Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH NGÔN PHONG CỦA HỌC SINH TRONG HỌC ĐƯỜNG – THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.95 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH NGÔN PHONG CỦA HỌC
SINH TRONG HỌC ĐƯỜNG – THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn
ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế, từ khi nước ta
bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Đặc
biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ thì
không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao tiếp
của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động.
Ngôn phong của học sinh trong học đường là vấn đề nan giải hiện nay trong nhà
trường, đây là một hiện tượng đáng phê phán vì nó thể hiện nhận thức yếu kém của học
sinh, thể hiện sự thiếu văn hóa trong xã hội cũng như trong nhà trường. Xét về tính lâu
dài, điều này sẽ trở thành mối lo ngại cho tất cả giáo viên chúng ta, và đồng thời là vấn
đề để các bậc phụ huynh học sinh đáng phải quan tâm. Không những thế, hiện trạng này
đang có chiều hướng lây lan rất nhanh trong học sinh và tạo thành thói quen trong giao
tiếp hàng ngày của học sinh. Các em học sinh xem việc xưng hô không thân thiện,
những lời nói tục hay những tiếng chửi thề với nhau là bình thường. Nó trở thành vấn đề
thách thức hàng đầu hiện nay trong công tác giáo dục ngôn phong học sinh của đơn vị
Hoàng Văn Thụ nói riêng cũng như cho toàn xã hội nói chung, đã làm cho Ban giám
hiệu các trường cũng như các thầy cô giáo luôn trăn trở.
II/ THỰC TRẠNG NGÔN PHONG HIỆN NAY CỦA HỌC SINH TRƯỜNG HOÀNG
VĂN THỤ
1/ Thực trạng vấn đề ngôn phong của học sinh trong nhà trường
Trường Hoàng Văn Thụ là một trong những trường lớn trong quận 10. Đa số học
sinh trong nhà trường đều có gia đình thuộc thành phần lao động nghèo, cha và mẹ đều
đi làm suốt ngày, các em thiếu sự quan tâm giám sát từ gia đình. Về học tập cũng như
rèn luyện đạo đức mà ngôn phong của học sinh là một trong những vấn đề được đặt ra
hiện nay. Chính đặc điểm trên mà vấn đề tự rèn luyện, tự điều chỉnh về hành vi cũng như
ngôn phong của học sinh chưa được thực hiện một cách tự giác. Ta có thể liệt kê những
hiện tượng sau đây của học sinh đang tồn tại trong nhà trường chúng ta như:


a/ Về cách xưng hô


Đối với bạn bè cùng lớp, cùng trường thì thay vì như trước đây các em học sinh
xưng hô với nhau là “Bạn, Minh, Cậu, Tớ, Tôi, Trò ...” – những ngôn từ rất dễ thương,
thân thiện thì bây giờ những từ đó được thay bằng “Mày, tao ...”; “ Con này, con nọ ...”
và được sử dụng một cách tự nhiên, không ngượng miệng, và xem đây cách xưng hô
bình thường. Cách xưng hô như thế diễn ra mọi nơi trong nhà trường. Ngôn từ xưng hô
này được nói ra trước nhiều học sinh, trước thầy cô giáo mà các em không có một chút
sợ hãi khi giáo viên nghe thấy. Và cách xưng hô này, đôi lúc đã gây ra nhiều mâu thuẫn
trong học sinh, dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc sau đó.
Thậm chí là đối với giáo viên và người lớn, cách xưng hô của các em hiện nay
cũng rất khó chấp nhận.Thay vì theo đúng chuẩn mực, các em phải xưng bằng những
ngôn từ thể hiện sự kính trọng như “Con, em ...” thì các thầy cô lại được các em phong
cho những biệt danh mới như “Ông thầy Lý, bà cô Toán,..” hay “ổng, bả, thằng chả, con
mẻ,..” Ngoài ra khi giao tiếp với thầy cô, nhiều em học sinh cũng đã quên mất đi phải
“Dạ thưa...” để thể hiện sự tôn trọng thầy cô của mình.
Khi về nhà, gặp bố mẹ, anh chị, cô chú hay thậm chí là những người lớn khác
ngoài xã hội các em dùng những ngôn từ không đẹp như là “Ông già, bà già...”, “Cha đó,
bà đó ...”. Những đối tượng học sinh này gần như không dùng các từ ngữ đã được ba
mẹ, thầy cô giáo dục từ bé như “Chú, Cô, Bác ...”.
b/ Phong cách nói chuyện
Trường chúng ta, những vụ xung đột học sinh dẫn đến đánh nhau có rất nhiều
nguyên nhân, tuy nhiên qua thực tế cho thấy phong cách khi giao tiếp giữa học sinh với
nhau cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột.
Nhiều em học sinh nảy phong cách nói chuyện theo kiểu “Anh, Chị ...” trong nhà
trường, nói với nhau bằng giọng điệu “nói cạnh, nói khóe...” mà người nghe rất dễ bị
“sốc” và tức giận. Với học sinh nhỏ tuổi hơn thì khi giao tiếp lại không thể hiện sự tôn
trọng với các học sinh lớp lớn hơn. Chính những điều này không ít lần đã làm cho học
sinh xung đột với nhau, chủ yếu các em muốn thể hiện mình không thua kém.

