trẻ em thấp còi dưới 5 tuổi sống ở Châu Á
và Châu Phi [50], [51]. Nói thấp còi đề cập đến một đứa trẻ quá ngắn so với
tuổi của mình; những đứa trẻ này có thể bị tổn thương nghiêm trọng về thể
chất, nhận thức và những tác động này có thể tồn tại suốt đời và thậm chí ảnh
hưởng đến thế hệ tiếp theo [45]. Suy dinh dưỡng cũng là một trong những yếu
tố nguy cơ quan trọng trong sự khởi phát của nhiều bệnh truyền nhiễm và
không truyền nhiễm ở cả trẻ em và người lớn trên toàn thế giới [40]. Do đó,
dinh dưỡng đầy đủ trong thời thơ ấu và trẻ nhỏ là rất cần thiết để đảm bảo sự
tăng trưởng, sức khỏe và sự phát triển của trẻ em với tiềm năng đầy đủ của
chúng [57].
Trẻ em suy dinh dưỡng phải chịu tỷ lệ cao hơn do nhiễm trùng đường
hô hấp, tiêu chảy và sởi, đặc trưng bởi một quá trình kéo dài và bệnh trầm
trọng hơn [49]. Kích thích đáp ứng miễn dịch do nhiễm trùng làm tăng nhu
cầu về năng lượng đồng hóa có nguồn gốc chuyển hóa và các chất liên quan,
dẫn đến một vòng luẩn quẩn hiệp đồng của tình trạng dinh dưỡng bất lợi và


2


tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng [56]. Nhiều khảo sát quốc gia cho thấy
Việt Nam đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thiếu cân. Tuy nhiên, thiếu cân và
thấp còi vẫn ở mức độ ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng từ trung bình đến cao
trong năm 2010 (17,5%, 29,3%) và trong năm 2014 (12,0%, 23,3%) [36], [37]
trong khi tỷ lệ phần trăm trẻ em nhập viện tại bệnh viện nhi khoa quốc gia tại
Việt Nam bị thiếu cân cao hơn (18,2%) [52].
Thái Bình là một tỉnh thuần nông nằm tại khu vực đồng bằng sông
Hồng. Trong nhiều năm gần đây, Thái Bình đã nỗ lực thực hiện chương trình
phòng chống SDD và tình trạng SDD trẻ em đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn
ở ngưỡng cao so với mặt bằng chung của khu vực và so với các tỉnh lân cận.
Hiện nay, thu nhập bình quân của người dân đang tăng lên, điều kiện chăm
sóc dinh dưỡng tốt lên, các gia đình và nhà trường đã quan tâm hơn đến chăm
sóc dinh dưỡng cho trẻ. Nhưng các yếu tố nào tác động ảnh hưởng đến tình
trạng dinh dưỡng và tình trạng phát triển thể chất của trẻ cần được làm rõ hơn,
để từ đó có thể đưa ra các lời khuyên tốt hơn cho người chăm sóc trẻ về vấn
đề dinh dưỡng? Chính vì vậy tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Tình trạng dinh
dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em 37 – 60 tháng tuổi tại 3 trường
mầm non huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình” với mục tiêu:
1.

Mô tả tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ 37 - 60 tháng tuổi tại trường mầm non
ba xã/thị trấn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2019.

2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ
37 – 60 tháng tuổi tại trường mầm non ba xã/thị trấn huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình năm 2019.



3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi
1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng và suy dinh dưỡng trẻ em
1.1.1.1. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các
thành phần chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của
cơ thể để đảm bảo các chức năng về thể chất, sinh lý và tham gia vào các hoạt
động xã hội [29].
1.1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm về chức năng,
cấu trúc, sinh hóa và phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
[29]. TTDD là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như tình trạng an
toàn thực phẩm hộ gia đình, thu nhập, điều kiện vệ sinh môi trường, công tác
chăm sóc sức khỏe trẻ em, áp lực công việc lao động của người chăm sóc...
TTDD của trẻ từ 0 đến 5 tuổi thường được coi là đại diện cho tình hình dinh
dưỡng và thực phẩm của toàn cộng đồng [19].
1.1.1.3. Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng cơ thể thiếu hụt về protein, năng
lượng và các vi chất dinh dưỡng (VCDD). Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5
tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau và ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát
triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ [5].
Về hình thái, những trường hợp SDD nặng hay gặp nhất là SDD thể teo
đét (Marasmus) thường gặp nhất, đó là do hậu quả của một chế độ thiếu ăn cả
về protein và năng lượng. SDD thể phù (Kwashiorkor) ít gặp hơn thể teo đét,
thường là do chế độ ăn quá nghèo protit nhưng tạm đủ các chất glucid. Ngoài