c/ Hiện tượng “Nói tục, chửi thề”:
Chúng ta cũng từng nghe nói: “Người thanh tiếng nói cũng thanh...”; “Chim khôn
kêu tiếng rảnh rang, Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”, những câu này với hàm ý
thông qua lời ăn tiếng nói, ta có thể đánh giá được phần nào tính cách của con người đó.
Và trong nhà trường, các em học được các thầy cô giáo dạy bảo từng lời ăn tiếng nói,


biết “đi thưa, về trình ...”, uốn nắn các em ngay từ cấp lớp tiểu học. Nhưng điều đáng
buồn, theo thời gian, một bộ phận không nhỏ trong các em học sinh đã không giữ được.
Nói tục chửi thể trong giới học sinh hiện nay là một hiện tượng học sinh dùng từ
ngữ thiếu văn hóa để thực hiện trong giao tiếp với nhau trong nhà trường. Không ít học
sinh dùng những từ ngữ thô tục này là do thói quen do đã có một quá trình bị ảnh hướng
và đã sử dụng lâu dài trong nhà trường cũng như trong gia đình và ngoài xã hội. Các em
học sinh đã không ngần ngại dùng những từ thủ tục này để lăng mạ, sỉ nhục người khác,
thậm chí xúc phạm nhân phẩm bạn bè cùng trang lứa một cách nặng nề.
Và trong trường chúng ta, hiện tượng này là không ngoại lệ, là hiện tượng đang có
chiều hướng gia tăng trong quá trình giao tiếp của học sinh với nhau. Hiện nay những
học sinh có thói quen nói tục chửi thề, trong mỗi câu giao tiếp đều có lồng vào những từ
nói tục, những tiếng chửi thề nghe chát cả tai. Các em có thể sử dụng các từ ngữ tục tĩu,
chửi thề vào trong câu nói của mình khi giao tiếp ở bất cứ nơi đâu, từ nhà ra ngoài xã
hội, đến trường và thậm chí diễn ra ngay trong lớp học. Các em khi phát ngôn như thế
gần như không kiêng dè có động học sinh hay không, không cần biết khi nói là lúc có cả
phụ huynh học sinh nghe được.
2/ Nguyên nhân
a/ Từ gia đình: Học sinh chúng ta đa phần đều được sự quan tâm và giáo dục của cha
mẹ. Tuy nhiên không hẳn tất cả các em đều được bố mẹ nhắc nhở thường xuyên. Thực tế
cho thấy, những học sinh chưa ngoan, những học sinh có ngôn phong trong học đường
chưa chuẩn mực, một số có hoàn cảnh gia đình bố mẹ đều li dị hoặc đi làm suốt ngày,
không có thời gian uốn nắn các em khi mới bắt đầu có dấu hiệu ngôn phong và đạo đức
xuống dốc. Cá biệt một số em sống trong gia đình, mà ngay cả bố mẹ khi nói chuyện với

con cái cũng thường xuyên nói tục, chửi thể thậm tệ với con cái. Những điều này ảnh
hưởng rất lớn đến các em học sinh, không ít thì nhiều các em học sinh cũng sẽ bị ảnh
hưởng và nhiễm cách nói chuyện như vậy.
b/ Từ môi trường xã hội, các trang mạng xã hội:
Ngoài gia đình, nhà trường, thì môi trường xã hội là môi trường đối với các em
có nhiều thời gian để tiếp xúc. Tuy nhiên cũng cần phải nói, tùy môi trường xã hội mà
các em tiếp xúc và con người bên ngoài xã hội đó. Ở môi trường xã hội tốt, các em sẽ
học được cách giao tiếp ôn hòa, biết lắng nghe những điểm sai và đúng khi có tranh cãi.
Còn trong trường hợp khi các em tiếp xúc với môi trường xã hội không tốt, thì những


cụm từ chửi thề, nói tục và cả phong cách nói chuyện ngang tàng được các em bắt chước
nhiều nhất và được sử dụng nhiều nhất khi các em giao tiếp với nhau. Vấn đề giao du
với bạn bè không tốt bên ngoài nhà trường cũng đã tác động và gây ảnh hưởng rất lớn
lên các em học sinh, khiến các em đã dùng ngôn phong không chuẩn mực trong quá
trình giao tiếp, các em đã sử dụng ngay trong nhóm bạn bè và trong nhà trường, lâu ngày
thành thói quen.
Mặt khác, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các trang mạng xã hội đã
giúp mọi người gần nhau hơn, giao lưu dễ hơn. Tuy nhiên mặt trái tác hại của các trang
mạng xã hội là không thể phủ nhận mà trong đó sử dụng tiếng Việt không trong sáng,
ngôn phong xưng hô với nhau không còn chuẩn mực vẫn diễn ra thường xuyên. Đó là
những nguyên nhân tác động lên học sinh trong nhà trường và các em cũng bắt chước từ
đây rất nhiều.
3/ Các biện pháp khắc phục
Trước hết, bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ trước mặt con.
Tránh cãi vả hay la mắng con bằng những ngôn từ sai lệch. Dành nhiều thời gian lắng
nghe con trẻ và có những biện pháp phù hợp và kịp thời khi phát hiện con mình chưa
ngoan.
Nhà trường giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp
qua điện thoại, mạng xã hội. Học sinh tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả

tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy. Dạy và
học đúng chuẩn tiếng Việt. Thầy cô giáo không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học
sinh… Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót. Đồng
thời, nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
Và trên hết là mỗi học sinh phải biết tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ. Bên
cạnh đó tiếp thu tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực.
Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của
chính mình.


CÂU HỎI HÁI HOA DÂN CHỦ:
1. Em hãy cho biết các cách xưng hô phù hợp của học sinh đối với bạn bè, thầy cô
và người lớn.
- Với bạn bè: Mình – bạn, cậu – tớ,..
- Với thầy cô và người lớn: Phải dạ, thưa, đi thưa về trình,..
2. Gia đình nên làm gì để khắc phục tình trạng con mình thường xuyên hỗn và nói
bậy?
Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ trước mặt con. Tránh cãi vả
hay la mắng con bằng những ngôn từ sai lệch. Dành nhiều thời gian lắng nghe con trẻ
và có những biện pháp phù hợp và kịp thời khi phát hiện con mình chưa ngoan
3. Môi trường xã hội đã ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của học sinh như
thế nào?
Ở môi trường xã hội tốt, các em sẽ học được cách giao tiếp ôn hòa, biết lắng nghe
những điểm sai và đúng khi có tranh cãi. Còn trong trường hợp khi các em tiếp xúc
với môi trường xã hội không tốt, thì những cụm từ chửi thề, nói tục và cả phong cách
nói chuyện ngang tàng được các em bắt chước nhiều nhất và được sử dụng nhiều
nhất khi các em giao tiếp với nhau.
4. Em hãy kể 3 biện pháp từ nhà trường để giáo dục ngôn phong cho học sinh
- Tuyên truyền trong nhà trường về vấn đề ngôn phong học đường
- Nghiêm cấm các hành vi nói tục, chửi thề, nói xấu bạn hay tụ tập đánh nhau.

- Phối hợp với gia đình học sinh để giám sát, giáo dục các em
5. Bản thân em nên làm gì để giúp những bạn học sinh chưa ngoan trở nên tốt hơn.
Gặp và khuyên bảo bạn, không được bắt chước hay cổ vũ bạn tiếp tục những thói
hư tật xấu
6. Gia đình đã ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của học sinh như thế nào?
Nếu gia đình bố mẹ đều li dị hoặc đi làm suốt ngày, không có thời gian uốn nắn
các em khi mới bắt đầu có dấu hiệu ngôn phong và đạo đức xuống dốc. Có một số
em sống trong gia đình, mà ngay cả bố mẹ khi nói chuyện với con cái cũng thường
xuyên nói tục, chửi thể thậm tệ với con cái
7. Mạng xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của học sinh như thế nào?


Các em bị ảnh hưởng từ những phim bạo lực hay những trang web xấu. Các em
bắt chước những cách xưng hô trên mạng xã hội một cách không chọn lọc hay học
theo tính cách của những nhân vật trong phim của các em.

Phân công:
- Người thuyết trình: Đỗ Hà Huyền Trang
- Người soạn: Võ Thị Như Ý
- Thiết kế “hái hoa dân chủ”: Nguyễn Thị Như Ý, Võ Thị Như Ý, Nguyễn Thị
Thùy Trang, Đỗ Hà Huyền Trang.



×