4

ra, các thể phối hợp giữa Marasmus và Kwashiorkor. SDD là vấn đề sức khỏe
ở nhiều nước đang phát triển. Nguyên nhân SDD thường phức tạp và có đặc
thù của mỗi quốc gia. Nghiên cứu các đặc điểm đó dựa vào các chỉ tiêu thích
hợp là điều cần thiết để xây dựng các biện pháp can thiệp dự phòng và điều trị
thích hợp.
1.1.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi
Mức độ phân loại nhận định ý nghĩa sức khỏe cá nhân: dựa trên cân
nặng và chiều cao của trẻ và so sánh với Chuẩn tăng trưởng của WHO năm
2007 người ta chia SDD thành 3 thể:
- Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: CN/T đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ
biến nhất. Cân nặng của trẻ được so sánh với cân nặng của trẻ cùng tuổi, cùng
giới của quần thể chuẩn, WHO lấy điểm ngưỡng là dưới 2 độ lệch chuẩn (2SD) được coi là SDD thể thiếu cân. Phân loại TTDD bằng chỉ tiêu cân nặng
theo tuổi có nhược điểm là không phân biệt được SDD mới xảy ra hay kéo dài
đã lâu [5].
- Suy dinh dưỡng thể thấp còi: CC/T là chiều cao của trẻ được so sánh
với chiều cao của trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể chuẩn, chỉ tiêu chiều
cao theo tuổi (-2SD) phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài trong quá
khứ làm đứa trẻ bị SDD thể thấp còi [5].
- Suy dinh dưỡng thể gầy còm: CN/CC là cân nặng theo chiều cao thấp so
với ngưỡng là dưới (-2SD) theo quần thể chuẩn của WHO phản ánh SDD ở thời
điểm hiện tại, mới xảy ra làm đứa trẻ ngừng lên cân hay tụt cân trở nên SDD thể
gầy còm. Khi cả hai chỉ tiêu CC/T và CN/CC đều thấp hơn ngưỡng đề nghị thì
trẻ SDD thể phối hợp (mãn tính và cấp tính), vừa gầy còm vừa còi cọc [5].
Phân loại SDD ở cộng đồng
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị: Coi là thiếu dinh dưỡng
khi cân nặng theo tuổi dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với Chuẩn tăng trưởng



5

của WHO 2006. So với tương ứng ở Chuẩn tăng trưởng chia ra các mức độ
thiếu dinh dưỡng:
- Thiếu dinh dưỡng vừa độ I: Cân nặng/tuổi dưới -2SD đến -3SD.
- Thiếu dinh dưỡng nặng độ II: Cân nặng/tuổi dưới 3SD đến -4SD.
- Thiếu dinh dưỡng nặng độ III: Cân nặng/tuổi dưới -4SD.
WHO còn đề nghị phối hợp cả 3 chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao
theo tuổi và cân nặng theo chiều cao để phân loại thiếu dinh dưỡng cấp hay
quá khứ. Đồng thời dùng 3 chỉ tiêu này để chia ra các thể lâm sàng biểu hiện
thời gian bị bệnh.
Điểm ngưỡng cho các chỉ tiêu này được coi là bình thường khi X±2SD
Bảng 1.1: Ngƣỡng phân loại mức độ SDD theo WHO [59]
Chỉ tiêu

Thấp

Mức độ SDD theo tỷ lệ%
Trung bình
Cao

Rất cao

Thấp còi

<20

20-29

30-39


≥40

Nhẹ cân

<10

10-19

20-29

≥30

Gầy còm

<5

5-9

10-14

≥15

1.1.3. Phương pháp đánh giá TTDD của trẻ dưới 5 tuổi
Phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng:
Nhân trắc học dinh dưỡng là đo kích thước và cấu trúc cơ thể để đánh
giá TTDD. Đó là kết quả tổng hợp của các yếu tố di truyền và môi trường bên
ngoài. Có thể chia ra các nhóm kích thước nhân trắc sau đây: khối lượng cơ
thể, biểu hiện bằng cân nặng, các kích thước về độ dài, đặc hiệu là chiều dài
nằm, chiều cao đứng, cấu trúc về cơ thể và các dự trữ về năng lượng và

protein, thông qua các mô mềm bề mặt: lớp mơ dưới da và cơ [4], [31].
Có nhiều chỉ số nhân trắc để đánh giá tình trạng SDD trẻ em như chiều
cao, cân nặng, chu vi cánh tay, nếp gấp cơ tam đầu và nhị đầu, vòng đầu. Tuy
nhiên, phổ biến nhất vẫn là các chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ. Theo đó,


6

tình trạng SDD trẻ em được đánh giá chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu: Cân nặng
theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao so với đơn vị độ lệch
chuẩn (Z-score) theo chuẩn tăng trưởng của WHO 2007. Tại Việt Nam, Viện
Dinh dưỡng sử dụng quần thể chuẩn này từ năm 2007.
1.1.4. Các yếu tố liên quan gây suy dinh dưỡng ở trẻ
1.1.4.1. Yếu tố từ trẻ
+ Cân nặng sơ sinh thấp
Trong các nguyên nhân gây SDD ở trẻ em, chúng ta không thể không nói
đến SDD bào thai (CNSS dưới 2500gr). Điều này đã được nêu lên trong nghiên
cứu của 1 số tác giả nước ngoài như R.O. Sarni trên 907 trẻ dưới 5 tuổi tại Brazil
[53], K.B. Siveira và cộng sự trên 2075 trẻ từ 4 tháng đến 6 tuổi [54]. Theo
nghiên cứu của Lương Tuấn Dũng 2012 nhưng trẻ đẻ ra có cân nặng dưới 2500g
có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thấp còi gấp 3,34 lần và 2,3 lần [9].
+ Bệnh nhiễm trùng
Vòng xoắn bệnh lý giữa các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em và SDD đã
được chứng minh. Bệnh nhiễm trung dẫn tới SDD, SDD dẫn tới bệnh nhiễm
trùng và vòng xoắn bệnh lý cứ thế tiếp diễn nếu không có can thiệp hoặc xử trí
phù hợp. nghiên cứu của Phan Thị Tâm năm 2009 cho thấy trẻ có tiêu chảy và
nhiễm khuẩn hô hấp cấp nguy cơ SDD tăng gấp 4,3 và 2,1 lần so với nhóm
không tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp [28]. Một nghiên cứu của các nhà
khoa học Brazi trên 119 trẻ trong 10 năm cho thấy: Trong 2 năm đầu đời nếu
trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì lúc lên 7 tuổi trẻ sẽ thấp hơn 3,6cm so với bạn cùng

tuổi, cùng giới tính không nhiễm bệnh.
1.1.4.2. Yếu tố từ mẹ
+ Dinh dƣỡng bà mẹ khi mang thai
Trước khi có thai, dinh dưỡng và thói quen dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp
đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thời kì có thai, cho sự phát triển và


7

lớn lên của thai nhi. Nhiều nghiên cứu thấy các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ sơ
sinh có cân nặng thấp trước tiên là TTDD kém của người mẹ trước khi có thai
và chế độ không cân đối, không đủ năng lượng khi có thai lao động nặng
nhọc, không được nghỉ ngơi đầy đủ cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới cân
nặng sơ sinh. Yếu tố bệnh tật của người mẹ và yếu tố sinh thiếu tháng cũng
làm tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng thấp [24].
Để đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, trong thời
gian có thai bà mẹ phải ăn uống nhiều hơn bình thường cả về số lượng và chất
lượng bữa ăn. Các bà mẹ cần ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm và mỗi loại
thực phẩm có vai trò quan trọng khác nhau, tốt nhất là kết hợp được các món
từ 4 nguồn thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất
và chất xơ. Bà mẹ không ăn nhiều gia vị (ớt, hạt tiêu) và những chất kích thích
(cà phê, rượu, nước chè đặc…) [13].
+ Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ không chỉ là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng tốt nhất giúp
cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ mà còn cung cấp 1 lượng lớn các
kháng thể giúp trẻ chống đỡ bênh tật trong những năm đầu cuộc đời là trong 6
tháng đầu. Chính vì thế nhất thiết phải cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt ngay
sau khi sinh, không vắt bỏ sữa đầu, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
ngay cả khi trẻ bị bệnh và cho trẻ bú mẹ kéo dài từ 18 đến 24 tháng và có thể
lâu hơn [24]. Nghiên cứu của Lê Thị Hợp và cộng sự cho thấy việc nuôi con

bằng sữa mẹ hoàn toàn. Từ 1 đến 3 tháng trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn
toàn cũng sẽ có sự phát triển về cân nặng nhanh hơn và từ 6 - 12 tháng có sự
phát triển về chiều cao nhanh hơn so với nhóm bà mẹ không nuôi con bằng
sữa mẹ hoàn toàn hoặc cai sữa sớm [16].
+ Cho trẻ ăn bổ sung
Từ 6 tháng tuổi, trẻ phát triển nhanh, nhu cầu của trẻ nhiều hơn nên sữa
mẹ không thể đáp ứng được đầy đủ do đó cần phải cho trẻ ăn bổ sung. Với
từng lứa tuổi trẻ cần được cung cấp số bữa ăn, số lượng và thành phần khác


8

nhau. Ăn bổ sung sớm hay muộn, thức ăn không đạt yêu cầu cả về số lượng
và chất lượng đều dẫn đến tình trạng SDD của trẻ. Nghiên cứu của Nguyễn
Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp và cộng sự cho thấy trẻ ăn bổ sung không hợp lý có
nguy cơ SDD tăng 2,7-4 lần [2]. Lê Phán nghiên cứu cho thấy có đến 68,8%
trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi bị SDD và 59,8% trẻ SDD do ăn không đủ 4
nhóm thực phẩm hàng ngày [25].
+ Kiến thức thực hành chăm sóc trẻ của người mẹ và các thành viên
trong gia đình
Trẻ dưới 2 tuổi là thời kỳ phát triển đặc biệt của trẻ với các nhu cầu
dinh dưỡng và đặc điểm cơ thể khác hẳn trẻ lớn. Đây là lứa tuổi phát triển rất
nhanh đồng thời TTDD của trẻ phụ thuộc rất lớn vào sự nuôi dưỡng và quá
trình chăm sóc trẻ.
Theo nghiên cứu của Hà Văn Hùng và cộng sự năm 2011 cho thấy các
yếu tố thực hành bú sữa mẹ, số bữa ăn tối thiểu của trẻ, thực hành uống viên
sắt khi mang thai của mẹ là những yếu tố liên quan đến SDD [17].
1.1.4.3. Yếu tố gia đình, văn hóa, xã hội, dịch vụ y tế
Các yếu tố như: Điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém, nguồn nước
sinh hoạt bị ô nhiễm, nhà ở ẩm thấp… đã làm tăng tỷ lệ SDD và bệnh tật cao

hơn so với nơi có điều kiện vệ sinh môi trường tốt hơn. Tiếp cận các dịch vụ y
tế, phòng bệnh, khám thai đầy đủ, chữa và điều trị bệnh kịp thời cũng làm
giảm các yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Sức ép về dân số cũng la một yếu tố ảnh hưởng đến TTDD của trẻ.
Cũng là những gia đình có thu nhập như nhau, cùng một vùng sinh sống
nhưng trẻ em trong gia đình có nhiều con hơn thì có nguy cơ bị SDD cao
hơn, Nghiên cứu của Lê Thị Hương và cộng sự tại Hà Nam cho thấy trẻ em
ở những gia đình mà người mẹ có từ 2 con trở lên có nguy cơ SDD cao gấp
4,5 lần [18].


9

1.1.5. Hậu quả của suy dinh dưỡng
SDD trẻ em mà chủ yếu SDD protein năng luợng đang còn là vấn đề
thời sự ở các nuớc nghèo và đang phát triển [48]. SDD ảnh hưởng rõ rệt đến
phát triển trí tuệ, hành vi, khả năng học hành của trẻ, khả năng lao động ở tuổi
trưởng thành. SDD trẻ em thường để lại những hậu quả nặng nề là điều kiện
thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, làm cho trẻ em ăn uống kém,
nhu cầu năng luợng gia tăng nên SDD ngày càng trở nên nặng nề hon. SDD
làm trẻ em kém phát triển về thể chất. Mức độ chậm phát triển tăng song song
với thời gian kéo dài của bệnh và nhóm tuổi của trẻ. Các bằng chứng khoa
học đã cho thấy, giai đoạn đầu tiên của cuộc đời từ trong bụng mẹ đến 2 tuổi,
nếu trẻ em bị SDD có thể để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần không
phục hồi đuợc và kéo sang thế hệ sau. Nếu tình trạng SDD kéo dài đến thời
gian dậy thì, chiều cao của trẻ em sẽ càng bị ảnh huởng trầm trọng hon. SDD
làm trẻ em chậm phát triển tâm thần, nhất là ảnh huởng đến sự phát triển bình
thuờng của não bộ trong giai đoạn trẻ em duới 6 tuổi. Trí thông minh dễ dàng
bị ảnh huởng nếu trẻ bị SDD bào thai và duới 12 tháng tuổi [44].
Tác hại của SDD càng nặng, nếu bệnh xuất hiện lúc co quan chua

truởng thành. Ngoài ra, SDD tác động tiêu cực về mặt xã hội: Tầm vóc của
dân tộc sẽ chậm tăng truởng nếu tình trạng SDD không đuợc cải thiện qua
nhiều thế hệ. Khả năng lao động về thể lực cũng nhu về trí lực của những
nguời SDD trong quá khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt đến mức tối
uu, là một sự lãng phí vô cùng lớn đối với các nuớc đang phát triển. Nguồn
nhân lực trong tuong lai cũng sẽ bị ảnh huởng vì tầm vóc và thể lực của các
lớp thanh thiếu niên liên quan đến sức khỏe sinh sản [39].
Nhu vậy, SDD vừa ảnh huởng truớc mắt, trực tiếp đến phát triển của
trẻ; vừa dẫn đến các hậu quả không khắc phục đuợc nhu tầm vóc nguời truởng
thành thấp bé, kết quả học tập kém, giảm khả năng lao động nguời lớn và ảnh
huởng tới thu nhập quốc dân [41].


10

1.2. Thực trạng suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi
1.2.1. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới
Trong vòng 15 năm trở lại đây, SDD trẻ em có xu hướng giảm trên
phạm vi toàn cầu. Thống kê của Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc UNICEF, WHO
và ngân hàng thế giới năm 2011 về SDD trẻ em cho thấy châu Á là châu lục
dứng đầu vê tỷ lệ 19,3% nhẹ cân (69,1 triệu) và tỷ lệ 10,1% gầy còm (36,1
triệu). Riêng trẻ thấp còi, châu Phi trở thành châu lục chiếm tỷ lệ cao nhất với
35,5% (56,3 triệu), tiếp theo là châu Á: 26,8% (98,4 triệu). Hai châu lục này
chiếm trên 90% trẻ thấp còi trên toàn cầu [61].
Hiện nay, theo kết quả nghiên cứu trẻ em dưới 5 tuổi của tổ chức Cứu
trợ trẻ em Mỹ năm 2012, trên thế giới còn hơn 100 triệu (15,75) nhẹ cân, 171
triệu (27%) thấp còi và hơn 60 triệu (10%) gầy còm [43]. Các khu vực Nam
Á, cận hoang mạc Sahara có tỷ lệ SDD trẻ em cao nhất [43]. Những quốc gia
còn tỷ lệ SDD trẻ em cao và rất cao cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm tương
ứng như Timor Leste năm 2010 (44,7%, 58,1%, 18,6%); Niger năm 2011

(38,5%, 51%, 12,3%); Pakistan năm 2011 (31,5%, 43,7%, 15,1%);
Bangladesh năm 2011 (35,4%, 41,3%, 15,6%) [54].
Theo báo cáo về tình hình an ninh lương thực thế giới năm 2010, FAO
đã nhận định rằng số ca SDD toàn cầu tuy có giảm sau 15 năm nhưng vẫn còn
ở mức cao (biểu đồ 1.1.).

Biểu đồ 1.1. Số ca SDD trên thế giới qua các qua các năm


11

Thể thấp còi phổ biến hơn nhiều so với thiếu cân (cân nặng theo tuổi)
hoặc lãng phí (cân nặng thấp theo chiều cao), ảnh hưởng đến toàn cầu trong
năm 2010 khoảng 171 triệu hoặc 27% trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Bắt nguồn từ
nghèo đói và thiếu thốn, thấp còi là vấn đề dinh dưỡng ảnh hưởng chủ yếu
đến các nước đang phát triển, với tỷ lệ cao nhất được tìm thấy ở Đông, Trung
và Tây Phi, trong đó, tương ứng, 45%, 39% và 38% học sinh mầm non bị ảnh
hưởng trong năm 2010. Ở châu Phi, tỷ lệ thấp còi trong năm 2010 là 38% và
dự báo sẽ đình trệ trong thập kỷ tới. Ngược lại, tỷ lệ lưu hành ở châu Á thấp
hơn đáng kể (28% vào năm 2010, dự kiến sẽ giảm xuống 19% vào năm
2020). Xu hướng dự báo về tỷ lệ trẻ em thấp còi kết hợp với sự gia tăng dân
số không giống nhau (tăng ở Châu Phi, giảm ở Châu Á) sẽ thu hẹp khoảng
cách giữa những đóng góp tương ứng của các khu vực với tổng số trẻ em thấp
còi trên toàn thế giới. Trong khi năm 2010 có 100 triệu trẻ em thấp còi ở châu
Á và 60 triệu ở châu Phi, những con số này dự kiến sẽ thay đổi thành 68 và 64
triệu, tương ứng vào năm 2020 nếu xu hướng gần đây tiếp tục. Điều này phần
lớn là do sự cải thiện chậm và ít được mong đợi ở Đông, Trung và Nam Phi
và sự đình trệ hoàn toàn ở Tây Phi, trong khi tiến bộ đáng kể được dự đoán
cho tất cả các tiểu vùng ở châu Á [50].
Báo cáo của WHO cho thấy, trong năm 2015 trên toàn cầu có 156 triệu

trẻ em bị SDD thể thấp còi, chiếm khoảng 23,0% là trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều
bằng chứng cho thấy mặc dù số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi còn cao,
nhưng tỷ lệ phân bố không đều các khu vực trên thế giới [60].


12

Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi thiếu cân, thấp còi hoặc béo phì
trên thế giới, 2018 (The state of the World’s children 2019)
1.2.2. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã thấy được sự cải thiện
TTĐ, nền kinh tế phát triển hơn và hoạt động có hiệu quả của ngành Y tế
trong công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng. Tuy nhiên, SĐ vẫn là vấn đề
có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam [33]. Theo kết quả tổng điều tra
của Viện Dinh dưỡng năm 2015, tỷ lệ trẻ SĐ thể nhẹ cân là 14,1% được
đánh giá là mức độ cao trung bình, SDD thể thấp còi là 24,6% được xem là
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, SDD gầy còm ở mức 5-10% là mức trung
bình của WHO [33].


13

(Nguồn: Viện Dinh dưỡng [15])
Hình 1.1. Diễn biến SDD trẻ em <5 tuổi giai đoạn 2008-2015
Qua hình 1.1 cho thấy trong những năm gần đây, tỷ lệ SDD trẻ em dưới
5 tuổi đang có xu hướng giảm đều qua các năm. Với SDD thể nhẹ cân năm
2008 từ 19,9% đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 14,1% trung bình mỗi năm
giảm 0,73%; với SDD thể thấp coi, năm 2008 là 32,6% đến năm 2015 còn
24,6%, trung bình mỗi năm giảm 1%.
Phân bố SDD theo khu vực: Phân bố SDD ở nước ta không đồng đều

giữa các khu vực sinh thái, nhiều địa phương miền núi tỷ lệ SDD cao hơn hẳn
vùng đồng bằng. Trong khu vực đồng bằng thì tỷ lệ SDD nông thông cũng cao
hơn thành thị: Tỷ lệ cao nhất ở vùng Tây Nguyên (21,6% với SDD nhẹ cân và
34,2% với SDD thấp còi). Ở vùng Đông Nam Bộ tỷ lệ SDD thấp hơn so với
cá vùng khác (9,1% với SDD nhẹ cân và 19,3% với SDD thấp còi), thấp nhất
trong các vùng sinh thái của cả nước. Riêng tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất ở
vùng Tây Nguyên 34,2%, Trung du và miền núi phía Bắc 30,3%, thấp nhất ở
vùng đồng bằng Sông Hồng 21,8% và vùng Đông Nam Bộ 19,3% [30]. SDD


14

cũng có liên quan mật thiết với tình trạng kinh tế, xã hội của người dân. Tỷ lệ
SDD nhẹ cân của trẻ em ở vùng nông thôn 17,9% cao hơn vùng thành thị
14,1% và vùng nghèo 27% cao hơn vùng bình thường 14%. Tương tự, tỷ lệ
SDD thấp còi của trẻ em ở vùng nông thôn 28,9% cao hơn vùng thành thị
19,1% và vùng nghèo 35,7% cao hơn so với vùng không nghèo 25,6%.
Bảng 1.2: Tỷ lệ SDD trẻ dƣới 5 tuổi theo khu vực
SDD cân/tuổi (%)
Toàn quốc và khu vực

N

chung

SDD cao/tuổi (%) SDD
cân/
Độ I Độ II Độ III chung Độ I Độ II Cao
(%)


Toàn quốc

98.477

14,1

12,2

1,7

0,2

24,6 16,4

8,2

6,4

Đồng bằng Sông Hồng

18.100

10,8

9,5

1,2

0,1


21,8 16,8

5,0

5,5

Trung du và miền núi
21.226
phía Bắc

19,5

15,4

3,7

0,4

3,3

20,1 10,2

8,1

Bắc Trung Bộ và duyên
21.129
hải miền trung

16,1


14,2

1,7

0,2

27,3 18,4

8,9

6,2

Tây nguyên

7.597

21,6

17,1

4,1

0,4

34,2 21,9 12,3

7,3

Đông Nam Bộ


10.625

9,1

7,6

1,4

0,1

19,3 11,9

7,4

4,2

ĐBS Cửu Long

19.760

12,2

10,7

1,3

0,2

23,5 15,3


8,2

6,8

(Nguồn: Số liệu giám sát dinh dưỡng năm 2015 của Viện Dinh dưỡng [15])
Phân bố SDD theo nhóm tuổi: Tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi
là thấp nhất đối với cả 3 thể (nhẹ cân, thấp còi và gầy còm), sau đó SDD tăng
dần, thời kỳ trẻ 6-23 tháng là thời kỳ trẻ có nguy cơ bị SDD cao nhất. SDD
thể nhẹ cân tăng nhanh trong năm đầu tiên, tiếp tục tăng trong năm thứ 2 và
đạt tỷ lệ cao nhất lúc trẻ 36-41 tháng tuổi. SDD thấp còi xuất hiện sớm ngay
trong 6 táng tuổi đầu tiên, tăng nhanh từ 6-23 tháng và gần như đi ngang,
thậm chí giảm vào độ tuổi 54-59 tháng [14].


×